PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 Cộng HòaUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

  Vấn Đề Xã Hội

  
Những người mới tập... làm giàu

  • PSN - 22.1.2011 | Trúc Quỳnh

Dạo này tôi đọc rất nhiều bài viết về đám cưới siêu sang, về những dàn xế hộp lộng lẫy rước dâu, rồi có những người ở Việt Nam mỗi ngày đi ăn sáng với mức giá 750.000 VND/tô phở.Trong các comment phản hồi, tôi thấy thiên về 2 luồng ý kiến: Một là ngưỡng mộ, người ta làm ra tiền, người ta đáng được hưởng. Hai là cho rằng lãng phí, nên nghĩ cho người nghèo.

 

Tôi thử làm phép tính: 750.000 đồng tương đương khoảng 35 USD, khoảng bằng giá bữa sáng buffet ở Đan Mạch. Nhưng ở VN, nó là số tiền mà một bạn sinh viên có thể chi xài trong nửa tháng (thậm chí 20 ngày), là số tiền mà những người nông dân đầu tắt mặt tối mơ ước có được để nuôi con ăn học, là số tiền mà những bệnh nhân ở bệnh viện ao ước để có thể có chén cháo trắng ăn uống qua ngày, là số tiền mà những trẻ em nghèo nẻo cao có thể mua được nhiều manh áo ấm cho qua mùa đông rét mướt, là số tiền mà những em bé mồ côi, những bệnh nhân HIV - AIDS có thể có thêm ít thuốc thang, là số tiền mà có thể lau bớt đi giọt nước mắt của những con người đang ở tận cùng cái khổ... là... là... v.v..

 

Tôi ghét cay ghét đắng cái cách khoe mẽ của những con người mới tập làm giàu. Vì sao lại là tập làm giàu? Đó là vì họ sinh ra trên một đất nước vừa may mắn được rút ra khỏi danh sách nước nghèo nhất thế giới. Nhưng đất nước ấy hiện nay đang đứng ở đâu? Vị trí nào? Bao nhiêu trẻ em không được đến trường? Bao nhiêu bệnh nhân không tiền thuốc, tiền mổ đang hàng ngày chờ chết? Bao nhiêu mái nhà xiêu vẹo chông chênh dưới lũ? Bao nhiêu con sông chưa có nổi cây cầu? Bao nhiêu người phó mặc cuộc đời trôi theo dòng chảy chỉ vì chữ tiền nheo nhóc đớn đau?

 

Xin đừng nhìn vào những chiếc xe siêu sang để tự vỗ về mình rằng Việt Nam giờ nhiều người giàu lắm. Xin đừng nhìn vào những biệt thự xa hoa để quên đi rằng cái phần đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Tôi đã từng gặp nhiều người Việt Nam, họ tin rằng người Việt Nam giờ nhiều người giàu lắm, và họ cho tôi những ví dụ về những đám cưới xế hộp xịn, những ngôi nhà thiết kế hoành tráng... Nhưng khi tôi hỏi có bao nhiêu người giàu? Số biệt thự đó khi so sánh với số nhà còn lại tỷ lệ bao nhiêu, thì họ không trả lời được. Bởi vì, tỷ lệ ấy quá nhỏ thôi.

 

Khi tôi kể về những chuyện của những người Việt đang tập làm giàu tiêu tiền, tất cả bạn bè Tây của tôi đều bật cười như nghe tôi kể chuyện đùa. Nhiều người trong số họ đã từng đến Việt Nam, đã đến những nơi nghèo nhất và đã từng nhỏ nước mắt trước những em bé Sapa bé xíu cởi trần trong tiết trời sương giá. Nhiều người trong số đó đã hàng tháng đều đến những nơi đặt hộp quyên góp cho Việt Nam mà bỏ ống ủng hộ, nhiều người trong số đó đã luôn nhiệt liệt quan tâm khi Đan Mạch có những hoạt động tài trợ, ủng hộ Việt Nam không hoàn lại. Họ cảm thấy nực cười cho lớp người mới tập làm người giàu nhưng suy nghĩ còn nghèo ấy.

 

Nếu muốn so sánh ư? Đan Mạch có thể coi là một trong những đất nước giàu nhất thế giới, hệ thống y tế xã hội tốt nhất thế giới. Hệ thống trường công tốt nhất thế giới. Cơ sở hạ tầng tốt nhất thế giới. Phúc lợi xã hội cao nhất thế giới. Và tỉ lệ tham nhũng cũng thường ở mức 0 (Các bạn có thể kiểm chứng những điều này từ mạng internet). Với một đất nước Bắc Âu có thể nói là gần như hoàn hảo về mọi phương diện ấy, bạn cũng hầu như không bao giờ bắt gặp trên đường những chiếc xe siêu sang? Để lòe ai? Chẳng có ai mà lòe cả. Vì đồng tiền ở đây không thể hiện đẳng cấp của bạn. Một người lao công bình thường cũng có thể kiêu hãnh làm hàng xóm với những bác sĩ. Và nếu bạn có dịp đến đây, hãy đi vào trong con phố chính, bạn sẽ thấy rất nhiều em bé 8 - 9 tuổi, tay cầm ống bơ giữa trời đông tuyết trắng? Trên áo họ là dòng chữ: Hãy ủng hộ trẻ em châu Phi. Hãy ủng hộ các bệnh nhân nghèo Đông Nam Á. Trong đó tất nhiên có Việt Nam chúng ta đó các bạn ạ!

