PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 Cộng HòaUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

  Vấn Đề Xã Hội

  
Thăm trại phong Gialai Komtum

  • PSN - 13.1.2011 | Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời

“…Ngã nghiêng đồi cao bọc trăng ngủ

Đầy mình lốm đốm những hào quang”

“…Thân tàn ma dại đi rồi

Bời bời nước mắt rầu rầu ruột gan”

Đó là những câu thơ của thi sĩ tài hoa bạc mệnh Hàn Mặc Tử. Ông viết cho chính ông, người bị bệnh phong cùi. Hàn Mặc Tử nay đã đi xa, theo gió trăng đã lâu nhưng những người cùng cảnh ngộ với ông vẫn còn đó…

Họ là những người dân tộc anh em Giarai, Êđê, Bana…sống trong các buôn làng rải rác ở các nơi hẻo lánh của huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước; ở các làng của huyện Chưprông, Chưpưk, Đức Cơ, Adupa (Phú Bổn),… thuộc tỉnh Gia Lai mà đoàn từ thiện chúng tôi có dịp tiếp giúp, thăm hỏi trong những ngày cuối năm 2010.

Ở các buôn làng cách đây 5, 6 năm về trước người phong cùi thường bị chôn sống, bị thiêu cho đến chết hoặc bị bỏ vào rừng sâu hay bị đuổi ra khỏi làng. Họ phải dắt díu nhau ra khỏi làng đi tìm chỗ ở mới. Nơi càng sâu vào núi rừng, càng heo hút càng tốt, để khỏi bị kinh ghê, khỏi bị hắt hủi, khỏi bị mặc cảm. Từ đó mà hình thành nên những “làng phong” như làng “Fun”, làng Mít, làng Nú, làng Gròn, M’Drăk, Eana,…

Chúng tôi đến thăm bản làng vẫn còn đó. Sự xa xôi heo hút vẫn còn đó mà cây rừng thì không. Xung quanh là các vườn cà phê, mì, cao su bát ngát nhưng… không phải của bà con bệnh phong. Vì bà con chưa biết cách trồng, chăm sóc, bón phân, tỉa cành,… Cái ăn, mặc, ở,… chủ yếu nhờ vào tình thương, lòng hảo tâm của các cá nhân, đoàn thể nhà nước, tổ chức từ thiện, quý Sơ Công Giáo địa phương,… Bệnh nhân phong chỉ có thể kiếm thêm chút ít bằng cách đi làm cỏ mướn, hái cà phê, hốt phân,… hay đi lượm mủ cao su cặn, lượm lặt những trái cà phê nằm rải rác còn sót lại sau mùa thu hoạch…

Trong những làng mà chúng tôi ghé thăm, chỉ có 1 làng may mắn được hỗ trợ làm kinh tế. Chúng tôi tình cờ biết được điều đó khi thấy 1 đống cà phê trong gian nhà nhỏ chật hẹp của 1 bệnh nhân phong làng La, xã Gàu, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai. Quý Sơ Công Giáo địa phương cho biết các Sơ đã giao cho mỗi hộ 20 cây cà phê tự chăm sóc và thu hoạch. Và còn giúp đỡ thêm bằng cách hướng dẫn cách chăm sóc, tỉa cành, bón phân, tưới nước,… Làng có 13 hộ gia đình là người Giarai. Đây là làng có người bị bệnh phong cùi nặng nhất. Hầu hết đã bị cùi, rút mất hết bàn chân, bàn tay nên việc đi đứng, làm việc rất khó khăn. Ở đây có bà cụ “người rừng” nay phải ngồi 1 chỗ. Bà cụ có biệt danh người rừng bởi vì đầu tóc cụ rối bù, áo quần không đủ che thân,… nhà bà khuất sau 1 góc của làng. Chân bà bị cùi không đi được nữa, mỗi khi muốn đi lại hay di chuyển bà đều phải lết đi. Rồi vì vậy mà mông cũng bị lở loét đành phải ngồi yên 1 chỗ. Mọi sinh hoạt của cụ đều phải trông nhờ vào người chồng cũng là 1 bệnh nhân phong. Nhưng ông may mắn hơn bà bởi ông vẫn còn đủ tay và chân. Dù cuộc sống chật vật, khó khăn như vậy, nhưng chúng tôi không thấy nụ cười tắt đi trên môi các cụ. Đến thăm làng, chúng tôi bắt gặp ánh mắt long lanh của bà con khi được chúng tôi thăm hỏi, chuyện trò, lắng nghe các cụ hát hay chỉ là giúp bóc 1 vỏ kẹo cho vào miệng,…

Đến nay, có làng vẫn chưa có điện để sử dụng, phải thắp sáng bằng đèn dầu. Đó là làng “Fun” ở xã Jalê, huyện Chưpưk, tỉnh Gia Lai. Bà con là những người Giarai mắc bệnh phong nên phải rời bỏ làng của mình ở thôn Puối A, đến đây sinh sống từ những năm 1986. Làng có tất cả 13 hộ, gồm 49 người. Mỗi hộ có ít nhất 1 người bị bệnh phong. Hầu hết các em nhỏ đều không bị.

