.    

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó  #  I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it  #  Je désapprouve ce que vous dites, mais je défendrai à la mort votre droite de la dire (Voltaire)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

n Học

Ký sự

Giáo Dục

Diễn Đàn

Chính Luận

Môi Trường

Văn minh - Văn hóa

Viễn tượng Việt Nam

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

 Sách mới : Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

 

 

Bài đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.

Nhìn lại ngày 19 tháng 6,
ngày "Quân đội đứng lên làm lịch sử!

  • 19.06.2008 | Nguyễn Văn Trần - Paris

Tuần này, chúng tôi định viết về Âu châu sau khi Ái-nhĩ-lan, với 53,4% dân chúng nói «không» về đề án cải tổ cơ cấu Liên Hiệp Âu châu, về tình trạng Liên Hiệp Âu châu 27 quốc gia có 23 tiếng nói khác nhau và để hiểu nhau, phải cần 2500 thông dịch viên. Và TT. Sarkozy sẽ làm Chủ tịch luân phiên vào đầu tháng 7 tới của một Âu châu trong cơn khủng hoảng.

Nhưng khi ngồi viết thì chợt nhớ sắp đến ngày 19/06. Hằng năm đến ngày này, một số các ông cựu quân nhân ở khắp nơi, nhờ nhanh chân lẹ cẳng chạy trước ra được nước ngoài, họp nhau lại tổ chức kỷ niệm với đầy đủ cờ quạt, áo mão, lon, mề đai, không khác lúc còn ở Sài gòn, duy có mặt mày, tóc tai không còn gi những nét cũ nữa. Không hiếm những người lúc chạy không kịp gói theo quần áo, nay mua sắm lại quân phục mới để trang sức cho ngày lễ 19/06 ở hải ngoại. Đó là ngày «lịch sử Quân đội» như nhiều người hiểu hay đó là ngày mang một ý nghĩa khác hơn?

Ngày nay, để tìm hiểu ngày 19/06, may mắn hãy còn nhiều vị cao niên là tác nhân hoặc chứng nhân trong giai đoạn lịch sử đất nước lúc ấy. Chúng tôi nhờ Trời Phật thương nên quen biết  được vài vị liên hệ trực tiếp, với trách nhiệm, tình hình Việt Nam lúc bấy giờ. May mắn hơn nữa, chúng tôi có được quyển hồi ký  Nước Non Xa  của tác giả Nguyễn văn Tương, nguyên giáo sư Công pháp Học Viện Quốc Gia Hành chánh và Luật khoa Sài gòn và Luật khoa ở Pháp sau 75. Sách của ông do Hội Cựu SV QGHC Nam Cali, Huê kỳ, xuất bản năm 2000.

Đó là những nguồn thông tin giúp chúng tôi viết vài dòng nhắc lại sơ lược ngày 19/06 của chúng ta.

 

Tác giả là một tấm gương hiếu học và xuất sắc

Xin được phép vài hàng sơ lược giới thiệu tác giả. Ông vốn là cựu học sinh Trung học Mỹ Tho thường được lớp lớn tuổi gọi theo tên cũ Collège de Mỹ Tho, thành lập từ cuối thế kỷ XIX, tức ra đời trước Trường P.Ký. Đến năm 1943, Collège de Mỹ Tho mang tên vị cựu Thống đốc Nam kỳ Le Myre de Vilers.

Nguyễn văn Tương, tác giả quyển hồi ký Nước Non Xa, là người Sa đéc. Sau khi đậu văn bằng Thành Chung, tức Cao Đẳng Tiểu học (DEPSI), ông đi làm việc, bị động viên sĩ quan trừ bị khóa I Thủ đức, đi làm công chức, tự học thi đậu Tú Tài pháp, rồi cũng tự học, đậu Cử nhơn Luật, Tiến sĩ Luật tại Đại học Luật khoa Sài gòn, làm giáo sư tại Viện Quốc Gia Hành chánh, Luật khoa Sài gòn (và Đại Học Luật khoa Pháp sau 75). Trong Chánh quyền, ông từng gi những chức vụ quan trọng như Tổng thư ký Văn phòng Chủ tịch Quốc hội, từ Chủ tịch Phạm văn Nhu đến Trương Vĩnh Lễ thời Đệ I Cộng hòa, Đổng lý Văn phòng cho Thủ tướng Nguyễn Khánh, Thứ trưởng Bộ Nội vụ các Chánh phủ về sau này. Vì đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong bộ máy công quyền cũ, sau khi miền Nam mất, ông được tham dự nhiều khóa học tập cải tạo ở miền Bắc.

