Thử rút ra bài học từ biến
cố 30.04.1975
Tôi thấy có hai loại bài học về biến cố 30 tháng 4
năm
1975, một
loại giúp cho mình hiểu về nguồn gốc của vụ đó, và một loại khác
giúp mình suy đoán về tương lai của Việt nam và
Hoa Kỳ.
Bài Học Thứ Nhứt:
Có lẽ sau 33 năm Cộng Sản thống trị được cả nước Việt nam, phần lớn
người ở trong nước thấy không có ích lợi gì để nghiên cứu các nguyên
nhân gây sự bại trận của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.
Theo tôi có hai người phải chịu trách nhiệm nặng nề nhất đối với sự
thất bại của một chế độ như Việt nam Cộng hòa, có một quân đội lớn và
mạnh.
Người
đóng góp cho sự thất bại ấy nhiều nhứt là Henry Kissinger.
Hồi tháng
5
/ 1971, Kissinger đã đề nghị rằng sau khi quân đội
Mỹ rút về
Hoa Kỳ,
thì Chánh phủ Hà nội sẽ có phép giữ lại quân đội của họ trên lãnh thổ
Việt Nam Cộng Hòa. Kissinger thỏa thuận với Hà nội nhưng khi về, ông
dấu diếm những điều này với Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn
Thiệu và với các viên chức lớn trong Chánh phủ Nixon, như Đại
sứ
Ellsworth Bunker.
Như vậy, trong Hiệp Định Paris 1973, Hà nội không có một điều kiện nào
phải rút quân về Bắc. Hà nội có lợi thế chờ đợi người Mỹ hoàn toàn mệt
mỏi và không còn ý chí chiến đấu, hy sinh bảo vệ ông Thiệu nữa. Sau vụ
Watergate, thì Hà nội gặp được thời cơ thuận lợi hơn nữa. Chính sự may
mắn bất ngờ này đã giúp Hà nội thực hiện được tham vọng chiếm cả nước,
đặt nền cai trị theo chế độ cộng sản độc tài mà ngày nay chúng ta
biết.
Người
thứ hai phải chịu trách nhiệm là Nguyễn văn Thiệu. Việt Nam Cộng Hòa
bị ép ký kết Hiệp Định
Paris,
thì không khác gì bị ép phải đầu hàng Hà nội. Cái ý nghĩa thật sự khi
Mỹ đến để bảo vệ độc lập tự do cho
miền Nam
là sự yêu thương, sự thông cảm của nhân dân
Hoa Kỳ
đối với dân tộc này. Nếu có nhiều người Mỹ nói chúng tôi không thích
ủng hộ Chính Phủ Sài gòn nữa, thì Chánh phủ Mỹ bắt buộc phải ngưng mọi
sự yểm trợ quân sự và kinh tế. Lúc bấy giờ, có đông đảo người Mỹ chạy
theo phong trào phản chiến đang ồn ào khắp nước Mỹ. Họ cho lập luận
chống chiến tranh Việt
Nam của phong trào này là đúng.
Người phản chiến không thích ông Thiệu. Họ nói rằng ông Thiệu là độc
tài, không thật tình biết thương dân miền
Nam. Nếu ông Thiệu lúc 10
-73 từ chức, không làm Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa nữa, thì mấy phong
trào phản chiến Mỹ sẽ giảm bớt sự chống đối Chánh phủ
miền
Nam.
Hơn nữa, lúc 1972 ông Thiệu đã lập ra Đảng Dân Chủ để chuẩn bị thế
tranh cử và thắng cử giúp ông tiếp tục cầm quyền lâu dài ở
miền Nam.
Sau đó ông Thiệu phải giao các chức vụ lớn cho mấy người thân tín,
thời đó dư luận ở Sài gòn gọi là “gia nô ”, mặc dầu họ không có khả
năng. Tiêu chuẩn chọn lựa: trung thành với ông là trên hết.
Như vậy, năm 1975 lúc Hà nội đánh Phước Long và Ban Mê Thuộc, ông
Thiệu không có đủ sĩ quan có đầy đủ ý chí chiến đấu, can đảm, để đánh
lại quân cộng sản. Tướng Tá trung thành với ông Thiệu, đa số, không có
đủ uy tín và khả năng quân sự chỉ huy binh sĩ chiến đấu một cách nhiệt
tình và hùng mạnh.
Vì biết rõ thực tế như vậy, ông Thiệu phải rút bỏ Quân Khu Một và Hai,
bỏ một nửa
miền
Nam.
Cho đến bây giờ, hình như không có ai biết thật sự tại sao ông Thiệu
quyết định bỏ Vùng Một và Vùng Hai Chiến Lược. Có người nói rằng ông
Thiệu biết chỉ có mấy chiếc B-52 của Mỹ mới có thể cứu được
miền
Nam,
nên ông phải vừa
mè
nheo, vừa gài
Mỹ ở cái thế phải chịu giúp ông.
Nếu quả thật ông Thiệu đã suy nghĩ như vậy thì ông không phải là người
lãnh đạo có bản lãnh, bởi kết quả là mất nước vào tay cộng sản, những
người đã sát hại không biết bao nhiêu sinh mạng của người Việt nam...
