.    

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó  #  I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it  #  Je désapprouve ce que vous dites, mais je défendrai à la mort votre droite de la dire (Voltaire)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

n Học

Ký sự

Giáo Dục

Diễn Đàn

Chính Luận

Môi Trường

Văn minh - Văn hóa

Viễn tượng Việt Nam

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

 Sách mới : Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

 

 

Bài đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.

Thủ phạm dấu mặt gây ra lạm pháp

  • 12.05.2008 | Trần Quốc Hiên
    Từ www.ddcnd.org

Ngày 30 tháng Ba vừa qua, truyền thông của nhà nước Việt Nam công bố một văn kiện của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về yêu cầu "phấn đấu kiềm chế lạm phát" với một loạt bảy giải pháp được liệt kê. Photo AFP

Cho dù do nhiều nguyên nhân, nhưng lạm phát luôn có nguyên nhân tiền tệ. Đó là xét về mặt quản lý kinh tế, còn xét về khía cạnh chính trị thì lạm phát còn có nguyên nhân từ thể chế, do sự chi phối của những người có quyền.

Các học giả ở Việt Nam gọi những người có quyền đó là "nhóm lợi ích", từ này chưa hoàn toàn chính xác, vì nó chưa phản ánh đầy đủ thực trạng kinh tế - chính trị Việt Nam, khi mà những người có quyền từ trung ương đến địa phương ở mọi lĩnh vực xã hội, đã câu kết, móc nối, dây mơ rễ má thành một "tập đoàn lợi ích cơ hội", thao túng lũng đoạn nền kinh tế - chính trị Việt Nam.

Bọn chúng có thể tạm phân ra thành 2 loại: Bọn lợi ích kinh tế và bọn lợi ích chính trị. Nói đến bọn lợi ích kinh tế thì tiêu biểu nhất là các Tổng công ty nhà nước, các Tập đoàn kinh tế nhà nước sử dụng vốn "toàn dân" để đầu cơ, làm giàu. Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp nhà nước "nhảy" vào kinh doanh chứng khoán, ngân hàng, địa ốc… Nhiều doanh nghiệp đã đánh mất vai trò "chủ đạo" khi tập trung rất ít cho ngành kinh doanh chính.

Các doanh nghiệp nhà nước đang chiếm giữ 80% lượng vốn tín dụng của các ngân hàng trong nước; 70% vốn vay nước ngoài, trong khi chỉ tạo ra 40% GDP, chưa kể trong 40% GDP ấy, chủ yếu có được nhờ đặc quyền khai thác tài nguyên quốc gia. Nghĩa là tiền vốn của toàn dân đã bị các doanh nghiệp ấy mang đi kinh doanh kém hiệu quả. Tuy nhiên, các quan chức doanh nghiệp nhà nước vẫn ngày một giàu lên, cùng với nó là sự giàu có xa hoa của các quan chức chính quyền.

Bọn lợi ích chính trị, đó là các "quan tham" từ trung ương đến địa phương và con em, người nhà của chúng, bọn này là lũ sâu mọt hại dân. Đâu phải cứ gắn lên mình cái mác Cộng sản thì là người Cộng sản, bọn chúng đội lốt Cộng sản để làm việc xấu, ra sức bóc lột, vơ vét, làm giàu bất chính. Bọn chúng thối nát đến mức nào, thì người dân hiểu rõ nhất, đặc biệt là những người dân nghèo.

Việt Nam luôn đi sau Trung Quốc hàng thập kỷ, những thứ mà Trung Quốc đã trải qua, thì bây giờ Việt Nam đang phải trải qua. Cách đây hơn 10 năm, nền kinh tế Trung Quốc bước vào giai đoạn khủng hoảng. Khi xem lại những gì mà nước láng giềng cùng cộng sản với ta đã làm, chúng ta thấy như việc của mình ngày hôm nay. Xin được trích dẫn cuốn sách "Chu Dung Cơ ngọn hùng phong cải cách" - Nhà xuất bản trẻ năm 2001, nguyên tác Trung văn "Chu Dung Cơ Truyện Ký" của Hà Trung Thạch, Nhà xuất bản Viễn Phương, để liên hệ với tình hình của Việt Nam hiện nay:

"Diễn biến căng thẳng trong nền kinh tế Trung Quốc ngày một nghiêm trọng, Đến tháng 6 - 1993, tỷ lệ lạm phát lên tới gần 20%, các khoản vay ngân hàng cao hơn quy định là 160 tỷ NDT, dự trữ ngân hàng giảm mạnh và đứng trước nguy cơ vượt quá giới hạn cho phép.

Năm 1992, Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 13,2%, tuy nhiên sự tăng trưởng này đi kèm với tình trạng kinh tế hỗn loạn. Cuối năm 1992, kinh tế Trung Quốc xuất hiện xu hướng phát triển "quá nóng" và mất cân bằng.