Muốn có được nước để xài cũng là 1 vấn đề khó khăn. Đoàn chúng tôi được dẫn đến tận chỗ lấy nước của làng. Có đi như vậy chúng tôi mới thật sự thấy được phần nào sự cực nhọc của những người bị cùi. Muốn có được nước để sinh hoạt họ phải vượt qua nữa cây số đường đầy đá lổm chổm, gập ghềnh và 1 con dốc chừng 40 độ, chúng tôi tới được nơi có cái tên “2 giọt nước” đang tuôn chảy từ 2 ống nhựa dẫn từ suối vào. Không vặn tắt mở. Nước cứ tự nhiên chảy suốt ngày đêm… nhưng… chỉ là vào những ngày mùa mưa. Còn mùa nắng, mọi người phải vượt hơn 1 cây số mới đến được nơi có nước. Thật ra, để giúp làng có được điều kiện sống tốt hơn, một giếng nước tình thương đã được khởi công từ lâu ở 1 nơi được xem là có nhiều nước. Nhưng việc đào giếng đã không thể tiếp tục vì đụng phải đá. Muốn đào tiếp thì phải cho nổ đá, 1km tốn 6. 500. 000 đồng. Vậy là đành phải ngưng lại do không đủ chi phí.

“Tại sao hầu hết bệnh nhân phong lại là người dân tộc?”

Sơ Út cho biết: người dân tộc chưa ý thức được 1 cách đúng đắn về vấn đề vệ sinh và điều kiện vệ sinh của họ cũng rất kém. Các làng đều không có khu trạm xá chữa trị. Khi bị vi trùng cùi ăn vào da, vào xương tủy, gây lở loét, bưng mủ, hôi thối và đau nhức quá đến không chịu nổi thì họ mới chịu đi điều trị ở các trại phong Eana, trại phong Quy Nhơn hay Di Linh,…

Chúng tôi đến thăm trại phong có khu điều trị Eana, gần thành phố Buôn Mê Thuộc. Trước đây nơi đây là rừng nay thành khu dân cư đông đúc vì người dân đã hiểu và không còn lo ngại nhiều về những người bị bệnh phong nữa. Hiện có 110 bệnh nhân phong điều trị. Hầu hết là người dân tộc. Trong khuôn viên điều trị có 1 ngôi nhà rông của bệnh nhân phong. Điều này làm cho tâm lý người bệnh được thoải mái. Nơi đây có sự chăm sóc rất tận tình của Sơ Tâm và Sơ Lan. Sơ Tâm gọi những bệnh nhân lớn tuổi là cha, là mẹ, Sơ cho họ tình cảm gia đình và giúp họ xóa đi mặc cảm về bệnh tật, về sự dị dạng của mình. Quý Sơ giúp họ lau rửa, chăm sóc và băng bó vết thương,… Giặt đồ và cho ăn 1 buổi trưa hàng ngày với đầy đủ các món cá, thịt, canh, rau và món xào.

Ở các làng “Fun”, Mít, Nú, Gròn, M’Drăk,… chúng tôi tặng mì gói, gạo, muối, dầu ăn,…trị giá khoản 200. 000 đ/phần. Còn ở đây, chúng tôi chỉ tặng chút quà tượng trưng bánh, kẹo, bột,…Vì ở đây, khi được tặng quà họ không dùng mà bán lại rất rẻ cho người khác, rồi lấy tiền đi uống rượu, cờ bạc. Có những bệnh nhân như thế và con cháu bệnh nhân cũng vậy. Con cháu không chăm sóc cho người thân mình, nhưng đến khi thấy có quà thì lấy đi bán để tiêu xài không ngại. Khi bà con bệnh nhân hết tiền, hết thức ăn, đói,… thì họ chỉ còn cách trông chờ vào quý Sơ, hoặc ở yên “chịu trận”.