 

Trúc Quỳnh (từ Copenhagen, Đan Mạch)

 

Tính ưa khoe khoang và khoác lác của người Việt

 

Từ đứa nhỏ khoe cái áo mới đến người lớn khoe có cái nhà đẹp, cái xe đắt tiền bản chất không khác nhau (thích được khen). Người Việt chúng ta có rất nhiều thứ để khoe (quần áo, xe cộ, nhà cửa, tiền của, gia thế, địa vị, con cái...).

 

Về khoe quần áo, một bữa tiệc cưới gây ấn tượng mạnh cho tôi mãi đến bây giờ. Bàn tôi có 10 người gồm 5 bà, 2 đứa bé một Việt, một Mỹ với mẹ em và tôi. Ăn chưa hết món thứ nhất thì bà mặc áo dài xanh đứng lên bỏ đi, lúc sau bà ta mặc váy đỏ, sơ - mi đỏ rực rỡ, cổ đeo giây chuyền vàng to bản vàng khè nhí nhảnh đi vào. Bốn bà kia thấy thế lần lượt từng bà đứng lên, bàn ăn lại có 4 bộ quần áo mới xanh xanh, đỏ đỏ. Nhưng chưa hết, ăn xong chừng 3 món hai bà ngồi giữa đứng lên, ba bà nữa đứng lên, làm bàn ăn bỏ trống một nửa. Lúc sau bàn chúng tôi có 5 bộ quần áo mới nữa vàng vàng, xanh xanh, đỏ đỏ; vàng đeo đầy cổ, đeo cả ở 2 tay, 2 chân.

 

Em bé Mỹ ngồi bên tôi trố mắt ra nhìn, bé hỏi tôi :

- Sao các bà thay đồ hoài vậy?

May lúc ấy ông thợ ảnh đến, tôi nói tránh đi :

- Các bà ấy thay đồ để chụp ảnh. Người Việt Nam thích chụp ảnh !

 

Tôi còn được nghe nói có những bữa tiệc chẳng những các bà mà cả các ông cũng đi thay bộ mã tới 2, 3 lần.

Có lẽ trên thế giới không có người nước nào có lối sống kỳ lạ như vậy. Tại chúng ta mang nhiều mặc cảm đói rách chăng? Có thể thế, cộng thêm tính khoe khoang sẵn có.

 

Người có tiền thì may, người không có tiền đi thuê ở mấy tiệm đồ cưới, nhưng cũng có những người dám tới mấy tiệm bán quần áo, nữ trang sang trọng của người Mỹ mua về mặc đi ăn đám cưới sau đó đem trả lại lấy tiền về. Lối mua bán kém lương thiện như thế ở đâu cũng thấy nói tới.

 

Chúng ta có nhiều cái khoe, trong các cuộc gặp gỡ, họp mặt, người ta hay tự giới thiệu tôi là Kỹ sư A và đây, vợ tôi Tiến sĩ M. Ngoài giới thiệu bản thân người ta còn tìm cách để có dịp nào đó trong câu chuyện khoe về gia thế, dòng dõi qúi phái của mình, khoe cái xe Cadillac, Mercedes mới mua hay khoe cái nhà ở trên đồi, trên núi.

 

Khoe trong chỗ bạn bè quen biết chưa đủ, đôi khi người ta còn viết báo, làm thơ khoe vợ (hay chồng) trước đây nắm chức vụ gì ở Việt Nam, con cái mấy người có bằng bác sĩ, kỹ sư... để bà con xa gần đều biết.

 

 Trong một cuộc hội nghị văn chương có tính cách quốc tế nọ, vị đại biểu Việt Nam thay vì trình bày những vấn đề liên hệ lại tự "giới thiệu" trước đây mình làm gì, sau năm 1975 sang Mỹ học đậu Bachelor rồi đậu tới cả Master. Ông ta quên rằng trong giới văn, thi sĩ người ta không để ý đến bằng cấp mà chú trọng vào tài năng thực sự. Thi hào Nguyễn Du chỉ có bằng Tú Tài, văn hào Anatole France nước Pháp rớt Tú Tài, thi sĩ Tản Đà Việt Nam hình như không có cái bằng nào cả.

 

Tính khoe khoang của chúng ta thật quá đáng.

