.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                           TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)

bút
việt
hồn
quê

TIN VĂN

Bài vở cho trang này xin gửi về:
nhà văn PHONG THU
phongthu@mindspring.com

THƯ MỤC CÁC TÁC GIẢ

Thích Phước An | Trần Đỗ Cung | Nguyễn Thị Thanh Dương Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT | Trần Kiêm Đoàn | Phổ Đồng | Võ Thị Trúc Giang | Nguyễn Thế Hà | Trần Đan Hà | Nhất Hạnh | Vĩnh Hảo | Chiêu Hoàng | Thạch Lang | Đại Lãn Lâm Kim Loan | Vũ Nam | Nguyên Nhung | Chân Y Nghiêm | Pháp Nhật Không Quán | Phan Quân | Đặng Văn Sinh | Ninh Hạ - Nguyễn Đức Tâm | Phong Thu | Nguyễn Mạnh Trinh | Lê Khánh Thọ | Trần Đình Thu | Anh Thư | Diệu Trân | Tiểu Tử | Nguyễn Ước Tịnh Ý | Tác Giả Khác ...

GIAI THOẠI

Bùi Giáng | Hữu Loan | Giang Hữu Tuyên |

 TÁC GIẢ KHÁC

 

Chuyện nhà họ Phạm
 

Một ngày mùa Xuân năm 1992, Hương đang ngồi viết phát thảo ký sự cho một tờ báo phụ nữ ở Hoa kỳ mà nàng cọng tác từ ít lâu nay. Một con chim lạ từ đâu bay đến, đậu trên cành cây cérisier ở góc vườn hót một điệu buồn rất lạ mà nàng chưa bao giờ nghe.

Hương buông bàn phím, nhìn con chim lẻ loi, chợt nhớ ra rằng mình đến Pháp đã lâu và Nghị chết cũng tròn 8 năm.

Những kỹ niệm ngày xưa ở Việt Nam hiện về. Con chết trên đường vượt biên không thành rồi tai nạn xảy đến cho mình và một ngày được tin chồng ngã xuống nơi đất Bắc với cơn bệnh kiết lỵ ác tính. Hương nhìn lịch, bỗng giật mình vì hôm nay đúng là ngày giỗ Nghị. Nàng nhìn con chim lạ vút đi, thẩn thờ không biết phải chăng hương hồn chồng tìm về, hay tâm tư nàng trong một lúc bất định đã nhìn thấy ảo ảnh của những ký ức chìm sâu về người chồng yêu dấu đã đột ngột bỏ nàng ra đi vĩnh viển ?

Trong cảnh cô đơn cùng tột ngày ấy, nàng như thấy cuộc đời của chính mình cũng vừa đứt quãng. Thằng bé Toàn chết thảm chưa đầy năm thì đến lượt Nghị cũng ngả gục dưới bàn tay ác độc của định mệnh, trong một trại tù ngụy danh cải tạo những người lầm đường lạc lối, nhưng mục đích chính là để trả thù những người đối kháng trên những trận tuyến quân sự và tư tưởng. Hương đau đớn thấy mình không còn lẽ sống và chỗ dựa trong cuộc đời khốn khổ này nữa ; nhưng chưa biết làm cách nào vượt thoát. Nàng cũng có mặc cảm như chính mình là đầu mối của mọi nổi oan khiên.

Hương thẩn thờ tự hỏi có lẽ nào Nghị đã cảm nhận trong liên hệ siêu hình rằng đứa con thân yêu máu thịt của mình không còn nữa ? Và Hương người vợ can đảm thủy chung không còn vững tay chèo chống đời mình trong bể đời khổ nạn, tàn ác, dối dang ?

Hương nghe tiếng François gọi tìm mình, nhưng lờ đi không trả lời.

Một lát sau, nghe tiếng chồng gõ cửa, hỏi dồn :

«Qu’est ce qui se passe, chérie ? - Có chuyện gì thế em ?»

Hương không dấu chồng về cuộc đời tù bất hạnh của Nghị.

François - Xavier ngậm ngùi thương vợ. Anh muốn làm một chút nghĩa cử giúp Hương lấy lại thăng bằng cho tâm hồn. Anh đề nghị với nàng một chuyến du lịch Việt nam cho Hương tìm thăm lại những người thân yêu cũ, sau đó ra vùng trại Thanh Lam nơi Nghị yên nghỉ, chăm chút sửa sang lại  mộ phần người chồng cũ bất hạnh.

