PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

n Học

Ký sự

Giáo Dục

Diễn Đàn

Chính Luận

Môi Trường

Văn minh - Văn hóa

Viễn tượng Việt Nam

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

  Xã Hội

Oxfam biến
rừng hoang thành ruộng

  • 30.10.2008 - Tùng Lâm, Quản lý Truyền thông Oxfam

Vị trí ngôi nhà sàn khang trang của anh Lô Đại Xuân, người Thái, và những người dân ở bản Na Ca, xã Nga My, huyện Tương Hương, Nghệ An cách đây vài năm là cánh rừng hoang, đi qua đã sợ chứ chẳng nói gì là ở.

Trước mặt nhà anh giờ là cánh đồng lúa xanh, đang ở thì con gái, nhưng một thời cũng là rừng nghèo, cằn cỗi.

Một hai tháng nữa mới đến mùa gặt mới, nhưng trong nhà anh Xuân thóc lúa vẫn đầy bồ, chẳng bù cho ngày nào có đến nửa năm phải ăn củ mài thay cơm.

Dư thừa thóc, anh phát triển chăn nuôi, nhờ đó mua sắm được đủ vật dụng thiết yếu cho gia đình. Có TV rồi nay anh đang dự tính để sắm thêm chiếc xe máy.

Gia đình anh Lô Đại Xuân chỉ là một trong rất nhiều hộ ở Nga My đã và đang đổi đời nhờ dự án “An ninh lương thực Nga My” do Oxfam Hồng Kông và Oxfam Bỉ cùng tài trợ.

Đã qua rồi cái thời người Thái ở Nga My cứ rồng rắn nhau lên rẫy hàng tháng trời trồng lúa, để rồi khi gặt về cũng chỉ đủ ăn trong vòng 2-3 tháng, rồi sau đó lại đói dài và chỉ còn cách đi kiếm củ mài, củ khoai về cầm bữa.

Giờ đây, chẳng phải đi đâu xa, họ cũng có cái ăn quanh năm mà lại nhàn hạ. Cuộc mưu sinh đầy gian truân, bất ổn trên đồi núi cao từ muôn đời nay chấm dứt nhờ dự án này.
 

Bước đột phá

Trưởng bản Naka, ông Lô Văn Tình cho biết, người Thái ở Nga My từ muôn đời nay chỉ biết trồng lúa nương ở mãi trên đồi cao, đi cả ngày trời mới tới.

Ăn Tết xong, họ rồng rắn cả gia đình, con cái, gia súc, gia cầm lên rừng để trồng lúa.

Mỗi chuyến đi như thế thường kéo dài vài tháng, nhà cửa bỏ không, trâu bò thả rông; có gia đình khi về con cái đã thất lạc, có khi con chết vì bệnh dịch.

Sau khi khảo sát kỹ tình hình thực tế, thăm dò ý kiến và mong muốn của người dân, theo đề nghị của chính quyền địa phương nhằm chung tay giúp Nga My, một trong những xã khó khăn nhất của huyện, xóa đói nghèo, dự án “An ninh lương thực Nga My” đã chính thức được hình thành và triển khai năm 1998.

Nhớ lại ngày đó, chị Lữ Thị Dương, một người dân trong xã kể: Ngày dự án mới vào, bà con ai cũng lắc đầu, lè lưỡi, nghi ngờ “rừng hoang thế làm sao trồng lúa được?”.

Hơn nữa, người dân ở đây chỉ quen trồng lúa nương: chọc lỗ, tra hạt. Huyện Tương Dương phải cử chuyên gia nông nghiệp Hoàng Sỹ Thìn vào để cùng ăn cùng ngủ cùng làm trong bản để vừa trực tiếp giúp vừa thuyết phục bà con khai hoang trồng lúa nước.

“Muôn đời nay, họ chỉ trồng lúa trên rẫy, nay phải lội xuống bùn trồng lúa, họ ngại lắm. Với lại, họ hoàn toàn không hiểu gì về cày cấy, chăm sóc, bón phân ra sao, san ủi, đắp bờ như thế nào, nên phải hướng dẫn từ đầu”, anh Thìn tâm sự.