Việc khoe khoang cái mình có đã xấu, đã kỳ nhiều người đi xa hơn khoe khoang những cái mình không có để người khác khen hoặc phục nể. Đó là nói khoác, nói không đúng sự thật.

 

Thời nào và ở đâu chẳng có người nói khoác nhưng ngày xưa người ta nói khoác (nói phét) không hẳn để khoe hão về mình mà nói làm cho người khác ngạc nhiên, nói cho vui nên nói khoác mà có khi vẫn để cho người ta biết mình nói khoác. Mời độc giả đọc bài thơ do Cụ Ôn Như Nguyễn văn Ngọc sưu tập đăng trong Nam Thi Hợp Tuyển (Nhà xuất bản Bốn Phương tái bản, trang 85) để hiểu người xưa nói khoác :

 

Anh Nói Khoác:

Ta con ông Cống, cháu ông Nghè,

Nói có trên trời dưới đất nghe.

Sức khoẻ Hạng Vương cho một búng,

Cờ cao Đế Thích chấp đôi xe.

Nhảy ùm xuống biển lôi tàu lại,

Chạy tốc lên non bắt cọp về.

Độ nọ vào chơi trong nội phủ,

Ba ngàn công chúa phải lòng mê.

                                    Vô Danh

 

Đọc bài thơ trên chúng ta thấy tức cười, biết là nói khoác nhưng đọc cho vui, đọc để giải trí. Tuy nhiên chẳng ai ưa người chuyên môn nói khoác.

 

Câu chuyện xưa kể đại khái một ông nói khoác khoe mới trông thấy trái bí to bằng cái nong phơi lúa (đường kính độ 2 mét hay 6 feet). Ông ngồi bên thấy thế nói :

- Bác nói trái bí to bằng cái nong đâu có lớn lắm, hôm trước tôi thấy một cái chảo to bằng cái đình làng mới khiếp chứ !

Ông nói khoác hỏi :

- Bác nói phét rồi, người ta đúc cái chảo quá to như thế để làm gì chứ ?

- Ấy, để nấu trái bí của bác !

 

Ngày nay bản chất của nói khoác thay đổi, danh xưng cũng thay đổi, số người nói khoác tăng lên gấp bội có lẽ do cuộc chiến tàn khốc và kéo dài vừa qua làm xã hội xáo trộn, luân lý đạo đức suy đồi, lòng người đảo điên theo. Người ta nói khoác không phải để vui chơi, đùa giởn như xưa mà nói khoác để lòe người khác, để đề cao mình và nói khoác quá nên kêu là "nổ". Nổ như đại bác, nổ như kho đạn nổ.

 

Những năm trước Việt kiều về thăm quê ăn mặc se sua, tay cầm chai nước, vàng đeo đầy người hỏi ra nếu không là bác sĩ thì cũng kỹ sư, luật sư, chức vụ dở lắm cũng giám đốc (manager), tổng giám đốc. Đàn ông nếu trước kia đi lính thì nói khoác là sĩ quan, quan cấp úy thì nói là quan cấp tá. Các bà - bà nào cũng bà úy, bà tá hoặc giám đốc nhà xuất cảng nọ, nhà nhập cảng kia.

 

Nơi nào càng nhiều người Việt thì bệnh nổ càng nhiều, nhiều nhất ở Mỹ. Ở Mỹ nhiều nhất ở California thứ đến Houston, Dallas...

 

Nhiều người thích khoe khoang, khoác lác đến nỗi năm nào cũng về nước một lần để làm Việt kiều, để có dịp nói khoác, dù thân nhân sống hết ở Mỹ.

 

Căn bệnh này không phải chỉ người Việt ở nước ngoài mắc phải, trong nước từ Nam chí Bắc đều mắc cả. Đối với chính quyền thì sự khoác lác được nâng lên thành chính sách, đó là tuyên truyền dối trá để lừa gạt nhân dân.

Ít lâu nay cánh Việt kiều về nước bớt nổ vì đồng bào trong nước qua thân nhân, bạn bè (ở nước ngoài) dần dần biết rõ đời sống Việt kiều lam lũ vất vả, tằn tiện dè sẻn từng xu (cent), thức dậy từ 2 giờ sáng xếp hàng tranh mua đồ bán seo (sale) hay lượn vòng cuối tuần mua hàng garare sale ! Tất nhiên không phải ai cũng đi mua như thế, vả lại mua như thế không phải là xấu. Xấu ở chỗ hay khoác lác để biểu lộ sự giàu có, sang trọng hơn người nhưng thực chất không khá giả gì.

 

 

Không có con đường đưa tới hạnh phúc, hạnh phúc là con đường.


SỰ
XÃ HỘI



TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kíCộng Hòa động hận thù, và bạo lực. Không Cộng Hòaủ trương lật đổ một Cộng Hòaế độ, hay bất kỳ một Chính phủ nào.