Ở Hà Nội,
có thể đi tù vì tín ngưỡng
Trước
khi cầm đũa, Thị Mỹ lúc nào cũng đọc kinh. Cô tiếc là, từ lúc ra làm
việc ở Hà Nội, Cô không còn đủ thời gian đi lễ hằng ngày như trước
kia, thường đi với cha mẹ ở nhà quê. Cô cho biết: "Những người Công
giáo Việt Nam chúng tôi rất tin tưởng và hay đi lễ bái, dẫu rằng
không phải dễ dàng gì."
Tại sao không dễ dàng? "Trong xí nghiệp, các bạn đồng sự của tôi cứ
nhìn với những cặp mắt gay gắt. Họ nghĩ rằng người Công giáo không
tốt lắm, vì những chuyện đất đai..."
Từ năm 1986, Việt Nam cho thấy như có vẻ tôn trọng tự do tôn giáo.
Thật ra, tự do đó chỉ tương đối, đến nổi nhiều người Công giáo phải
âm thầm tranh đấu. Trên một đất nước có tám mươi bốn triệu dân chúng
- với 8% Công giáo - tất nhiên chuyện bị hành hạ hoặc đi tù vì tính
ngưỡng của mình không phải là hiếm.
Trong vòng hai năm qua, những sự va chạm ngấm ngầm đôi khi lại lên
cao đến đổi phải trở thành đổ vỡ trong những cuộc tranh chấp đất
đai, trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam tranh giành quyền sở hữu với
Nhà Thờ, nhứt là ở Hà Nội.
Như vậy, vì thiếu khoảng trống và thiếu mái che, nên nhiều giáo xứ
khó đón nhận con tin. Như ở thánh đường Thái Hà lớn nhứt của Thủ Đô,
từ 12000 đến 15000 người phải chen chúc nhau qua tám lễ lớn ngày chủ
nhựt. Quả thật, chánh thức mà nói, thì Hà Nội chỉ có 30 000 Công
giáo – trong số bốn triệu dân cư - hết 2 000 người đăng ký ở Thái
Hà. Thực ra, với chuyện dân nông thôn đổ ra tỉnh và với việc dân
chúng trong nước thay đổi nơi cư ngụ và với chuyện đổi đạo do hôn
nhơn, số con tin đông lên.
Tại sao Công giáo có sức hút dẫn đến như vậy? Theo lời Cha Pierre
Nguyễn Đan Khai, linh mục giáo xứ Thái Hà và người phát ngôn của các
Cha Dòng Cứu Thế Hà Nội, thì "niềm tin Chúa của người Công giáo rất
hấp dẫn, trên một đất nước mà thiên hạ bị khủng hoảng kinh khủng về
lý tưởng".
Thế nhưng, cũng như những người đối thoại khác, vị linh mục này cũng
thấy rằng những quan hệ phức tạp giữa Nhà Nước với Nhà Thờ làm cho
những ai không muốn tương lai mình gặp khó khăn đều phải lánh xa,
nhứt là sinh viên.
Cha Pierre nhận định: "Nhà cầm quyền coi Công giáo là kẻ thù vì họ
nhớ tới lịch sử." Từ Thế kỷ thứ 17, những nhà truyền giáo đã đến
Việt Nam cùng với những quan thực dân. Cái quá khứ đó đã đời đời lưu
dấu và, thế kỷ này qua thế kỷ khác, những sự giết hại giữa đạo và
đời cứ gia tăng.
Sự thù nghịch này càng quyết liệt hơn khi Cộng sản lên nắm chánh
quyền hồi năm 1954. Cho đến giữa thập niên 1980, các nhà thờ đã bị
đóng cửa và làm kho chứa hàng, hay làm gì khác. Rồi năm 1986, người
ta đã ký kết một thỏa hiệp lửng lơ, Nhà Nước cho thờ phượng nhưng
Nhà Thờ phải khước từ chống đối Nhà Nước.
Vậy mà thỏa hiệp đó đâu có giải quyết gì được mọi khó khăn. Theo như
Đức Cha Joseph Nguyễn Chí Linh, Tổng Giám Mục Thanh Hoá đã tuyên bố
tại Hội Nghị Giám Mục về "Lời Nói Của Chúa" thì Giáo Hội Việt Nam là
một giáo hội "phải chịu đựng nhiều đau khổ vì những cuộc giết hại
đẫm máu và thường xuyên".
Một người Công giáo nhiệt tình trong giáo xứ của mình quả quyết
rằng: "Những cuộc tranh chấp đất đai chỉ là một cái cớ. Nhà Nước coi
nhà thờ như là một nơi chốn tự do, một thứ tự do mà tất cả các người
Việt Nam đều mong muốn. Như vậy là chúng nó đàn áp thôi, để ngăn
ngừa lây lan."
Việc thay dổi Đức Tổng Giám Mục Hà Nội hồi gần đây, một cách đột
ngột và một cách mờ ám, cũng làm cho giáo dân thủ đô, là những người
vốn có truyền thống chống đối lại chánh quyền, phải thắc mắc tự hỏi
nhiều hơn giáo dân Sài Gòn. Có lẻ vì người Công giáo miền Bắc bị
truy hại nhiều hơn từ năm 1954 khi Cộng sản lên nắm quyền. Ở thủ đô,
nơi ngự trị của quyền lực, những nhà cầm quyền Cộng sản khắt khe hơn
ở Sài Gòn hay ở các tỉnh khác.
Bất chấp những xôn xao đó, Dì Phước Marie cứ chăm lo cho chuyện vui
chơi nhơn dịp bãi trường như, ca hát, nhảy múa, dưới con mắt thán
phục của cha mẹ học trò. Bà còn nhiều chuyện phải làm, nào là trẻ mồ
côi, nào trường học cho người khuyết tật, nào trạm y tế,... Trong họ
đạo tinh thần thiên triệu gia tăng, sĩ số chủng sinh tăng thêm, 40 ở
Hà Nội còn trên cả nước tới 100.
Dì Phước Lucie cũng đầy lạc quan tin tưởng. Bà nói: "Chúa quyết định
tất cả! Tranh chấp gì tranh chấp, công việc của chúng tôi cứ phát
triển. Ở đây chúng tôi làm được nhiều việc thiện, với điều kiện đừng
xen vào chánh trị. Nhờ hành động của chúng tôi mà giờ đây Phật Giáo
và những người ngoại đạo cũng đã thay đổi cách nhìn chúng tôi. Giờ
đây đã có nhiều người cùng đi nhà thờ với chúng tôi..."
Berthe Fouque, viết từ Hà Nội
Thanh Vân
dịch từ báo "La Croix" ngày 16.6.2010
http://www.la-croix.com/A-Hanoi-on-peut-finir-en-prison-a-cause-de-sa-foi/article/2429601/55402
Không có con đường đưa tới hạnh phúc, hạnh phúc là con đường. |
|