PSN -
18.02.2012 | Translated into Vietnamese by Nhi Luong
Ở Rajasthan Ấn Độ, có một
ngôi trường đặc biệt dạy những người phụ nữ và đàn ông ở nông thôn
-- nhiều người trong số họ đều mù chữ -- để trở thành những kỹ sư
năng lượng mặt trời, những nghệ sĩ, nha sĩ và những bác sĩ trong
chính ngôi làng của họ. Với cái tên trường Barefoot (trường dành cho
những người đi chân đất - người nghèo), và người thành lập ngôi
trường, Bunker Roy, sẽ lý giải trường hoạt động như thế nào.
Tôi muốn đưa bạn sang một thế giới khác.
Và tôi muốn chia sẻ một chuyện tình 45 tuổi với người nghèo sống
dưới 1 đôla 1 ngày. Tôi đã đến với nền giáo dục hợm hĩnh dành riêng
cho người giàu, đắt đỏ ở Ấn Độ, và điều đó làm tôi khó chịu. Tôi đã
được định sẵn để trở thành nhà ngoại giao, giáo viên, bác sĩ -- tất
cả đều được bày sẵn. Vậy mà tôi chẳng đoái hoài đến, tôi từng là nhà
vô địch bóng quần vợt quốc gia của Ấn Độ trong 3 năm. (Cười) Cả thế
giới trải ra trước mắt tôi. Mọi thứ đều ở dưới chân của tôi. Có thể
tôi không làm sai chuyện gì. Và sau đó tôi đã rất tò mò, tôi muốn
sống và làm việc và đơn giản là muốn chứng kiến cảnh làng quê là như
thế nào.
Vì thế vào năm 1965, tôi đã tiếp xúc với
nạn đói Bihar nặng nhất ở miền Đông Bắc Ấn Độ, và tôi đã chứng kiến
cái đói, cái chết, những người chết vì đói, lần đầu tiên. Nó đã thay
đổi cuộc đời tôi. Tôi trở về nhà, nói với mẹ tôi “Con muốn sống và
làm việc ở ngoài làng”. Mẹ tôi đã rơi vào trạng thái hôn mê. (Tiếng
cười) “Gì đây? Cả thế giới đã bày ra trước mắt con, những công việc
tốt nhất đang trước mắt con, giờ con lại muốn ra đi và làm việc tại
một ngôi làng à? Ý mẹ là, có chuyện gì với con vậy?" Tôi nói “Không,
con đã được giáo dục tốt, và nó khiến con băn khoăn. Và con muốn đáp
lại theo cách của con.” “Con muốn làm gì ở cái làng đó? Không công
việc, không tiền bạc, không an toàn, không tương lai”. Tôi trả lời
“Con muốn sống và đào giếng trong 5 năm." "Đào giếng trong 5 năm ư?
Con đi học ở trường đắt nhất Ấn Độ, và giờ con muốn đào giếng trong
5 năm ư?” Bà ấy không nói chuyện với tôi trong một thời gian dài, vì
bà nghĩ rằng tôi đã hạ thấp gia đình.
Sau đó, tôi phát hiện những kiến thức và
kĩ năng lạ thường mà những người nghèo có, những kiến thức và kĩ
năng chưa từng được đưa vào trào lưu -- chưa bao giờ được đồng hóa,
phản ánh, hay vận dụng trong quy mô lớn. Vậy là tôi đã nghĩ đến
chuyện xây dựng trường Barefoot -- trường dành riêng cho người
nghèo. Những gì người nghèo nghĩ rất quan trọng cần được đưa vào
trường học. Tôi đã đến ngôi làng này lần đầu tiên. Những người lớn
đã đến gặp tôi và hỏi “Cậu trốn cảnh sát à?” Tôi nói “Không.” (Tiếng
cười) “Cậu thi rớt à?” Tôi nói “Không.” “Cậu không kiếm được việc
công chức à?” Tôi nói “Không”. “Vậy cậu làm gì ở đây? Tại sao cậu
lại ở đây? Hệ thống giáo dục ở Ấn Độ hướng cậu tìm đến Paris, New
Delhi và Zuritch mà; cậu đang làm cái gì ở cái làng này? Có chuyện
gì mà cậu chưa nói cho chúng tôi không?” Tôi nói “Không, tôi thật sự
muốn xây trường chỉ dành cho những người nghèo. Tư duy của người
nghèo rất quan trọng cần được phản ánh ở trường học.”