Tác giả không viết tiểu sử cá nhân của mình, mà viết khái quát về cuộc đời của một thanh niên xứ Sa đéc, nhiều thăng trầm theo vận nước, thành công phần nhiều nhờ may mắn bất ngờ Người muốn không qua Trời muốn!

Qua những dòng viết về tác giả, người đọc không thể quên được đó là một tấm gương hiếu học sáng ngời. Và phải nói đó là mẫu người xuất sắc thành công trong việc vừa  tự học vừa đi làm nuôi vợ con.

Về tánh tình, quả thật tác giả là biểu tượng của người nam kỳ Hai Huyện : ôn hòa, tìm an phận, không chịu bon chen, tránh nói điều không tốt cho người khác; khi phải nói thì không nêu rõ tên họ, chỉ nói bằng chức vụ mà thôi. Về mặt ứng xử ở đời, tác giả còn là một tấm gương Đạo nghĩa theo truyền thống nam kỳ.

 

Những ngày trước đó …

Quốc hội Đệ I Cộng hòa chỉ có một viện độc nhứt, gồm 123 Dân biểu được bầu theo đơn danh, trực tiếp và kín, với nhiệm kỳ 3 năm, sau đó tăng lên 4 năm. Dân biểu được chia làm 12 Ủy ban nhằm đáp ứng với thành phần nội các. Quốc hội có Chủ tịch và 2 Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký,…Trước phiên họp khoáng đại, Dân biểu cũng chia làm 2 khối: đa số và thiểu số như ở một nước có chánh đảng. Nhưng thật sự đó chỉ là màn kịch của Tổng thống phủ giàn dựng lên nhằm trình din dân chủ với dư luận mà thôi bởi việc làm của Dân biểu, phần nhiều, không gì khác hơn là soạn, biểu quyết những Nghị quyết ủng hộ Ngô Tổng thống.

Vào cuối năm 1963, các Tướng tá đảo chánh lật đổ chế độ Đệ I Cộng hòa, giải tán Quốc hội.

Sau khi cách mạng thành công, có lẽ nhận thấy cách mạng lên nắm quyền nhưng vẫn còn thiếu một cái gì, khác hơn áo mũ Kaki, nên Tướng tá bèn dựng lên Hội Đồng Nhân sĩ gồm gần 60 người, nhiều người không phải quân nhân, thay thế cho một cơ cấu dân cử, khả dĩ đem lại cho Chánh quyền cách mạng, với ông Nguyễn Ngọc Thơ làm Thủ tướng, một cơ sở pháp lý tối thiểu nào đó.

Có nhân sự đủ, Hội đồng họp để bầu ra vị Chủ tịch. Để chủ trì buổi họp, phải cần có một vị chủ tọa, ông Nguyễn văn Tương, Tổng quản lý Hội đồng, bèn mời y sĩ Trần Đình Nam lối 75 tuổi, lên chủ tọa phiên họp. Sau đó, Thủ Tướng Nguyễn Ngọc Thơ cho mời ông Tổng quản lý Hội đồng lên phê bình tại sao ông không mời ông cựu Đốc phủ sứ hồi hưu kia lớn hơn ông Trần Đình Nam những mấy ngày. Hậu quả của việc phê bình là ông Nguyễn văn Tương bị ông Chánh võ phòng của ông nguyễn Ngọc Thơ bãi chức.

Qua năm sau, Tướng Nguyễn Khánh làm chỉnh lý, dẹp phe Tướng Dương văn Minh và giữ chức vụ Thủ tướng Chánh phủ. Ba tháng sau, Tướng Nguyễn Khánh bàn giao Chánh phủ cho Cụ Trần văn Hương đang giữ chức vụ Đô trưởng Sài gòn. Chánh phủ Trần văn Hương giải tán chỉ vì trong bài diễn văn ra mắt Chánh phủ, ông long trọng tuyên bố «Chánh phủ cương quyết sẽ đưa chánh trị ra khỏi học đường, chùa chiền và nhà thờ».

Tết năm đó, ông Nguyễn văn Tương đến chúc Tết Cụ Trần văn Hương tại nhà riêng ở đường Cường Để. Cảnh nhà ngày Tết thật vắng vẻ vì Cụ không còn làm Thủ tướng nữa.

