PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 Cộng HòaUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ


Hồng Kông trước thảm kịch hàng
trăm ngàn người sống trong lồng sắt

  • PSN - 10.10.2014 | Brian Cassey

 

Những chiếc lồng có diện tích không quá 6ft x 2ft (1,8m x 0,6m). Chuyện đáng nói là chúng hiện diện tại Hồng Kông, trong một thành phố có nhiều cửa hàng Louis Vuitton hơn cả Paris.

 

 

Hồng Kông, một trong những thành phố nỗi tiếng giàu có, là một nơi tràn ngập những khách sạn, nhà hàng sang trọng, là một trong những trung tâm tài chánh lớn trên thế giới, nơi giao dịch, mua bán, trao đổi những khoảng tiền kỷ lục.

 

Nhưng bên cạnh mặt nỗi của sự giàu có phồn thịnh là một Hồng Kông với khoảng tối ảm đạm, một mặt trái khác song song với sự phát triển chói lòa của đô thị. Khi cuộc sống ngày càng đắt đỏ đã có nhiều chục ngàn gia đình không đủ sức chi phí cho nhà ở, họ bị buộc phải sống trong điều kiện suy thoái tồi tệ nhất - Cuộc sống trong những cái lồng. Một cuộc sống không khác loài vật bao xa.

Những hình ảnh do nhiếp ảnh gia người Anh - Brian Cassey nắm bắt được sự đau khổ của người dân - một số ước tính đưa ra con số 100.000 người buộc phải sống trong lồng chỉ cao 6ft x 2.5 ft (1,8m x 0,75m).

 

 

Kông Sui Kao, 64 tuổi, ngồi trong nhà của mình - trong một căn phòng với 19 cái lồng khác.
 

Thành phố này là một trong những khu vực đô thị đông dân, (chật như nêm) nhất hành tinh, với gần 16.500 người dân sống trong mỗi dặm vuông.
 

Chủ nhà vô đạo đức thu khoảng US $ 200 một tháng cho mỗi chiếc lồng thấp bé. Mỗi căn phòng có tổng số 20 cái lồng, bị chồng chất sắp lớp tới ba tầng. Lồng dưới cùng là đắt tiền hơn cả bởi vì thuận tiện cho việc đi đứng, tuy vậy không kém phần bẩn thỉu.

Tất cả điều này hiện diện trong một thành phố có nhiều cửa hàng Louis Vuitton hơn cả Paris.

 

 

Tai Po Lun, 79 tuổi đã sống trong lồng (nơi ông đang ngồi) lây lất trong suốt 30 năm.

 

 

Tám tuổi, Lee Ka Ying sống trong một hình vuông 'tủ lồng nhà' 6ft (1,8m) với mẹ.

 

 

Yan Chi Keung ngồi ăn bên ngoài nhà lồng của mình - họ phải mua thức ăn nhanh bán ngoài đường phố vì nhà lồng không có chỗ nấu nướng.

 

 

Tai Po Lun đi vào phòng tắm mà ông dùng chung với các cư dân khác.

 

Người cư ngụ phải chia sẻ nhà vệ sinh và tắm rửa dù rất là thô sơ. Nhiều trong số các căn hộ không có nhà bếp, buộc cư dân nghèo khó phải chi tiêu các khoản thu nhập ít ỏi để mua thức ăn nhanh nấu sẳn.

Những ngôi nhà lồng trên một thời đã được lên tiếng báo động, khuyến cáo trên thị trường nhà ở của Hồng Kông trong nhiều năm trước, nhưng thay vì biến mất, nó đang có chiều hướng ngày càng gia tăng!

 

Khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới giáng xuống thành phố Hồng kông, vùng đất đã một thời từng là thuộc địa của Anh, có nền kinh tế tập trung vào các dịch vụ tài chính, cuộc đấu tranh sinh tồn mỗi lúc một khó khăn hơn đã buộc nhiều người phải chuyển sang một nơi khác để ở.


Nơi khác đó là cuộc sống trong những chiếc lồng .. hoặc lây lất làm kẻ vô gia cư trên đường phố.

 

 

Ông Yan đang hút một điếu thuốc bên các người láng giếng của mình trong những chiếc lồng.

 

 

Hành lang đi vào nhà vệ sinh tại nhà lồng Mongkok Hồng Kông.

 

 

Tang Man Wai, 60 tuổi, một nhân viên nhà hàng đã nghỉ hưu. Ông buộc phải chi tiêu những gì ít tiền. Trên tay ông là hộp thức ăn take-away, những loại thực phẩm rẻ tiền.

 

 

Building bẩn thỉu bên trong chất đầy những lồng sắt đắt đỏ cho người nghèo Hồng Kông.

 

Những tin tức này nói lên sự bất công, những cách biệt chênh vênh giữa giàu và nghèo trong xã hội. Một xã hội với những cá nhân - tập đoàn giàu tiền bạc nhưng nghèo liên đới - thiếu trách nhiệm an sinh xã hội. Đứng trước thực trạng này, Hồng Kông - trong ống kính của nhiếp ảnh gia Brian Cassey - ở đâu đó rất xa với giá trị thực của hai chữ : văn minh.

Không có con đường đưa tới hạnh phúc, hạnh phúc là con đường.


SỰ
XÃ HỘI


TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kíCộng Hòa động hận thù, và bạo lực. Không Cộng Hòaủ trương lật đổ một Cộng Hòaế độ, hay bất kỳ một Chính phủ nào.