.    

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó  #  I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it  #  Je désapprouve ce que vous dites, mais je défendrai à la mort votre droite de la dire (Voltaire)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

n Học

Ký sự

Giáo Dục

Diễn Đàn

Chính Luận

Môi Trường

Văn minh - Văn hóa

Viễn tượng Việt Nam

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

 Sách mới : Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

 

 

Bài đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.

Cá (thối) tháng Tư:
Sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm, và cái gọi là "Saigon et Moi"

  • 3.05.2008 | Trịnh Bá Lộc

LTS: Trịnh Bá Lộc, (theo bài viết) ông là một trong hai sĩ quan tùy viên của cố đại tướng Dương Văn Minh, xác nhận rằng: Tài liệu mà ông Dương Hiếu Nghĩa nói rằng: "Một đoạn ngắn trong sách "Saigon et Moi, của Jean-Marie Merion" là hoàn toàn bịa đặt. Với hình ảnh, tài liệu đính kèm, ông Trịnh Bá Lộc trong bài viết dưới đây là một thách thức với những người liên hệ đến bản văn tiếng Việt của cái gọi là: "Một đoạn ngắn trong sách "Saigon et Moi, của Jean-Marie Merion".

Để rộng đường dư luận, Phù Sa phổ biến bài viết theo yêu cầu của tác giả, vừa là nhân chứng sống cho sự kiện.

Sau ngày Việt Nam Cộng Hòa lọt vào tay Cộng Sản, từ  hai mươi năm nay, cứ đến  gần tháng Tư, chúng ta thấy trên báo chí, tập san định kỳ, rồi trên mạng nhện của giới truyền thông người Việt xuất hiện nhiều bài viết nhằm bêu xấu những nhân vật trong hàng ngũ lãnh đạo quốc gia của chúng ta hơn là tìm sự thật, những nguyên nhân, gần hoặc xa, trực tiếp hay gián tiếp đưa đến kiếp sống lưu vong nơi xứ người. Người viết thường hay nhân danh “vì lịch  sử, vì thế hệ mai sau”, đã thêu dệt những sự kiện, nhiều khi lại là “nghe người nầy nói, người kia kể” mà không cần kiểm chứng lại nguồn tin. Tệ hại hơn nữa, có người còn  bịa chuyện rồi gán vào những nhân vật hoặc đã qua đời ( Đại Tướng Dương Văn Minh, Trung Tá Trương Minh Đẩu),  hay những người hiện không có mặt tại phần đất tự do nầy (TT Nguyễn Văn Bình, DB Ngô Công Đức), hoặc  những nhân vật mà họ nghĩ rằng người bình thường không thể liên lạc để xin kiểm chứng như trường hợp Ông Jean-Marie Merillon.

Nhưng người phổ biến tài liệu ngụy tạo đã lầm! Bởi vì những người viết sách lương thiện, chân chính, dù khó khăn, họ vẫn bỏ công tìm tòi, kiểm tra tài liệu trước khi phổ biến những dữ kiện có tánh cách lịch sử nên chắc chắn họ sẽ tìm ra được sự thật. Mặt khác, với điều kiện hiện nay người trong nước và ngoài nước có thể liên lạc với nhau dễ dàng cho nên việc kiểm chứng sự thật không còn là điều quá khó khăn nữa. Rất nhiều người bị đưa vào trong cuộc một cách oan ức đã lên tiếng đính chánh như trường hợp của Trung Tá Nguyễn văn Bình là môt ví dụ. Như vậy chỉ những kẻ vì một mục đích không trong sáng hay vì quyền lợi chánh tr, kinh tế riêng tư mới mưu đồ bóp méo sự thật, bất chấp thủ đoạn dù đê hèn đến đâu họ vn làm. Người viết xin các bạn xem thêm link nầy trước khi đọc tiếp phần ý kiến của chúng tôi:

http://www.thienlybuutoa.org/Misc/SaigonEtMoi.htm

Dưới đây là một đoạn trích từ link trên do Dương Hiếu Nghĩa phỗ biến

....

