Buồn
thương Tây Tạng
Hơn
một tuần Tây Tạng dậy sóng, vùng cao nguyên khắc nghiệt về thời
tiết, địa lý, vật chất lẫn đời sống tâm linh, những yếu tố đó đã
giúp cho Tây Tạng trở thành một dân tộc kham nhẫn, chịu đựng và can
cường!
Khi nghe tin nhân dân và nhà sư Tây Tạng xuống đường, ai cũng biết
chắc là châu chấu đá xe, tin buổi đầu từ nhà nước CS Tàu là 10 người
chết, nhưng từ chính phủ lưu vong là 80 người, chắc chắc sẽ hơn
thế nữa dưới gọng kềm sắt máu truyền thống của Trung Quốc.
Miến Điện là quốc gia trên 90% truyền thống Phật giáo, các nhà lãnh
đạo quân sự ít nhiều cũng xuất thân từ lò giáo dục Đạo Phật, vì thế
nhà nước Myanmar thường xuyên cúng dường chư tăng, tuy nhiên, do máu
lãnh đạo độc tài và bảo vệ quyền lợi địa vị, họ thẳng tay đàn áp và
giết hại quần chúng cũng như sư Tăng không thương tiếc khi mhững
người nầy xuống đường trong ôn hoà!
Tây Tạng từng bị Anh quốc lăm le khi Ấn Độ thống thuộc bởi Anh.
Thời gian Anh quốc thống trị Ấn, các đoàn ngoại giao, kinh tế, khảo
cổ, khoa học… vẫn thường xuyên đến Lhasa thăm dò, đồng thời Trung
Quốc cũng tranh thủ tới lui gặp gỡ chính quyền Tây Tạng. Hội đồng
lãnh đạo Tây Tạng bấy giờ thừa biết âm mưu Trung Quốc, lúc đó, Đức
Đạt Lai Lạt ma còn tuổi vị thành niên, nhưng nhờ tuệ căn, Ngài đứng
sau bức màn để thẩm định ý đồ những đoàn khách nước ngoài đến tiếp
chuyện với Nhiếp chính vương và Ban Thiền Lạt Ma.
Tây Tạng không như Vatican chính quyền cũng là Giáo hội, chính quyền
Tây Tạng tuy ảnh hưởng tinh thần Phật giáo, nhưng Phật giáo không
trực tiếp chi phối mà hỗ
trợ tâm linh và chính kiến để nhà nước Tây Tạng hành hoạt, tương
tự Việt Nam vào thời Lý Trần.
Sau nhiều cuộc thăm dò của những phái đoàn Trung Quốc đến Lhasa, năm
1948, giới lãnh đạo Tây Tạng đã nắm rõ ý đồ của Tàu, Báu vật, kinh
tạng thánh thư và pháp khí… đã được chôn dấu. Họ đoán được ý đồ
Trung Cọng sẽ chiếm đoạt đất nước họ vào năm nào, quả như thế, 1950
Trung Cọng đã chiếm đóng một số vùng, dân chúng phản kháng yếu ớt.
Bấy giờ nhân dân Tây Tạng tôn vinh Ngài Đạt Lai Lạt Ma làm người
lãnh đạo thế quyền vào ngày 17/11/1950 khi Trung Cọng ồ ạt đưa 100
ngàn quân vào chiếm Tây Tạng. Càng ngày Trung Cọng càng tỏ ra khắc
nghiệt với sự cai trị, Đức Đạt Lai Lạt Ma đích thân gặp Mao Trạch
Đông để thương lượng giải quyết Tây Tạng trong tinh thần hiểu biết
và hoà bình, nhưng không thành công, ngày 10/3/1959, quần chúng và
các sư biểu tình yêu cầu Tàu tôn trọng sự độc lập của Tây Tạng,
tiếng nói ôn hoà đó đã được đáp lại bằng bàn tay sắt máu của Tàu;
kết quả hàng triệu người Tây Tạng bỏ mạng dưới họng súng và tiếp
những tháng sau đó họ vẫn bị bắt cóc thủ tiêu.Hơn phân nửa chùa bị
đập phá. Tu sĩ và người dân treo hình Đức Đạt Lai Lạt ma đều bị
bắt; tu sĩ nam nữ vẫn bị tiếp tục giam cầm, tra tấn thường xuyên
đến hôm nay.