Vậy là, những người này đã cho tôi vài
lời khuyên sâu sắc và chí lý. Họ nói “Làm ơn đừng đưa những ai có
bằng cấp và có trình độ vào trường của cậu.” Vì vậy, nó là trường
đại học duy nhất ở Ấn Độ, nơi mà nếu bạn có bằng tiến sĩ hay bằng
giáo sư, bạn sẽ không có tư cách đến đây. Bạn phải là người hay trốn
tránh trách nhiệm, người làm gì cũng thất bại, hay người bỏ học nửa
chừng nếu muốn đến trường này. Bạn phải làm việc bằng tay. Bạn phải
có phẩm chất lao động tốt. Bạn phải thể hiện rằng bạn có những kĩ
năng ra lệnh cho công chúng và cung cấp dịch vụ cho công chúng. Do
đó, chúng tôi đã xây dựng trường đại học Barefoot, và định nghĩa lại
từ chuyên gia.
Chuyên gia
là ai ? Một chuyên gia là người biết kết hợp năng lực, sự tự tin và
niềm tin với nhau. Một thợ dò mạch nước là một chuyên gia. Một bà đỡ
truyền thống là một chuyên gia. Một người thợ làm gốm là một chuyên
gia. Đây là những chuyên gia trên khắp thế giới. Bạn có thể thấy họ
ở bất kỳ ngôi làng xa xôi nào khắp thế giới. Chúng tôi nghĩ những
người này nên được đưa vào giáo dục bình thường và thể hiện cho
người ta thấy những kiến thức và kĩ năng mà họ có được đều rất phổ
thông. Nó cần được sử dụng, cần được vận dụng, cần được thể hiện ra
thế giới bên ngoài -- những kiến thức và kĩ năng này thậm chí còn
phù hợp với thời nay.
Do đó trường hoạt động theo phong cách
làm việc và cách sống của Mahatma Gandhi. Bạn ăn trên sàn nhà, ngủ
trên sàn, làm việc trên sàn. Không có giao ước, không có hợp đồng.
Bạn có thể ở lại với tôi 20 năm, ra đi ngày hôm sau. Nhưng không ai
kiếm được hơn 100 đôla một tháng. Nếu bạn đến vì tiền thì đừng đến
trường Barefoot. Nếu bạn đến để làm việc và để thử thách thì bạn sẽ
đến trường Barefoot. Đó là nơi chúng tôi muốn bạn thử thách và sáng
tạo những ý tưởng của bạn. Bất kể là ý tưởng gì bạn có, hãy đến đây
và trải nghiệm chúng. Không có vấn đề gì nếu như bạn thất bại. Bạn
tơi tả, bạn đau khổ, bạn có thể làm lại. Đó là ngôi trường duy nhất
giáo viên là học viên và học viên chính là giáo viên. Đó còn là ngôi
trường duy nhất không cấp giấy chứng nhận. Bạn chỉ được công nhận
bằng chính cộng đồng mà bạn đang phục vụ. Bạn không cần một tờ giấy
để treo lên tường để nói lên rằng bạn là một kĩ sư.
