.    

PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó  #  I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it  #  Je désapprouve ce que vous dites, mais je défendrai à la mort votre droite de la dire (Voltaire)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

n Học

Ký sự

Giáo Dục

Diễn Đàn

Chính Luận

Môi Trường

Văn minh - Văn hóa

Viễn tượng Việt Nam

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

 Sách mới : Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

 

 

Bài đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.

Cờ vàng cờ đỏ
 

  • PSN - 17.08.2008 - Hoanglonghai

Ta cũng như Tầu, ngày xưa không có lá cờ nào được coi là lá cờ tượng trưng cho quốc gia. Do đó, trong việc giao thiệp với nước Pháp, có chuyên buồn cười xảy ra như sau:

Khoảng tháng 7 năm 1863, vua Tự Đức sai các ông hiệp biện đại  học sĩ Phan Thanh Giản làm chánh sứ, tả tham tri bộ lại Phạm Phú Thứ và án sát tỉnh Quảng Nam là Ngụy Khắc Đản làm phó sứ, sang Pháp xin chuộc lại ba tỉnh miền đông Nam Phần (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường). Phái đoàn được vua nước Pháp bấy giờ là Napoléon Đệ Tam cho tiếp kiến. Theo nghi lễ của Tây phương, phái đoàn sứ thần đại diện cho một nước phải có cờ quốc gia. Sứ bộ Phan Thanh Giản, giống như thông tục các nước châu Á thời đó, làm gì có cờ quốc gia. Ông Phan Thanh Giản bèn lấy tay nải (miếng vải vàng dùng để buộc đồ đạc thay thế cho rương hòm, thường mắc trên vai mà đi), viết lên đó mấy chữ “Đại Nam Quốc” rồi giương lên làm cờ để vào yết kiến vua nước Pháp.

Có phải đó là lá cờ đầu tiên của quốc gia Việt Nam?

Thực ra, trong lịch sử, nước ta cũng đã có cờ như cờ đuôi nheo, hình vuông hay tam giác, đường viền chung quanh màu xanh có hình dáng vảy rồng. Các hình dạng trên lá cờ thường có hình tròn, tượng trưng cho trời, hoặc hình vuông, tượng trưng cho đất, như cờ Long Tinh đời Nguyễn chẳng hạn. Màu sắc chính của cờ thường màu vàng hay màu đỏ. Lá cờ đó không tượng trưng cho quốc gia, thường là cờ của tướng, của một đạo quân. Ví dụ, trong Đại Nam Quốc Sử diễn Ca, khi nói về bà Triệu, có câu: “Đầu voi phất ngọn cờ vàng”. Cờ vàng cũng là cờ ông Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Nước non Lam Sơn, khắp nơi cờ vàng). Cờ bông lau là cờ ông Đinh Bộ Lĩnh. Cờ đào (Áo vải cờ đào, màu đỏ) là cờ anh em nhà Tây sơn.

Theo ý nghĩa trên, lá cờ là cờ của một ông tướng, có khi là cờ của một vị đi sứ. Trong bài thơ “Đi Cống” (1) Nguyễn Nhược Pháp mô tả lá cờ của sứ thần trên đường qua Tầu:

Hiu hắt cờ bay, tua phơ phất,
Binh lính hò reo gầm bốn phương.

hoặc:

Sứ bỗng nhìn quanh buồn ủ rũ
Xa xa ngọn cờ vàng phất phơ

Bài thơ Nguyễn Biểu, họa thơ vua Trần Trùng Quang, khi Nguyễn Biểu đi sứ cũng có mấy câu như sau:

Đường mây vó ký lần lần trải
Ải tuyết cờ mao thức thức pha.

Cờ thường có màu vàng, đỏ hay xanh trắng. Cờ mao là cờ gì? Tự Điển Hán Việt Đào Duy Anh chỉ nói là một thứ cờ, trong khi ông giải thích chữ mao là lông thú vật (như lông mèo, chó -tg-) và cũng lá một thứ cỏ.

Bài nầy viết ra không nhằm nghiên cứu về cờ. Tuy nhiên, tác giả muốn nhấn mạnh ý nghĩa lá cờ ngày xưa cũng như nay. Dù là cờ của vua hay tướng, cờ của sứ thần thì màu cờ thường có màu vàng, chỉ có vài trường hợp như cờ của anh em nhà Tây Sơn thì màu đỏ. Cũng cùng ý nghĩa như thế nên khi chọn màu cờ, ông Trần Trọng Kim chọn cờ “quẻ ly, màu vàng”. Quẻ ly, màu vàng thuộc phương nam. Nước ta là nước ở phương nam. Dân tộc ta cũng được người Tây phương gọi là giống da vàng.