Ông Thiệu thường trách ông Kissinger phản bội Đồng minh Việt
Nam. Ông
Thiệu nghĩ như vậy và nói như vậy là có lý. Nhưng sự thật đó lại không
cứu được một người Việt
Nam nào. Ông Thiệu vẫn là Tổng Thống Việt
Nam.
Ông có trách nhiệm làm cái gì có ích lợi cho dân ông, cho đất nước
ông, trong tình hình rất bi đát lúc ấy.
Bài Học Thứ Hai:
Một bài học quan trọng là
miền
Nam
mất không phải vì dân Việt Nam
muốn có một chính quyền Cộng sản. Ngược lại, đến năm 1975 thì hơn 95%
dân
miền
Nam
hiểu được hiểm họa cộng sản và chống Cộng sản vì họ muốn sống tự do
theo chế độ dân chủ. Miền
Nam
mất vì sự phản bội của Kissinger và sự bất tài của Nguyễn Văn Thiệu.
Như vậy, lòng dân Việt
Nam
không phục, không thương, không đồng tình với đảng cộng sản. Dân chỉ
vâng lời đảng khi đảng còn khả năng dùng bạo lực đàn áp. Khi nào đảng
mất thế, thì sẽ mất lòng dân và sẽ bị một phong trào nhân dân hay một
cuộc đảo chánh quân nhân làm cho chế độ sụp đổ ngay.
Nhất là sau sự sụp đổ của Liên Xô và cả phong trào cộng sản thế giới,
đảng cộng sản Việt nam bị lâm vào thế chẳng đặng đừng lần lần phải để
cho dân chúng được tự do phần nào, tức họ không thể áp dụng Chủ Nghĩa
Xã Hội theo đúng chủ trương của họ nữa. Nhờ đó mà bây giờ dân có tự do
tôn giáo khá nhiều. Nhà nước không đàn áp quá thô bạo như trước đối
với các đạo Công Giáo, Hòa Hảo, Phật Giáo, Cao Đài. Kinh tế theo thị
trưòng tự do làm cho một bộ phận dân chúng trở nên giàu và một phần
dân chúng khác có đời sống khá hơn nhiều. Người dân không đụng tới
quyền hành và quyền lợi của đảng thì có thể tạm sống yên ổn được và
nói chuyện khá tự do. Nếu biết cấu kết với công an, người dân có thể
làm giàu. Thành phần này hiện nay xuất hiện khá nhiều ở Việt nam.
Ngoài ra, Công An không còn tha hồ bắt bớ người này người kia như thời
gian trước đây.
Nếu Việt
Nam có dân chủ thì tốt hơn nhưng đảng cộng sản vẫn cố tình
kéo dài sự cai trị của họ từ năm này qua năm kia. Nên nhớ sự cố tình ù
lỳ này không có lợi gì bao nhiêu cho sự sống còn của đảng.
Một bài học khác nữa là người Mỹ vẫn bị chia rẽ
làm hai phe – một phe
có người chạy theo phong trào phản chiến,
còn phe kia thì bực tức đã
thua Cộng Sản. Phe phản chiến trở thành Đảng Dân Chủ bây giờ và phe
thua trở thành Đảng Cộng Hòa ngày nay.
Đảng Dân Chủ cho mình có lý trong cách giải quyết chiến tranh Việt
Nam
là đem Việt
Nam giao cho Hà nội. Lấy được
miền
Nam, Hà nội có chính
nghĩa.
Hoa Kỳ
và chế độ miền
Nam phải bị lên án là quân xâm lược và bọn bán nước.
Như vậy, đảng Dân Chủ có thái độ hướng về mọi sự đòi hỏi của Hà nội từ
1975 đến giờ. Đối với các nước khác –
Trung Quốc,
Bắc Hàn, thái độ của đảng Dân Chủ là hay hòa huởn hay nhượng bộ cho
những đòi hỏi của họ. Đảng Dân Chủ nói nhiều về nhân quyền ở các nước
nhỏ nhưng mà làm rất ít – thí dụ ông
Clinton
đối với
Rwanda
hay
Bosnia.
Đảng Cộng Hòa lo sợ sự suy yếu của
Hoa Kỳ,
thành ra khi có vụ 11 Tháng 9 xảy ra, thì họ cảm thấy
Hoa Kỳ
phải biểu dương sức mạnh, tức phải đánh. Mà đánh ai đây? Họ đánh
Taliban ở A phú Hãn, rồi thấy chưa đủ thỏa mãn nhu cầu tâm lý nên họ
đánh thêm Saddam Hussein.
Chủ trương đánh phe Al-Queda và ở Irak một cách vụng về, thiếu tính
toán kỹ, nên đã tạo ra nhiều khó khăn cho
Hoa Kỳ
kéo dài đến ngày nay. Cái khó khăn này đã không tránh khỏi làm cho
người dân Hoa kỳ còn bị ám ảnh bởi cuộc chiến Việt
Nam phản đối Chánh
phủ, yêu cầu rút quân về, và đồng hóa với chiến tranh Việt
Nam trước
kia.
Stephen B. YOUNG