PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

  Vấn Đề Xã Hội

Lợi ích của sự ngờ

  • PSN - 16.4.2010 | Ts. Nguyễn Đình Thắng

Thoát ra khỏi xã hội đầy nghi kỵ ở Việt Nam, dù sau nhiều năm định cư ở một quốc gia dân chủ có người trong chúng ta vẫn chưa quen thuộc với một số nguyên tắc dân chủ rất căn bản và cần thiết. Một trong những nguyên tắc đó là “lợi ích của sự ngờ”, tiếng Anh là “benefit of the doubt”.

Hiểu một cách đơn giản thì đây là tinh thần nghĩ tốt cho người khác, là giả định “tình ngay” dù “lý gian”, thay vì vội vã phán đoán và cáo buộc. Chẳng hạn, chúng ta thấy có người bị thương nằm sõng soài bên đường và cùng lúc ấy có người đàn bà cầm dao đi ngang. Chúng ta có thể vội vã kết luận rằng, “bà này đích thị là thủ phạm đả thương người”. Chúng ta lại cũng có thể hoài nghi nhưng muốn tìm hiểu hư thực trước khi kết luận. Trong trường hợp này, chúng ta đến hỏi han và thấy ra rằng người nằm bên đường bị thương vì ngã xe đạp chứ không phải bị đâm nhát dao rồi mới ngã xe; còn người đàn bà kia thì mới đi chợ mua dao và trên đường về nhà, chẳng can hệ gì đến người ngã xe đạp bị thương.

Khác với ví dụ đơn giản này, thực tế thường phức tạp hơn nhiều vì tâm lý “yêu nên tốt, ghét nên xấu” rất bình thường nơi con người. Khi đã không ưa ai rồi thì rất dễ quy chụp dựa trên thien kiến chủ quan. Nhiều khi sự tìm hiểu chỉ là hành động nguỵ trang tâm lý: kết luận trước xong rồi đi tìm luận cứ biện minh cho kết luận. “Lợi ích của sự ngờ” đòi hỏi sự công tâm tìm hiểu trước để rồi kết luận dựa vào những dữ kiện và phân tích khách quan.

“Lợi ích của sự ngờ” đòi hỏi một bước xa hơn: trong trường hợp ngờ vực không rõ thực hư, thì chúng ta phải giả định điều tốt nhất cho người khác và chỉ thay đổi quan điểm khi có được những chứng cớ ngược lại thật rõ ràng, không thể phủ nhận. Đây là nguyên tắc căn bản trong vấn đề cứu xét đơn tị nạn được áp dụng bởi Cao Uỷ Tị Nạn Liên Hiệp Quốc và các quốc gia nhận định cư như Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp, Đức, v.v. Có một lúc, từ năm 1988 ở Hồng Không và từ năm 1999 ở các quốc gia Đông Nam Á cho đến kết cục của trang sự thuyền nhân Việt Nam, nguyên tắc này bị gạt sang bên và mọi thuyền nhân vượt biển bị giả định là ra đi vì kinh tế--mọi lời khai về đàn áp đều bị xem là không đáng tin cậy. Với chủ ý dứt điểm vấn đề người Việt tị nạn, một số quốc gia đã vi phạm nguyên tắc “lợi ích của sự ngờ” và gây nên cảnh bi thương cho hàng trăm ngàn người Việt đi tìm tự do. Chúng ta, ai đã định cư theo quy chế tị nạn, dù dưới bất kỳ chương trình định cư tị nạn nào, thì đều đã phần nào thụ hưởng “lợi ích của sự ngờ”.

Trong lãnh vực luật pháp, nguyên tắc này được thể hiện qua tinh thần “vô tội cho đến khi chứng minh là có tội”. Ở Việt Nam thì luật pháp dựa trên nguyên tắc ngược lại nên có cụm từ “tội tình nghi”. Chỉ cần tình nghi là đủ lý do để bắt bớ và tống giam. Rồi sau đó tạo dựng chứng cớ và dùng lý lẽ nguỵ biện để cáo buộc và xử án.

Điều đáng tiếc và đáng lo là trong chúng ta, dù sinh sống lâu ngày trong xã hội dân chủ, có người vẫn chưa quen với tập quán đối đãi với nhau theo nguyên tắc “lợi ích của sự ngờ”. Và không khéo chúng ta vô tình làm thiệt hại cho nền dân chủ quanh ta và tiêu huỷ hạt mầm cho một ngày mai dân chủ ở Việt Nam.

Tại sao lợi ích của sự ngờ lại quan trọng cho dân chủ?

Xã hội dân sự là nền móng của dân chủ. Muốn có xã hội dân sự thì nhất thiết phải tạo được niềm tin để người dân đến với nhau. Người dân đến được với nhau thì từ đó mới nẩy ra những cơ cấu để quy tụ, hợp tác, liên kết rộng khắp xã hội. Nghĩa là vốn xã hội mới ngày càng tăng trưởng. Nguyên tắc “lợi ích của sự ngờ” giúp phát triển quỹ vốn xã hội. Ngược lại, dù cố ý hay vô tình, thì sẽ làm quỹ ấy vơi đi.

Ở đây tôi không kêu gọi chúng ta tin một cách mù quáng hoặc lặng thinh và khoanh tay trước sự xảo trá, lừa lọc, bất công. Khi ấy, nếu không làm gì thì chính là chúng ta đang dung dưỡng cho những hành vi phá huỷ vốn xã hội, xoi mòn dân chủ trong xã hội quanh ta, và đẩy lùi triển vọng dân chủ cho Việt Nam.

 

Bài của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng
đăng trên Mạch Sống: http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=1858
Phù Sa biên tập lại.

 

Không có con đường đưa tới hạnh phúc, hạnh phúc là con đường.


SỰ
XÃ HỘI



TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp :  Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên :  Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.