PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 Cộng HòaUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 Xã Hội

  

Câu chuyện nhập cư của tôi

  • PSN - 10.03.2012 | Tan Le
    Lien Hoang Kim chuyển ngữ

Năm 2010, kĩ sư công nghệ Tan Le lên sân khấu TEDGlobal (TED Quốc tế) để minh họa một giao diện mới, đầy ấn tượng. Nhưng nay, trên TEDxWomen (TED Phụ nữ), chị thuật lại một câu chuyện rất riêng tư: chuyện gia đình chị -- mẹ, bà và em gái -- đã chạy khỏi Việt Nam và xây dựng cuộc sống mới như thế nào.

 

 

Làm sao tôi có thể trình bày trong 10 phút về sợi dây liên kết những người phụ nữ qua ba thế hệ, về việc làm thế nào những sợi dây mạnh mẽ đáng kinh ngạc ấy đã níu chặt lấy cuộc sống của một cô bé bốn tuổi co quắp với đứa em gái nhỏ của cô bé, với mẹ và bà trong suốt năm ngày đêm trên con thuyền nhỏ lênh đênh trên Biển Đông hơn 30 năm trước, những sợi dây liên kết đã níu lấy cuộc đời cô bé ấy và không bao giờ rời đi -- cô bé ấy giờ sống ở San Francisco và đang nói chuyện với các bạn hôm nay? Câu chuyện này chưa kết thúc. Nó là một trò chơi ghép hình vẫn đang được xếp. Hãy để tôi kể cho các bạn về vài mảnh ghép nhé.

 

Hãy tưởng tượng mảnh đầu tiên: một người đàn ông đốt cháy sự nghiệp cả đời mình. Ông là nhà thơ, nhà viết kịch, một người mà cả cuộc đời chênh vênh trên tia hi vọng duy nhất rằng đất nước ông sẽ độc lập tự do. Hãy tưởng tượng ông, một người cộng sản tiến vào Sài Gòn, đối diện sự thật rằng cả cuộc đời ông đã phí hoài. Ngôn từ, qua bao năm tháng là bạn đồng hành với ông, giờ quay ra chế giễu ông. Ông rút lui vào yên lặng. Ông qua đời, bị lịch sử quật ngã. Ông là ông của tôi. Tôi chưa bao giờ gặp ông ngoài đời. Nhưng cuộc đời ta nhiều hơn những gì ta lưu trong kí ức nhiều. Bà tôi chưa bao giờ cho phép tôi quên cuộc đời của ông. Nhiệm vụ của tôi là không để cuộc đời ấy qua trong vô vọng, và bài học của tôi là nhận ra rằng, vâng, lịch sử đã cố quật ngã chúng tôi, nhưng chúng tôi đã chịu đựng được.

 

Mảnh ghép tiếp theo của tấm hình là một con thuyền trong sớm hoàng hôn lặng lẽ trườn ra biển. Mẹ tôi, Mai, mới 18 tuổi khi ba của mẹ mất -- đã lập gia đình, một cuộc hôn nhân sắp đặt trước, đã có hai cô con gái nhỏ. Với mẹ, cuộc đời cô đọng vào nhiệm vụ duy nhất: để gia đình mẹ trốn thoát và bắt đầu cuộc sống mới ở Úc. Mẹ không bao giờ chấp nhận được là mẹ sẽ không thành công. Thế là sau bốn năm, một trường thiên đằng đẵng hơn cả trong truyện, một chiếc thuyền trườn ra biển ngụy trang là thuyền đánh cá. Tất cả những người lớn đều biết các rủi ro. Nỗi sợ hãi lớn nhất là cướp biển, nạn cưỡng hiếp, và cái chết. Như hầu hết người lớn trên thuyền, mẹ tôi mang theo một chai thuốc độc nhỏ. Nếu chúng tôi bị bắt, đầu tiên là em tôi và tôi, rồi mẹ và bà sẽ uống.

 

Kí ức sớm nhất tôi nhớ được là từ cái thuyền -- tiếng động cơ đều đều, mạn tiền con thuyền chìm vào mỗi đợt sóng, chân trời mênh mông trống trải. Tôi không nhớ lũ cướp biến đã đến rất nhiều lần, nhưng bị lừa bỏ đi bởi sự dũng càm của những người đàn ông trên thuyền, hay là khi máy tàu bị chết và không khởi động được trong suốt sáu tiếng đồng hồ. Nhưng tôi nhớ được ánh đèn từ giàn khoan dầu ngoài bờ biển Malaysia và một anh thanh niên đã quỵ ngã rồi qua đời, cái kết của cuộc hành trình là quá sức chịu đựng với anh, và quả táo đầu tiên tôi được nếm, quả táo mà công nhân trên giàn khoan dầu cho tôi, Không có quả táo nào ngon được đến thế.

