1-12)

.

PSN
BỘ MỚI 2013
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 


Bao giờ Biển Đông lặng sóng?

  • PSN 13.4.2013 | Lê Nguyên


Một trong những chủ đề thảo luận chính tại cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao ASEAN ở thủ đô Brunei là triển vọng thông qua Quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Trong khu vực kỳ vọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc và bốn nước thành viên ASEAN, tình hình tiếp tục còn nhiều căng thẳng, làm cho vấn đề thông qua Qui tắc ngày càng quan trọng.

 


Đội tàu Hải giám Trung quốc tung hoành trên vùng biển của Việt Nam.

Hầu hết các nước ASEAN ủng hộ thông qua Qui tắc ứng xử. Trong khi đó, Trung Quốc muốn giải quyết vấn đề trên các cơ sở song phương, né tránh đưa ra thảo luận ở cấp độ quốc tế đa phương. Vấn đề đã không đạt được tiến bộ vào năm ngoái dưới quyền chủ tịch ASEAN của Campuchia. Là quốc gia phụ thuộc mạnh vào Trung Quốc, lập trường của Campuchia dẫn đến thực tế là lần đầu tiên trong 45 năm hoạt động, ASEAN đã không thực hiện thông cáo chung tại hội nghị thượng đỉnh của tổ chức. Campuchia tán đồng Trung Quốc trong nỗ lực tránh đưa tranh chấp lãnh thổ với từng quốc gia lên cấp độ quốc tế.

Tình hình vào lúc này có những nét chuyển biến. Tháng Giêng năm nay, Philippines đưa tranh chấp với Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển tại Liên hợp quốc. Mỹ ủng hộ Philippenes. Như vậy tính quốc tế của cuộc tranh chấp được mở rộng. Thứ hai, quyền chủ tịch ASEAN năm 2013 đến với vương quốc Brunei giàu có, bản thân cũng có kỳ vọng lãnh thổ trên Biển Đông. Các nhà ngoại giao Brunei tuyên bố khẳng định rằng, việc tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề trên Biển Đông sẽ là phương hướng ưu tiên của Brunei trong vai trò chủ tịch ASEAN. Thứ ba, mới hôm 25/3, Hà Nội trưng hình ảnh tố cáo tàu Trung Quốc bắn cháy tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa. Tức khắc được Hoa Kỳ hỗ trợ thông qua 2 lần tuyên bố mạnh mẻ của giới chức bộ Ngoại giao.

Như vậy, đàm phán về Quy tắc ứng xử ở Biển Đông có cơ hội đạt được những tiến bộ đáng kể. Tại cuộc họp quan chức Cao cấp ASEAN-Trung Quốc lần thứ 19 diễn ra ở Bắc Kinh vào đầu tháng Tư năm nay, các bên đã khẳng định mong muốn hòa bình và ổn định trong khu vực, cam kết tuân thủ Tuyên bố được thông qua năm 2002 về ứng xử của các bên tại Biển Đông (viết tắt là DOC), cũng như tích cực làm việc nhằm đạt sự thống nhất về Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Phát biểu với báo giới tại cuộc họp Ngoại trưởng các nước ASEAN ở Brunei hôm 11/4, Ngoại trưởng Indonesia là ông Marty Natalegawa, loan báo Trung Quốc đề nghị mở cuộc họp đặc biệt và tất cả các nước trong Hiệp hội Đông Nam Á đều nhất trí tham gia.

Tuy thời điểm cụ thể cho cuộc họp sắp tới chưa được xác định, nhưng Ngoại trưởng Indonesia nhấn mạnh cuộc gặp này chứng tỏ tầm quan trọng của việc đạt được tiến triển về một Bộ quy tắc Ứng xử Biển Đông và duy trì bầu không khí tích cực tại vùng biển đầy tranh chấp.

Không thể hoài nghi là việc thông qua một qui tắc ứng xử, biến tài liệu thành yếu tố của luật pháp quốc tế về biển, chắc chắn sẽ trở thành một sự kiện vô cùng quan trọng. Nhưng chỉ thông qua tài liệu là chưa đủ, không thể thiếu sự tuân thủ các điều khoản của Qui tắc trong thực tế. Theo nhận xét của ông Dmitry Mosyak, lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương, Viện Đông phương học, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, thì chỉ sau khi được áp dụng tài liệu mới có ý nghĩa thật sự.

Ông Dmitry Mosyak cho biết: “Các qui tắc cần được hỗ trợ và ghi nhận thành văn trong quá trình thảo luận. Tình hình vấn đề lúc này có vẻ bế tắc. Khả năng là tiến bộ đạt được nếu các bên chịu chấp nhận những nhượng bộ thực tế, đề xuất việc khai thác chung nguồn tài nguyên, đạt thương lượng trong các vấn đề tự do hàng hải, hoạt động ngư nghiệp, cũng như vấn đề căn cứ quân sự. Mỗi điểm mục đều chứa đựng thắc mắc nghiêm túc chưa có giải pháp xử lý.

Trung Quốc không dễ dàng tiến tới thỏa hiệp trong những vấn đề được nêu. Cách đây 20 năm, Trung Quốc đã thông qua đạo luật chủ quyền quốc gia với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trên thực địa Trung quốc đã hành sử một chiến lược hung hăng với láng giềng nhằm thể hiện chủ quyền trên những vùng biển thuộc chủ quyền của nước khác, gây ra tranh chấp rồi tiến tới chiếm đoạt bằng sức mạnh quân sự trá hình bằng các con tàu Hải giám hộ vệ ngư dân đánh bắt hải sản hay ngiên cứu hải dương phi pháp trên các vùng biển ấy. Bình luận về động thái này, ông James Fanell, Đại tá phó tham mưu trưởng tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương nói trong hội thảo của Viện Hải Quân Hoa Kỳ mới đây về Trung Quốc rằng: "Nếu bạn vẽ lại đồ họa các vụ quấy nhiễu của họ thì chúng hợp thành một tuyến có hình vòng cung mà theo thời gian đã rộng ra bao bọc lấy bờ biển các nước láng giềng của Trung Quốc, và trở thành đường chín đoạn, gồm cả toàn bộ Biển Đông. ... Trung Quốc đang lựa cách chiếm đoạt nguồn tài nguyên của các nước khác ngay ngoài khơi bờ biển của các nước đó, theo cách cái gì của ta là của ta, còn chúng ta sẽ đàm phán xem cái gì của các người". Bên cạnh đó, nỗ lực báo chí đã hâm nóng dư luận gay gắt trong nước. Vì vậy, ngay cả có muốn nhượng bộ, thì ban lãnh đạo mới của Bắc Kinh sẽ không thể tránh khỏi những phản ứng rất tiêu cực từ phía xã hội.

Nhưng liệu có giải pháp nào khác cho các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, ngoài đàm phán và tìm kiếm thỏa hiệp. Chỉ còn hai tuần lễ, hội nghị thượng đỉnh ASEAN sẽ được tổ chức tại Brunei. Hi vọng rằng, những nỗ lực phối hợp của Hiệp hội các nước Đông Nam Á sẽ góp phần phá vỡ bế tắc trong quá trình giải quyết vấn đề Biển Đông.

 

Lê Nguyên
Tổng hợp từ các nguồn: VOA, BBC, và Tiếng Nói Nước Nga.
 

Điểm tin thời sự năm 1012: 12 |11 | 10 | 9 | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1

/

VIỆT NAM
TRONG
DÒNG
THỜI
SỰ

TIN THỜI SỰ VỚI :

 BBC | RFA | VOA | RFI

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.