.    

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó  #  I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it  #  Je désapprouve ce que vous dites, mais je défendrai à la mort votre droite de la dire (Voltaire)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

n Học

Ký sự

Giáo Dục

Diễn Đàn

Chính Luận

Môi Trường

Văn minh - Văn hóa

Viễn tượng Việt Nam

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

 Sách mới : Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

 

 

Bài đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.

Hòa giải,
một nhu cầu có thật

 

  • PSN - 8.08.2008 - Nguyễn Tường Long

Khi có hai hay nhiều người, nhiều bên bất đồng, bất hòa với nhau, để “xí xóa chuyển cũ” mong làm hòa, làm lành, làm quen lại, người ta thường đi tìm cách “hòa giải”.

Trầm trọng hơn, ở tầm mức một dân tộc, một quốc gia hay nhiều quốc gia, hố sâu không chỉ bất hòa, bất đồng mà còn do thù sâu, hận lớn gây nên, thí dụ như ở nước Nam Phi, người dân đa số da đen bị người thiểu số da trắng cai trị, đàn áp hàng trăm năm - Cuối cùng khi những nạn nhân chế độ kỳ thị chủng tộc này được giải phóng, những nhà lãnh đạo thức thời, nhìn xa và can đãm của Nam Phi đã tiên phuông kêu gọi “hòa giải”. Ở nước Đức thống nhất, ở Ba lan hậu Cộng sản cũng thế.

Như vậy, giữa một thế giới nga nghiêng, đầy xung đột thì chuyện hòa giải là chuyện có thật, một nhu cầu có thật! Trong trường hợp Việt Nam mình chắc cũng không ngoại lệ!?

Tháng 4 năm 2007, trên đài BBC đã phát thanh nhiều lần, nhiều đoạn về cuộc phỏng vấn của phóng viên Xuân Hồng với nguyên cố Thủ Tướng nhà nước Việt Nam Cộng sản, ông Võ Văn Kiệt. Trên trang nhà của BBC cũng đăng lại bài phỏng vấn này, nhưng cứ nhẩn nha, thong thả, tuần tự giới thiệu, “nhả ra” từng chút một . . . Lạ thật, một cơ quan truyền thông quốc tế mà cũng cần lối quảng cáo “câu khách” hay sao? Hẳn không phải vậy. BBC đang muốn dư luận có thời gian “ngấm” chất liệu “mới” của bài phỏng vấn. Họ đang giúp ông Kiệt đo phản ứng của người Việt bên ngoài nước - Đối tượng chính lời nói của ông Kiệt.

Chủ đề lần xuất hiện này của ông Kiệt là “Hòa giải dân tộc”. Thật ra, đây không phải là một điều gì quá mới đối với ông Võ Văn Kiệt, vì từ đôi năm nay, những bài viết, những phát biểu của ông Kiệt được đăng tải trên các báo chí trong nước, đặc biệt là các báo phía Nam đã chuyên chở những điểm căn bản tư tưởng có thể gọi là “phá cách” của ông Võ Văn Kiệt. Cái đáng lưu ý của lần lên tiếng này, chính là ông Kiệt đưa vấn đề đi xa hơn, có vẽ “tha thiết” hơn, có vẽ “thật” hơn (chẳng biết vì lối phát âm miền Nam, trầm ấm, sâu lắng có giúp ông tạo cho người nghe nghĩ rằng “ông Kiệt đang nói thật” hay không?) Ngay thời điểm lên tiếng, ông Kiệt cũng cố tình chọn (với sự cộng tác “nhịp nhàng” của Xuân Hồng, đài BBC) một thời điểm “nhạy cảm”, là ngày miền Nam thất thủ, ngày người Cộng sản chiếm trọn quyền hành cả nước: 30 tháng Tư! Chọn ngày “được và mất”, “thắng và thua” ấy để nói “hòa giải” thì thật là tuyệt cú. Thế nhưng vấn đề “hòa giải” tự bản chất không phải là “biểu kiến”: giọng điệu thiết tha, thời điểm động tâm mà chính là ở thực chất: Ông Kiệt có thật tâm muốn “hòa” để “giải” và “giải” để “hòa” hay không? Ông Kiệt muốn hòa hay nói thay cho chế độ, cho đảng muốn “hòa”? Và còn biết bao “thực chất” khác cần đưa ra, cần chứng tỏ, cần “đối thoại”!