Ra tiếp khách đến chúc Tết, Cụ Trần văn Hương ôn tồn nói : «Qua đâu còn làm Thủ tướng nữa đâu. Em đến thăm như vầy mới là thật lòng. Qua chúc em năm mới mọi điều tốt lành. Em còn trẻ quá, chắc em không có học với qua. Nghe nói em đậu cử nhơn luật, sao em không làm luật sư ?».

Cụ Trần văn Hương tiếp : «Em có bận chuyện gì không? Nếu không, em ở chơi với qua và ăn cơm cá kho với qua ».

Trong Chánh phủ Trần văn Hương, Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên là Phó Thủ Tướng và kiêm Tổng trưởng Nội vụ. Ông có nhiệm vụ cấp bách là sửa soạn trụ sở Quốc hội để kịp triệu tập Quốc hội họp trong thời gian ngắn nhứt, thực hiện lời hứa của các Tướng lãnh khi lên nắm quyền lãnh đạo quốc gia. Lúc bấy giờ chưa có Quốc hội nên các Tướng lãnh dựng lên Thượng Hội Đồng Quốc gia có nhiệm vụ soạn thảo và thông qua bản hiến pháp mới, thay thế bản hiến pháp Đệ I cộng hòa. Theo bản hiến pháp mới, Chủ tịch Thượng Hội Đồng Quốc gia trở thành Quốc trưởng.

Gọi văn kiện này là hiến pháp nhưng không đúng vì nó không phải là sản phẩm của toàn dân làm ra để tự mình cai trị chính mình.

Cụ Phan Khắc Sữu, Quốc trưởng, có thành tích suốt đời chịu tù tội vì hết lòng tranh đấu cho nền độc lập nước nhà, lúc bấy giờ muốn lấy lòng cánh quân nhân, cụ bèn móc lon các Tướng lãnh theo tiêu chuẩn thâm niên. Một ngày hơn tuổi cũng là thâm niên.

Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó  #  I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it  #  Je désapprouve ce que vous dites, mais je défendrai à la mort votre droit de la dire (Voltaire)

Khủng hoảng Chánh phủ và ngày 19/06

Thủ tướng Chánh phủ của Quốc trưởng Phan Khắc Sữu là Bác sĩ Phan Huy Quát. Tổng trưởng Nội vụ là ông Nguyễn Hòa Hiệp, lãnh tụ Việt Nam Quốc dân đảng, Tư lệnh Đệ tứ Sư đoàn, xuất thân từ trường Hoàng phố bên Tàu. Phó Thủ tướng là Trung tướng Nguyễn văn Thiệu. Sau đảo chánh 63, ông lên Thiếu tướng nhờ ông là Tư lệnh Sư đoàn 5, kéo binh về vây Dinh Tổng thống. Có người nói ông kéo binh về giải vây cứu chúa nhưng thấy tình thế bất lợi nên bèn đổi hướng. Và nhờ có công đó mà lên Thiếu tướng ăn theo cách mạng.

Bác sĩ Phan Huy Quát và Tổng trưởng Nguyễn Hòa Hiệp, cả hai người đều có thành tích sáng chói về hoạt động cách mạng đảng phái. Kẻ Việt Nam Quốc dân đảng, người Đại việt Quốc dân đảng. Hai đảng đã có một thời thng nhứt tranh đấu. Ông Hòa Hiệp lại chống ông Thủ tướng trong vấn đề quản lý trường đua ngựa Phú thọ. Thủ tướng cương quyết gi trường đua cho Thủ tướng phủ, còn ông Tổng trưởng thì muốn dành trường đua về cho Bộ Ni vụ. Vì trường đua đem lại một nguồn tài chánh lớn. Hai ông đều hoạt động đảng phái nên đều nghĩ đến quyền lợi của đảng mình là quan trọng sanh tử.

