.

PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                            TRANG CHÍNH

" Không có tự do Sáng Tác, thì Văn Nghệ Sĩ sẽ bị biến thành Thợ Viết, Thợ Vẽ, ... cho một ông chủ nào đó mà thôi ! " (LN)


bút
việt
hồn
quê

Bài vở cho trang này xin gửi về:
nhà văn PHONG THU
phongthu@mindspring.com

THƯ MỤC CÁC TÁC GIẢ

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Nguyễn Thị Thanh Dương Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Võ Thị Trúc Giang | Nguyễn Thế Hà | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Tuệ Chương - Hoàng Long Hải | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích | Thạch Lang | Đại Lãn Lâm Kim Loan | Vũ Nam | Nguyên Nhung | Chân Y Nghiêm | Pháp Nhật Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Anh Thư | Diệu Trân | Tiểu Tử | Nguyễn Ước Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |

 Hữu Loan  

Khinh vua
 

  • PSN - 22.3.2010 | Hà Sĩ Phu

Thi sĩ độc đáo, “anh chồng độc đáo” Hữu Loan đã quyết định bỏ cõi trần nặng như thồ đá, về nơi biền biệt chiều hoang màu tím của ông.

 

Ông đi tối hôm trước, trưa hôm sau tôi mới được tin, vội bỏ hết công việc, hạ quyết tâm trong nửa giờ phải nghĩ xong câu đối tiễn ông. Trời phù hộ, những người như Phùng Quán, Hữu Loan thiêng lắm. Các ông cứ như hiện về trước mặt, tươi cười vỗ vai “gà” ý sẵn cho mình làm câu đối để nộp bài cho kịp. Cứ như làm bài thi mà trúng tủ vậy, ngoáy một mạch là xong. Hay nói như Hoàng Cầm, cứ như có ai hiện về đọc cho mình viết.

Đọc rằng:

                - Khóc vợ, có hoa tím phân ưu, tiếng khóc hóa lời ca,
thăm thẳm chiều hoang” thành bất tử!

                 - Khinh vua, rủ đá xanh làm bạn, giọng khinh vào câu đối,
ăn dân hết nước” lại trường sinh?

 

Viết vội gửi đi, nay có thời giờ, xin nói rõ thêm vài ý.

 

Hữu Loan có “khinh vua” không? Thưa có, mà khinh lắm (thực ra không thèm khinh thì cũng là quá khinh thôi). May mắn là từ khi Hội Văn nghệ Lâm đồng thành lập (1987) mà Hữu Loan đột nhiên đến chào mừng như từ trên trời rơi xuống, thì mấy anh em viết văn chúng tôi ( Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Hà Sĩ Phu…) có may mắn được làm bạn vong niên của ông, được ông kể dông dài cho nghe nhiều chuyện, đọc cho nghe những bài thơ chưa đăng…Có những chi tiết hôm nay vẫn chưa tiện nói hết.

 

Hữu Loan bảo đất Thanh Hóa của ông là đất Trạng, Trạng chỉ khoái chửi vua thôi. Sau này, trong một cuộc phỏng vấn của đài BBC ông còn kể thẳng tên “vua” cách mạng ấy ra. Tội “khi quân” là tội chết. Biết mình có cái “tật” đáng chết ấy nên tự lui về sớm là hơn. Quả nhiên khi nhà nước tặng giải muộn mằn cho 4 vị Nhân văn thì ông cũng bị loại ra, tội khinh vua dễ gì tha cho được?. Trần Dần (tuy rất khí phách) nhưng khi xin tái nhập Hội Nhà văn thì Hữu Loan cũng chê.