Biết rằng khó mà thuyết phục được vị lãnh đạo tinh thần như Đức Đạt
Lai lạt ma, vì thế Trung Quốc bày trò văn nghệ để mời Đức Đạt Lai
Lạt Ma đến dự hầu bắt sống, hội đồng lãnh đạo chính quyền Tây Tạng
đã sắp xếp, hộ tống ngài vượt qua biên giới, sang tạm cư trên đất Ấn
cùng với gần một trăm ngàn đồng bào của Ngài. Trước tình thế đó, Ấn
Độ sợ mích lòng Trung Quốc, đã chối từ, nhưng được Mỹ bảo trợ, can
thiệp, Ấn đành dành vùng Dharamsala gần biên giới để cho Ngài và
chính phủ của ngài làm một quốc gia lưu vong đến nay.
Gần 50 năm lưu vong, đức Đạt Lai Lạt Ma nói riêng và nhân dân Tây
Tạng tị nạn nói chung vẫn giữ tinh thần ôn hoà và từ bi, chuyên bảo
tồn và phát triển văn hoá đặc thù của mình, tu sĩ thực tu thực học,
có trình độ và uy tín đối với quốc tế. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chiếm
một vị thế xứng đáng trong tình cảm thế giới. Tuy Tây Tạng là quốc
gia nhỏ, dân số ít bên cạnh Trung quốc, nhưng sớm có một nền văn
minh tiến bộ, nhất là mặt y khoa và hệ thống giáo dục đào tạo tín
ngưỡng trong thời kỳ chưa mất nước. Thế giới biết nhiều đến Tây
Tạng, kính trọng Tây Tạng như là một trong những cái nôi văn hoá của
nhân loại, nhưng rất tiếc, từ Liên Hiệp Quốc đến các cường quốc
không hề can thiệp cho Tây Tạng trước sức ép ngày càng xóa nhoà nền
văn hoá đặc thù đó, để nhân dân Tây Tạng mòn mỏi tự tồn trước bao
áp lực tinh thần lẫn bạo lực của kẻ hiếu chiến xâm thực!
|
10 năm trở lại đây,
Tàu cọng di dân tộc Hán, tộc Mông lấn chiếm Tây Tạng, khuyến khích
đàn ông Trung quốc kết hôn với đàn bà Tạng, một số tộc Tạng không
thích ứng với cơ chế đó, tự động rút sâu vào núi rừng làm dân du
mục. Các trường học không được dạy Tạng ngữ, trang phục Tạng dần
được thay thế bởi áo quần Trung quốc. Các sư phải học chính trị,
quân sự và văn hoá Tàu. Người dân Tây Tạng từ chối giúp đỡ y tế…
Tuy nhà cầm quyền Thanh Tạng là người tộc Tạng, nhưng cai quản đất
nước thuần túy kiểu Tàu, đưa nếp sống và kinh doanh Tàu vào hòng
biến xã hội Tạng thành xã hội Tàu, 50 năm qua chưa thành công mấy.
Các phố sầm uất là của Tàu làm chủ, phần lớn ngừơi Tạng làm thuê.
Cũng giống như phần lớn người Ấn, tộc Tạng không có khuynh hướng
hưởng thụ vật chất, nên đất nước thơ mộng không che dấu được đời
sống thanh bần và an lạc của họ.
Tiện nghi vật chất, cơ giới công nghiệp, kinh doanh tấp nập…
đều không thích hợp với một chủng tộc nặng về cuốc sống tâm linh như
Thanh Tạng, India và Nepal!
Một số trẻ em được giáo dục theo Tàu, sống kiểu Tàu, hít thở không
khí Bắc Kinh, nhưng khi về lại Thanh Tạng, giòng máu tâm linh vẫn
tiếp tục khai phát, vẫn sùng kính một Đạt Lai Lạt Ma mà họ chưa từng
biết mặt. Chính vì thế, khi đồng bào Tạng biểu tình và bị giết hại,
các sinh viên Tạng tại Bắc kinh thắp nến cầu nguyện trong ôn hoà.
Như vậy, cho dù Trung Cộng xoá sổ Thanh Tạng dưới mọi hình thức,
tinh thầh yêu nước của Tây Tạng vẫn tồn tại như Việt Nam từng tồn
tại gần ngàn năm dưới sự thống trị của Tàu trước đây.