Vì vậy, khi tôi nói điều này, họ đã nói
“Vậy hãy thể hiện những gì có thể đi. Ông đang làm gì vậy? Nó sẽ rất
khó hiểu nếu ông không thể cho chúng tôi thấy." Vậy là chúng tôi đã
xây dựng nên trường Barefoot đầu tiên vào năm 1986. Do 12 kiến trúc
sư Barefoot, những người không biết đọc, không biết viết xây dựng
với 1,50 đôla trên một bộ vuông. 150 người đã sống và làm việc tại
đó. Họ đã đoạt giải Aga Khan về kiến trúc năm 2002. Nhưng sau đó,
người trao giải nghi ngờ, họ nghĩ rằng đã có một kiến trúc sự khác
đằng sau nữa. Tôi nói “Đúng, họ đã vẽ bản thiết kế nhưng những kiến
trúc sư Barefoot mới thực sự là người xây nên ngôi trường đó.” Chúng
tôi là những người duy nhất đã trả lại giải thưởng 50,000 đôla vì họ
không tin tưởng chúng tôi, nên chúng tôi cho rằng họ thật sự đang
bôi nhọ những kiến trúc sư trường Barefoot ở Tilonia.
Tôi đã hỏi một nhân viên kiểm lâm – một
chuyên gia có uy thế và bằng cấp cao -- tôi hỏi “Ngài có thể xây cái
gì nơi này?” Ông ta nhìn khu đất một lúc rồi nói, “Quên nó đi. Vô
phương. Thậm chí còn không đáng. Không nước, đất thì sỏi đá”. Tôi ở
lại thêm một lúc rồi nói “Được rồi, tôi sẽ đi hỏi một ông lão trong
làng rằng «Tôi nên làm gì để phát triển ở vùng đất này?" Ông ta nhìn
tôi im lặng rồi nói “Cậu xây dựng cái này, xây dựng cái này, đặt cái
này vào và nó sẽ hoạt động.” Đây là những gì được trông thấy hôm
nay.
Khi trèo lên mái nhà, tất cả những người
phụ nữa nói “Quét dọn đi. Đàn ông nên quét dọn đi vì chúng tôi không
muốn chia sẻ kỹ thuật này cho đàn ông. Cái này sẽ chống thấm nước
cho mái nhà.” (Tiếng cười) Nó gồm vật liệu thô, và một vài thứ gì đó
mà tôi không biết. Nhưng thực sự nó không làm dột nước. Từ năm 1986,
nó vẫn không dột. Cái kỹ thuật đó, những người phụ nữa đã không chia
sẻ cho đàn ông (Cười).
Đó là ngôi trường duy nhất hoạt động hoàn
toàn bằng năng lượng mặt trời. Tất cả năng lượng được lấy từ năng
lượng mặt trời. Những tấm bảng 45KW nằm trên mái nhà. Và mọi thứ sẽ
hoạt động không cần có mặt trời trong 25 năm tới. Nếu mặt trời còn
chiếu sáng, thì chúng tôi sẽ không có vấn đề gì với năng lượng cả.
Nhưng cái hay là nó được lắp bởi một vị linh mục, vị linh mục theo
đạo Hindu, người chỉ làm việc 8 năm cho trường tiểu học -- chưa hề
đến trường, chưa hề đến trường đại học. Ông lại biết nhiều về năng
lượng mặt trời hơn bất kỳ ai mà tôi biết trên thế giới, cam đoan là
như vậy.
Nếu bạn đến trường Barefoot, thức ăn đều
được nấu nhờ năng lượng mặt trời. Tuy nhiên những người tạo ra bếp
nhật năng là những người phụ nữ mù chữ, họ đã tạo ra bếp năng lượng
mặt trời tinh vi nhất. Đó là bếp nhật năng có dạng hình pa-ra-bôn.
Thật không may, hầu như họ có một nửa là người Đức, họ rất tỉ mỉ.
(Cười) Bạn sẽ không bao giờ tìm ra những người phụ nữ Ấn nào tỉ mỉ
như vậy. Chắn chắn không dù một chút, họ có thể làm ra cái bếp đó.
Nhờ đó mà chúng tôi có 60 bữa cơm 2 lần mỗi ngày. được nấu bằng năng
lượng mặt trời.