*

Chuyến bay Air France hạ cánh xuống phi trường Tân Sơn nhất hai tháng sau đó.

Nắng chói chang hắt qua ô kính của một ngày đổ lửa. Hương vừa vui vì cái nắng ấm quen thuộc của quê hương tìm lại, nhưng khi phải làm những thủ tục nhập cảnh nàng không tránh khỏi e dè. Không khí nặng nề ngột ngạt ở đây khác hẳn cái vui nhộn, cởi mở, hiền hoà hiếu khách của những phi trường tân tiến văn minh, nơi mà du khách là vua và được đón tiếp nồng hậu; vì chính họ là những sứ gỉa mang lại những sắc màu văn hoá phong phú đến từ những phương trời khác ; đồng thời là những khách mời đến khám phá xứ sở xinh đẹp của bản quốc. Họ cũng sẽ sẵn sàng tiêu pha mua sắm làm phồn vinh thêm cho nền kinh tế của nước tiếp nhận.

Hai hàng công an áo vàng rải rác dọc hành lang làm chị xốn xang. Khuôn mặt lạnh lùng của họ không cần dấu vẻ nghi kỵ dò xét. Hành khách ngoại quốc đến xứ sở này ai cũng có thể làm gián điệp hoặc mang trong đầu những âm mưu phá hoại nền «an ninh ổn định xã hội chủ nghĩa»  Hương cúi đầu bước không dám nhìn thẳng mặt họ. Có lẽ vì vậy mà khi qua quầy «nhập cảnh» ông công an đứng tuổi nhìn chị bằng một con mắt xoi mói, sắc lạnh. 

Ông hết nhìn thông hành lại nhìn vào mắt chị hỏi đủ điều vớ vẩn như tên họ, ngày sinh tháng đẻ, sinh quán, trú quán… như thể chị xử dụng thông hành mượn của một người khác, dù cái hình chìm rõ ràng chị mới chụp không lâu. Hương nghĩ rằng có lẽ tại mình thiếu «thủ tục đầu tiên» như người ta vẫn đồn đãi ? François - Xavier nóng ruột can thiệp ông ta mới chịu ngưng, lặng lẽ đóng mộc cho phép chị nhập cảnh, được ở lại Việt nam ba tháng.

Đến phòng đợi lấy bagage lại thêm chuyện bực mình. Một nhân viên phi trường đem lại trước mặt hai vợ chồng một chiếc xe đẩy cũ mèm, và chìa tay chờ đợi. François toan cự nự nhưng Hương không muốn chuyến đi mất vui vì những trò phiền nhiễu ấy, rút bóp nhét vào tay anh ta hai tờ 1 đô la.

Và khi họ rời khỏi phòng đợi, đón tìm một chiếc xe lô chở lậu khách Hương mới cảm nhận hết cái nóng thiêu đốt vô cùng khó chịu. Từ lâu chị đã quen với khí hậu mát mẻ ôn đới của nước Pháp, cho nên cái nóng ngột ngạt ở Sài Gòn qủa là một mối đe doạ khủng khiếp. Mồ hôi François - Xavier đổ dầm dề vì xe không có máy lạnh.

Thời buổi này còn nhiều khó khăn dù chính sách đổi mới kinh tế phát động cũng đã được vài năm. Nền kinh tế chuyển từ hoạch định sang bán thị trường thì cứ như rùa bò. Người ta nói đổi mới như một nhu cầu thoát hiểm, nhưng có mấy người biết rõ phải đổi mới làm sao, bắt đầu từ cái gì, và điều quan trọng nhất là phải thay đổi cung cách suy nghĩ, dám thay đổi, dám làm mà không sợ lưỡi gươm Damoclès của giáo điều kinh tế cộng sản có thể rơi xuống bất kỳ lúc nào lên đầu lên cổ mình.

Cho nên phòng đợi một phi cảng quốc tế vẫn chưa được gắn máy lạnh, taxi đưa khách cũng chưa có. Đó cũng là cơ hội cho những chiếc xe cơ quan, xí nghiệp xén bớt thì giờ công tác, lén tạt qua phi trường chở lậu khách kiếm thêm thu nhập. Hoặc gỉa những chiếc xe con, xe mini car của những tổ chức núp dưới danh nghĩa xí nghiệp này nọ khai thác dịch vụ du lịch cũng được tạm trưng dụng ngoài giờ xử dụng như xe taxi để làm giàu cho thân nhân những ông kẹ thành phố. Thời buổi này có ai giám mở miệng than vãn hoặc tố cáo những việc làm bất hợp pháp ấy ?