Kể từ ngày 30 tháng 4 năm 2007, ngày BBC phát thanh phần đầu của cuộc phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt đến khi ông mất đã có trên dưới gần 50 bài viết ở trong nước và ngoài nước lên tiếng “trả lời” (có thể có nhiều hơn, mà người viết không có dịp đọc để tổng kết đúng). Nói chung, phần lớn đều KHÔNG TIN ông Kiệt và chế độ CSVN có thiện chí hòa giải nhưng cũng đa số ấy đã đồng ý “hòa giải” là một NHU CẦU của Dân Tộc Việt Nam. Nhiều người nghi ngờ ông Kiệt vì kinh nghiệm quá khứ hòa giải với Cộng sản chỉ là tự sát. Có người đã xem lời kêu gọi hòa giải của ông Kiệt như là một chiêu bài, một động thái chính trị nhằm “hóa giải” hoàn cảnh bị bế tắc của đảng Cộng sản, tác giả bài viết nêu lên nhiều câu hỏi “tại sao” rất thực tế và hợp lý để dẫn đến kết luận rằng đảng CSVN lại “rất xảo quyệt” khi chơi trò “hòa giải”! Thật ra, liên hệ nhân quả là vậy. Chính Sự Thật Của Quá Khứ đầy chua cay đã trở thành bức tường vây chặt khiến người ta khó thể tiến vào tương lai và không thể chấp nhận một thử thách mới.

 
Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó  #  I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it  #  Je désapprouve ce que vous dites, mais je défendrai à la mort votre droit de la dire (Voltaire)

Thế nhưng cũng có những Sự Thật Của Hiện Tại đáng để chúng ta suy nghĩ, cân nhắc:

Một là : Con Người Thay Đổi - Thực tế minh chứng người Cộng sản VN (tạm gọi những người trong đảng cầm quyền hiện nay ở trong nước là thế) không là người Cộng sản VN của 40, 50 năm về trước, thậm chí 10 năm về trước. Con người CSVN của thời 1954, 1965 là tập thể duy vật, duy ý chí, giáo điều mù quáng theo kiểu Mao-Sít. Đến 1975, 1985, hào quang chiến thắng bất ng biến họ trở thành những kẻ hãnh tiến, sốc nổi, ngây thơ, nhưng đến năm 1995, 2005 thì vỡ mộng chỉ còn biết sống cho hiện tại theo đà “đổi mới” duy lợi để hiện sinh, và rồi đến ngày hôm nay thì thật sự biến “chất” thành duy tâm cấp thấp! Những việc đặt bàn thờ Phật nơi văn phòng đảng bộ đốt hương mù mịt để cầu phước, Tổng Bí Thư về làng cúng tổ (tổ Dân Tộc rồi tổ giòng họ Hồ), quan chức chính quyền và đảng thay nhau xem bói, xin xăm… Con người CSVN đã thay đổi trong thực chất nhưng chế độ và đảng thì cứ phủ nhận, cường điệu là … “làm gì có” . Thế nhưng lịch sử vẫn tiến từ tư duy của những con người. Tư duy đổi thì dòng chảy lịch sử cứ thế mà tuôn tràn, cộng hưởng từ nhiều phía thuận và nghịch để bùng phá thành dòng thác cách mạng, tiệm tiến chuyển đổi cả nền móng xã hội (diễn biến hòa bình) hay đột biến phá v kiểu quân biến, chính biến, dân biến. Đó không phải là câu hỏi có hay không mà chính là: Bao giờ !

Hai là: Bối Cảnh Thay Đổi - Thời thế của quá khứ và hiện tại hoàn toàn khác nhau. Xu hướng thế giới của 1945 – 1954 là Giải Thực. Cái đuôi của xu hướng này kéo dài đến tận 1975 mà lực lượng Hoa Kỳ đến bảo vệ chính thể non yếu Miền Nam Việt Nam trở thành nạn nhân kẻ đánh đuổi quân xâm lược thành người xâm lược. CSVN rất quỷ quyệt khi gán tính chất nội chiến cho cuộc chiến Nam Bắc và để đặt tên cho quân viễn chinh Hoa Kỳ tại Việt Nam là “thực dân kiểu mới”. Đó là thời cực thịnh của tả phái mà cuộc rút lui của Hoa Kỳ tại Việt Nam là đỉnh điểm đăng quang của họ.

Tương tự như thế, hiện tại thế giới đang di dần đến trang chót của phong trào Giải Cộng. Sau sự sụp đổ hàng loạt chế độ Cộng sản tại Đông Âu và Liên Xô. Con quái vật Cộng sản quốc tế chỉ còn lại chệch choạc một chiếc nanh Trung Cộng và vài cái răng hư Việt Nam Cộng sản và Bắc Hàn, Cu Ba. Con quái vật ấy không còn cắn được ai nhưng vẫn còn nét hung bạo, hù dọa thế giới. Hơn ai hết, những nước Cộng sản cuối cùng này biết được sự cáo chung của chủ nghĩa Cộng sản đã đến gần … thế nhưng vẫn cố nói “làm gì có”. Thực tế này không phải là câu hỏi có hay không mà là: Bao giờ xảy ra !?