Tôi lo lắng, gọi điện thoại về nhà ông Dương văn Minh. Người trả lời là trung tá Đẩu, chánh văn phòng: "Dạ thưa ông Đại sứ, Đại tướng chúng tôi hiện đi lên Xuân Lộc thương thuyết với người phía bên kia."

....

Đây là một ngụy tạo quá ấu trĩ. Trung Tá Trương Minh Đẩu, chánh văn phòng đã qua đời từ lâu không thể lên tiếng cải chánh được, nhưng chúng tôi, với tư cách là sĩ quan tùy viên của Đại Tướng Dương Văn Minh từ năm 1958-1964 và từ năm 1968 đến chiều ngày 29-4-1975, có thể khẳng định sự kiện nầy không hề xảy ra vì các lý do sau đây:

-         Mỗi lần Đại Tướng Dương Văn Minh di chuyển, dù đi đánh quần vợt tại Câu lạc Bộ Thể Thao Sài Gòn, ngay phía sau dinh Độc Lập, luôn luôn có một trong hai sĩ quan tùy viên, một là Thiếu Tá Hoa Hải Đường, hiện định cư tại Houston Texas, hai là người viết bài nầy tháp tùng để lo phần an ninh và, nếu di chuyển xa, tất cả hai chúng tôi đều có bổn phận đi theo. Hơn nữa vào thời điểm nói là có cuộc điện đàm như  trên, (26-28 tháng 4, 1975), Long Khánh đã lọt vào tay CS. Việc nầy chỉ có thể xảy ra trong óc tưởng tượng của kẻ nguy tạo rất ngây thơ.

-          Một trong những quy tắc bất thành văn của sĩ quan đảm nhận chức vụ thân cận bên cạnh giới chức cao cấp là kín đáo, thận trọng, những gì không cần nói thì không bao giờ nói. Trung Tá Trương Minh Đẩu là một  sĩ quan chánh văn phòng lão luyện, đã liên tiếp phục vụ dưới quyền chỉ huy Đại Tướng Dương Văn Minh từ các chiến dịch Nguyễn Huệ (tháng giêng 1956) đến ngày bị đi học tập cải tạo hồi tháng 5/1975. Ông đầy đủ sáng suốt để trả lời điện thoại những câu hỏi rất tầm thường, dù người bên kia đầu giây điện là nhân vật nào. Chúng tôi không dối trá khi trả lời. Chúng tôi chỉ cần vắn tắt nói: “Đại Tướng đi vắng!. Đại Tướng, bận họp... Chúng tôi sẽ trình li...v.v...”  Ngoài ra,  các sĩ quan tùy viên dù cấp bậc nhỏ hơn chánh văn phòng, Thiếu Tá Đường và chúng tôi không có bổn phận thông báo cho Trung Tá Đẩu biết việc làm của chúng tôi nếu không thấy cần thiết.

Chúng tôi khẳng định một lần nữa rằng chúng tôi không hề tháp tùng Đại Tướng Minh đi Long Khánh, và cũng không hề bịa ra điều này để kể lại cho Trung Tá Đẩu, vì thế không có cơ sở cho rằng có cuộc đối thoại trên gia Trung Tá Đẩu với bất kỳ nhân vật nào. Thật là một kiểu bịa chuyện thô thiển và quá coi thường đọc giả

Một đoạn khác:

-         ....

Móc nối với Trung Cộng thỏa thuận đâu vào đó cả rồi, sáng ngày 22/4 tôi mời phái đoàn Dương văn Minh vào tòa Đại Sứ tiếp xúc với chúng tôi. Phái đoàn này có nhiều nhân vật đang tập sự làm chánh trị, những kẻ chuyên sống nhờ xác chết của đồng bào họ: Huỳnh tấn Mẫm, Hoàng phủ Ngọc Tường, Ngô bá Thành, Ni sư Huỳnh Liên, Lý quý Chung, Vũ văn Mẫu, Hồ ngọc Cứ v.v... Tôi thấy ông Dương văn Minh đã liên lạc quá vội với một thành phần vô ích. Những khuôn mặt này Bắc Việt chưa biết họ, còn hao công giúp Bắc Việt thì chỉ có việc chưởi tầm bậy chế độ Việt Nam Cộng Hòa.

