Dân
chủ hóa thể chế để xác định độc lập chính trị
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho đài BBC ngay sau khi có tin
nước Việt Nam được bầu làm thành viên không thường trực của Hội
Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, tôi đã đưa ý kiến là Chính quyền Hà
nội cần phải kiện toàn nền độc lập của xứ xở bằng cách trả lại chủ
quyền cho nhân dân qua một cuộc sửa đổi Hiến Pháp được trưng cầu
dân ý. Đề nghị này chắc đã khiến nhiều người ngạc nhiên vì theo
lý, khi một quốc gia được bầu vào Hội Đồng Bảo An, tất nhiên là
tính độc lập của quốc gia này đã được tuyệt đại đa số những nước
hội viên Liên Hiệp Quốc công nhận rồi cần chi còn phải kiện toàn
nữa? Sở dĩ tôi đã đưa ra một đề nghị "có vẻ chướng tai" như vậy,
chính vì ngay từ lúc ấy, tôi đã ngờ vực, có thể nói là lo ngại. Ai
cũng biết rằng trong số 5 nước hội viên thường trực của Hội Đồng
Bảo An - có quyền phủ quyết - có lẽ
Trung Hoa
là cường quốc duy nhất không thích cho nước ta được tăng thêm thế
lực nhờ sự hiện diện trong Hội Đồng Bảo An.
Trung Hoa
dù đã trở nên cộng sản cũng không chắc gì từ bỏ tham vọng "đế quốc
Đại Hán" của họ. Từ nghìn xưa những kẻ lãnh đạo nước này vẫn coi
"An Nam" là một chư hầu, mọi chính sách đều phải được sự đồng ý
công khai hay mặc nhiên của Thiên Triều. Nếu Bắc Kinh không
sử
dụng quyền phủ quyết, điều đó có nghĩa là Bắc Kinh tin chắc rằng
họ sẽ tiếp tục chi phối Hà nội và Hà nội không thể chống lại họ.
Tại sao? Có lẽ họ đã gài được tay sai vào những vị trí then chốt
của hệ thống chính quyền nước ta. Do đó, sự hiện diện của Hà nội
trong Hội Đồng Bảo An khiến cho Bắc Kinh thêm vây cánh. Chỉ có lợi
chứ không hại. Chính vì suy luận như vậy nên kẻ viết bài này chủ
trương phải dân chủ hóa thể chế chính trị qua sự sửa đổi Hiến Pháp
hiện hành để cho nhóm lãnh đạo thân Bắc Kinh không thể thao túng
chính trường được nữa.
Chúng tôi không ngờ là chỉ mấy tuần lễ sau cuộc phỏng vấn của đài
BBC, các sự việc xẩy ra chứng minh một cách cụ thể rằng mối lo
ngại của chúng tôi không phải vô lý.
- Trước hết ta được tin chính quyền Bắc Kinh dự định sáp nhập các quần
đảo Trường Sa và Tây Sa vào một đơn vị hành chính tân lập, thuộc thẩm
quyền của tỉnh Hải Nam. Những hải đảo này, theo nhiều tài liệu lịch
sử, thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Cộng đã dùng võ lực xâm chiếm,
bất chấp sự phản đối của Hà nội. Rõ ràng
Trung Cộng
muốn đặt Hà nội trước một việc đã xẩy ra rồi: nếu im lặng tức là mặc
nhiên xác nhận chủ quyền của họ trên các hải đảo này; nếu phản đối
theo thường lệ bằng một thông cáo thì sẽ chẳng thay đổi được chi hết.
Rất có thể đây là một hành động thăm dò của Bắc Kinh: thăm dò xem
chính quyền Hà nội có dám chống lại họ không? Có được dân chúng yểm
trợ trong việc chống đối này không? Đồng thời những" tai mắt" của Bắc
Kinh có cơ hội nhận diện những ai chống
Trung Cộng
hăng nhất để sau này sẽ tìm cách loại trừ.
- Việc thứ hai là những cuộc biểu tình của dân chúng ở Hà nội và Sài
gòn nhằm phản đối hành động xâm lăng vừa kể của
Trung Cộng; những cuộc biểu tình này xẩy ra đồng thời trong hai ngày chủ nhật
9/3 và 16/3 với sự tham dự của nhiều ngàn người. Các cơ quan truyền
thông do nhà cầm quyền Hà nội kiểm soát gọi đó là những cuộc biểu
tình "tự phát"
vì kẻ tham dự đã liên lạc "kín đáo" với nhau bằng điện
thoại di động và qua mạng lưới internet. Điều này thật khó tin: Những
ai am tường hiện trạng "công an trị" ở nước ta đều biết rằng nếu
không có sự làm ngơ và rất có thể là đồng tình của nhà cầm quyền thì
dễ gì huy động được đông người như vậy! Dẫu sao một điều mà các kẻ
hữu trách đã không dự kiến được là sự phẫn nộ chân thực và cao độ của
tầng lớp trẻ: video ghi hình các cuộc biểu tình cho thấy có những
phần tử hăng say đã ngang nhiên dẫm chân lên quốc kỳ của
Trung Hoa
rồi đốt quốc kỳ này trước sứ quán của Bắc Kinh. Tất nhiên Bắc Kinh đã
phản ứng: chính quyền Hà nội vội vã nghiêm cấm các cuộc biểu tình
được dự trù vào ngày chủ nhật 23/3, thẳng tay bắt giữ một số người bị
buộc tội là sách động.
Tuy Bắc Kinh cải chánh tin thiết lập quận Tam Sa nhưng cuộc thăm dò
cho thấy hai điều: 1) tầng lớp trẻ ở Việt Nam không chấp nhận sự chi
phối của
Trung Cộng,
coi đó là một hình thức đô hộ mới; 2) nhóm lãnh đạo đương quyền ở Hà
nội vẫn chưa dám chống
Trung Quốc,
mặc dù nước Việt Nam đã trở nên hội viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp
Quốc.
Thái độ khuất phục của Hà nội trước những hành động trịch thượng của
Bắc Kinh không mới lạ: qua nhiều sự việc xẩy ra từ hàng chục năm qua
như vụ nhượng cho Trung Hoa một phần lãnh thổ sát biên giới (trong đó
có Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc), cả một phần lãnh hải rộng lớn trong
Vịnh Bắc Việt, từ lâu vẫn được coi là của ta, rồi tới việc hải quân
Trung Hoa
bắn chết nhiều ngư phủ Việt Nam trong vùng tranh chấp, việc
Trung Hoa ngang nhiên chiếm giữ các hải đảo Tây Sa, Trường Sa... luôn
luôn ta thấy Hà nội chỉ phản đối chiếu lệ mà thôi. Tuyệt nhiên không
có một hành động nào đáng coi là trả đũa. Việc phải đến đã đến: Trung
Quốc "được đằng chân lấn đằng đầu" coi chính quyền Hà nội như thuộc
viên, bảo sao phải nghe vậy! Phải chăng đây là hậu quả những cam kết
của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với Đảng Cộng Sản
Trung Hoa
để xin đàn anh bảo trợ sau khi Khối Liên Xô tan rã? Sự lệ thuộc này
sở dĩ có được chính vì bản Hiến Pháp 1992 đã đặt Đảng Cộng Sản Việt
Nam lên trên Nhà Nước Việt Nam (Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý).
Sửa đổi Hiến Pháp để trả lại chủ quyền cho nhân dân, như vậy là giải
phóng dân tộc khỏi sự khống chế của
Trung Cộng: chỉ có những tay sai của
Trung Cộng
mới chống lại việc này.
Paris tháng 4 năm 2008
Gs Vũ Quốc Thúc