PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

  Vấn Đề Xã Hội

Định kiện, thành kiến, thiên kiến

  • 28.02.2009 | hoànglonghải

Kiến: thấy, ý thức. Có tới ba danh từ đi với “kiến” là “Định kiến”, “thành kiến”, “thiên kiến”. Tiếng Anh, một cách đơn giản gọi định kiến là fixed idea, chủ ý nhất định.  Văn hoa thì gọi là Prejudice.  Pre-judice là một danh từ có hai phần. Tiếng chính của nó, gọi là ngữ căn thì có Judice, và tiếp đầu ngữ là Pre. Judice, tức judicial có nghĩa là có khả năng suy xét, sáng suốt, có óc phê phán, vô tư. Tỉnh tự là judicious tiếp đầu ngữ là “Pre” là có sẵn, sẵn sàng, là có người làm trước, nghĩ trước, định trước. Người ta cứ thế mà theo, khỏi cần suy nghĩ chi cả.

Định kiến cũng có thể là ý kiến thích hay không thích ai, hoặc cái gì mà không dựa trên kinh nghiệm hoặc lý lẽ.

Định kiến cũng còn là thành kiến, nghĩa là cái “kiến” đã “thành” sẵn rồi. Thành là hoàn thành, là công việc, suy nghĩ đã xong xuôi. Năm tôi học lớp nhì, thầy giáo tôi giải thích chữ thành trong thành kiến là bức tường, bức thành. Nó như bức tường cao, che mất cái “kiến” của mình. Tôi nghĩ thấy giáo tôi nói cũng đúng vậy. “Tự Điển Hán Việt” Đào Duy Anh giải thích là: “Ý kiến cố chấp, không thể lay chuyển được.”

“Định kiến, thành kiến”, đôi khi cũng gọi là “thiên kiến”. Tự Điển Hán Việt của Đào Duy Anh giải nghĩa “Thiên là nghiêng về một bên”. Thiên kiến là “Ý kiến thiên lệch”, “Ý kiến ngoan cố.”

Nhìn chung, dù “định kiến”, “thành kiến” hay “thiên kiến”, không danh từ nào cho ta thấy những “kiến” ấy là đứng đắn cả, biểu tỏ có sự suy nghĩ, có lẽ phải…

Người có những cái kiến ấy là những người thiếu suy nghĩ, lười suy nghĩ hoặc không chịu suy nghĩ, thiếu sự phê phán hay thiếu lẽ phải, công bằng, thậm chí nhiều khi vô lương tâm.

Đã không suy nghĩ là thiếu cái lý, vậy cái “kiến” ấy phát xuất tự cái tình, tức là từ lòng ghét bỏ, hận thù, đố kỵ, v.v…

Cái “kiến” ấy diễn ra trong hai môi trường rộng hẹp khác nhau.

Hẹp thì giữa cá nhân và cá nhân. Người nầy định kiến với người kia, người kia định kiến với người nọ. Trong gia đình cũng vậy. Cha mẹ lắm khi cũng định kiến với con hay ngược lại. Có thể cái định kiến của cha mẹ đối với con cái là vì con cái hư hỏng, có khi không hợp tính tình, xung khắc tuổi tác, như “Tý ngọ mẹo dậu”, hay “dần thân tỵ hợi” là tứ hành xung. Cha mẹ cứ cho là vì kỵ tuổi nên định kiến với con, hay vì sinh đứa nào đó ra, gia đình gặp nhiều xui xẻo nên đổ lên đầu con; đứa nào đẻ nó ra ăn nên làm ra thì cưng chiều. Đó cũng là một trong những lý do “Con yêu con ghét” mà chúng ta thường thấy trong nhiều gia đình.

Trong phạm vi xã hội, loài người, định kiến đem lại những hậu quả hết sức ghê gớm. Ví dụ, vì định kiến nên sinh ra kỳ thị mầu da, kỳ thị chủng tộc, từ đó nảy sinh nhiều thảm trạng.

Ví dụ: Vấn đề người da đen, người da mầu ở Mỹ.

Không ít người cho rằng mỗi chủng tộc có những thể chất khác nhau, trí óc khác nhau. Sự khác nhau nầy tạo ra những giống dân thông minh, khéo léo, khôn ngoan và những giống dân ngu dốt, trì độn, làm ảnh hưởng đến lịch sử phát triển của nhân loại khác nhau.

Chỉ những giống dân thông minh, khôn khéo mới tạo ra văn minh cho nhân loại. Những giống dân cao quí đó có quyền thống trị những giống dân ngu dốt, thiếu văn minh, tức là những người chỉ có thể làm nô lệ. Nô lệ là bị bóc lột, bị đàn áp. Và người ta cho như thế là đúng.

