
...
Thích Nhất Hạnh, người xướng xuất chủ thuyết
triết học Engaged Buddhism (Đạo Phật dấn thân), và đã gây
niềm cảm hứng cho phong trào Phật Giáo tranh đấu cho hòa bình trong
những năm tháng chiến tranh. Ở lãnh
vực tôn giáo, Thầy là một trong những tư tưởng gia và hành động gia
lớn nhất của thời đại chúng ta.
Bằng kinh nghiệm bản thân của mình, Thầy đã thấy
được tại sao những ý thức hệ và những tư trào thế tục và đại chúng
hóa - như chủ nghĩa quốc gia quá khích, chủ nghĩa phát xít, chủ
nghĩa cộng sản và chủ nghĩa thực dân - đã làm tuôn ra bao nhiêu
nguồn năng lượng bạo động cho thế kỉ thứ 20, những nguồn năng lượng
bạo động chưa từng được tuôn ra quá nhiều như thế trong quá khứ.
Thầy đã học được bài học này từ khi còn nhỏ tuổi. (... )
Tuy là lớn lên và sống
trong không khí thanh tịnh của thiền viện, thầy
Nhất Hạnh cũng không thể nào đứng ra ngoài được cuộc tranh chấp đang
xảy ra chung quanh. Thầy thấy được nhu cầu xác định sự quan yếu cấp
thiết của lòng từ bi đạo Phật trong một nền văn hóa càng ngày càng
bắt buộc phải trở nên bạo động thêm lên. Thầy tin tưởng rằng
chỉ có thể chấm dứt được chiến tranh khi ta dập tắt được ngọn lửa
của sợ hãi, thù hận, khinh miệt và giận dữ, những chất liệu đích
thực đang nuôi dưỡng chiến tranh.
Năm 1965, sau ngày có một vị xuất gia nữa tự
thiêu cho hòa bình, thầy Nhất Hạnh đã viết
cho mục sư Martin Luther King Jr, nhà lãnh đạo dân quyền Mỹ rằng:
“Những vị xuất gia khi tự thiêu, không nhắm tớichết của những
người áp bức họ, mà chỉ muốn có một sự thay đổi chính sách của những
người ấy thôi. Họ bảo kẻ thù của họ không phải là con người. Kẻ thù
của họ là sự thiếu bao dung, là cuồng tín, là độc tài, là tham lam,
là hận thù và sự kỳ thị đang mằm sâu trong trái tim con người”.
Thầy Nhất Hạnh đã hướng dẫn cho mục sư King và tiếp sau đó chuyển
hóa cảm nghĩ của cả dư luận Hoa Kỳ đi về hướng chống đối lại chiến
tranh Việt Nam. (... )
Thầy Nhất Hạnh năm nay đã 80 tuổi, đang
hành đạo trong một tu viện bên Pháp. Thầy đã đóng góp một vai trò
quan trọng trong việc trao truyền một truyền thống tâm linh Á châu
cho xã hội Tây phương, một xã hội tân tiến nhưng phần lớn đã hoàn
toàn thế tục hóa. Thầy dạy: “Đừng bị kẹt vào một chủ thuyết nào,
một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, kể cả những chủ thuyết Phật
giáo. Những giáo nghĩa Phật dạy phải được nhận thức như những pháp
môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giác và từ bi mà không phải
là một chân lý tuyệt đối để thờ phụng và bảo vệ”. Trong
khi các nhà lãnh đạo của thời đại ta từ Hoa Kỳ đến Iran đang lớn
tiếng đốc thúc quần chúng họ tham dự vào những cuộc chiến tranh ý
thức hệ mới, tạo nên những nguy cơ biến thế kỷ này thành một thế kỷ
còn đẫm máu hơn cả thế kỷ vừa rồi, chúng tôi thiết nghĩ tất cả chúng
ta đều nên hướng về và đi theo tuệ giác của Thiền sư Nhất Hạnh.
Trích dịch từ :
Thich Nhat Hanh
This Buddhist monk helped end the
suffering of the Vietnam War
By
Pankaj Mishra
TIME ASIA - 60 YEANS OF ASIAN HEROES
|
|
Am mây ngủ
Lời bạt
Am Mây Ngủ tuy là một
truyện ngoại sử nhưng nó không có tính cách truyện giả sử mà trái
lại rất gần với chính sử. Năm tháng và những dữ kiện lịch sử trong
truyện đều phù hợp với chính sử. Sách Tam Tổ Thực Lục mà tác giả sử
dụng đã bổ khuyết được nhiều cho các bộ quốc sử và đính chính lại
những điểm ghi chép sai lầm trong các bộ này.
Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nói rằng: "vua Chế Mân băng vào tháng
năm năm Đinh Mùi, và mãi đến tháng mười năm ấy quan Thượng Thư Tả
Bộc Xa là Trần Khắc Chung và quan An Phủ Sứ Đặng Vân mới khởi hành
qua Chiêm để đón công chúa và thế tử Đa Gia về, bởi vì theo tục nước
Chiêm Thành, hễ vua chết thì hoàng hậu phải lên hỏa đàn chết theo".