Chúng tôi có một nha sĩ -- bà ấy là một
bà ngoại nha sĩ mù chữ. Bà ấy đã chăm sóc răng của 7000 trẻ em. Kỹ
thuật của những người đi chân trần, vào năm 1986 -- không một kỹ sư,
kiến trúc sư nào nghĩ đến -- nhưng chúng tôi đang giữ nước mưa từ
những mái nhà. Rất ít nước mưa bị lãng phí. Toàn bộ mái nhà đều được
nối với lòng đất đến một bể chứa nước 400,000 lit, thế là không có
giọt nước nào bị lẵng phí. Nếu chúng tôi có 4 năm hạn hán, chúng tôi
sẽ có nước sử dụng từ khu sân bãi, vì chúng tôi đã trữ nước mưa.
60% trẻ em không đến trường là vì chúng
phải chăm sóc súc vật như -- cừu, dê -- những việc vặt trong nhà. Vì
thế chúng tôi đã nghĩ đến việc xây dựng buổi học ban đêm cho chúng.
Nhờ những lớp ban đêm ở Tilonia, trên 75,000 trẻ em đi học những
buổi học ban đêm. Vì đó là quyền lợi của trẻ em, không phải vì quyền
lợi của giáo viên. Cho nên, những gì chúng tôi dạy trong trường này
là gì? Nền dân chủ, quyền công dân, cách tính đất đai, những gì nên
làm khi bị bắt, những gì nên làm khi những con vật của bạn bị bệnh.
Đó là những gì chúng tôi dạy ở lớp học ban đêm. Có điều toàn bộ
trường học có ánh sáng từ nhật năng.
Cứ 5 năm một lần, chúng tôi có một cuộc
bầu chọn. Những đứa trẻ từ 6 đến 14 tuổi đều tham gia vào quá trình
dân chủ, và chúng chọn ra một thủ tướng chính phủ. Vị thủ tướng
chính phủ này 12 tuổi. Con bé chăm sóc cho 20 con dê vào buổi sáng,
nhưng làm thủ tướng chính phủ vào buổi tối. Con bé có một nội các
riêng, một bộ trưởng về giáo dục, một bộ trưởng về năng lượng, một
bộ trưởng về sức khỏe. Họ kiểm tra và giám sát 150 trường học dành
cho 7000 đứa trẻ. Con bé đã nhận giải thưởng thiếu nhi thế giới cách
đây 5 năm, và sau đó đi đến Thụy Điển. Lần đầu tiên trong đời ra
khỏi làng. Chưa bao giờ thấy Thụy Điển. Không ngạc nhiên với tất cả
những gì đang xảy ra. Rồi nữ hoàng Thụy Điển, đứng đó, đi về phía
tôi và nói “Ông có thể hỏi đứa trẻ này sự tự tin của cô bé có từ đâu
không? Cô bé chỉ mới 12 tuổi mà lại không kinh ngạc với bất cứ thứ
gì.” Và cô bé, người đứng bên trái nữ hoàng, hướng về phía tôi rồi
nhìn thẳng vào mắt nữ hoàng và nói, “Làm ơn nói với cô ấy tôi là thủ
tướng chính phủ." (Tiếng cười, vỗ tay).
Nơi có tỉ lệ phần trăm người mù chữ cao,
chúng tôi đã sử dụng nghệ thuật múa rối. Những con rối là cách chúng
tôi giao tiếp. Bạn có Jaokim Chacha, người đã 300 tuổi. Ông ta là
một nhà phân tích tâm lý học. Là giáo viên của tôi. Là bác sĩ của
tôi. Là luật sư của tôi. Là nhà quyên góp của tôi. Ông ấy quyên góp
tiền, giải quyết những cuộc tranh luận của tôi. Ông ấy đã giải quyết
những vấn đề của tôi trong làng. Nếu có xung đột trong làng, nếu
việc tham gia lớp học không thuận lợi và nếu có bất đồng giữa giáo
viên và phụ huynh, những con rối này kêu gọi các giáo viên và phụ
huynh ra trước làng và nói “Bắt tay đi. Việc tham gia lớp học không
được bỏ dở." Những con rối này được làm từ những tờ báo Ngân hàng
thế giới đã được tái chế. (Cười, vỗ tay).