Ngay cả chuyện trâu bò ăn lúa, ăn ngô thì phải làm thế nào, anh cũng bỏ nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn bà con.

Anh kể: “Thời gian đầu, trâu bò ăn lúa, họ cũng chẳng thèm đuổi, lại đi gọi tôi: ông Thìn ơi, trâu bò ăn lúa kìa. Tôi phải chạy đi đuổi trâu bò.

Nhiều lần như thế, vừa làm vừa hướng dẫn cụ thể, dần dần bà con mới hiểu”.

Việc hướng dẫn bà con bón phân chuồng cho cây trồng cũng là một trong nhiều kỷ niệm với anh Thìn: “Tôi bảo bà con đi nhặt phân trâu, phân bò…đổ vào hố để làm phân, nhưng bà con không nghe vì họ chưa làm thế bao giờ. Họ còn còn rằng dùng phân bón lúa là bẩn

Tôi đành bỏ tiền ra mua phân chuồng của chính họ và nhờ họ đổ vào hố vậy. Dần dần, thấy bón phân có hiệu quả, bà con mới tự nguyện làm”.
 

Kiên trì

Ròng rã suốt hai năm trời cắm bản, bất kể công việc gì, anh Thìn cũng phải làm mẫu, rồi cầm tay chỉ việc giúp bà con làm.

“Vừa là cán bộ kỹ thuật, mình phải là một người dân của thôn bản thì mới có thể giúp họ được. Bởi, với người dân tộc thiểu số, thật không dễ dàng gì khiến họ thay đổi tập quán ngàn đời một sớm một chiều”, anh Thìn chia sẻ kinh nghiệm.

Trong vòng hai năm, với sự tham gia tích cực của các cấp chính quyền và người dân, đã biến gần 100 ha rừng nghèo nằm ngay nơi định cư của người dân thành những cánh đồng màu mỡ để trồng lúa nước.

Thành công đầu là đến với cây ngô, cây vừng, bà con mừng lắm, nhưng phải đến khi cây lúa được mùa, dân mới tin.

Giờ thì từ bản Chon, Na Ca tới bản Bay hay bản Bột của Nga My, nhìn những cánh đồng lúa xanh bát ngát ít ai nghĩ rằng trước từng là rừng hoang, cỏ dại.
 

Ổn định

Từ thành công của dự án, chính quyền tỉnh, huyện đã đầu tư thêm để kiên cố hệ thống tưới tiêu, xây dựng điện, đường, trường, trạm.

Ông Lò Văn Khuê khi gặp chúng tôi trong chuyến đến thăm bản tháng 9 vừa qua đã cho biết, bà con giờ không phải leo đồi, leo núi nữa mà cái ăn luôn đầy đủ.

Trẻ con có cơ hội đến trường nhiều hơn vì không phải theo cha mẹ lên nương rẫy hàng tháng trời như trước đây nữa. Cuộc sống ổn định, bà con cũng phát triển được nghề chăn nuôi hiệu quả hơn, quy củ hơn.

Trước đây, trâu bò, lợn, gà hoàn toàn thả rông thì nay đã có chuồng trại. Thôn bản nào cũng có đội ngũ bác sĩ, cán bộ thú y.

Trưởng bản Na Ca Lô Văn Tình thì thổ lộ rằng cuộc sống của anh bây giờ đã rất thong thả, “Ngày đi làm, tối về nghỉ ngơi, ngả lưng xem TV, nghe radio…”.

Điều anh Tình tâm sự nghe đơn giản nhưng lại mang nhiều ý nghĩa lớn lao bởi nhiều người dân Nga My từ nay đã có thể vươn lên trên mảnh đất này, không còn phải lầm lũi mưu sinh đâu đó trên núi rừng xa xôi.

 Theo: BBC

 


SỰ
XÃ HỘI



TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.