 

Sau ba tháng trong trại tị nạn tập trung, chúng tôi đặt chân tới Melbourne. Và mảnh ghép tiếp theo của bức tranh là về bốn người phụ nữ, ba thế hệ cùng nhau định hình cuộc sống mới. Chúng tôi định cư ở Footscray, vùng ngoại ô cho dân lao động trong đó dân số là các tầng lớp người nhập cư. Không như những vùng ngoại ô ổn định cho giai cấp trung lưu, mà tôi không hề biết là có tồn tại, chẳng có tí quyền lợi nào ở Footscray. Mùi từ các cửa hàng đến từ khắp thế giới. Và những mảnh tiếng Anh đứt quãng trong cuộc hội thoại giữa những con người có duy một điểm chung, họ đang bắt đầu lại từ đầu.

 

Mẹ tôi làm việc trong trang trại, rồi trong dây chuyền sản xuất ô tô, làm việc tuần sáu ngày, hai ca. Thế mà mẹ vẫn kiếm ra thời gian học tiếng Anh và lấy bằng công nghệ thông tin. Chúng tôi rất nghèo. Từng đồng tiền đều được cân nhắc và tiền học thêm tiếng Anh và toán được đặt riêng ra bất kể việc khoản nào phải trừ bớt đi, thường thì đó là quần áo mới; quần áo chúng tôi lúc nào cũng là đồ cũ. Hai đôi tất để đi học, mỗi đôi để che lỗ thủng trên đôi kia. Một bộ đồng phục dài tới mắt cá, vì phải dành mặc đến sáu năm. Thỉnh thoảng, dù ít, tôi nghe thấy tràng chế giễu xé lòng "đồ mắt hí" và thỉnh thoảng có hình vẽ trên tường: "Lũ châu Á, cút về nhà." Về nhà ở đâu? Có chút gì cứng lại trong tôi. Niềm quyết tâm tụ lại và một giọng lặng lẽ nói, "Tôi sẽ đi vòng qua mọi trở ngại."

 

Mẹ tôi, em gái và tôi ngủ chung trên một chiếc giường. Mẹ tôi tối nào cũng kiệt sức, nhưng chúng tôi kể cho nhau nghe chuyện trong ngày và nghe tiếng bà tôi đi lại quanh nhà. Mẹ tôi bị bao nhiêu ác mộng về chiếc thuyền. Nhiệm vụ của tôi là thức đến khi mẹ bị ác mộng hành hạ để gọi mẹ dậy. Mẹ mở cửa hàng máy tính rồi học nghề chuyên viên thẩm mĩ và mở một cơ sở kinh doanh khác. Và rồi bao người phụ nữ đến kể câu chuyện của họ về những gã đàn ông không thể hòa nhập với cuộc sống mới, giận dữ và cứng nhắc, và những đứa trẻ bấn loạn giữa hai thế giới.

 

Chúng tôi kiếm tìm trợ cấp và những nhà tài trợ. Các trung tâm được thành lập. Tôi sống trong hai thế giới song song. Trong một thế giới, tôi là học sinh gốc Á điển hình, đòi hỏi khắc nghiệt từ chính mình. Trong thế giới kia, tôi vướng mắc trong những mảnh đời bấp bênh, bị tổn thương bi thảm vì bạo lực, nghiện ngập và cô quạnh. Nhưng qua năm tháng rất nhiều em đã được giúp đỡ. Và vì công tác đó, khi tôi là sinh viên luật năm cuối, tôi được bầu là Thanh niên Úc của năm. Và tôi bị phóng từ mảnh ghép xếp hình này sang mảnh khác, nhưng chúng không ghép vừa với nhau.

 

Tan Le, cư dân vô danh ở khu Footscray, giờ là Tan Le, người tị nạn và hoạt động xã hội, được mời nói chuyện ở các địa điểm cô chưa bao giờ nghe tới được mời vào những nhà mà cô chưa bao giờ tưởng tượng được là có tồn tại. Tôi không biết các qui trình. Tôi không biết cách dùng thìa dĩa. Tôi không biết nói chuyện về rượu. Tôi không biết nói về cái gì hết. Tôi muốn rút về cái lề thói hàng ngày và sự dễ chịu của cuộc sống trong khu ngoại ô không ai hay biết -- người bà, người mẹ và hai con gái kết thúc mỗi ngày như bao ngày trong suốt 20 năm, kể cho nhau nghe chuyện trong ngày rồi thiếp ngủ, ba người chúng tôi vẫn chung một giường. Tôi bảo mẹ là tôi không thể làm được. Mẹ nhắc tôi là bấy giờ tôi cũng bằng tuổi mẹ khi chúng tôi lên thuyền. Nói 'không' chưa bao giờ là một lựa chọn. "Cứ làm đi," mẹ nói, "và đừng cố trở thành người khác."