 

Có bạn hỏi  “Khóc vợ” đối với “Khinh vua” có chỉnh không? Thưa chỉnh lắm. Động từ đối động từ , danh từ đối danh từ (mà động từ “khóc” ở chỗ này cũng như “khinh” đều là động từ cập vật, verbe transitif , đòi hỏi bổ ngữ : khóc ai, khinh ai), bằng trắc rất nghiêm. Còn VỢ đối với VUA thì có thể trách là không chỉnh, không phải vì thất lễ với vua mà thất lễ với vợ. Vợ là người mà ông yêu quý, vua là người mà ông khinh ghét, đối thế e làm tủi vong linh người vợ “màu tím hoa sim”!. Nhưng người sành câu đối như Hữu Loan chắc ông không giận. Bởi câu đối cho phép tương phản chứ đâu cứ phải tương xứng.

 

Này, Hồ Xuân Hương viết:

 

Võng đào ông lớn đi trên ấy

Váy rách bà con vỗ dưới này

 

Nữ sĩ cũng cho phép cái “trên ấy” của “quan lớn” được chơi trèo, đối với cái “dưới này” của “bà con” giữa lúc váy rách, quan thất lễ thế vẫn được văn học coi câu đối ấy là rất “chỉnh” kia mà.

 

 

Câu đối xướng họa giữa Tú Sót-Hữu Loan và Hà Sĩ Phu sự thể như sau. Vế xuất dối “Bác bôi tôi không bằng tôi bôi bác !”  của ông đồ Nghệ Tú Sót ra đời đã lâu nhưng chưa ai đối được . BÁC BÔI TÔI – TÔI BÔI BÁC, thành hai cụm, chỉ tráo vị trí giữa hai chữ mà nghĩa khác hẳn, làm cho cụm sau nặng hơn cụm trước, bôi bác là từ đơn cũng là từ ghép, tôi là ai mà bác là ai? Nhẹ như đùa mà sâu.

 

Khi Tú Sót vào thăm tôi ở Đà Lạt, ông khoe đã có người đối là Hữu Loan, và đọc :

 

Mày ăn dân hết nước, dân ăn mày !

 

Tôi nghe mà sướng tỉnh người. Đem “mày” đối với “bác”. Khinh đấy chứ đâu? Chữ “mày” đã tài (ăn mày) mà chữ “ăn” càng tài (ăn nhau cũng nghĩa là xơi nhau, là ăn thua, là ăn thịt nhau), chữ “nước” càng tài hơn. Hết nước là hết cách, mà cũng có nghĩa mất nước thì dân đi ăn mày.Tất cả đều đa nghĩa.

 

Tôi bái phục khẩu khí Hữu Loan, nhưng để đáp lễ Hữu Loan và Tú Sót, tôi cũng ứng khẩu :      

 

NHÀ VÔ ĐỊCH luôn sợ ĐỊCH VÔ NHÀ !

 

Cũng hai cụm, mỗi cụm 3 chữ, tráo đầu nhau, cụm sau phủ định cụm trước, như anh chàng tự xưng nhà vô địch cho oai, mà trong lòng lúc nào cũng lo  địch vô nhà để diễn biến hòa bình và lật đổ, mối lo phía sau cho thấy “nhà vô địch” phía trước đích thị là vô địch “rỏm”.

 

Cuộc đàm thoại này đã được thuật lại trong một bài của tôi ba năm trước, khi tiễn nhà thơ Tú Sót qua đời.

 

 

HSP (Đà Lạt 20-3-2010)

NHÀ THƠ HỮU LOAN &
HUYỀN THOẠI MÀU TÍM HOA SIM

1. Chuyện màu tím hoa sim  

2. Hữu Loan, “Cây gỗ vuông chành chạnh...”

3. Phạm Trần ghi lại bài phỏng vấn
Hữu Loan của Hương Ly trên BBC

4. Hữu Loan so sánh mức độ tự do của dân Việt dưới ách thực dân Pháp với chế độ Xã hội chủ nghĩa ngày nay

5. "Màu tím hoa sim"
bài thơ tình hay nhất thế kỷ 20

6. Hữu Loan và bài thơ bất tử

7. Hữu Loan, những bài thơ chính khí

8. Mạn đàm cùng nhà thơ Hữu Loan

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LIÊN LẠC     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.