PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                        TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

  KÝ SỰ XÃ HỘI

Lincoln

chiến tranh và hòa giải dân tộc

  •  PSN 10.5.2013 | Lương Nguyễn

Từ một cuốn phim:

Steven Spielberg, người đạo diễn tài hoa của nước Mỹ vừa mới cho ra mắt cuốn phim Lincoln cuối năm 2012, nói về bi kịch của cuộc nội chiến Nam Bắc ở Hoa Kỳ từ năm 1861 đến 1865. Đầu năm 2013, phim Lincoln đã đoạt được hai giải thưởng rất quan trọng là Quả Cầu Vàng (Golden Globe Awards) và giải thưởng Oscar thứ 85, cả hai đều về nam diễn viên đóng hay nhất Daniel Day-Lewis.

 

Đạo diễn Steven Spielberg sinh năm 1946 ở Ohio trong một gia đình gốc Do Thái. Tên ông không xa lạ với mọi người, nhất là đối với dân mê coi phim, ông đã nổi danh từ những cuốn phim ăn khách như: Jaws (1975), E.T. the Extra-Terrestrial (1982), Indiana Jones and the Temple of Doom (1984), Jurassic Park (1993), Schindler's List (1993), Men in Black (1997), Saving Private Ryan (1998),… . Sự thành công trong quá kh đã tạo cho ông có một tên tuổi uy tín trong ngành điện ảnh của thế giới.

 

Ngay tnhững năm cuối cùng của thập niên 90, ông đã ấp ủ một hoài bão là làm cho được một cuốn phim có tầm vóc xứng đáng v vị tổng thống thứ 16 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Steven Spielberg tự thú ông vẫn bị ám ảnh bởi những huyền thoại về một con người có tầm vóc vĩ đại của dân tộc Mỹ. Năm 1999 ông giao cho nhà văn nữ Doris Kearns viết một cuốn tiểu sử về Abraham Lincoln để dựa vào đó tạo dựng kịch bản. Doris Kearns hoàn tất cuốn sách lấy tên “Team of Rivals: The Political Genius of Abraham Lincoln“ năm 2005. Tác phẩm mô tả quá trình của vị tổng thống Lincoln trong công cuộc cách mạng xóa bỏ nô lệ ở Mỹ, thống nhất đất nước và những n lực hòa giải dân tộc trong suốt cuộc nội chiến Nam Bắc. Về kịch bản do Tony Kushner soạn, một người viết kịch nổi tiếng, nhưng cũng phải sửa đi sửa lại nhiều lần theo ý của nhà đạo diễn khó tính này. Steven Spielberg không muốn cuốn phim ông bị sa lầy vào những chi tiết vụn vặt để trở thành nhàm chán, nên ông chỉ chọn những thời điểm đáng ghi đáng nhớ. Đó là những tháng cuối cùng cuộc đời của Tổng thống Abrahem Lincoln, khi mà cuộc nội chiến đã đi vào giai đoạn ác liệt, ở chiến trường đang cần những nỗ lực lớn lao để chấm dứt đổ máu và ở quốc hội những cố gắng vô tận để vận động bỏ phiếu hủy bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ. Trong phim có một điều cần nhắc đến, Steven Spielberg đã không đề cập đến đoạn lúc Tổng thống Lincoln bị ám sát, có lẽ trong thâm tâm, ông muốn gìn giữ mãi mãi hình ảnh đẹp đẽ người anh hùng của mình.

 

Mãi đến đầu năm 2011, ông mới chọn được Daniel Day Lewis đóng vai Lincoln. Lewis là một nam diễn viên nặng ký đã hai lần đoạt giải Oscar và mới đây trong năm 2013 thêm một Oscar nữa, tổng cộng là 3. Lewis đã bỏ gần trọn một năm trời để sửa soạn vai trò của mình, nghiên cứu tất cả các tài liệu và các bài thuyết trình của Abraham Lincoln để được sống thật sự trong nhân vật của mình đóng.

 

Qua bao nhiêu khó khăn, cuối cùng cuốn phim “Lincoln” đã được trình chiếu vào cuốn năm 2012 ở Mỹ. Như thế tổng cộng từ khi bắt đầu xây dựng truyện phim cho đến ngày chiếu phim cho mọi người xem đã mất 12 năm trời.