Các lãnh đạo địa phương vừa thiếu kinh nghiệm vừa hám lợi nên dốc toàn bộ nguồn vốn ở các tỉnh phía Bắc và cả Trung Quốc vào kinh doanh bất động sản ở các tỉnh phía Nam và các tỉnh duyên hải. Các địa phương đua nhau cắt đất để xây dựng khu công nghiệp. Tình trạng các quan chức địa phương câu kết với giới thương gia làm giàu bất chính rất phổ biến.

Việc xuất hiện những cơn sốt kinh tế cục bộ, nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế tài chính lỏng lẻo, mất trật tự, tiền mặt thất thoát do cho vay bừa bãi. Trong khi đó ngân hàng trung ương Trung Quốc đã không phát hiện sớm tình trạng này, số vốn này đều đầu tư vào bất động sản, nhằm thu lợi nhuận cao.

Tình trạng hỗn loạn trong tài chính thời kỳ này được thể hiện ở 8 khía cạnh sau: Lượng tiền xuất ra quá lớn. Trật tự tài chính tiền tệ rối loạn. Nhu cầu xã hội tăng mạnh. Tài chính quốc gia khó khăn. Cơ cấu ngành sản xuất mất cân bằng nghiêm trọng. Cán cân thương mại lệch nhiều về nhập siêu. Thu chi quốc tế mất cân đối. Lạm phát ngày một nghiêm trọng.

Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó  #  I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it  #  Je désapprouve ce que vous dites, mais je défendrai à la mort votre droit de la dire (Voltaire)

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trật tự tài chính hỗn loạn là do một lượng lớn vốn ngân hàng đã xuất ra cho vay để đầu tư vào nhà đất. Các dự án mới đua nhau mọc lên, nhiều khu đất cho thuê với giá thấp nhưng lại không được sử dụng, giá nhà đất tăng cao so với giá trị thực khiến dân nghèo không thể mua nổi. Trước tình trạng này, chỉ có "bàn tay thép" mới có thể thu hồi được các khoản cho vay sai nguyên tắc, mới có thể chỉnh đốn một cách căn bản trật tự tài chính tiền tệ.

Biện pháp cứng rắn của Chu Dung Cơ gây ra làn sóng phản ứng mạnh mẽ của giới đặc quyền. Một số người phụ trách các ngân hàng, phụ trách thẩm định dự án, con em cán bộ cao cấp, các cán bộ quyền thế của các ngân hàng trung ương hay địa phương lợi dụng việc cho vay để ăn hoa hồng 5 – 10%. Những kẻ này lợi dụng công quỹ mua nhà đất, mua cổ phiếu, coi thường pháp luật, ăn chơi phè phỡn xa hoa. Nay Chu Dung Cơ ra thời hạn thu hồi vốn vay, ngừng cấp vốn, tăng lãi suất, không chỉ cắt đứt con đường làm ăn của bọn chúng, có kẻ còn phải bồi thường tiền của, mất cả danh chức. Những kẻ này lúc thường ra vẻ thần thông quảng đại, trên dưới câu kết tư lợi, nay căm hận Chu Dung Cơ vô cùng, ra sức chống đối, thậm chí rêu rao đe dọa: "Không thấy quan tài không rơi lệ".

Các quy định của Chu Dung Cơ triển khai được một thời gian ngắn đã cho hiệu quả rõ rệt, đặc biệt đã thanh lý một loạt công ty phát triển nhà đất, giải tán một loạt các công ty bất động sản của ngành tài chính cũng như của các cơ quan chính phủ, giải tán các công ty bất động sản làm ăn phi pháp của con em cán bộ cấp cao và của các phần tử đặc quyền." (Hết trích)

Trung Quốc thật may mắn vì có một vị Thủ tướng "Thanh chính liêm minh" như Chu Dung Cơ, ông đã sử dụng "bàn tay thép" để chống bọn tập đoàn lợi ích cơ hội rất có hiệu quả. Còn Việt Nam thì sao, chúng ta chỉ có những vị Thủ tướng "giấy", nghĩa là ngồi bàn giấy và đọc diễn văn. Ngay như ông Nguyễn Tấn Dũng cũng nói nhiều, hứa hẹn nhiều, nhưng từ lúc ông lên nắm quyền thì đất nước lâm vào khủng hong kinh tế, lạm phát tăng cao kỷ lục, đời sống người dân, đặc biệt là công nhân và nông dân, xuống thấp nghiêm trọng, trong nước liên tục xảy ra thiên tai, dịch bệnh, tai nạn…

Trong bài viết "Phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững", ông Nguyễn Tấn Dũng đã lẩn tránh khi bàn về "Bọn tập đoàn lợi ích cơ hội", trong khi chính bọn chúng mới là nguyên nhân gây ra lạm phát cao như hiện nay. Nếu bọn tập đoàn lợi ích lan vào cả trung ương, thì chống lạm phát phải chống từ trung ương, việc này sao không thấy ông Nguyễn Tấn Dũng nói đến?