Vợ chồng Hương trú ngụ trong khách sạn Majestic trên bờ sông Sài gòn nên dù cũ kỹ thiếu tân trang vẫn còn tạm đủ tiện nghi. Cách quản lý quốc doanh vẫn còn ngự trị trong phong cách bàn giấy dở mùa của những công thần kháng chiến chuyển qua ngành quản lý khách sạn. Tổ chức luộm thuộm, phòng ốc thiếu vệ sinh cần thiết, nhà hàng ăn uống xuống cấp với những món ăn mới nửa bắc nửa nam, nhạt nhẽo chẳng giống ai. Nhưng được cái giá qúa rẽ. Đồng tiền Việt nam chưa phục hồi được sau cơn lạm phát phi mã kéo dài từ nhiều năm đã tự đào một cái hố thăm thẳm trong tỉ giá với đồng franc, đồng bảng Anh hay đô la Mỹ, Úc, Canada. Cho nên đồng tiền ngoại quốc mang vào đây tha hồ ăn tiêu bù khú chẳng tốn kém là bao. Do đó mà khách du lịch bắt đầu tìm đến thăm xứ sở tiêu điều này sau chiến tranh. Một phần để tìm hiểu hậu qủa một cuộc chiến tranh Việt nam chống đế quốc Hoa Kỳ mà không ai trên thế giới này không một lần nghe nói đến. Các du khách Mỹ, Pháp thì lợi dụng cơ hội thuận lợi này để trở lại thăm một đất nước xinh đẹp ngày xưa mà họ đã từng làm việc, từng sống hoặc chiến đấu. Những thương buôn thính mũi đánh hơi thấy ngay những cơ hội đầy rẩy để đầu tư làm giàu nhanh chóng. Cả tinh thần lẩn vật chất đất nước tan hoang kiệt quệ này đều thiếu thốn trầm trọng.

Gần tám năm sau Hương trở lại, Sài Gòn không thay đổi gì nhiều lắm trong cung cách sinh hoạt của một thành phố lớn và tân tiến cũ đã xuống cấp trong thời đại du lịch và phát triển toàn cầu. «Người Sài gòn» dưới chế độ mới và những phương cách phát triển khác đã tỏ ra chậm thích ứng để có thể giữ gìn cái phong độ đã có của một thành phố tương đối bề thế trong vùng Đông Nam Á. Một Sài Gòn đã phát triển quá nhanh trong chiến tranh, làm hậu phương an toàn cho thế giới tự do chống Cộng, nơi có Tổng hành dinh quân đội Mỹ trú đóng với những thiết bị, khí tài, cơ sở tân kỳ, hiện đại nhất. Sài Gòn trước 75 đã phình lên như một không gian an toàn cho mọi sức mạnh vật chất đổ dồn vào làm một biểu tượng cho thế giới tư bản đương đầu lại làn sóng xâm lược của chủ nghĩa và quốc tế vô sản. Văn hoá phương Tây tràn ngập  theo, mang vào những sắc hình tư tưởng thời đại, những phim ảnh tốn kém cho những xen dàn dựng qui mô, choáng ngộp, lạ mắt để quảng bá cho một đời sống cực kỳ mới, xa hoa, phóng túng, bạo lực, buông thả, bên cạnh những loại hình nhạc trẻ kêu gọi tự do và giải phóng con người. Một tầng lớp thị dân mới nhanh chóng hình thành. Người Sài gòn văn minh, lịch lãm, xa hoa cách biệt hẳn với phần lớn dân chúng còn lại sống ngoài vùng đô thị, tất bật kiếm cái sống mỗi ngày, âu lo, và chấp nhận thân phận bấp bênh của mình trong ngọn lửa ác liệt của chiến tranh đe doạ thiêu đốt họ bất kỳ lúc nào. Về mặt vật chất, nhu cầu tiếp liệu cho một đạo quân viễn chinh Hoa Kỳ lên đến hàng nửa triệu người, cọng với sức tiêu xài thả cửa của những tầng lớp giàu có mới của các đô thị đã làm cho Sài Gòn vươn cao lên trong không gian, mở rộng đô thị ra dần vùng ven biên bùn lầy nước đọng. Tuyến đường phía đông với xa lộ tân tiến nối với Biên Hoà đã làm mọc lên một khu công kỹ nghệ lớn và hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.