Gia đình 3 chị em già Mí đều bị bệnh phong nặng. Một cụ đã mất, 2 cụ còn lại giờ nằm 1 chỗ trên giường. Ăn, uống, tiểu tiện,… đều ở trên giường. Hai cụ ước mong sao cho mình được chết sớm may ra còn khỏe hơn. Quý Sơ mang cháo đút cho các cụ, giặt tắm, vệ sinh, quét dọn phòng cho các cụ,…

Sơ Tâm cho biết có 1 thực tế đau lòng, bệnh nhân phong nếu bị gãy tay, gãy chân hoặc cần khám trị gì khác,… phải đến bệnh viện ngoài khu điều trị để chữa. nhưng ở những khu điều trị đó thì họ không được “chào đón”. Bà con bệnh phong bị trả về ngay lập tức mà không cần biết tình trạng của bệnh nhân có nguy cấp hay không. Có bà cụ mà Sơ Tâm vẫn hay gọi bằng mẹ, bị gãy tay nhưng khu bệnh viện tại Eana không chữa trị được trong trường hợp này. Phải đưa ra bệnh viện ngoài. Sơ Tâm dù biết là họ sẽ không được nhận vào điều trị, nhưng vì thương cảm trước nỗi đau đớn của cụ và không còn cách nào khác. Sơ đã ngụy trang cho cụ bằng cách bọc tay chân cụ bằng vớ, tắm rửa sạch sẽ, mặc đồ đẹp, cho đi taxi đến bệnh viện. Nhưng rồi cụ cũng bị gửi trả về lại. Khi đoàn chúng tôi gặp cụ, cụ than cái tay đau quá! Sơ Tâm chỉ cánh tay nói: “Cái tay này giờ đã lìa khỏi bả vai, đang treo hờ lủng lẳng.”.

Chuyến đi thăm các làng phong đọng lại trong chúng tôi nhiều tâm trạng vui, buồn và cả sự cảm phục. Vui vì đoàn đã góp được 1 phần nào đem lại nụ cười, niềm tin yêu vào cuộc sống, vào xã hội con người,… cho bà con bệnh nhân phong mà hầu hết là người dân tộc. Buồn là vì chúng tôi thấy được sự nhỏ nhoi, hạn hẹp của bản thân, sự bất lực trước cảnh bà con phải mang trên mình cái dị dạng của căn bệnh phong quái ác, phải chịu sự rẻ rúng khing chê của những người xung quanh,…mà lại phải sống trong cảnh chật vật thiếu thốn như vậy,… Nếu ai đã 1 lần trong đời đến thăm những con người phải chịu quá nhiều bất hạnh ấy ắt cũng phải sa lệ, cũng thấy cảm thông và chạnh lòng…Còn cảm phục đó là cảm phục trước sự hi sinh, sự chăm sóc hết lòng của quý Sơ Công Giáo dành cho bệnh nhân.

Tạm biệt làng La, làng Mít, làng Nú, làng M’Drăk,…

Lạy đức bồ tát Địa Tạng, chúng con xin học theo hạnh Ngài, tìm cách có mặt ở bất cứ nơi nào mà bóng tối, khổ đau, tuyệt vọng và áp bức còn đang trấn ngự, để có thể mang đến những nơi ấy ánh sáng, niềm tin, hi vọng và giải thoát. Chúng con nguyện không bao giờ quên lãng và bỏ rơi những người còn đang bị kẹt trong những tình huống tuyệt vọng. Chúng con biết địa ngục có mặt khắp nơi trên thế giới và chúng con nguyện sẽ không bao giờ tiếp sức xây dựng thêm những địa ngục trần gian như thế. Chúng con xin nguyện nỗ lực giải trừ những địa ngục còn đang có mặt. Chúng con nguyện tu học để đạt được đức vững chãi và kiên trì của Đất, để có thể trở thành trung kiên và không kì thị như Đất. Và cũng được như Đất có thể làm nơi nương tựa cho tất cả những ai cần đến chúng con.

Nam Mô đức Bồ Tát Đại Nguyện Địa Tạng Vương.

Nam Mô đức Bồ Tát Đại Nguyện Địa Tạng Vương.

Nam Mô đức Bồ Tát Đại Nguyện Địa Tạng Vương.
 

Không có con đường đưa tới hạnh phúc, hạnh phúc là con đường.


SỰ
XÃ HỘI



TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kíCộng Hòa động hận thù, và bạo lực. Không Cộng Hòaủ trương lật đổ một Cộng Hòaế độ, hay bất kỳ một Chính phủ nào.