 

Thế là tôi nói về nạn thanh niên thất nghiệp và giáo dục, và về những người bị xã hội cách li, bị mất quyền lợi và bỏ rơi. Và tôi càng nói thật lòng, tôi càng được mời nói nhiều. Tôi gặp những người từ mọi tầng lớp xã hội, rất nhiều người đang làm việc họ yêu thích, sống tại ranh giới của cơ hội. Và dù tôi tốt nghiệp, tội nhận ra rằng tôi không thể yên phận trong nghề luật. Bức xếp hình cần một mảnh nữa. Và cùng lúc tôi nhận ra rằng làm kẻ ngoại đạo cũng được thội, người mới đến, mới hiện diện -- và không chỉ là được thôi, mà là một điều ta cần biết ơn, có thể là một món quà từ chiếc thuyền. Bời vì làm người đứng phía trong có thể dễ bị thu hẹp tầm nhìn, có thể dễ dàng chấp nhận những định kiến trong khu vực của bạn. Giờ đây tôi đã bước ra ngoài 'vùng an toàn' của mình đủ đẻ biết rằng, vâng, thế giới có thể sụp đổ nhưng không theo cách bạn sợ hãi đâu.

 

Những khả năng mà trước đây sẽ không được cho phép được khuyến khích rất nhiều. Có một nguồn năng lượng ngoài đó, một niềm lạc quan khôn nguôi, một sự pha trộn kì lạ của sự khiêm nhường và liều lĩnh. Thế nên tôi đi theo linh cảm của mình. Tôi thu thập được một đội nhỏ với chúng tôi cái tựa "Không làm được đâu" là một thử thách hấp dẫn không cưỡng được. Trong suốt một năm chúng tôi không một xu dính túi. Hết ngày, tôi làm một nồi súp khổng lồ để chúng tôi cùng ăn. Chúng tôi làm việc đến đêm khuya. Hầu hết ý tưởng của chúng tôi đều điên khùng, nhưng vài ý tưởng vô cùng tuyệt vời, và chúng tôi tạo ra đột phá. Tôi quyết định chuyển tới nước Mỹ sau có một chuyến đi. Lại là linh cảm. Ba tháng sau tôi chuyển địa điểm và chuyến phiêu lưu lại tiếp diễn.

 

Trước khi tôi kết thúc, hãy đế tôi kể cho các bạn về bà tôi. Bà lớn lên trong thời kì mà đạo Khổng là chuẩn mực xã hội và quan lại địa phương có quyền sinh quyền sát. Cuộc sống đã là như vậy trong hàng thế kỷ rồi. Ba của bà mất ngay sau khi bà ra đời. Mẹ của bà một mình nuôi bà lớn. Năm 17 tuổi, bà trở thành vợ hai của một ông quan, mẫu thân ông quan này đánh đập bà. Và dầu vấp phải sự không ủng hộ của chồng, bà gây chấn động khi kiện ông ta ra tòa và tự khởi tố, và còn gây chấn động mạnh hơn khi bà thắng kiện. (Tiếng cười) (Vỗ tay) "Không làm được đâu" bị chứng minh là sai.

 

Tôi đang tắm trong một phòng khách sạn ở Sydney vào thời khắc bà mất cách đó 600 dặm, ở Melbourne. Tôi nhìn qua tấm kính cửa và thấy bà đứng ở bên kia tôi biết bà đã đến để tạm biệt tôi. Vài phút sau mẹ tôi gọi điện. Vài ngày sau, chúng tôi đến một ngôi chùa đạo Phật ở Footscray và ngồi quanh quan tài của bà. Chúng tôi kể chuyện cho bà và cam đoan với bà là chúng tôi luôn ở bên bà. Lúc nửa đêm một nhà sư đến và bảo chúng tôi là ông phải đóng quan tài rồi. Mẹ bảo chúng tôi cảm nhận tay bà tôi. Mẹ tôi hỏi nhà sư, "Tại sao tay mẹ tôi ấm thế mà cả người lại lạnh ngắt?" "Bởi vì từ sàng các chị đã cầm tay bà," ông nói. "Các chị không hề buông tay."