Tôi đi ngay vào vấn đề hỏi chung trước mặt mọi người là: "Chúng tôi hết sức ủng hộ người Việt Nam thành lập một chánh phủ hòa hợp hòa giải dân tộc. Vậy trong những ngày sắp tới có những cuộc thương thuyết xảy ra, quí vị có đồng ý nhận quí vị là đại biểu các khuynh hướng chánh trị ở Miền Nam không? Chiến tranh đang đến hồi dứt khoát phải có kẻ thua người thắng. Hãy cho chúng tôi biết, chánh phủ quí vị tới đây sẽ thua hay Việt Nam Cộng Hòa thua, hoặc MTGPMN thua? "

Huỳng tấn Mẫm cướp lời Dương văn Minh nói trước:

- "Thưa ông Đại Sứ Pháp, cuộc chiến này Mỹ đã thua, tất cả người Việt Nam chúng tôi thắng trận"

Căn cứ theo lời của Huỳnh tấn Mẫm, tôi đoán ngay hắn là một thứ bung xung trước thời cuộc, háo danh, sẵn sàng làm tôi mọi cho bất cứ chế độ nào chịu cấp phát tước quyền cho hắn. Nếu biết khôn và khách quan nhận định thì hắn phải nói như vầy: "Bọn phản chiến Mỹ thua trận, và tất cả người Việt Nam thắng trận trong một nền hòa bình rơi nước mắt."

Bà ni sư Huỳnh Liên nói nhiều lắm. Bà kể lể "tín đồ Phật Giáo bị kềm kẹp từ 20 năm qua, nếu cộng sản thắng thì đó là lời cầu nguyện của hàng triệu phật tử Việt Nam "

Luật sư kiêm chánh trị gia Vũ văn Mẫu có vẻ già dặn hơn. Ông đặt tiếng "nếu" ở mỗi mệnh đề để thảo luận. "Nếu" chính phủ tương lai mà trong đó có ông làm thủ tướng thì viễn ảnh hòa bình sẽ nằm trong tầm tay dân tộc Việt Nam v.v.." Ông cũng ngỏ lời cám ơn tôi dàn xếp thời cuộc để lập ván bài trung lập tại Việt Nam.

Đây là buổi thăm dò quan niệm, nhưng những con cờ quốc tế đã gởi cho tôi từ trước không có Huỳnh tấn Mẫm, Ngô bá Thành, Huỳnh Liên, Vũ văn Mẫu và Lý quý Chung. Tôi lễ phép mời họ ra về, ngoại trừ đại tướng Dương văn Minh để thu xếp nhiều công việc khác.

-         ....

Khoảng sáng ngày 25/4/1975, tôi được nhiêm vụ mang một danh thiếp của Đại Tướng Dương Văn Minh đến Bộ Tư Lệnh CSQG gặp Thiếu Tướng Nguyễn Khắc  Bình đễ chuyển lời yêu cầu của Đại Tướng Dương Văn Minh xin thả một số nhân vật  ra như GS Châu Tâm Luân, Thẩm Phán Trần Thúc Linh, LS Nguyễn Văn Chức và... đăc biệt là Huỳnh Tấn Mẫm đã bị giam giữ liên tục từ năm 1971 mà không hề bị truy tố ra Toà. Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình cho biết là Tổng Thống Trần Văn Hương đã ra lệnh thả các nhân vật chánh trị nầy rồi, chỉ riêng Huỳnh Tấn Mẫm thì thật sự không biết lúc ấy bị giam giữ tại đâu. Sau nầy tôi được biết là Cảnh Sát Quốc Gia thường di chuyển anh Huỳnh Tấn Mẫm đi giam gi nhiều chỗ khác nhau và cui cùng là ở Thị Nghè.