Dù màu gì, lá cờ đó cũng tượng trưng cho màu sắc và ý nghĩa dân tộc Việt.

Việt Cộng thường ca ngợi Quang Trung qua câu “áo vải cờ đào” và ngầm ví von với lá cờ Việt Cộng cũng màu đỏ (đào – có sao vàng). Áo vải, như ý họ tuyền truyền, rằng anh em nhà Tây sơn thuộc tầng lớp nông dân, như nguồn gốc của đảng viên Cộng Sản vậy. Việc ví von nầy rất sai:

Một, anh em nhà Tây Sơn không ai hoàn toàn là nông dân, lại là bần nông hay cố nông như giai cấp đảng viên Việt Cộng. Ai từng đến thăm Phú Lạc, Bình Định, quê hương anh em nhà Tây Sơn sẽ thấy rõ anh em nhà Tây Sơn không thuộc nông dân nghèo khó bao giờ. Gia đình giàu có nên anh em nhà Tây Sơn được cha mẹ mời thầy đến nhà dạy học. Xuất thân Nguyễn Nhạc là làm biện (thu thuế, dân chúng gọi ông là Biện Nhạc) ở địa phương. Vì ham đánh bạc, thua hết tiền thuế nên phải đi làm giặc. Làm giặc thua thì chịu tội chết, thắng thì lên làm vua. “Được vua thua giặc” như tục ngữ nói vậy. Vì anh nổi lên làm giặc nên Nguyễn Huệ phải theo anh.

Khi anh em Tây Sơn chọn cờ màu đỏ là mầu đấu tranh. Anh em nhà nầy không có ý thức gì về màu đỏ Quốc tế Vô sản cả.

Lá cờ đỏ của Việt Cộng không có ý nghĩa gì về màu dân tộc hay đất nước như anh em nhà Tây Sơn. Màu đỏ cờ Việt Cộng là màu cờ Quốc tế Cộng Sản bắt nguồn từ lá cờ đỏ búa liềm, cờ của Cộng Sản quốc tế, cờ của Liên Xô hay cờ của Trung Cộng. Nó có gì dính dáng, liên quan gì đến lá cờ đỏ của anh em nhà Tây sơn đâu?!  Như vậy, những ai cho rằng lá cờ đỏ sao vàng là lá cờ tưuợng trưng cho nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam là sai. Nói cho đúng, đó là cờ tượng trưng cho một bộ phận nào đó, cho đảng Cộng Sản Việt Nam chẳng hạn, thống thuộc Quốc Tế Cộng Sản. Trong ý nghĩa đó, những ai chết cho lá cờ đó, hy sinh cho lá cờ đó là hy sinh cho Quốc Tế Cộng Sản. Đáng thương cho họ, những người hy sinh đó lầm tưởng rằng họ hy sinh cho đất nước, cho dân tộc. Họ đã bị Việt Cộng đánh tráo, đánh lừa.

Ngược lại, những ai hy sinh cho lá cờ vàng mới chính là những người hy sinh cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam. Xin dẫn chứng bằng một thí dụ:

Khi làm tổng thống, ông Ngô Đình Diệm có đảng của ông là đảng Cần Lao. Đảng Cần Lao có cờ Cần Lao. Ông có “Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia” hỗ trợ ông trong công cuộc xây dựng, phát triển  đất nước. Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia cũng có lá cờ riêng của phong trào. Khi quốc hội lập hiến họp, bàn về hiến pháp. quốc ca, quốc kỳ, có người vì “tinh thần cách mạng cao” đề nghị bỏ cờ vàng ba sọc đỏ, cờ quốc gia hồi bấy giờ, thay bằng cờ của Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia. Bàn bạc xong, trình vô tới “cụ Ngô”. Mặc dù lá cờ vàng  ba sọc đỏ là lá cờ hình thành từ cờ Quẻ Ly của ông Trần Trọng Kim, là lá cờ thời Quốc Trưởng Bảo Đại mà Bảo Đại vừa mới bị ông Ngô Đình Diệm đánh đổ, mặc dù tác giả bài quốc ca bấy giờ, gốc từ bài Tiếng Gọi Sinh Viên của Lưu Hữu Phước, mà bấy giờ, Lưu Hữu Phước đã theo Việt Cộng, tập kết ngoài bắc, ông Ngô Đình Diệm hỏi thẳng phái đoàn quốc hội, nếu như bỏ là cờ nầy đi, bỏ bài quốc ca nầy đi thì: “Những người hy sinh vì lá cờ ni, bài hát ni thì răng?”

Vậy là phái đoàn dân biểu im re! Quốc hội im re! Tổng thống, cũng như mọi người không thể phủ nhận những hy sinh, xương máu, tính mạng của những người đã nằm xuống vì lá cờ nầy, bài hát nầy.