Đổi đời, Sài Gòn mất hết sức sống kể từ ngày những đoàn tàu biển, tàu lửa, những đoàn molotova đêm ngày tháo gở những thiết bị qúi giá đem ra tân trang miền Bắc xã hội chủ nghĩa tiêu điều. Sài Gòn đã rỗng ruột. Người Sài gòn bị bức tử dần mòn, để chuẩn bị cho một cuộc ra đi vĩnh viễn về mộ địa mà chế độ đã chọn sẵn cho họ là những vùng «kinh tế mới» chết người !

Sức đè ép, bóc lột hệt kiểu tân thực dân của những người chiến thắng miền Bắc hoàn toàn ngu ngơ với đời sống mới với một nền văn hoá nông dân mang vào đã hủy hoại Sài Gòn, và các vùng phát triển khác. Kinh tế hầu như kiệt quệ toàn bộ, thị trường khô cạn, đồng tiền mất gía từng ngày, dân chúng oán thán đến nổi dân gian có câu đùa cay độc «cột đèn nếu biết đi cũng phải chạy ra biển» 

Đến nông nổi này thì những kẻ không có kiến thức nhưng vô cùng kiêu căng cũng phải mở mắt ra mà nhận sự thật. Đổi mới kinh tế là giải pháp duy nhất phải bám lấy nếu không muốn tự sát tập thể.

Phạm Hương đi được ba năm thì «người ta» loan báo những biện pháp mới. Sài Gòn thở phào chờ đợi sự hồi sinh của mình. Thế nhưng các cơ sở vật chất đã bị hủy hoại hầu khắp. Tư bản theo thuyền nhân Hoa kiều chạy ra nước ngoài với những cuộc «ra đi bán chính thức» phải đóng vàng cho công an  và các đảng ủy địa phương. Dân chúng không ai còn tiền bạc gì nữa. Những chất xám ngụy tuy còn nhiều cũng chẳng có gì nữa để chính quyền mới phải e ngại. Đói quá bọn chúng cũng sẽ lạy lục xin đi làm công cho thân nhân hoặc tay chân bọn chủ nhân ông tư bản đỏ ngự trị trong các bộ chính trị, trung ương đảng, và các cấp đảng ủy địa phương.

Cho nên dù có mở hé cửa ra thị trường thì chế độ cũng đâu có ngại bọn địch luồn lách vào phá hoại.

Sài Gòn ỳ ạch đổi mới. Tuy nhiên trong cơ cấu kinh tế nói chung cũng đã có đổi thay. Một tầng lớp mới có cái ăn, tập tễnh học đòi đời sống tiến bộ sẽ tạo nhu cầu và công ăn việc làm cho những người khác theo luật cung cầu. Cứ thế những thị trường tự do hình thành trên qui mô nhỏ. Sản xuất cá thể bổ túc cho sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa nhằm thoả mãn những nhu cầu tiêu thụ thiết thân mà nhà nước không tiên liệu được, và cũng không có khả năng bao cấp.

Guồng máy kinh tế bắt đầu chạy trong niềm hy vọng sẽ nới rộng dần không gian tự do ra những lãnh vực cao để công kỹ nghệ hoá. Giản dị thế mà cả mười mấy năm nay tầng lớp lãnh đạo mù loà kiêu căng vẫn không chịu hiểu ! Hoặc nếu bọn họ có mù mờ cảm thấy thì cũng phe lờ đi, sợ chệch đường xã hội chủ nghĩa thì nguy hiểm đến tính mạng, mất « tiền đồ »  và con cháu mình sẽ lại mất ăn, xôi hỏng bỏng không.

Cho nên Sài Gòn dè dặt tìm đường tiến dần về kinh tế vĩ mô với những công ty liên doanh với nước ngoài, chấp nhận cho tư bản Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản và một số nước Tây phương đến đầu tư. Những cửa hàng cao cấp, những thương hiệu nhập cảng kinh doanh hàng ngoại đã có cơ hội khuếch trương. Những quán cóc, tiệm chạp phô, những quán ăn trên vỉa hè đột phá theo, tiến chiếm lấy những không gian sinh tồn theo lối cũ, tạo ra một cảnh nhộn nhịp mới.