Chiều 28/4/1975, Đại Tướng Dương Văn Minh trở thành Tổng Thống VNCH. Khoảng  10:30G sáng 29/4/75  Đại Tướng bảo tôi liên lạc Chuẩn Tướng Bùi Văn Nhu, Tư Lệnh Phó CSQG về việc Huỳnh Tấn Mẫm. Trước đó, Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình và Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tổng Trấn Sài Gòn và Gia Định đến tường trình cho  vị tân Tổng Thng VNCH tình hình quân sự lúc bấy giờ và xin phép được rời Vit Nam. Lối 11:00 G sáng hôm ấy, Chuẩn Tướng Bùi Văn Nhu đưa người sinh viên này đến cổng sau tư dinh Đại Tướng, số 3 Trần Quý Cáp giao lại cho tôi. Liền sau đó, tôi giao Huỳnh Tấn Mẫm lại cho Ông Lý Quý Chung.  Huỳnh Tấn Mẫm được trả lai tự do từ lúc nầy. Như vậy ngày 22/4/75  anh Mẫm chưa được trả tự do nên không thể tháp tùng bất cứ phái đoàn nào để đến gặp ai được hết. Nhân đây tôi cũng xin nói thêm rằng trong “Hồi Ký Không Tên”, cựu Dân biểu Lý Quý Chung viết, (trang 329) :“ ...Theo yêu cầu của tôi,  sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm, người vừa  được tân  tổng giám đốc cánh sát  Triệu Quốc Mạnh trả tự do theo lệnh Ông Minh...”. Lúc viết quyển “Hi Ký Không Tên” ông Lý Quý Chung  có lẽ vì bị ung thư phổi  trong giai đoạn trầm trng nên đã sai lầm về vic nầy, và sai lầm cả chức vụ mới của Ông Biện Lý Tòa Sơ Thẩm Gia Đnh Triệu Quốc Mạnh, vừa được chỉ định giữ chức vụ Chỉ Huy Trưởng BCH/Cảnh Sát Đô Thành,  thay thế Chuẩn Tướng Trang Sĩ Tấn, đã rời bỏ nhiệm sở từ hôm trước. Quyển “Hồi Ký Không Tên” còn nhiều sự kin sai  lầm khác nhưng chúng tôi không viết ra đây vì không nằm trong mục đích bài viết.

Sau lần gặp gỡ ngn ngủi buổi sáng hôm 29/4/1975 mãi đến tháng  2//2005 tôi mới có dịp gp lại anh Mẫm sau gần 30 năm tôi không liên lạc với  anh. Trong quyển  “Đời” đang chờ được phép xuất bản, Ông Hồ Ngọc Nhuận có một đoạn nhc đến mối liên hệ giữa anh Mẫm và tôi, nhưng rất vắn tắt”Mẫm hay nhắc Thiếu Tá Lộc...” (Đời – trang 400).  Năm 2005 khi về Việt Nam tôi  gặp tác giả và hỏi số đin thoại rổi tìm đến thăm anh Mẫm tại Văn phòng Chi hội Thin Tâm Việt Nam và giữ liên lạc với anh cho đến bây giờ.

Chuẩn Tướng Bùi Văn Nhu, ngạch CSQG là nhân vật cao cấp nhất thuộc BTL/CSQG đã can đảm chu toàn nhiệm vụ của mình cho đến giờ phút cuối cùng của VNCH và phải chịu sống nhiều năm  trong ngục tù cộng sản. Vị nầy nếu muốn bỏ nhiệm sở và rời Việt Nam như các vị ph tá cao cấp khác BTL/CSQG, tôi tin chc ông có đủ phương tiện để ri VN.

Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình và Chun Tướng Cảnh sát Quốc Gia Bùi Văn Nhu hiện còn sống và cư ngụ tại Hoa Kỳ. Những vị này có thể xác nhận sự thật trên.

Đây là cũng là công tác cuối cùng người viết với tư cách sĩ quan tùy viên của  Đại Tướng Dương Văn Minh. Vì lý do riêng, không tiên liệu trước, người viết đã may mắn rời Việt Nam vào lúc 4:00 giờ chiều ngày 29/4/1975, cùng chuyến bay trực thăng với Trung Tướng Trần Văn Đôn, người con trai của ông, BS Trn Văn Đức, Đi Tá Lê Văn Khấn, và KS. Lê Văn Phúc.