Trong ý nghĩa đó, người Việt hải ngoại, cố bảo toàn lá cờ vàng nầy, cố giương cao lá cờ nầy, cũng vì ý nghĩa lời cố tổng thống Ngô Đình Diệm đã bày tỏ hồi đó vậy. Người Mỹ, chính quyền Mỹ, có chấp nhận lá cờ vàng như là lá cờ của cộng đồng người Việt hải ngoại ở địa phương nào đó là việc của họ, còn với chúng ta, những người lưu vong thì lá cờ vàng ba sọc đỏ, nói cho chính danh là “lá cờ của dân tộc Việt Nam, của nước Việt Nam”, có khi dưới tên gọi là Quốc Gia Việt Nam hay nước Việt Nam Cộng Hòa (đệ nhứt hay đệ nhị Cộng Hòa…)

Với một người được tôn vinh là hồng y, được kính trọng, có học vị, có chức tước, có trình độ, dù gì cũng là một công dân nước Việt Nam, và cùng với ý nghĩa của tên gọi của ông: Minh Mẫn, không thể không biết những điều sơ đẵng tôi trình bày ở trên. Tuy nhiên, khi phát biểu cho rằng lá cờ ấy cản trở sự hiệp thông của thanh niên trong và ngoài nước, hồng y Phạm Minh Mẫn có ý đồ gì?

Vấn đề là ở chỗ này? Ý mghĩa như thế nào đây?

Trước đây, giám mục Mai Thanh Lương ở Cali đã có lời tuyên bố về Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa khiến có người bất mãn: “Tôi nghĩ đây cũng là một bước tiến. Chúng ta đều biết đất đai bây giờ ở Việt Nam rất cần thiết và thành phố Saigon rất nhỏ mà dân đổ xô về Saigon nhiều, trong hoàn cảnh như vậy thì nghĩa trang chiếm đất nhiều quá.” (Xin xem “Sống Cái Nhà, Thác Cái Mồ - cùng tg - trên VNExodus).

Nay có thêm một nhà lãnh đạo tôn giáo ở trong nước tuyên bố về cờ vàng như trên. Có phải trong ngoài đang “hiệp đồng đánh địch?”

Những nhà lãnh đạo Thiên Chúa giáo Việt Nam tuyên bố như thế là muốn làm vui lòng chính quyền Việt Cộng, muốn hợp tác với Việt Cộng trong việc dẹp bỏ lá cờ vàng?

Dĩ nhiên, Việt Cộng rất hoan hô những lời tuyên bố như thế. Nó giúp Việt Cộng loại bỏ hoàn toàn những gì thuộc về miền Nam Việt Nam trước đây: lá cờ và nghĩa trang quân đội Biên Hòa, có nghĩa là loại trừ những gì thuộc về quốc gia để dễ dàng xây dựng xã hội Xã hội Chủ nghĩa?

Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó  #  I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it  #  Je désapprouve ce que vous dites, mais je défendrai à la mort votre droit de la dire (Voltaire)

Thông thường, khi thanh niên tham dự đại hội trẻ thế giới, dù do giáo hội La Mã tổ chức, có sự hiện diên của giáo hoàng, thanh niên nước nào mang theo lá cờ nước họ. Chúng ta thấy phất phới những lá cờ Pháp, cờ Úc, Tân Tây Lan, v.v… và cờ Việt Nam (cờ vàng). Nếu thanh niên Việt Nam không mang theo cờ vàng để khỏi cản trở sự hiệp thông như HY Phạm Minh Mẫn nói thì họ mang theo cờ gì? Tòa đại sứ Việt Cộng ở Úc đã chuẩn bị sẵn 600 lá cờ đỏ sao vàng. “Tiếc rằng” chẳng có ai mang cờ đỏ sao vàng, dù là thanh niên ở trong nước ra. Họ, ngay những thanh niên từ trong nước ra, hiểu rõ hơn: Chính lá cờ đỏ sao vàng mới chính là thủ phạm cản trở sự hiệp thông!

Trước đây mấy năm, tôi đã từng hỏi cụ Mỹ Tín (Nguyễn Đức Trọng), nguyên giáo sư trường Quốc Gia Âm Nhạc Kịch Nghệ Saigon, trước 1975, tín đồ Thiên Chúa giáo, câu nói như sau:

“Đọc lịch sử tôi thấy, sự phát triển của đạo Thiên Chúa bao giờ cũng dính liền với sự phát triển của các đế quốc. Nhờ đế quốc La-Mã, đạo Thiên Chúa đã phát triển khắp châu Âu. Nhờ đế quốc Tây Ban Nha, đạo Thiên Chúa phát triển khắp châu Mỹ La Tinh. Cũng nhờ đế quốc Pháp và I Pha Nho, đạo Thiên Chúa được phổ biến khắp vùng Đông Nam Á. Rõ ràng ở Việt Nam, đạo Thiên Chúa phát triển cùng bước chân xâm lăng của thực dân Pháp?”