 

Tổng thống Abraham Lincoln, người anh hùng giải phóng nô lệ:

Abraham Lincoln sinh ra đời ngày 12 tháng 2 năm 1809 trong một gia đình nông dân nghèo khó ở Kentucky. Có lẽ bởi vậy, ông có một khuôn mặt thường đăm chiêu khắc khổ. Thuở trẻ, ông không được đi học đến nơi đến chốn, nên những kiến thức ông thu đạt được, phần đông nhờ tính say mê tự tìm tòi tự học hỏi mà ra. Cũng do ông tự học, tự đọc sách lấy, ông có được bằng hành nghề luật sư nông thôn năm 1837. Chẳng bao lâu nhờ tài năng và sự cần cù làm việc, ông đã trở thành một luật sư nổi tiếng ở vùng Illinois. Dù là một luật sư rất thành công trong nghề nghiệp, nhưng ông chủ trương sống là phải chân thật. Ông nói: ”nếu chúng ta không thể trở thành một luật sư trung thực, thì hãy ráng sống trung thực mà không cần làm luật sư”.

 

Năm 1842, ông kết hôn với bà Mary Todd. Hai ông bà không có một cuộc sống hạnh phúc, có lẽ vì hai người thuộc hai tầng lớp xã hội khác nhau. Ông đi từ tầng lớp nông dân ngèo khó chân lấm tay bùn, còn bà thì thuộc thành phần quý tộc giầu sang. Bà thường to tiếng phê bình dáng điệu quê mùa vụng về của ông. Hai ông bà có 4 người con, tuy nhiên chỉ có một người con duy nhất còn sống quá tuổi trưởng thành. Sau này phần vì 3 người con bị mất lúc còn trẻ và rồi ông bị ám sát chết, bà đâm ra mắc bệnh hoang tưởng và phải đưa vào viện tâm thần.

 

Ngay từ khi còn thanh niên, ông đã định hướng con đường chính trị của mình. Năm 1834 đến năm 1842 ông là nghị viên của Illinois. Năm 1847, ông được đắc cử một nhiệm kỳ ở Viện Dân Biểu Hoa Kỳ. Năm 1856, ông gia nhập đảng Cộng Hòa. Ông chủ trương giải phóng nô lệ và tích cực vận động để hủy bỏ chế độ nô lệ. Ông xác định quan điểm về dân chủ của mình: “Tôi không muốn là nô lệ, nhưng cũng không muốn là chủ của nô lệ. Đó là quan điểm của tôi về dân chủ. Ngoài ra tất cả cái gì đi ngược lại điều đó đều không phải dân chủ”.

 

Năm 1860, Abraham Lincoln đắc cử trong cuộc bầu Tổng thống Hoa Kỳ thứ 16. Lập tức 11 tiểu bang ở miền Nam còn giữ chế độ nô lệ tuyên bố ly khai và lập lên “Liên minh các tiểu bang Mỹ” (Confederate States of America) và cử Jefferson Davis làm Tổng thống của miền nam. Ở miền Bắc, 25 tiểu bang còn lại ủng hộ chính phủ Liên bang (Union) do Tổng thống Abraham Lincoln lãnh đạo. Cuộc nội chiến Nam Bắc coi như không thể cứu vãn, mặc dù ông đã cố công tìm cách hàn gắn. Tiếng súng đầu tiên bắt đầu nổ vào ngày 12 tháng 4 năm 1861, khi quân miền Nam tấn công vào đồn Sumter ở Nam Carolina do quân miền Bắc trấn giữ. Năm 1862, ông ra bản “Tuyên Ngôn Giải phóng Nô Lệ”. Một tuyên ngôn rất quan trọng để xác định xóa bỏ chế độ nô lệ là một mục tiêu chiến đấu của quân đội miền Bắc.

 

Năm 1863, quân miền Nam bị đại bại ở Gettysburg. Đây là một trận đánh khốc liệt nhất trong lịch sử nội chiến của Mỹ, tổng cộng thương vong của hai bên khoảng gần 50.000 binh sĩ. Nhưng cũng là một khúc quanh lịch sử để chấm dứt chiến tranh và sau này đưa đến sự đầu hàng của quân miền Nam. Tổng thống Lincoln đã đọc ở đây một bài diễn văn chỉ gồm có 272 chữ và kéo dài chưa quá 3 phút, nhưng là một bài diễn văn nổi tiếng nhất của ông. Trong diễn văn Gettysburg, có nhắc đến những nguyên tắc về bình đẳng trong bản Tuyên ngôn Độc Lập Hoa Kỳ và khẳng định rằng cuộc nội chiến này là cuộc đấu tranh để dành tự do, dân chủ và nó sẽ mang đến cho mọi công dân sự bình đẳng thật sự. Cái độc đáo ở đây, ông đã không nhắc đến những danh từ Nam Bắc, Nô Lệ, Giải phóng, ta và thù. Ông không phân loại người chết, ông chỉ vinh danh tất cả những người lính đã hiến dâng mạng sống mình để tổ quốc được sống.

 

Năm 1864, Lincoln được bầu lại làm Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai.