Như vậy, cách tiếp xúc phi tập trung hóa,
phi thần thánh hóa như thế này với những ngôi làng lấy điện từ mặt
trời, chúng tôi đã rải đi khắp Ấn Độ từ Ladakn tới Bhutan -- tất cả
những ngôi làng tích điện từ mặt trời nhờ những người đã được đào
tạo. Rồi chúng tôi đến Ladakh, chúng tôi hỏi một người phụ nữ -- ở
đây, ở -40 độ C, bạn phải đi ra khỏi nhà, vì không còn nơi nào nữa,
toàn bộ nơi này bị tuyết bao phủ ở cả 2 bên -- chúng tôi hỏi người
phụ nữa này rằng, “Bà thấy có những ích lợi gì từ năng lượng mặt
trời?" Sau đó bà ấy nghĩ một phút rồi nói, “Đây là lần đầu tiên tôi
thấy mặt chồng tôi vào mùa đông.” (Tiếng cười).
Đi đến Afghanistan. Một bài học chúng tôi
đã học được ở Ấn Độ là đàn ông rất khó đào tạo (Tiếng cười) Đàn ông
rất năng động, rất tham vọng, đàn ông là chiếc di động bị ép buộc
nên họ đều muốn có giấy chứng nhận. (Tiếng cười) Trên toàn cầu, bạn
luôn gặp xu hướng đàn ông muốn có một tờ giấy chứng nhận. Tại sao ?
Vì họ muốn rời khỏi làng và đến một thành phố, tìm một công việc. Vì
thế, chúng tôi đã phát hiện ra một phương pháp rất hay: đào tạo
những bà cụ. Cách tốt nhất để kết nối với thế giới là gì? Ti vi?
Không. Điện tín? Không. Điện thoại? Không. Mà là nói với 1 người phụ
nữ. (Cười, vỗ tay).
Vậy là chúng tôi đến Afghanistan lần đầu
tiên, sau đó chúng tôi chọn 3 người phụ nữ và nói “Chúng tôi muốn
đưa các bà đến Ấn Độ.” Họ nói “Không thể được. Họ thậm chí còn không
đi ra khỏi phòng, vậy mà ông muốn đưa họ đến Ấn Độ.” Tôi trả lời,
"Vậy thì tôi sẽ nhượng bộ. Tôi sẽ đưa những ông chồng đi theo luôn."
Vậy là tôi đã đưa cả những ông chồng đi theo. Tất nhiên, những người
phụ nữ này thông minh hơn đàn ông nhiều. Trong 6 tháng, chúng tôi đã
làm thế nào để thay đổi những phụ nữ này? Ngôn ngữ ký hiệu. Bạn
không chọn ngôn ngữ viết. Bạn không chọn ngôn ngữ nói. Bạn sử dụng
ngôn ngữ ký hiệu. Thế là trong 6 tháng, họ có thể trở thành những kỹ
sư năng lượng mặt trời. Họ trở về nhà và tích điện năng lượng mặt
trời cho làng của họ.
Người phụ nữ này đã về làng và tích điện
từ năng lượng mặt trời cho làng, xây dựng nhà xưởng -- ngôi làng đầu
tiên được tích điện từ nhật năng ở Afghanistan nhờ 3 người phụ nữ
này. Người phụ nữ này là một người đàn bà đặt biệt. 55 tuổi và bà ấy
đã tích điện từ nhật năng giúp cho 200 ngôi nhà ở Afghanistan. Và
chúng hoạt động rất tốt. Bà ấy đã đi và nói cho ban kỹ sư ở
Afghanistan và nói với người đứng đầu của ban về sự khác nhau giữa
AC và DC. Ông ta không hiểu. Ba người phụ nữ này đã đào tạo cho 27
phụ nữ khác và tích điện nhật năng cho 100 ngôi làng ở Afghanistan.