Gobineau (1) tin rằng chủng tộc nào tạo nên văn hóa của chủng tộc đó, cho rằng các dân tộc da rắng, đen và vàng có văn hóa cao thấp khác nhau và thành phần hợp chủng đã phá vỡ những rào cản, đem lại sự xáo trộn xã hội. Gobineau phân loại các vùng Trung Đông, Trung Á, bán đảo Ấn Độ, Bác Phi và phía Nam nước Pháp là những khu vực tạp chủng.  Ông ta tin tưởng rằng chủng tộc da trắng có ưu thế hơn và có mối liên lệ giữa hai nền văn minh Ấn Âu, gống dân Aryan (Ấn/ Ba-Tư) cũng vậy. Sự xáo trôn kinh tế ở Pháp làm nảy sinh vấn đề tạp chủng.

Cũng từ quan điểm đó, chủ nghĩa Phát-xít Đức hình thành. Cũng từ đó, người châu Âu đã xâm lược, cai trị và cướp bóc, bóc lột các dân tộc bán khai. Đó là động cơ hình thành các đế quốc châu Âu. Hầu hết các nước châu Âu là đế quốc, từ đế quốc La-Mã, đế quốc Anh, đế quốc Pháp, đế quốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, v.v…

Nói chung, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là nền tảng của các đế quốc, phát xít… Hình thức đế quốc còn tồn tại một cách công khai cho mãi đến gần cuối thế kỷ trước, nhất là ở Nam Phi, dưới hình thức apacthai (apartheid) tức là phân biệt giữa người da trắng, phần đông gốc Anh và da đen tức thổ dân địa phương.

Ở Mỹ, công cuộc đấu tranh đòi bình đẵng giữa người da đen, người da mầu và dân da trắng kiên trì và dai dẵng kéo dài qua hàng trăm năm.

Thật ra, công cuộc đấu tranh nầy bắt đầu ngay khi nước Mỹ mới hình thành. Thomas Jefferson, tác giả bản tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, và tổng thống thứ ba của Mỹ là người đã có ý thức về sự bất bình đẵng giữa người đen, người trắng và chính nó là thảm cảnh trong gia đình ông, khi ông có những đứa con lai da đen. Tuy nhiên, ở thời đại ấy, định kiến về chủng tộc còn nặng nề, tình hình xã hội chưa thuận lợi, nên ông không dám công khai đứng ra bênh vực người da đen như sau nầy. Phải gần một trăn năm sau, Abraham Lincoln mới có đủ can đảm bênh vực người da đen bằng cuôc nội chiến Nam - Bắc và phải một trăm năm sau nữa, mới có sự kiện Luther King, và phải đến đầu thế kỷ thứ 21, người da mầu Barrack Obama mới được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ.

Như tôi trình bày trong bài “Nước Mỹ Vĩ Đại”, chỉ có dân tộc Mỹ mới thực hiện được lý tưởng bình đẵng nầy, mà thực hiện trước thiên hạ. Chắc gì vài ba chục năm sau nữa, mới có một tổng thống Pháp gốc Ma-Rốc, một tổng thống Nga gốc Checknya hay một thủ tướng Anh gốc Ghana, một chủ tịch Tầu gốc Tây Tạng, v.v…

Những định kiến về tôn giáo sâu sắc và gay gắt không kém gì về chủng tộc.

Bất luận chúa Giê-Su là người Trung Đông, các đạo quân “Thập Tự Chinh” từ La Mã qua xâm lược trung đông, đã thẳng tay, chén giết, hiếp dâm, đốt nhà người Ả Rập vì người Ả Rập thấp kém hơn người Ý/ La-Mã, vì đạo Hồi không thể sánh bằng với Thiên Chúa Giáo La Mã, v.v…

Tình hình ở nước ta thì sao?

Thế nào là định kiến giữa những người có tôn giáo khác nhau?

Căn cứ trên quan điểm của J.A Gobineau như trích dẫn ở trên, người da trắng không thể nào cho rằng người da vàng ngang bằng họ. Điều rõ ràng nhứt là người Pháp tự cho rằng họ đến Việt Nam là để “khai hóa” (to civilize) dân tộc nầy, người dân còn “bán khai” (half-civilized). Người Việt Nam thời kỳ ấy, cũng chấp nhận rằng mình còn kém văn minh, còn mọi rợ và chịu để cho người Pháp đến khai hóa để tiến cho kịp đà tiến hóa văn minh nhân loại.

Trước 1945, tôi đã được cô giáo dạy cho bài hát, theo điệu “Đăng Đàn Cung”. Tôi còn nhớ câu đầu như sau:

“Dậy! dậy! dậy, nhìn khắp, xem toàn châu,

Đèn khai hóa rạng khắp hoàn cầu…”

Tuy nhiên, một số trí thức, phần đông là sinh viên không chịu chấp nhận cái thân phận hèn kém và bị khinh thị.