Thực ra, hỏa đàn của vua theo đúng tục lệ Chiêm Thành, được tổ chức
bảy ngày sau khi vua băng. Khởi hành từ Thăng Long vào tháng mười
một, như vậy là đã hơn sáu tháng trôi qua ngày vua lên đàn hỏa.
Người Chiêm đã để cho Huyền Trân sống cho tới ngày sứ giả Đại Việt
qua tới, điều đó chỉ có thể giải thích bằng thái độ e dè của người
Chiêm không muốn gây nỗi bất bình với vua Đại Việt. Khi người Đại
Việt cướp công chúa về, không phải là người Chiêm không đuổi theo
bắt lại được. Họ là những thủy thủ rất thiện nghệ. Nhưng họ đã để
cho công chúa đi thoát. Những dữ kiện trên đáng làm cho ta suy nghĩ.
Thái tử Chế Đa Gia nhất định là con của công chúa Huyền Trân, nếu
không thì tại sao vua Đại Việt ra lệnh cho Trần Khắc Chung và Đặng
Vân đón thái tử về cùng với công chúa? Nhưng người Chiêm đã cố tình
giữ thái tử Chế Đa Gia lại, vì thái tử là thuộc về dòng họ của vương
quốc Chiêm Thành. Vì lẽ đó mà các quan đã không bắt theo được thái
tử Chế Đa Gia.
Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có thể nói đến vụ Trần Khắc Chung "tư
thông vói công chúa rồi loay hoay ở đường biển lâu ngày mới về đến
kinh sư". Vụ này có thể là do miệng lưỡi xấu xa thêu dệt. Trần Khắc
Chung đâu phải đi Chiêm một mình. Bên cạnh ông còn có quan An Phủ Sứ
Đặng Vân và cả một thủy thủ đoàn mà ta biết chắc là đông đảo.
Sách Đại Việt Sử Ký lại còn nói rằng sau khi Trúc Lâm đại sĩ mất,
trong triều đình có người xin vua làm tội thiền sư Pháp Loa, vì
thiền sư đã dám làm lễ hỏa thiêu Thượng hoàng mà không cho vua và
triều thần hay biết. Thực ra, người đứng ra dựng hỏa đàn là thiền sư
Bảo Sát. Lễ khai hỏa đàn cử hành đêm mồng hai tháng mười một mà tới
ngày mồng bốn thiền sư Pháp Loa mới lên tới núi Yên Tử. Nếu bắt tội
thì bắt tội Bảo Sát chứ sao lại bắt tội Pháp Loa. Sách Tam Tổ Thực
Lục cho ta biết chính Trúc Lâm di chúc cho Bảo Sát làm lễ hỏa táng
ngài ngay tại am Ngọa Vân trước khi báo tin về triều đình biết.
Sách Tam Tổ Thực Lục nói rằng khi vua Nhân Tông mới sinh, sắc mặt
vàng như hoàng kim, nên vua Thánh Tông yêu quý gọi thái tử là "Kim
Phật". Tác giả sách Đại Việt Sử Ký, một nhà Nho không ưa Phật, nói
rằng "Ở trong hai cung, mọi người gọi thái tử là "kim tiền đồng tử".
Những chi tiết như vậy, tuy nhỏ nhặt, cũng làm giảm đi ít nhiều giá
trị của bộ sử.
Tác giả Truyện Am Mây Ngủ chưa được viếng núi Hổ Sơn, chỉ nhờ đọc
sách Đại nam Nhất Thống Chí cho nên biết được rằng công chúa Huyền
Trân sau khi về nước đã lên tu ở đây, và nhờ đọc bài L' Inscription
Chame de Po Sah của E. Aymoneir (Bull Comm. Archeol, Indochine 1911)
cho nên biết được rằng hồi mới về Chiêm, công chúa được vua Chế Mân
ban hiệu là Paramesevari và việc này đã được khắc vào bia Po Sah.
Trúc Lâm đại sĩ và công chúa Huyền Trân đã "lỡ" thương người Chàm
cho nên mới muốn sống hòa bình với dân tộc Chàm. Vì thương, họ đã mở
rộng trái tim để đón nhận một dân tộc anh em. Cái ta nhỏ hẹp trở
thành cái ta rộng lớn.
Ai mà không muốn cho các dân tộc Đông Dương sống với nhau như anh em
một nhà. Nhưng vũ lực không chinh phục được tình huynh đệ. Chỉ có
lòng thương mới chinh phục được tình huynh đệ.
Trang trước | Trang kế
Không có con đường nào đưa ta đến hạnh phúc - hạnh phúc chính
là con đường (Thích Nhất Hạnh) |
|

Lời nhà xuất bản
1. Chương 1
2. Chương 2
3. Chương 3
4. Chương 4
5. Chương 5
6. Chương 6
7. Chương 7
8. chương 8
9. Chương 9
10. Chương 10
11. Lời bạt
12. Niên biểu
|
|
|