Không lấy được trường đua cho Bộ Nội vụ, ông Hiệp bèn cho tổ chức đua ngựa thêm vào ngày thứ năm và thu riêng về cho Bộ Nội vụ. Ngoài việc cơm không lành canh không ngọt gia Thủ tướng và Tổng trưởng Nội vụ, cụ Quốc trưởng và cụ Thủ tướng cũng không thuận nhau lắm vì bị khắc tinh. Không thể để tình trạng bất hợp tác kéo dài hơn nữa, Thủ tướng Phan Huy Quát cho thay Tổng trưởng Ni vụ bằng Đại tá Trần văn Thoàng và Kinh tế bằng ông Nguyễn Trung Trinh, gốc quốc tịch Pháp vừa từ chức ở Công ty SHELL. Ông Nguyễn Hòa Hiệp không chịu bàn giao. Tổng trưởng Kinh tế mới cũng chỉ vừa nhận giấy bổ nhiệm chớ chưa nhậm chức vì người cũ không chịu ra đi. Thủ tướng Phan huy Quát, thay vì giao  trả Chánh phủ dân sự lại cho Quốc trưởng Phan khắc Sữu để Cụ Phan Khắc Sữu lập Chánh phủ dân sự khác, ông lại đem đưa cho các tướng lãnh. Thế là giải pháp chánh quyền dân sự bắt đầu đi vào bế tắc.

Vào trung tuần tháng 6.năm 1965, Hội Đồng Quân lực họp với Chánh phủ Phan huy Quát tại Phủ Thủ tướng ở đường Thống Nhứt, gần sở thú. Trong buổi họp, có một vị hội viên Thượng Hội Đồng Quốc Gia, dân sự, lên tiếng bênh vực cho giải pháp dân sự bị một vị tướng lãnh rút súng ra đòi bắn để dẹp bỏ mọi ý kiến về một giải pháp dân sự. Cụ Quốc trưởng Phan Khắc Sữu được mời tới để tuyên bố trao quyền lại cho cánh quân nhân. Cụ mặc áo dài đen, quần trắng, đọc lời tuyên bố. Lúc bấy giờ đã quá nữa đêm. Lời tuyên bố trao quyền lại cho quân đội được ghi âm và đem ngay đến Đài phát thanh để phổ biến cho toàn dân. Bác sĩ Phan huy Quát xử lý thường vụ chờ Chánh phủ mới được thành lập.

Những sự kiện lịch sử này, chúng tôi đã có dịp hỏi lại Cụ Bùi Diễm, Bộ trưởng tại Phủ Thủ tướng của Chánh phủ Phan Huy Quát trong dịp Cụ đến Paris, tháng 3 năm 2003, giới thiệu quyển sách lịch sử  Gọng kìm lịch sử  của cụ và được cụ xác nhận.

Ngày 19/06, Hội Đồng Quân Lực ban hành bản Ước pháp tạm thời, lập Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia do Trung tướng Nguyễn văn Thiệu làm Chủ tịch, tức Tổng thống. Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy Ban Hành pháp Trung ương, tức Thủ tướng.

Chánh phủ quân nhân tiến hành tổ chức bầu cử Quốc hội lập hiến, soạn thảo và ban hành hiến pháp để từng bước chuẩn bị cho một Chánh phủ dân cử của nền Đệ II Cộng Hòa.

Có đủ Quốc hội, thế mà Chánh phủ quân nhân vẫn gi Hội Đồng Dân Quân song hành. Hằng tuần, Hội Đồng họp tại Hội trường Diên Hồng, bàn bạc nhau những vấn đề mưa nắng, gió trăng hơn là những vấn đề chánh trị thiết thực của đất nước..

Khi nhận lãnh quyền bính từ cụ Phan Khắc Sửu, Tướng Nguyễn Cao Kỳ có dịp lớn tiếng tuyên bố «Kể từ đây, quân đội đứng lên làm lịch sử».

Nghe tướng lãnh tuyên bố, người dân yên tâm lo làm ăn vì tin tưởng đất nước ta có quân đội dốc lòng lo gi gìn trước giặc cộng sản ngoại xâm. Bởi người dân ai cũng hiểu c mất xưa nay không vì giặc mạnh mà chỉ vì lòng người không muốn gi nước mà thôi.

Sau câu tuyên bố của tướng Nguyễn Cao Kỳ, ngày 19/06 trở thành Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng hòa.

Ngày nay, tướng Nguyễn Cao Kỳ về Hà nội, phải chăng lại muốn một lần nữa làm lịch sử ?

 

Nguyễn văn Trần

 

Bài đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế,     Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ? 

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006  :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà-nội .   

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006  :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006  :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.   

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006  :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.   

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006  : 
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.   

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006  :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.   

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006  : 
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.   

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006  : 
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006  : 
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà-nội .   

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006  : 
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái họat động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006  : 
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006  : 
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.   

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006  : 
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.   

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006  :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.   

 
vResolution1481/2006/Nghị quyến 1481/2006
 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).     
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.     
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù,  và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.