Ngày 18/3/08 là hạn chót Bắc Kinh ra lịnh dân tộc Tạng ra đầu thú,
hàng trăm xe tăng chống bạo loạn, hàng chục ngàn binh sĩ tuần lưu,
đóng chốt khắp Lhasa và các tỉnh, Bắc kinh tuyên bố an ninh vãng
hồi, thành phố yên tĩnh, nhưng sinh hoạt chưa bình thường, vì vẫn
còn nhiều cuộc bố ráp bắt bớ về đêm, một số vẫn bị giam cầm và thủ
tiêu, nhất là những nhà sư cầm đầu biểu tình, và niềm phẩn uất vẫn
ngấm ngầm trong cuộc sống tộc Tạng.
Tại sao với vài chục ngàn người tay không mà dám đối đầu với một
lực lượng võ trang hùng hậu của Trung Quốc???
Đây không phải việc thắng bại, họ biết rằng không thể thoát khỏi bàn
tay cai trị sắt máu của kẻ thù và chắc chắn phải bỏ mạng, nhưng họ
can đảm nói lên tinh thần bất khuất và nguyện vọng của dân tộc mình.
Đàn áp, âm mưu xoá trắng một chủng tộc luôn là tham vọng thiếu khôn
ngoan của giới cầm quyền vô đạo đức. Trên thế giới cũng đã từng có
những chủng tộc bị xâm lăng, nhưng họ không hề muốn nổi loạn, vì
ở khía cạnh nào đó, họ vẫn được tự trị, nền văn hoá tổ tiên của họ
được duy trì, và mức sống họ hòa nhập vào cộng đồng một cách nhẹ
nhàng mà không bị cưỡng bức. Họ không bị kỳ thị và bị xem là loại
công dân hạng nhì.
Đây là lần thứ nhì kể từ khi Thanh Tạng bị Bắc kinh xâm lược, nhân
dân nổi dậy ôn hoà để biểu lộ tinh thần bất khuất trước bạo quyền,
thay vì lắng nghe và gặp gỡ trao đổi, dù không thật tâm, nhưng ít ra
biểu lộ thái độ chính trị khôn ngoan, biết tôn trọng tộc Tạng để
không xẩy ra mất mát đau thương cho một dân hộc hiếu hoà, bạo lực có
thể trấn áp nhưng không thể khuất phục và tạo sự nể trọng.
Bắc Kinh vẫn xem vũ lực là đôi đủa thần! Kẻ luôn ỷ lại bạo lực và
tồn tại bằng bạo lực chứng tỏ tinh thần họ rất yếu và thiếu chính
nghĩa.
Một tập thể lãnh đạo Rangoon thấm đượm máu huyết đạo Phật còn nở
thẳng tay với dân tộc mình, Sinh viên Bắc Kinh còn nát thây tại
Thiên An môn do đồng
tộc
tạo ra, trách gì Bắc Kinh không nương tay với những người không cùng
giòng máu như Thanh Tạng. Như vậy con số 80 người thiệt mạng không
hẳn con số chính xác, sau cuộc ổn định bề mặt nổi còn nhiều cuộc
thanh trừng trả thù lâu dài chắc hẳn hàng ngàn người mất tích và
chục ngàn người tù đày, thương tật sẽ không tránh khỏi.
Tinh thần bất bạo động của Gandhi đã hy sinh hàng vạn mạng sống dân
Ấn mới giành được độc lập. Tinh thần hiếu hoà và từ bi của Tây Tạng
cũng phải đổi bằng máu xương của nhiều thế hệ may ra mới có được tự
trị theo yêu cầu của đức Đạt Lai Lạt Ma; bởi vì, Bắc Kinh vẫn còn
muốn kiểm soát Tây Tạng cả lãnh vực tâm linh một cách hài hước một
khi vị Lạt Ma muốn hoá thân chuyển xác phải đăng ký trước khi nhập
hộ mới. Nghĩa là không bao giờ Bắc kinh buông lỏng Tộc Tạng, Việt
Nam và các nước lân cận cũng không thoát khỏi tầm ngắm của Tàu Cọng;
bằng cớ, Hoàng Sa và Trường sa là bước đầu để đăng nhập vào các nước
láng giềng như Việt Nam.
Buồn thương cho một Tây Tạng đơn độc chống lại chàng khổng lồ háu ăn
đang nuốt dần Thanh Tạng cả chủng tộc lẫn văn hoá. Người con Phật
nào không đau lòng khi nghe Tây Tạng anh em sống trong máu và nước
mắt từng giờ!!!
MINH MẪN
20/3/08
Bài đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả,
Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm. |
|