 

Nếu có một nguồn lực trong gia đình chúng tôi, nguồn ấy truyền qua những người phụ nữ. Bởi vì chúng tôi là ai và cuộc đời đã định hình chúng tôi như thế nào, giờ chúng tôi có thể thấy rằng những người đàn ông mà có thể đã đi vào cuộc đời của chúng tôi sẽ ngăn trở chúng tôi. Thất bại sẽ đến một cách dễ dàng. Giờ đây tôi cũng muốn có con, và tôi băn khoăn về con thuyền. Có ai muốn con của họ phải trải qua con thuyền ấy? Nhưng tôi sợ đặc quyền đặc lợi, sợ cuộc sống thoải mái, sợ quyền sở hữu. Liệu tôi có thể cho con tôi một mạn thuyền trong cuộc đời, mạnh mẽ chìm vào mỗi đợt sóng, tiếng động cơ đều đều không đứt, chân trời mênh mông không hứa hẹn điều gì cả? Tôi không biết. Nhưng nếu tôi có thể cho điều đó và vẫn thấy con tôi yên bình vượt qua, tôi sẽ cho con tôi. (Vỗ tay)

 

Trevor Neilson: Và vâng, mẹ của chị Tan hôm nay cũng ở đây ở hàng ghế thứ tư hay năm. (Vỗ tay)

 

Phù Sa cảm ơn Lien Hoang Kim đã chuyển ngữ!

 

How can I speak in 10 minutes about the bonds of women over three generations, about how the astonishing strength of those bonds took hold in the life of a four-year-old girl huddled with her young sister, her mother and her grandmother for five days and nights in a small boat in the China Sea more than 30 years ago, bonds that took hold in the life of that small girl and never let go -- that small girl now living in San Francisco and speaking to you today? This is not a finished story. It is a jigsaw puzzle still being put together. Let me tell you about some of the pieces.

 

Imagine the first piece: a man burning his life's work. He is a poet, a playwright, a man whose whole life had been balanced on the single hope of his country's unity and freedom. Imagine him as the communists enter Saigon, confronting the fact that his life had been a complete waste. Words, for so long his friends, now mocked him. He retreated into silence. He died broken by history. He is my grandfather. I never knew him in real life. But our lives are much more than our memories. My grandmother never let me forget his life. My duty was not to allow it to have been in vain, and my lesson was to learn that, yes, history tried to crush us, but we endured.

 

The next piece of the jigsaw is of a boat in the early dawn slipping silently out to sea. My mother, Mai, was 18 when her father died -- already in an arranged marriage, already with two small girls. For her, life had distilled itself into one task: the escape of her family and a new life in Australia. It was inconceivable to her that she would not succeed. So after a four-year saga that defies fiction, a boat slipped out to sea disguised as a fishing vessel. All the adults knew the risks. The greatest fear was of pirates, rape and death. Like most adults on the boat, my mother carried a small bottle of poison. If we were captured, first my sister and I, then she and my grandmother would drink.

 

My first memories are from the boat -- the steady beat of the engine, the bow dipping into each wave, the vast and empty horizon. I don't remember the pirates who came many times, but were bluffed by the bravado of the men on our boat, or the engine dying and failing to start for six hours. But I do remember the lights on the oil rig off the Malaysian coast and the young man who collapsed and died, the journey's end too much for him, and the first apple I tasted, given to me by the men on the rig. No apple has ever tasted the same.

 

After three months in a refugee camp, we landed in Melbourne. And the next piece of the jigsaw is about four women across three generations shaping a new life together. We settled in Footscray, a working-class suburb whose demographic is layers of immigrants. Unlike the settled middle-class suburbs, whose existence I was oblivious of, there was no sense of entitlement in Footscray. The smells from shop doors were from the rest of the world. And the snippets of halting English were exchanged between people who had one thing in common, they were starting again.

 

My mother worked on farms, then on a car assembly line, working six days, double shifts. Somehow she found time to study English and gain IT qualifications. We were poor. All the dollars were allocated and extra tuition in English and mathematics was budgeted for regardless of what missed out, which was usually new clothes; they were always secondhand. Two pairs of stockings for school, each to hide the holes in the other. A school uniform down to the ankles, because it had to last for six years. And there were rare but searing chants of "slit-eye" and the occasional graffiti: "Asian, go home." Go home to where? Something stiffened inside me. There was a gathering of resolve and a quiet voice saying, "I will bypass you."