Chúng tôi đến Châu Phi, rồi chúng tôi bắt
gặp hoàn cảnh tương tự. Tất cả phụ nữ ngồi ở một cái bàn từ 8 – 9
quốc gia trò chuyện với nhau, không hiểu một lời nào vì họ đang nói
những ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, ngôn ngữ hình thể thì rất
tuyệt. Họ nói chuyện với nhau và trở thành những kỹ sư nhật năng.
Tôi lại đến Sierra Leone, vị bộ trưởng này lái xe vào giữa đêm, băng
qua ngôi làng này, trở lại, tiến vào làng, nói, “Ủa, chuyện này là
sao?” Họ nói “Hai cụ bà này…” "Cụ bà?" Vị bộ trưởng không thể tin
những gì đang xảy ra. “Họ đã đi đâu?” “Đi Ấn Độ và trở về”. Sau đó
đi thẳng đến dinh tổng thống. Ông ta nói “Ngài có biết có một ngôi
làng được tích điện nhật năng ở Sierra Leone này không?” Ông ta nói
“Không”. Một nửa phòng nội các đã đi thăm những cụ bà vào ngày hôm
sau. “Có chuyện gì vậy?” Thế là ông ấy lệnh gọi tôi rồi hỏi “Ông có
thể đào tạo cho tôi 150 cụ bà không?” Tôi trả lời “Tôi không thể,
thưa tổng thống. Nhưng họ. Những bà cụ sẽ làm.” Do đó, ông ấy đã xây
dựng trung tâm đào tạo Barefoot đầu tiên ở Sierre Leone. Và 150 cụ
bà được đào tạo ở Sierre Leone.
Ở Gambia: chúng tôi đã đi chọn một cụ bà
ở Gambia. Đến với ngôi làng này. Tôi biết tôi nên chọn bà cụ nào.
Công chúng hội ý và nói “Hãy đưa 2 cụ bà này đi đi.” Tôi nói “Không,
tôi muốn đưa cụ bà này đi.” Họ nói “Tại sao? Bà ấy không biết gì về
ngôn ngữ. Ông không biết bà ấy đâu”. Tôi đáp “Tôi thích ngôn ngữ
hình thể. Tôi thích cách bà ấy nói.” “Ông chồng khó tính, không thể
được đâu.” Tôi gọi người chồng của bà ấy, ông ấy đến vênh váo, khéo
léo, chiếc di động trên tay. “Không thể được”. “Sao lại không?”
“Người phụ nữ này trông mới đẹp làm sao!” Tôi nói “Đúng vậy, bà ấy
thật xinh đẹp”. “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bà ấy bỏ đi với một gã Ấn
Độ?” Đó là nỗi sợ lớn nhất của ông ta. Tôi nói “Bà ấy sẽ hạnh phúc.
Bà ấy sẽ gọi cho ông qua di động.” Bà ấy ra đi như một cụ bà nhưng
trở về lại như một con hổ. Bà ấy xuống khỏi máy bay và nói với toàn
bộ đám đông như thể bà ấy là một cựu chiến binh vậy. Bà ấy điều
khiển báo chí quốc gia, và bà ấy là một ngôi sao. Khi tôi trở lại
sau 6 tháng. Tôi nói “Chồng bà đâu?” “À, đâu đó thôi. Không quan
trọng.” (Cười) Một câu chuyện có hậu. (Cười, vỗ tay).
Tôi sẽ kết thúc bằng câu châm ngôn mà tôi
nghĩ bạn không phải tìm những lời giải ở bên ngoài, Hãy tìm lời giải
ở bên trong bạn. Và hãy lắng nghe những người có những lời giải đáp
trước mặt bạn. Họ ở khắp nơi trên thế giới. Đừng lo lắng. Đừng nghe
lời Ngân hàng Thế giới, hãy nghe lời những người trên mảnh đất này.
Họ có tất cả những giải pháp trên thế giới.
Tôi sẽ chốt lại bằng một câu trích của
Mahatma Gandhi. “Đầu tiên là họ lờ bạn đi, sau đó họ cười vào bạn,
sau đó họ chống đối bạn rồi bạn chiến thắng.”