Hai sĩ quan khác thuộc Văn Phòng Đại Tướng Dương Văn Minh đều b giam cầm nhiều năm trong các trại cải tạo của Cộng Sản. Nếu bị kẹt lại, chắc chắn tôi cũng phải chấp nhận chịu chung số phận của hai sĩ quan này.

Riêng Ni Sư Huỳnh  Liên và Bà Ngô Bá Thành, chỉ đươc Đại Tướng Dương Văn Minh tiếp một lần truớc năm 1975 sau khi từ Bangkok trở về Việt Nam. Còn Hoàng Phủ Ngọc Tường? Ông là ai? Tôi biết chắc chắn là Đại Tướng Dương Văn Minh không có dịp biết mặt  người nầy.

Tôi cũng xác nhận là Đại Tướng Dương Văn Minh không hề đến gp Đại Sứ Jean-Marie Merillon tại Tòa Đại Sứ Pháp hay tại tư dinh của ông nầy trong trọn tháng 4/75 hoặc trước đó. Đại Tướng Dương Văn Minh không bao giờ - tôi xin nhấn mạnh là không bao giờ - đến các Tòa Đại sứ ngoại quốc tại Sài Gòn – đ gặp các vị Đi sứ đó. Đi Tướng Dương Văn Minh chỉ tiếp các vị Đi sứ tại văn phòng của mình khi còn là Quốc Trưởng VNCH hi năm 1964, hoặc tại tư dinh số 98 Hồng Thập Tự, Sài Gòn dù vị đó là Đi sứ Cabot Lodge, Maxwell Taylor hay sau nầy đối với Đại sứ Ellsworth Bunker, hoặc Tiến Sĩ Henry Kissenger. Một vài lần Đại Tướng Minh đến các Tòa Đại sứ ngoại quốc tại Sài gòn tham dự các buổi tiếp tân khoáng đại, có hàng trăm khách tham dự.

Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó  #  I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it  #  Je désapprouve ce que vous dites, mais je défendrai à la mort votre droit de la dire (Voltaire)

Về Sinh Viên Huỳnh Tn Mẫm:

Tôi được biết anh Mẫm vào thời gian ở Việt Nam đang chuẩn bị vận động bầu cử Tổng Thống VNCH nhiệm kỳ II. Lúc đó anh là Chủ Tịch Tổng hội Sinh Viên Sài Gòn. Anh hoạt động chống chánh quyền của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Anh bi truy nã. Một nhân vật trong Bộ Tham mưu chánh trị của Đi Tướng Dương Văn Minh giới thiệu anh và xin cho anh được lánh nạn trong căn nhà dùng làm văn phòng trong thời gian hoạt động tranh cử của Đại Tướng Dương Văn Minh. Đề nghị được chấp thuận với điều kiện anh không được đi ra ngoài và không được liên lạc với bên ngoài khu vực số 3 Trần Quý Cáp Sài Gòn. Vì nhà tôi cũng ở trong khu vực này nên tôi được yêu cầu của cấp trên cung cấp thực phẩm cho anh. Do đó, chúng tôi có dịp tiếp xúc hàng ngày trong các bữa cơm gia đình. Khác với lối tranh đấu hăng say của anh nơi công cộng, anh Mẫm nói chuyện rất chậm rãi, nhẹ nhàng và rất lưu loát. Anh không hề lộ ra một lời nói nào để có thể đi đến kết luận hoặc nghi ngờ anh là một thành viên MTGPMN hay của cộng sản. Sanh năm 1943 tại Gia Định, lúc bấy giờ anh đang theo học Y Khoa năm thứ 5 và trở thành Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn năm1969.

Một thời gian sau, gia đình anh biết được chỗ ẩn náu nên đề nghị cho phép người nhà mang thức ăn hàng ngày đến cho anh. Tôi trình lại Đại Tướng Dương văn Minh vì không thấy có gì trở ngại.

