1-12)

.

PSN
BỘ MỚI 2013
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

Trung Quốc xua hạm đội ra biển Đông,
hợp tác với Indonesia

  • PSN 2.3.2013 | TH

Tờ China News ngày 2/3 đưa tin, 3 tàu Hải tuần Trung Quốc số hiệu 21, 31 và 166 thành lập 1 biên đội để thực hiện cái gọi là "tuần tra" trái phép trên Biển Đông.

 

Chiều 1/3, 3 chiếc tàu này đã kéo vào quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đoạt và thành lập trái phép cái gọi là "thành phố Tam Sa" - PV).

 

3 chiếc tàu Hải tuần này rời cảng Tam Á đảo Hải Nam kéo ra Biển Đông từ 3 giờ chiều 28/2. Theo truyền thông Trung Quốc, đường đi của biên đội Hải tuần sẽ từ Hoàng Sa kéo ra bãi cạn Scarborough (Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát từ Philippines vào cuối tháng 4 năm ngoái - PV), bãi cạn Macclesfield mà Bắc Kinh gọi là "quần đảo Trung Sa" rồi sẽ từ đây kéo xuống quần đảo Trường Sa.

 


Tàu Hải tuần Trung Quốc số hiệu 21

 

Hoạt động chính của 3 tàu Hải tuần Trung Quốc được cho là "kiểm tra trật tự tàu thuyền" trên Biển Đông, giám sát môi trường biển, kiểm tra tình trạng thiết bị dẫn đường hàng hải trên Biển Đông, tính chính xác của hải đồ, kiểm tra hoạt động của các thiết bị tự động nhận diện tàu thuyền trên bờ (AIS), tình hình thiết bị và hoạt động vô tuyến điện trên Biển Đông, "khảo sát" hoạt động ngư nghiệp và phân bố thủy sản trên Biển Đông.

 

Ngoài ra, bản tin trên China News cho biết thêm, 3 chiếc tàu Hải tuần này sẽ "diễn tập phản ứng với các tình huống khẩn cấp" trong quá trình cơ động, "tuần tra" trên Biển Đông.

 

Theo Thời báo Hoàn Cầu, lần xuất quân của 3 tàu Hải tuần Trung Quốc là một hoạt động quan trọng nhằm bảo vệ cái gọi là quyền và lợi ích quốc gia của Trung Quốc ở Biển Đông, những vùng biển mà nó đi qua có độ nhạy cảm cao, được công luận quan tâm để ý, có sức ảnh hưởng lớn.

 

Cuối tháng 2/2013, Cục Ngư chính Nam Hải cũng đã ra tuyên bố, do phải đối mặt với những "thách thức" mới trong công tác "bảo hộ ngư dân, bảo vệ chủ quyền", Ngư chính sẽ tiến hành cái gọi là tuần tra (phi pháp - PV) thường xuyên tại khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), hỗ trợ đắc lực cho ngư dân Trung Quốc đánh bắt (trộm) tại vùng biển này.

 

Cụ thể, Ngư chính Trung Quốc sẽ "canh giữ chặt chẽ" khu vực bãi cạn Scarborough (vốn do Philippines kiểm soát bị Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát từ tháng 4/2012), trông coi cẩn thận Bãi Vành Khăn (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1990 - 1995, PV), tăng cường cái gọi là "quản lý" đối với khu vực quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), Vịnh Bắc Bộ và triển khai "tuần tra" thường xuyên ngoài Trường Sa.

 

Trung Quốc mới đây công bố chính thức nội dung và đưa vào hiệu lực "Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển Hải Nam"; tổ chức tập trận tại đảo Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa; tổ chức khai thông và cung cấp dịch vụ 3G, CDMA tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa; phê duyệt "Quy hoạch phát triển du lịch tàu khách thành phố Tam Á 2012 – 2022" trong đó có tuyến đi tới các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

 

"Những hoạt động nêu trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp, trái với tinh thần DOC, không có lợi cho hòa bình ổn định trong khu vực và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay.

 

"Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ ngay các hoạt động sai trái đó", ông Nghị nhấn mạnh.

 

Ngoài Việt Nam, Philippines cũng "phản đối mạnh mẽ" việc Trung Quốc triển khai tàu tuần tra đến Biển Đông, trong khu vực mà Manila và Bắc Kinh có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.

 

Bộ Ngoại giao Philippines nói việc tuần tra của Trung Quốc sẽ không thể giải quyết được căng thẳng giữa hai nước bùng lên từ hồi tháng 4, đồng thời kêu gọi Trung Quốc tôn trọng vùng lãnh hải của Philippines cũng như vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trong phạm vi 200 hải lý từ thềm lục địa của nước này.

 

Hợp tác với Indonesia

Trong khi đó, thông tấn xã Đài Loan ngày 1/3 đưa tin, hải quân Trung Quốc và Indonesia vừa ký kết hiệp định tăng cường hợp tác an ninh trên biển, duy trì và đảm bảo an ninh hàng hải trên các tuyến đường biển, vùng biển quan trọng. Tờ Investor Daily xuất bản tại Indonesia cho hay, hải quân hai nước đã tiến hành đối thoại về an ninh biển tại trụ sở Bộ tư lệnh Hải quân Trung Quốc tại Bắc Kinh từ ngày 26/2.

 

 

Khi tiếp xúc với phía Indonesia, phía Trung Quốc cho biết Jakarta là đối tác chiến lược của Bắc Kinh trong nhiều lĩnh vực, trong đó có an ninh biển. Bên cạnh việc hợp tác an ninh biển, Trung Quốc còn muốn thảo luận các khả năng hợp tác khác giữa hải quân hai nước.

 

Tờ Bưu điện Hoa Nam ngày 2/3 đăng bài phân tích của học giả John Lee, một giáo sư, giảng viên tại Trung tâm Nghiên cứu an ninh quốc tế, đại học Sydney và là 1 học giả không thường trú tại viện Hudson ở Washington DC, Hoa Kỳ. Tác giả khẳng định, yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông chủ yếu dựa vào một tuyên bố lịch sử không rõ ràng với đường "lưỡi bò" chín đoạn và khẳng định nó có chủ quyền "không thể tranh cãi" với gần như toàn bộ Biển Đông.

 

Theo John Lee, Mao Trạch Đông đã đạt được mục tiêu của mình sau khi "giải phóng hòa bình các nước cộng hòa Đông Turkestan", bây giờ là Tân Cương vào năm 1949 và "giải phóng Tây Tạng" năm 1950, làm tăng kích thước lãnh thổ Trung Quốc lên hơn 1/3 diện tích lãnh thổ so với thời kỳ trước đó. Kể từ đó về sau, mỗi một nhà lãnh đạo lên kế nhiệm đều theo đuổi tham vọng mở rộng lãnh thổ lớn hơn người tiền nhiệm.

 

Tổng hợp từ GDVN, VNE, PNT.

 

Điểm tin thời sự năm 1012: 12 |11 | 10 | 9 | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1

/

VIỆT NAM
TRONG
DÒNG
THỜI
SỰ

TIN THỜI SỰ VỚI :

 BBC | RFA | VOA | RFI

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.