Nhà văn Nguyễn Vĩ, trên báo “Phổ Thông” của ông có thuật một câu chuyện đại ý như sau:

Có một gánh xiệc, do một người Pháp làm chủ đến diễn ở Hà Nội. Trong một màn hài, nhằm trình diễn thời trang các dân tộc, một anh hề đứng trên sân khấu. Một người ăn mặc theo kiểu Tây phương từ trong sân khấu đi ra, anh hề hỏi:

- “Thưa ông! Ông là người nước nào?

- “Tôi là người Pháp.” Người ấy trả lời.

Anh hề kính cẩn cúi đầu chào.

Rồi một người Ấn Độ, một người Nhựt, một người Tầu đi ra, anh hề hỏi, người ấy trả lời. Tất cả đều được anh hề ngã mũ chào.

Bỗng có một người khăn đóng áo dài, kẹp dù (ô) đi ra. Anh hề hỏi:

- “Thưa ông! Ông là người nước nào?”

- “Tôi là người An-Nam”. Người ấy trả lời.

Thay vì chào, anh hề đá ông An-Nam một đá. Người ấy bỏ chạy mất. Khán giả cười ồ lên, vui vẻ.

Nhưng ngay sáng hôm sau, sinh viên Hà Nội có lời kêu gọi tất cả khán giả hãy tẩy chay gánh xiệc nầy vì họ đã tỏ ý khinh thị người An-Nam. Họ còn tích cực đến tận rạp hát, phân phát lời kêu gọi và khuyến khích khán giả hãy nên tự trọng, phải có tự ái dân tộc.

Vậy là trong mấy tuần liền, rạp xiếc vắng không. Đoàn xiệc phải dời vào Vinh, vào Huế, vào Tourane (tên Đà Nẵng hồi ấy). Đoàn sinh viên Hà Nội kiên trì đi theo gánh xiệc và kêu gọi khán giả hãy tẩy chay. Kết quả, gánh xiếc vỡ nợ, tên chủ Tây tự tử…

Đấy là hậu quả của định kiến được biểu lộ qua trò mua vui của một anh hề.

Dĩ nhiên, người Việt bị trị, bị người Tây thống trị coi rẻ nhiều mặt, văn minh, văn hóa và cả tôn giáo, chưa kể bấy giờ các ông cố đạo Tây thường dựa vào thế lực của thực dân Pháp chèn ép tôn giáo của người dân địa phương.

Định kiến tôn giáo ở Việt Nam khá nặng nề, bắt nguồn từ các thời kỳ “giết tả đạo” của các vua chúa triều Nguyễn. Ngay từ hồi ấy, tín đồ đạo Thiên Chúa bị bách hại vì nhiều lý do khác nhau, như lòng trung thành với vua, (trung quân, ái quốc), tức là về phương diện chính trị, sự khác biệt về văn hóa, phong tục, tập quán…

Ngược lại, khi người Pháp xâm lăng và sau đó đặt nền cai trị, tình thế bị đảo ngược. Thực dân Pháp trở thành chỗ dựa cho các cha cố người Tây tới rao giảng đạo của họ, của những người tân tòng, mà qua giáo hội và thực dân Pháp, địa vị và sự giàu có của họ càng được nâng cao. Trong viễn tượng đó, những người có lòng yêu nước, muốn giành lại độc lập cho dân tộc, những người chống Pháp và ngay cả cán bộ Cộng Sản có định kiến nặng nề với tín đồ Thiên Chúa giáo và giáo hội Thiên Chúa ở Việt Nam.

Trong quá trình chiến tranh chống Pháp, chống chính quyền Miền Nam VN và chống Mỹ can thiệp, Việt Cộng núp dưới chiêu bài “Dân tộc Chủ nghĩa” làm cho không ít người dân, và cả các tăng sĩ Phật giáo ủng hộ Việt Cộng. Do đó, trong tình trạng chính trị hiện nay ở Việt Nam, những nhà tu hành đạo Phật, nếu có ít nhiều quan hệ với chính quyền hiện tại ở trong nước, sẽ bị coi là thiên Cộng, là Cộng Sản, là tay sai Việt Cộng.