Không loại trừ khả năng, nhiều quan chức trong trung ương, trong bộ chính trị đã đỡ đầu cho bọn tập đoàn lợi ích cơ hội, thậm chí chính họ là những nhân vật chủ chốt của tập đoàn lợi ích cơ hội. Họ có quyền trong tay thì chả ai làm gì được họ, luật pháp cũng chịu thua, còn người dân chỉ biết kêu trời. Mới 3 tháng đầu năm 2008, lạm phát đã lên 9,19%, và sẽ tiếp tục tăng cao…

Nếu tính theo cách mới (bình quân 3 tháng năm nay so với bình quân cùng kỳ năm trước) thì lạm phát 3 tháng đã lên tới 16,37%. Năm 2007, lạm phát đã "lồng lên" hai chữ số (12,63%). Bước sang năm 2008, lạm phát tiếp tục "lồng lên": tháng 1 là 2,38%, tháng 2 là 3,56%. Nếu tính theo năm (so với cùng kỳ năm trước) tháng 1 tăng 14,11%, tháng 2 tăng 15,67%. Đó là những con số mà các chuyên gia đưa ra, phần nào khó hiểu với người dân, nhưng có thể giải thích đơn giản là thời điểm tháng 3 năm nay giá cả đã tăng cao gấp rưỡi thời điểm tháng 3 năm 2007, trong khi năm 2007 lạm phát đã lên 12,63% so với năm 2006, đó là tăng theo cấp số nhân.

Lạm phát tăng cao làm cho dân nghèo, đặc biệt là công nhân và nông dân trở nên bần cùng, nhưng lại giúp bọn tham quan, bọn đầu cơ sung sướng vơ vét. Có lẽ đến bây giờ nhóm lãnh đạo chóp bu trong đảng mới hiểu rõ hậu quả của một xã hội thiếu dân chủ, thiếu tự do và thiếu minh bạch. Vấn đề nông nghiệp nông thôn sẽ là vấn đề nhức nhối nhất trong năm 2008, việc các địa phương làm công nghiệp tràn lan, thiếu quy hoạch tổng thể vùng công nghiệp và nông nghiệp đã và đang gây ra hậu quả nghiêm trọng, đáng báo động về dân sinh, môi trường sinh thái và an ninh lương thực quốc gia.

"Công nghiệp hóa kiểu xẻo đất màu nông nghiệp" có lẽ chỉ có ở Việt Nam , nó đi ngược lại cách làm của các nước tiên tiến trên thế giới, đã dẫn đến công nghiệp lộn xộn, còn nông nghiệp thì khốn đốn. Nguyên nhân do đâu, như đã phân tích ở trên, đó là do các quan chức địa phương kém về tri thức, lại hám lợi, cậy thế quan to trên trung ương nâng đỡ, móc nối, câu kết với giới doanh nhân, tha hồ vơ vét, làm giàu từ các dự án công nghiệp, du lịch và đầu cơ bất động sản… Bọn chúng coi trời bằng vung, nếu không chống bọn tập đoàn lợi ích cơ hội, thì mọi chủ trương, chính sánh dù đúng đắn cũng không được thực hiện, chỉ là chính sách "treo", hô hào mà chả ai theo.

Chống lạm phát trước tiên phải từ cải cách thể chế, phải đấu tranh quyết liệt, có biện pháp cứng rắn đối với bọn tập đoàn lợi ích cơ hội. Bọn chúng vì quyền lợi bị đe dọa sẽ ra sức ngăn cản, tạo ra không ít khó khăn. Nhưng nếu không có cải cách thể chế, không chống bọn tập đoàn lợi ích cơ hội, thì nói chống lạm phát chỉ là nói vui, nói để mị dân, chứ không thể thực hiện được.

Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân, thiết nghĩ đây là lời cảnh báo dành cho đảng cộng sản Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam đang khủng hong, tiềm ẩn nhiều yếu tố động loạn.

 

Trần Quốc Hiên
Việt Nam, tháng 5 năm 2008

 

Bài đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế,     Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ? 

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006  :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà Nội.   

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006  :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006  :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.   

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006  :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.   

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006  : 
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.   

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006  :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.   

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006  : 
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.   

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006  : 
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006  : 
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà Nội.   

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006  : 
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái họat động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006  : 
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006  : 
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.   

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006  : 
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.   

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006  :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.   

 
vResolution1481/2006/Nghị quyến 1481/2006
 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).     
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.     
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù,  và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.