Sài Gòn đã có cơ hội được sống đời sống thứ hai của mình. Người Sài gòn bây giờ nôm na gọi chung là « người thành phố » là một quần thể pha trộn. Nón cối vẫn còn đầy đường, nhưng những chiếc bụng bự bắt đầu thấy lúp xúp dưới chiếc áo thùng thình bỏ ngoài quần. Nếp sống càng nới rộng, tiện nghi vật chất càng nhiều ra. « Người thành phố » bắt đầu biết khám phá cái vẻ đẹp thanh nhã, êm ái, của những đôi giày da khi họ có chút thì giờ thả bộ trên những vỉa hè đại lộ thênh thang của trung tâm Sài gòn, thoải mái vào những cửa hàng sang trọng, ngồi vắt chân lên uống chai « bia ngoại » Những thằng bé lọ lem con em bọn ngụy cũ nhờ đó có thể ôm lấy đôi giày mới thơm tho, đánh xia kiếm vài cắt bạc lẽ mua gạo sống. Sài Gòn hình thành hai giai cấp mới. Người Sài gòn cũ nay yếu thế bị xâm thực, và mặc nhiên tự nguyện bị đồng hoá dạng « văn hoá xã hội chủ nghĩa »

*

Chiều đầu tiên ở Việt Nam Hương trở về khu Nhà thờ ba chuông  thăm lại căn nhà nàng đã sống thời thơ ấu. Bây giờ nó đã thuộc về tay một cán bộ làm việc ở Ủy ban hành chánh Thành phố. Người ta đã đập phá đi cái phần trên cũ kỹ, lên ba từng lầu lộng lẫy.

Năm tiếp sau khi Hương ra đi, Huấn thành công trong một chuyến vượt biên của bạn bè tổ chức. Đang lênh đênh vì ghe hỏng máy lại may mắn được tàu buôn Na uy vớt đem về định cư ở xứ sở thanh bình này. Thủ tục bảo lãnh thật nhanh chóng. Cậu mợ của Hương  đi đoàn tụ với con và cháu từ hai năm nay. Huấn đã kết hôn với một cô sinh viên cũng con nhà ngụy cùng đi, hiên đã có hai cháu một trai, một gái. Vì em Quế Chi đã lập gia đình ở Sài Gòn nên Huấn không bảo lãnh được. Hình như gia đình chồng cũng đang làm thủ tục bảo lãnh cho vợ chồng Quế Chi qua Canada ; chỉ nội trong vòng 6 tháng đến một năm nữa có thể được ra đi.

Dì Sáu cũng được vợ chồng Hoa bảo lãnh qua Mỹ vui với đàn con cháu, đã sang nhượng tiệm cà phê cho vợ chồng Quế Chi. Chồng nàng là một cựu giáo sư Petrus Ký, không may bị lọt lại vì lai lịch sĩ quan ngụy đồng hoá, kẹt cải tạo lúc gia đình vượt biên vào 79-80. Có phương tiện vợ chồng Quế Chi đã khuếch trương quán cóc ngày xưa thành một tiệm cà phê sang trọng, ấm cúng, có đèn mờ và không khí thoải mái trữ tình cho những người giàu mới đến thảnh thơi uống cà phê, nói chuyện áp phe, nghe nhạc. Lúc này các loại nhạc phản chiến và nhạc tình cảm của Trịnh Công Sơn đang thành phong trào. Các ca sĩ mới đua đòi hát những lời ca mới. Nhạc trữ tình của Văn Cao cũng như một số nhạc tiền chiến cũ đã mặc nhiên được cho phép phổ biến trở lại. Không ai có thể biết được giấy phép xuất phát từ nguồn gốc cao cấp nào trong bộ máy lãnh đạo. Nhưng một điều chắc chắn là cứ lén lút nghe mãi, dòng nhạc này đã ngấm vào tim phổi của mọi giới, kể cả những người sắt máu nhất trong guồng máy chóp bu. Cho nên việc công khai hoá chúng là một điều dĩ nhiên không cần một lệnh lạc bút mực nào cả. Đó là một nhu cầu thiết thân của con tim thanh bình, vô hại. Việc kết án nó vàng vọt, ru ngũ bây giờ thấy kệch cỡm và xuẩn động vô cùng. Vì cái thời chém giết, thề ăn gan uống máu quân thù - dù là anh em Việt nam, đã qua đi. Một giai đoạn lịch sử đã khép lại cánh cửa nhuốm máu của nó thì dòng nhạc tuyên truyền, đôi khi rùng rợn màu đỏ máu của chiến đấu tính gỉa tạo, gượng ép cũng không còn mấy người muốn nghe nữa.