Tình hình bên ngoài lắng dịu lại, anh Mẫm xin phép rời nơi khu vực 3 Trần Q Cáp Sài Gòn. Anh từ giã và trao tặng chúng tôi một bức tranh sơn mài c 40cm x 60cm với dòng chữ “Thân tặng Thiếu Tá Trịnh Bá Lộc và gia đình Huỳnh Tấn Mẫm, Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn” để kỷ niệm khoảng thời gian lối sáu tháng ẩn náu bên cạnh nhà chúng tôi. Có thể nói, đây là giai đoạn mà các bạn bè của anh trong THSV Sài gòn, những người thân thuộc và các đồng chí của anh cũng không biết anh đang làm gì và ở đâu.

Một thời gian ngắn sau, tôi nghe nói anh bị bắt và rồi sau đó chúng tôi được biết anh từ chối việc trao trả anh cho MTGPMN  với lý do anh không là người của họ. Anh tiếp tục b giam trở lại cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975. Tuy việc học của anh b gián đoạn nhiều năm, nhưng sau 75 anh ghi danh tiếp tc học lại vào niên khóa 1976-1977 và tốt nghip năm 1977. Anh nhận văn bằng Y Khoa Bác Sĩ năm 1978.

Nguời viết  đã gặp li anh tại Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán 2005. Nghe tôi nói về vụ gặp Ông Đại Sứ Pháp, Huỳnh Tấn Mẫm bật cười nói rằng ngày 22/4/1975, anh vn còn b chánh quyền cũ giam giữ, làm sao có  thể tham gia cái phái đn kỳ quặc như vậy. Hiện Bác Sĩ Huỳnh Tấn Mẫm hoạt động trong Chi Hội Thiện Tâm Việt Nam (Bảo Trợ Bệnh nhân Nghèo Thiện Tâm), nhằm  giúp các bệnh nhân trong lứa tuổi 6 đến 21 b các chứng bệnh tim bẩm sinh cần giải phu. Chi phí do cơ quan nầy tài trợ. Năm 2007, Chi Hội  đã tiếp nhn được 30 tỷ VN  đồng để giải phẫu cho 547 trẻ em nghèo. Trong năm 2008, hội cũng dự trù một ngân khoản tương đương để giải phẫu cho hơn 500 bệnh nhân khác.

Anh đem khả năng chuyên môn và kiến thức của mình để phục vụ đồng bào Việt Nam hơn là mở phòng mạch tư đ kiếm tiền. Đế nuôi sống gia đình gồm bốn con, hai gái, hai trai, Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm chỉ dành bốn giờ mỗi ngày từ 4:00 đến 8:00 tối làm việc tại phòng mạch riêng.

 

Về cái gọi là tác phẩm “Saigon et Moi”:

Năm 1989, Tiến sĩ Hoàng Ngọc Thành, trong dịp đi Pháp cố tìm mua cái gọi là quyển sách “Saigon et Moi” mà Ông Vũ Hải Hồ nói tác giả là Ông Jean-Marie Merillon. Ông tìm  hầu hết các nhà sách ở đây kể cả thư viện quốc gia Pháp, nhưng không ai biết  đến cuốn sách nói là của vị cựu Đi sứ Pháp tại VNCH. Ông vẫn không bỏ cuộc, viết thơ gởi thẳng ông Jean-Marie Merillon, lúc bấy giờ là đương kiêm Đại sứ Pháp tại Cộng Hòa Liên Bang Sô Viết. Bằng thư đề ngày 12-11-1990, Ông Jean-Marie Merillon đã phủ nhận ...”I just make a point particularly clear, I did not write this book (Saigon et Moi) nor have I written any other about Vietnam...”,  và chính xác hơn, ông như thách thức muốn được thông tin những gì liên quan đến sự quảng bá tài liệu (ngụy tạo) này : ...”However, I am intrigued by this publication and should be glad to have any information relating to it”... (Xem phụ bản 4 đinh kèm). Phóng ảnh  bức thư nầy được tác giả quyển  “Những ngày cuối cùng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm” phổ biến trong tác phẩm của ông.