 

My mother, my sister and I slept in the same bed. My mother was exhausted each night, but we told one another about our day and listened to the movements of my grandmother around the house. My mother suffered from nightmares all about the boat. And my job was to stay awake until her nightmares came so I could wake her. She opened a computer store then studied to be a beautician and opened another business. And the women came with their stories about men who could not make the transition, angry and inflexible, and troubled children caught between two worlds.

 

Grants and sponsors were sought. Centers were established. I lived in parallel worlds. In one, I was the classic Asian student, relentless in the demands that I made on myself. In the other, I was enmeshed in lives that were precarious, tragically scarred by violence, drug abuse and isolation. But so many over the years were helped. And for that work, when I was a final year law student, I was chosen as the young Australian of the year. And I was catapulted from one piece of the jigsaw to another, and their edges didn't fit.

 

Tan Le, anonymous Footscray resident, was now Tan Le, refugee and social activist, invited to speak in venues she had never heard of and into homes whose existence she could never have imagined. I didn't know the protocols. I didn't know how to use the cutlery. I didn't know how to talk about wine. I didn't know how to talk about anything. I wanted to retreat to the routines and comfort of life in an unsung suburb -- a grandmother, a mother and two daughters ending each day as they had for almost 20 years, telling one another the story of their day and falling asleep, the three of us still in the same bed. I told my mother I couldn't do it. She reminded me that I was now the same age she had been when we boarded the boat. No had never been an option. "Just do it," she said, "and don't be what you're not."

 

So I spoke out on youth unemployment and education and the neglect of the marginalized and the disenfranchised. And the more candidly I spoke, the more I was asked to speak. I met people from all walks of life, so many of them doing the thing they loved, living on the frontiers of possibility. And even though I finished my degree, I realized I could not settle into a career in law. There had to be another piece of the jigsaw. And I realized at the same time that it is okay to be an outsider, a recent arrival, new on the scene -- and not just okay, but something to be thankful for, perhaps a gift from the boat. Because being an insider can so easily mean collapsing the horizons, can so easily mean accepting the presumptions of your province. I have stepped outside my comfort zone enough now to know that, yes, the world does fall apart, but not in the way that you fear.

 

Possibilities that would not have been allowed were outrageously encouraged. There was an energy there, an implacable optimism, a strange mixture of humility and daring. So I followed my hunches. I gathered around me a small team of people for whom the label "It can't be done" was an irresistible challenge. For a year we were penniless. At the end of each day, I made a huge pot of soup which we all shared. We worked well into each night. Most of our ideas were crazy, but a few were brilliant, and we broke through. I made the decision to move to the U.S. after only one trip. My hunches again. Three months later I had relocated, and the adventure has continued.

 

Before I close though, let me tell you about my grandmother. She grew up at a time when Confucianism was the social norm and the local Mandarin was the person who mattered. Life hadn't changed for centuries. Her father died soon after she was born. Her mother raised her alone. At 17 she became the second wife of a Mandarin whose mother beat her. With no support from her husband, she caused a sensation by taking him to court and prosecuting her own case, and a far greater sensation when she won. (Laughter) (Applause) "It can't be done" was shown to be wrong.

 

I was taking a shower in a hotel room in Sydney the moment she died 600 miles away in Melbourne. I looked through the shower screen and saw her standing on the other side. I knew she had come to say goodbye. My mother phoned minutes later. A few days later, we went to a Buddhist temple in Footscray and sat around her casket. We told her stories and assured her that we were still with her. At midnight the monk came and told us he had to close the casket. My mother asked us to feel her hand. She asked the monk, "Why is it that her hand is so warm and the rest of her is so cold?" "Because you have been holding it since this morning," he said. "You have not let it go."

 

If there is a sinew in our family, it runs through the women. Given who we were and how life had shaped us, we can now see that the men who might have come into our lives would have thwarted us. Defeat would have come too easily. Now I would like to have my own children, and I wonder about the boat. Who could ever wish it on their own? Yet I am afraid of privilege, of ease, of entitlement. Can I give them a bow in their lives, dipping bravely into each wave, the unperturbed and steady beat of the engine, the vast horizon that guarantees nothing? I don't know. But if I could give it and still see them safely through, I would. (Applause)

 

Trevor Neilson: And also, Tan's mother is here today in the fourth or fifth row. (Applause)

 

 

Không có con đường đưa tới hạnh phúc, hạnh phúc là con đường.


SỰ
XÃ HỘI


TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kíCộng Hòa động hận thù, và bạo lực. Không Cộng Hòaủ trương lật đổ một Cộng Hòaế độ, hay bất kỳ một Chính phủ nào.