 

Đầu năm 1865, quân miền Nam đã bị đánh bại ở Petersburg. Ngày 4 tháng 4 năm 1865, Lincoln đến thị sát Richmond, thủ phủ của miền Nam mới bị quân miền Bắc chiếm được. Ngày 9 tháng 4 năm 1865, tướng của miền Nam Robert E. Lee bị vây chặt không còn đường lui, đã phải ký giấy đầu hàng tướng miền Bắc Ulysses Simpson Grant tại làng Appomattox. Đến đây, cuộc nội chiến Nam Bắc kéo dài 4 năm trời coi như chấm dứt với gần một triệu người bị tử thương, trong đó có khoảng 620.000 binh sĩ.

 

Tổng thống Lincoln đã làm tròn lời hứa của ông đối với nhân dân Mỹ là giải phóng nô lệ và thống nhất đất nước. Chủ trương hòa giải dân tộc của ông đề ra đã nẩy mầm trên đất nước Mỹ. Sau chiến tranh, dân miền Bắc và miền Nam đã cùng nhau chung lưng chung sức để xây dựng đất nước. Nhờ thế, sau này Mỹ trở thành một cường quốc. Chỉ có điều đáng tiếc, ông mất quá sớm để có thể nhìn thấy thành quả của mình.

 

Ngày 14 tháng 4 năm 1865, Tổng thống Abraham Lincoln bị ám sát chết trong khi đang coi kịch tại Nhà hát Ford ở Thủ đô Washington D.C. Vị Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ và là người anh hùng giải phóng nô lệ đã gục xuống vì viên đạn bắn ra từ một diễn viên đóng kịch, nghĩa là đúng 6 ngày sau khi chiến tranh chấm dứt.

 

Chiến tranh và hòa giải dân tộc:

Năm 1865, trong lúc binh sĩ của miền Nam đang bị vây khốn ở làng Appomattox, nhiều người đã khuyên tướng Lee nên chia quân ra để tiếp tục đánh bằng du kích thay vì đầu hàng. Nhưng tướng Lee đã từ chối, ông không muốn cuộc chiến này kéo dài một cách vô ích và chỉ đưa đến thêm đổ máu, chết chóc và hận thù. Ông quyết định chấm dứt chiến tranh và ra đầu hàng tướng Grand của quân đội miền Bắc. Trong buổi lễ ký giấy đầu hàng tại Appomattox Court House, tướng Grant đã ra nghiêm lệnh cấm binh sĩ miền Bắc không được reo hò vui mừng chiến thắng và phải lập một hàng quân danh dự đứng nghiêm chào tướng Lee và đoàn tùy tùng đi tới. Tướng Grant giải thích là “Chiến tranh đã kết thúc, bây giờ họ là đồng bào của chúng ta. Điều cả nước đáng ăn mừng không phải chúng ta chiến thắng họ, mà là họ đã trở về lại với chúng ta, Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ”.

 

Tướng Grant chấp nhận 3 điều kiện mà tướng Lee đưa ra:

- binh sĩ miền Nam được ra về tự do không bị trả thù hay bắt bớ, để họ được yên ổn xây dựng lại đất nước,

- được mang lừa và ngựa theo để làm mùa màng,

- được mang theo vũ khí ngắn cá nhân để tự bảo vệ mình.

 

Ngoài ra tướng Grant còn cung cấp lương thực cho một số binh đoàn miền Nam để họ đủ sức trở về lại quê quán.

 

Tổng thống Lincoln thường cho mọi người biết là ông mong muốn cuộc chiến kết thúc trong sự khoan dung độ lượng. Bởi vì kinh nghiệm cho ông biết là với tấm lòng nhân ái, sẽ mang lại cho ông nhiều kết quả hơn là cách hành xử quá cứng rắn. Nên khi tướng Grant hỏi Tổng Thống Lincoln làm gì với binh sĩ miền Nam đầu hàng, ông không do dự trả lời “Hãy để họ được tự do ra về”.

 

Ở Mỹ có một nghĩa trang nổi tiếng là Nghĩa trang quốc gia Arlington (Arlington National Cemetery) ở Arlington/Virginia. Một trong những nghĩa trang quân đội lớn nhất nước Mỹ. Nơi yên nghỉ của Tổng thống Kennedy, của hơn 290.000 sĩ quan, binh sĩ đã hy sinh cho tổ quốc Mỹ. Trong đó có những mộ phần của hàng ngàn người lính vô danh cả Nam lẫn Bắc chết trong cuộc nội chiến Nam Bắc năm 1861-1865. Cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đi qua đây đã xúc động và làm một bài hát “Trên đồi Arlington”:

 

Về đây, cùng tới đây, chia nhau nghĩa trang này
không lời hờn oán đắng cay 
Bắc Nam cùng mạch sống!
Thắng thua đều anh hùng!