Ba là: Nhu cầu tự giải cứu của người Cộng sản là có thật. Nói “Làm gì có” nhưng “có” cứ lù lù ra. Người CSVN có thể dối được cả thế giới nhưng không thể dối được chính họ. Đảng CSVN may mắn sống sót sau cơn động đất lớn ở Đông Âu và Liên Xô nhưng khó mà thoát khỏi trận bão thế kỷ Giải Cộng sắp tới. Họ biết và muốn sống, muốn tồn tại. Lột xác chính là giải pháp mà họ phải chọn. Nhưng giữa thời buổi thông tin toàn cầu này, con người thông minh hơn xưa nhiều lắm. Lột xác để hóa kiếp như nhộng hóa thành ngài thì sẽ được toàn dân chấp nhận vì bản chất đã thay đổi nhưng nếu lột da (như rắn) mà tưởng đã hóa thân để tồn tại thì trước sau gì cũng bị nhận diện và trừ khử. Nhu cầu thoát xác của người Cộng sản muốn được viên thành phải cần song hành với tiến trình hòa giải. Vì đó là giọt nước cam lồ tắm gội xác thân mới mẻ của họ để thành một con người mới: Người Việt Nam với tố chất Việt Nam! Hòa giải là con đường tự cứu duy nhất mà người Cộng sản phải đi. Trước mặt là ngõ cụt cho chủ nghĩa Cộng sản. Ngay chính đảng Cộng sản Trung quốc cũng thấy điều ấy và từng bước mở ra cánh cửa kêu gọi hòa giải với Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Cái khó của Bắc Kinh không phải là hòa với những người bất đồng chính kiến Quốc Dân Đảng Trung Hoa mà là những thế lực dân bản địa Đài Loan. Địa phương tính đẩy nhóm người ở hải đảo này đi xa hơn, họ muốn độc lập hoàn toàn, tách rời hẳn Trung Hoa lục địa. Với Việt Nam sẽ tránh được tình trạng kêu gọi “độc lập” này, còn lại là sự hòa giải chân phương.

Tóm lại : Hòa giải là một nhu cầu có thật của Dân tộc Việt Nam trước hiểm họa ngoại xâm. Chìa khóa để giải quyết lối ra cho Việt Nam hôm nay chính là lòng Can Đảm và sự Bao Dung.

Những người yêu nước ở hai đầu cuộc chiến cần vượt qua chính mình để chấp nhận nhau. Phải can đảm nhìn nhận dù là Kẻ Chiến thắng hay Người Chiến bại đều có vinh quang và sự chua chát.

Lịch sử đi qua để lại vết hằn trong tâm lý những nạn nhân của nó nhưng lịch sử không đứng lại.

Vì tương lai của con cháu chúng ta, những thành phần hệ lụy trong cuộc chiến cũ có trách nhiệm phải “làm hòa” với nhau để không để lại một gia sản thù hận chất chồng cho con cháu mình.

Nhưng trên hết, Tổ Quốc chúng ta đang đứng bên bờ vực thẳm diệt vong. Bên trong, kẻ thù ngàn đời phương Bắc đang trèo cao, cắm sâu vào guồng máy chế độ, tình báo của chúng mở lưới, mọc rễ ở khắp nơi. Bên ngi, chúng từng bước giành lấn biên giới, cưỡng chiếm hải phận, hải đảo của nước ta, rồi công khai ngăn cấm nước ngòai đầu tư hợp tác khai thác với Việt Nam. Khi ra mặt “đụng chạm” với Hoa Kỳ qua việc cảnh cáo hãng Exxon Mobil không được thăm dò vùng biển Trường Sa, Bắc Kinh đã nói với thế giới rằng tn bộ Biển Đông của Việt Nam là thuộc về của họ.

Mất Biển Đông không phải chỉ mất 200 tỷ thùng dầu thô (như ước lượng của Bắc Kinh) hay non 20 tỷ thùng (theo Hoa Kỳ) mà là mất cả nguồn hải sản giàu có vào bậc nhất thế giới và nguy hại hơn nữa chính là cửa ngõ của Tổ Quốc bị bịt kín.

Sự kiêu ngạo của Kẻ Chiến thắng hay mối hận của Người Chiến bại chỉ nhất thời ở một hay hai thế hệ nhưng sự trường tồn của nòi giống, danh dự của dân tộc, tương lai của bao thế thệ tiếp nối phải được đặt lên trên.

Những năm gần đây, chúng ta nghe nhiều đến hai từ “phản tỉnh” nhưng thật ra chúng ta cần một cuộc ĐẠI THỨC TỈNH cho toàn Dân Tộc trước khi quá muộn!

Nguyễn Tường Long

 

Bài đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế,     Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ? 

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006  :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà-nội.   

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006  :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006  :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.   

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006  :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.   

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006  : 
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.   

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006  :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.   

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006  : 
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.   

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006  : 
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006  : 
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà-nội.   

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006  : 
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái họat động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006  : 
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006  : 
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.   

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006  : 
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.   

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006  :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.   

 
vResolution1481.2006.Nghị quyến 1481.2006
 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).     
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.     
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù,  và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.