François và Hương  đến ăn bữa cơm gia đình với vợ chồng Quế Chi và các con nàng, nói chuyện qúa khứ. Xong nhờ Quế Chi đặt chỗ xe lửa Thống nhất ra Thanh Hoá, ghé lại Huế đôi ba ngày trên đường đi để thăm bà con, dòng họ..

Hương cũng không quên rũ François vào ăn ở Chợ Lớn, đúng quán Mỹ Lệ Hoa ngày xưa. Xong bảo người xích lô đạp chầm chậm tìm đúng căn nhà tổ ấm của ông trưởng công an Chư nằm sâu trong một ngỏ hẻm ở trung tâm Chợ lớn.

Con hẻm đã thay đổi nhiều. Cái hoang vắng tiêu điều sau vụ đánh tư sản mại bản không còn thấy dấu vết. Những ngôi nhà mới lấn ra lòng hẻm hoặc vươn lên nhiều  tầng nhằm nới rộng không gian cho những sản xuất tiểu thủ công nghệ gia đình. Người Hoa sau khi bị chính quyền mới cộng sản xua đuổi, bây giờ với đổi mới kinh tế họ trở lại một cách bề thế, định cư làm ăn phát đạt. Họ kết chặc lại các bang hội, ra sức sản xuất những mặt hàng chủ yếu cho đời sống tiêu dùng hàng ngày, hoặc gia công chế biến những mặt hàng mà các xí nghiệp nhà nước cần, nhưng không thể sản xuất được vì thiếu nguyên vật liệu. Cộng đồng Ba Tàu  mạnh lắm, vì người Hoa định cư khắp nơi trên thế giới, chuyên về sản xuất nhỏ thì dù bất kỳ một dạng nguyên, phế liệu nào người Hoa Chợ lớn cũng dể dàng kiếm ra được. Thái Lan, hoặc Mã Lai, Tân Gia Ba đâu có xa xôi gì ? Chỉ cần một điện tín đánh đi, một hai tuần sau hàng đã có thể về đến Chợ lớn cho nhu cầu sản xuất chế biến.

Ngôi nhà nhỏ của ông Chư cũng đã biến dạng, đổi thay. Chiếc cửa gỗ bây giờ thay bằng một khung cửa sắt rộng, kéo mở thênh thang. Phần trệt đã biến thành một cửa hàng xén bán đủ loại vật dụng thường nhật. Hai tầng lầu trên còn mới toanh. Có lẽ cũng chỉ mới được xây dựng thêm làm chỗ ở cho gia đình.

Khi hai vợ chồng Hương bước vào cửa tiệm thì một người đàn bà đẩy đà, son phấn lòe lọet cũng từ gian phòng sau đi ra đon đả chào mời khách.

Hương trang nghiêm :

- Chào bà ! Tôi muốn hỏi nhà ông Chư ?

Người đàn bà đẩy đà, dáng đanh đá dữ dằn nhìn thẳng mặt nàng, mắt hơi cau lại, lạnh lùng :

- Xin lỗi chị hỏi nhà tôi có việc gì ?

- Không có gì quan trọng đâu. Vợ chồng tôi về nước, đi ăn trong Chợ Lớn bỗng có ý định tìm thăm một người quen cũ, thế thôi.

Mụ đàn bà mở lớn con mắt ra nhìn nàng chăm chú từ đầu đến chân, như cố lục lạo lại trí nhớ, để xem người đàn bà sang trọng trước mặt mình có những liên hệ thế nào với chồng mụ ?

- Xin hỏi chị quen biết với nhà tôi thế nào ? Chị tên gì ?

Hương lạnh lùng :

- Túy Loan !

Mặt người đàn bà tái hẳn lại, mụ lùi vài bước như thủ thế để tránh ngọn đòn mà người đối diện có thể tung vào mặt mình bất ngờ. Miệng mụ lắp bắp :

- Thành thật xin lỗi chị vì việc làm nông nổi của tôi ngày nọ.