Ông Jean-Merillon là công chức ngạch ngoại giao cao cấp của chánh phủ Pháp. Ông là một “career diplomat”, không phải là một “political appointee”

Khi còn tại chức ông không có quyền viết hồi ký liên quan đến nhiệm vụ công bộc của ông. Mặt khác một nhà ngoại giao chuyên nghiệp không bao giờ dùng chữ một cách nặng nề có tính cách xúc phạm như:...” Như vậy chỉ là đi đầu hàng Bắc Việt. Công việc này không cần đến một Đại tướng! Trao cho một em bé đánh giầy 10 tuổi cũng làm được.”

Đó là sự thật rõ ràng. Không cần phải là thủ khoa của một khóa TVBQG hay tốt nghiệp Trường Cao Đng Quốc Phòng QLVNCH mới biết phân biệt thế nào là ngụy tạo và chân chính. Nhưng để cho được công bằng, người viết  xin được chụp vài trang và hình bìa của bản dịch này (có in  tên Ông Jean-Marie Merillon là tác giả) và bằng lòng trả thù lao người có cái quyn “Saigon et Moi” bằng 50 (năm mươi) lần giá tiền mua sách, với mục điích là gởi cho ông  Đi sứ Pháp cuối cùng tại Vit Nam Cộng Hòa. Đồng thời cũng yêu cầu các dịch giả Vũ Hải Hồ (?),  soạn giả cải lương  Trần Trung Quân và Dương Hiếu Nghĩa, nay là một tu sĩ,  (cũng mập mờ tự nhận là dịch giả, khi phổ biến đoạn video book và trên tập san Đa Hiệu) hãy lên tiếng cho biết về sự thật bằng cách:

- Một là hãy trưng bày ra một quyển sách gốc (một nguyên tác) để chứng minh sự thật về sự hiện hữu của tác phẩm này. Chúng tôi nghĩ các vị này thừa thời gian rảnh rỗi để tìm nguyên tác sau hơn 20 năm ra mắt và phổ biến bản dịch. Hơn nữa muốn dịch một tác phẩm nào thì trước hết dịch giả phải có trong tay tác phẩm đó (nếu không muốn nói là phải nghiền ngm đến am tường nội dung của nó) cho nên việc trưng bày tác phẩm này tưởng là rất dễ dàng.

- Hai là lên tiếng công nhận về sự bịa đặt trắng trợn này cho đc giả, hoặc ít nhất cũng cho biết là đã dựa vào đâu, vào ai để có cái gọi là “Saigon et Moi” để mà phổ biến bao nhiêu năm nay.

 

Đính kèm:

 (1) - Ảnh Cố Đại Tướng Dương Văn Minh năm 1964 tại Pleiku. Tác giả đứng bên phải:

(2) – Từ trái sang phải: Thiếu Tá Hoa Hải Đường, Cố Trung Tá Trương Minh Đẩu, người viết bài và Trung Tá Nguyễn Bá Mạnh Hùng (Tùy viên Cố Đại Tướng Đ Cao Trí, lúc bấy giờ là Tư Lệnh Quân Đoàn II/V2CT):

(3) - Ảnh Bác Sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, và người viết bài chụp năm 2005 tại Sài Gòn:

(4) - Phóng ảnh thư chính thức của Ông Jean-Marie Merillon:


Mở lớn

- Xin xem thêm: Bài của cựu Đi Tá Dương Hiếu Nghĩa phổ biến trong tháng 1/2008 (Hồi ký dang d)  và bài “Vài ý kiến v Hồi ký dang d...”phổ biến ngày 25 tháng 2, 2008.

- http://ww.canhthep.com/modules.php?op=modload&name=Forum&file=list&bn=70a_
bamuoithangtu&expnd=&first=1207211103&sort=thread&where=&cpag=2

 

Trịnh Bá Lc

Bài đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế,     Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ? 

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006  :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà Nội.   

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006  :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006  :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.   

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006  :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.   

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006  : 
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.   

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006  :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.   

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006  : 
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.   

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006  : 
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006  : 
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà Nội.   

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006  : 
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái họat động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006  : 
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006  : 
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.   

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006  : 
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.   

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006  :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.   

 
vResolution1481/2006/Nghị quyến 1481/2006
 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).     
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.     
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù,  và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.