Bên cạnh các tăng sĩ Phật giáo chống chính quyền Cộng Sản, mà chống một cách tích cực như hòa thượng Huyền Quang, Quảng Độ, Không Tánh, Hải Tạng… và các hoạt động của các ông Tuệ Sĩ, Lê Mạnh Thát đã bị Cộng Sản kêu án tù, v.v… cũng không ít tăng sĩ Phật giáo có quan hệ xa gần, ít nhiều với chính quyền Cộng Sản Việt Nam. Quan hệ đó có khi rõ ràng như khi tham gia Vesak, ông Lê Mạnh Thát cho biết là lễ lược nầy do nhà nước Cộng Sản tổ chức, ông chỉ là người đại diện cho Phật giáo, cũng không ít tăng sĩ có liên lạc với chính quyền nhưng không tuyên bố công khai. Có người ví việc ông Trí Thủ quan hệ với Cộng Sản trong tình hình căng thẳng sau khi Việt Cộng mới chiếm miền Nam cũng chỉ là một hành vi cứu giáo hội, giống như thời kỳ đô hộ, nhiều hòa thượng, thượng tọa phải quan hệ với chính quyền thực dân Pháp để được xin giúp đỡ vậy. Hành động của ông Trí Thủ như là hành động “Lê Lai cứu chúa” vậy. Cuối cùng, ông Trí Thủ cũng bị Việt Cộng đưa vào bệnh viện cứu chữa nhưng thật ra là để thủ tiêu một tiếng nói. Nó không khác gì quân Minh đã giết Lê Lai khi chúng khám phá ra rằng, người bị chúng bắt không phải là vua Lê Lợi.

Vậy thì mục đích của ông Nhất Hạnh là gì sau những lần ông về Việt Nam, mục đích gì khi ông thành lập “Làng Mai” ở Việt Nam.

Cách đây không lâu, một người bạn gọi điện thoại cho tôi “báo động” rằng nhiều người gốc gác từ bắc vĩ tuyến 17 hiện đã qua tu học ở làng Mai của ông Nhất Hạnh bên Pháp. Anh bạn tôi tỏ ý không muốn làng Mai hay làng Xanh, làng Hồng, hay bất cứ chùa chiền nào, cơ sở tu học nào của Phật giáo, có liên hệ với Việt Cộng hay những người Việt Nam có liên hệ như thế nào đó với Cộng Sản.

Tôi nhìn vấn đề hơi khác người bạn tôi một chút. Chắc chắn Việt Cộng lợi dụng bất cứ hoạt động nào, yêu nước, thương nhớ quê hương hay bảo vệ, gìn giữ văn hóa tôn giáo để phát tiển tổ chức đảng của chúng, đánh phá các phần tử yêu nước, chống Cộng.

Tuy nhiên, miền Bắc vĩ tuyến 17 sống dưới chế độ Cộng Sản từ 1954 đến nay là hơn nửa thế kỷ. Cộng Sản đã triệt hạ không biết bao nhiêu cơ sở tôn giáo, nói chung, và chùa chiền nói riêng, chúng đánh phá bất cứ tôn giáo nào, Phật giáo cũng cùng chung số phận. Thậm chí nhiều nơi, như tỉnh Quảng Bình chẳng hạn, không còn một ngôi chùa, không còn một nhà thờ, không còn tín đồ. Hành động của chúng rất triệt để, tàn ác bất nhân…

Vậy mà bây giờ, từ đống bùn hôi dưới đáy hồ ấy, có những bông sen trỗi dậy, có người thức tỉnh mà trở về với tôn giáo, với Thiên Chúa, với Phật tổ thì đó là điều hay, đáng ca ngợi, đáng hỗ trợ giúp đỡ.

Chắc chắn những người từ bắc vĩ tuyến 17 qua học tập Phật pháp  ở làng Mai, không thiếu các phần tử Cộng Sản trà trộn nằm vùng, nhưng cũng chắc chắn trong đó, không thiếu những đóa sen tươi thắm thơm tho từ dưới đống bùn trỗi lên. Vấn đề là chúng ta phải phân biệt, phân loại các loại hạt hư thối và những hột sen tốt lành.

Định kiến thật là ghê gớm!

Nếu những người theo Phật có quan hệ với Cộng Sản là tay sai Cộng Sản, là Việt Cộng như người ta đã nhìn ông Trí Thủ, ông Lê Mạnh Thát, ông Nhất Hạnh thì các vị từ La Mã mới qua Viêt Nam, bắt tay với Việt Cộng, toan tính lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên thì chúng ta nhìn họ như thế nào để khỏi bị phê phán là thiên kiến, định kiến đối với những người tay bắt mặt cười khi nói chuyện với Cộng Sản Hà Nội!

Người xưa có nói “Nhân bất học bất tri lý”. Vậy thì những người có học nhìn vấn đề thế nào để được tổ tiên cho là có tri lý, không mang một thiên kiến nào, một lăng kính nào, một cặp kính mầu nào để phê phán ai là Việt Cộng, ai không. Ai làm tay sai cho Việt Cộng, ai không. Ai là người thực tâm đấu tranh cho dân tộc, cho nhân quyền.

Không hẵn cái gì có lợi cho đạo mình thì tốt. Kẻ nào, người nào không phải là của đạo mình, không lợi cho đạo mình thì kẻ đó là… Việt Cộng hay chụp cho chúng một cái mũ Việt Cộng.

 

hoànglonghải

 


SỰ
XÃ HỘI



TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.