Cụ Mỹ Tín trả lời tôi: “Trong kinh thánh đã dạy như vậy.”

Tôi không đọc kinh thánh, tôi không rõ điều dạy đó, tôi chỉ đọc lịch sử vì là người dạy sử, không phải là nhà nghiên cứu sử.

Tuy nhiên, từ những nhận định như trên, tôi có thắc mắc: Có phải những lời phát biểu của ông Mai Thanh Lương, ông Phạm Minh Mẫn như nói ở trên, thì đó chính là sự kiện nói lên bản chất của một tôn giáo, như đã từng xảy ra trong các thời kỳ đế quốc trong lịch sử nhân loại?

 

hoànglonghải.

-----------------------------------

Phụ lục:

Đi Cống (Nguyễn Nhược Pháp)

(Lệ cống thì phải chọn nho sĩ, thầy thuốc,
thầy bói, thầy toán số và thợ thuyền mỗi hạng
ba người, cùng các đồ sản vật như là sừng tê,
ngà voi, đồi mồi, châu báu và các vật lạ.

(Trần Trọng Kim)

Núi cao, lửa hồng reo chói lọi,
Đổ vàng cây cối um tùm xanh.
Khi lòe nắng lóa, khi thâm tối,
Sườn non con đường mềm uốn quanh.

Hiu hắt cờ bay tua phơ phất,
Binh lính hò reo gầm bốn phương.
Nón đỏ, bao vàng, chân dậm đất,
Một toán đạp rừng um dẫn đường.

Mặc áo bào xanh, ngồi ngựa trắng,
Sứ nghe nhạc lắc vang bên rừng.
Hai bên hai lọng vàng che nắng.
Giời, mây, trông non nước muôn trùng!

Mười xe bịt đồng, trâu mập kéo,
Bánh sắt khi kề lên sườn non,
Đá đổ ầm ầm như sấm réo,
Gầm nhảy xuống vực sâu kêu ròn.

Trên xe nào mâm vàng dát ngọc,
Châu báu, sừng tê và ngà voi;
Hai pho tượng vàng đỏ đòng đọc;
Bào nạm kim-cương, đai đồi-mồi.

Binh lính hò quanh hoa giáo mác
- Võ tướng khua đao to lầm lầm -
Hễ thấy đường chênh kề miệng thác,
Bỏ giáo lên xe xoay bánh, vần.

Thầy nho, thầy thuốc bên thầy bói,
Thợ thêu, thợ chạm cùng thợ nề,
Mỗi người đeo một cái khăn gói
Đỏ, buông cương ngựa theo gần xe.

Lúc ấy giời xanh không u ám,
Đầu non không tờ mờ bóng sương,
Làm sao họ âu sầu thảm đạm?
Buồn thay! người cố phận tha hương.

Xe đi mỗi lúc một thêm khó.
Hang thâu hổ đói rên vang lừng;
Những con trăn xám văng như gió,
Quật đuôi đè gẫy bẹp cây rừng.

Sứ bỗng nhìn quanh buồn ủ rũ:
Xa xa ngọn cờ vàng phất phơ!
Vợ con ở chân trời mây phủ,
Hẳn đang nhìn bóng nhạn mong chờ...

Hỡi ai đi thẩn thơ miền núi!
Nhìn ngọn cây xanh gió thổi ào,
Tưởng lại cờ xưa vàng chói lọi,
Nên yêu người cũ hồn trên cao.

(10-3-1933)  (trích từ Đặc Trưng)

 

Bài họa Của Nguyễn Biểu:

 

Tiếng ngọc từ vâng trước bệ hoa
Ngóng tai đồng vọng thuở thi ca
Đường mây vó ký lần lần trải
Ải tuyết cờ mao thức thức pha
Há một cung tên lồng chí trẻ
Bội mười vàng sắt đúc gan già
Hổ mình vả thiếu tài chuyên đối
Dịch lội ba ngàn dám ngại xa

(Trích từ “Những bài thơ Nôm đầu tiên trong Văn Học Chữ Nôm” - cùng tác giả)

 

Bài đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế,     Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ? 

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006  :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà-nội.   

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006  :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006  :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.   

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006  :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.   

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006  : 
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.   

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006  :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.   

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006  : 
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.   

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006  : 
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006  : 
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà-nội.   

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006  : 
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái họat động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006  : 
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006  : 
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.   

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006  : 
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.   

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006  :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.   

 
vResolution1481.2006.Nghị quyến 1481.2006
 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).     
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.     
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù,  và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.