- Không, việc đánh ghen ấy bây giờ chẳng có gì quan trọng đối với tôi nữa. Đó là việc quá khứ. Chị yên tâm ! Tôi đến  đây không phải để trả thù chị, mà chỉ cốt tìm ông Chư để vợ chồng chúng tôi có thể nói với ông một lời cám ơn đã giúp chúng tôi có ngày hôm nay. Phần khác, cũng nhờ lọ a-xít không ác độc lắm của chị ngày ấy tôi mới được chồng tôi đây là một người phương Tây đầy từ tâm rũ lòng thương tiếc, giúp tôi tái tạo lại sắc đẹp như bây giờ.

Người đàn bà hoàn hồn, ríu rít cám ơn. Mụ mời vợ chồng Hương vào ngồi xa lông gian trong, rót nước trà mời mọc một cách chân tình :

- Thú thật với chị sau buổi tối đánh ghen ấy tôi trở về ăn ngủ không yên. Hôm sau ông Chư biết chuyện đã nổi trận lôi đình chửi mắng, đánh tôi một trận nên thân. Nhưng nói cho ngay, cũng nhờ ông che chở tôi mới không mang tội với pháp lụật.

Sau biến cố, ông đổi hẳn tâm tính, buồn vui bất chợt. Ông không đuổi tôi ra khỏi nhà, nhưng từ đó tôi sống trong gia đình như một chiếc bóng. Ông ấy không còn thương yêu chăm sóc tôi nữa. Thỉnh thoảng ông ngồi thừ thở dài buồn bã. Tôi biết ông ấy càng thương yêu chị nhiều hơn. Nhưng cũng chỉ một thời gian sau, ông lại vắng nhà thường xuyên. Tôi biết rõ rằng một bóng hình goá phụ nào khác lại quyến rũ ông ấy. Tôi cũng biết rõ mình đã làm một việc thất đức, tàn ác vô ích đối với chị. Vì với một người tham lam như ông Chư, không có Túy Loan này, ông sẽ đi tìm ngay một « Túy Phụng » khác thôi. Mà đặc biệt toàn là đàn bà sang đẹp vợ ngụy…Tôi nghe đồn đãi đó là do chủ trương của trên. Nhưng phần khác là do bản chất đổi thay, học đòi của những anh Việt cộng quê mùa có tiền muốn mua tiên Hằng Nga…

Hương bật cười trước cách nói bình dân của người đàn bà :

- Thế sau khi tôi bị nạn, ông Chư nhà chị có ôm đồm thêm một « bà ngụy »  nào nữa không ?

- Ối Xời ơi ! Cả lố đó chị. Nhưng đặc biệt ông ấy không còn thật tình yêu thương ai nữa. Ông chỉ trao đổi tiền bạc, hoặc một chỗ vượt biên chiếm lấy thân xác họ trong một thời gian thôi. Khối những bà vợ các ông lớn thuộc chế độ cũ đã bằng lòng trao đổi với ông ta.

- Và hiện giờ ?

- Ông ta đang sống với một bà ngụy nhỏ, nghe nói là vợ của một ông chuẩn úy kỹ sư nằm trong tổ chức vượt biên ngày xưa. Bà ấy sa vào tay ông khi đi thăm nuôi chồng bị giam ở Châu thành Bà Rịa. Ở tù ra ông chồng đánh liều đi lần thứ hai và thành công.

Ngày nay ông Chư đã giải ngủ, trở thành chủ nhân một hãng sản xuất đồ phụ tùng xe đạp. Ông ấy đi tìm lại bà nhân tình nhỏ cũ còn ở lại Việt nam, cung phụng cho chị ta một cuộc đời sung túc trong khu sang trọng Trần Hưng Đạo nối dài.

- Còn chị ?

- Ông ấy thí cho tôi căn nhà này, giúp cho một ít vốn làm ăn nuôi hai đưa con chung.

Hương nhìn mụ ta thương hại, nói vài lời an ủi, dẫn François - Xavier đi ra. Lòng nàng nặng trĩu những thương cảm cho những cuộc đời bất định trong cơn lốc của thời cuộc nhiễu nhương.

Nàng chợt nhớ lại đôi mắt của một người đàn ông to lớn dưới tấm áo ngư dân, đứng trên mui một chiếc ghe đánh cá nhỏ buồn bã nhìn mình lúc chiếc tàu 3 lốc nhổ neo rời bến. Lòng nàng hơi xao xuyến. Dù gì trong ánh mắt ti hí hung dữ của người chỉ huy công an ấy cũng còn sót lại chút tình nhân ái, khi tình yêu chợt đến làm thay đổi con tim ông ta, thêm cho nó một chút tình yêu tha nhân.

Xem tiếp...

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.