(Trên đồi Arlington, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang)

 

Thắng thua đều anh hùng, tướng Lee mặc dù là tướng đầu hàng, nhưng lạ thay dân Mỹ lại coi ông như một vị anh hùng. Họ dựng tượng ông, đặt tên ông cho những con đường ở Mỹ. Trong chiến tranh ông chiến đấu rất anh dũng, sau chiến tranh ông đã đóng góp rất nhiều vào công cuộc hòa giải giữa Nam và Bắc, kêu gọi mọi người buông súng và ủng hộ chính sách xây dựng lại nước Mỹ của chính phủ Liên Bang. Người ta tự hỏi, nếu giả sử như tướng Grant đối sử với tướng Lee và binh sĩ của ông như những kẻ thua trận, thì nước Mỹ ngày nay sẽ đi về đâu?

 

Nhìn vào lịch sử cuộc nội chiến Nam Bắc ở Mỹ ta học được những gì?

Chiến tranh nào cũng là khốc liệt, là căm thù, là giết chóc, là dành phần sống cho mình. Nhưng sau khi tiếng súng đã tắt trên chiến trường, khi khí giới đã buông xuống, thì kẻ thắng người thua trong cuộc chiến “cốt nhục tương tàn” nhìn nhau bỗng chợt nhận ra đâu đây là những khuôn mặt đã quen, đã biết và hình như họ là anh em, là ruột thịt, là bạn bè, là đồng bào với mình. Mà trước đây, mình đã lăn xả vào chém giết họ. Nên nếu nói đến chiến thắng, đó chỉ là sự thắng đối với dân tộc mình và kẻ bại trận cũng là dân tộc mình. Bên sau những vòng hoa của chiến thắng, những huy chương bóng loáng là cửa nhà tan nát, là máu thịt của hàng triệu người đổ xuống, là lạc hậu, là u mê, là cả một dân tộc lầm than đói khổ, là cả một nền kinh tế quốc gia đi giật lùi trở lại, là mở cửa cho ngoại bang lợi dụng bước vào. Và rồi thêm nữa, phải cần bao nhiêu năm mới hàn gắn lại vết thương lòng đã rỉ máu đó, bao nhiêu năm mới xây dựng lại xong những ngôi nhà đã bị đổ nát vì chiến tranh. Có điều chắc chắn là cả người thắng lẫn người thua, họ sẽ phải có chung một tương lai để xây dựng, chung một xứ sở để gìn giữ, dù muốn hay không. Bởi thế nên, sau mỗi cuộc nội chiến, sự hòa giải dân tộc là một điều cần thiết để cùng nhau chung sức chung lòng xây dựng lại tổ quốc. Muốn được như vậy, ngoài lòng thành thật tôn trọng lẫn nhau, phải bỏ đi được cái cao ngạo “chiến thắng” để hóa giải được hận thù. Đó là con đường duy nhất đưa tới hòa giải dân tộc, mặc dù không phải là dễ dàng, vì nó đòi hỏi rất nhiều sự sáng suốt, dũng cảm và lòng nhân ái. Nhưng con đường đó sẽ đưa đất nước đến cường thịnh. Tổng thống Lincoln vẫn thường trích một câu trong Tân Ước để làm châm ngôn cho cuộc đời chính trị của ông: "A house divided against itself cannot stand” (Tạm dịch “Một căn nhà bị phân hóa với chính nó thì không đứng vững được”).

 

Gần 150 năm sau, cựu Tổng Thống Nam Phi Nelson Mandela, người đã bị 27 năm tù vì tranh đấu nhân quyền cho dân da đen, nói: “Người ta không thể xây dựng một quốc gia trên hận thù và bạo lực”. Trên đường đi đến hòa giải, Nelson Mandela đã mời cựu tổng thống Nam Phi gốc da trắng Frederik Willem de Klerk làm phó tổng thống cho ông và những tướng lãnh, công chức cao cấp của chế độ cũ đã từng bỏ tù ông, ông đã kéo ghế mời họ ngồi. Rồi đến nước Đức, thống nhất hai nước làm một mà không đổ máu, không bắn một viên đạn. Đây là những thí dụ cho thấy là người ta có thể hòa giải, nếu thật tâm.

 

Cố nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang nhớ đến thân phận quê hương mình, chợt thấy bâng khuâng:

 

Đã bảo vết thương không nhắc nữa
Mà sao thấy sẹo cứ bâng khuâng 

(Trên đồi Arlington, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang)

 

 

Đầu năm 2013

Không có con đường đi đến hạnh phúc - hạnh phúc chính là con đường (Thích Nhất Hạnh)


SỰ
XÃ HỘI


 

TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.