PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 Cộng HòaUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 Xã Hội

Vaclav Havel,
Sự thật và tình yêu sẽ chiến thắng
giả dối và hận thù !!!

  • PSN - 27.2.2013 | Lương Nguyễn

Vaclav Havel không còn nữa:

Chủ nhật 18.12.2011, ông Vaclav Havel, một nhà viết kịch, một người bất đồng chính kiến và cựu Tổng thống của Cộng hòa Czech đã từ trần lúc 75 tuổi.

 

Hôm thứ sáu 23.12.2011, hàng ngàn người dân Czech đã đứng xếp hàng để tiễn đưa ông Vaclav Havel, Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Czech, về nơi yên nghỉ cuối cùng. Nhiều người đã khóc và nói rằng "Cám ơn Vaclav Havel, nhờ ông, những người dân Czech đã tìm lại được niềm tự hào dân tộc". Vinh danh ông, 15 nguyên thủ và đại diện của 42 quốc gia đã đến tham dự buổi lễ tiễn đưa ông, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Tổng thống Israeli Shimon Peres, bà ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton. Nhân dịp này, bà Angela Merkel cũng bầy tỏ: "Người Đức cũng phải nhớ ơn ông Havel. Ông là một trong những người có công xây dựng Âu Châu".

 

Thân thế và sự nghiệp:

Vaclav Havel sinh tại Praha vào năm 1936, tức là 3 năm trước khi cuộc thế chiến thứ hai bùng nổ. Năm 1948 khi cộng sản lên nắm chính quyền, đã tịch thu toàn bộ tài sản của cha mẹ ông vì gia đình ông thuộc thành phần tư bản. Từ đó cuộc sống của ông đi vào khúc quanh mới, ông phải bỏ học vì lý lịch của mình. Ông đi làm trợ tá trong một phòng thí nghiệm và buổi tối đi học thêm tại một Đại học Kỹ Thuật. Nhưng bản chất ông là một con người rất đam mê nghệ thuật, thích viết kịch, thích viết văn. Vài năm sau đó ông đã bỏ tất cả, để đi làm cho một nhà hát ở Praha và thời gian đầu tiên ông đã phải làm tất cả mọi việc kể cả những việc thấp nhất. Nhưng cũng chính nơi đây, ông đã phát huy được hết tài năng nghệ thuật của mình. Ở thời điểm này, ông đã sáng tác được những tác phẩm có giá trị như "Buổi tiệc ngoài vườn" (The Garten Party) năm 1963. Mặc dù ông cho biết là ông không muốn làm chính trị, nhưng những vở kịch của ông viết thì càng ngày càng đầy "chính trị tính", ông đã đưa ra những cái thật vô lý về chính trị ở đất nước ông. Ông không giấu diếm quan điểm của mình là Czechoslovakia (Tiệp Khắc) phải trở về với những truyền thống dân chủ và tự do mà họ đã bị mất sau đệ nhị thế chiến. Ông đã không ngần ngại lên tiếng chỉ trích chế độ độc tài vi phạm nhân quyền của chính quyền Czechoslovakia như việc kiểm soát báo chí. Điều đó đã biến ông thành một nhân vật phản kháng và được thế giới để ý đến.

 

Năm 1968, Tổng thư ký đảng Cộng sản Alexander Dubcek, người cầm quyền và cũng là một nhà cải cách, đang nỗ lực mang lại tự do, dân chủ cho Czechoslovakia. Sự việc chưa thành, Liên Xô và các nước Đông Âu thuộc Khối hiệp ước Warsaw đã gởi xe tăng tới nghiền nát phong trào nhân quyền "Mùa xuân Praha" mới chớm nở và cả những ước mơ của tuổi trẻ Czechoslovakia trong đó có ông.

 

Từ mùa xuân năm đó, Vaclav Havel dứt khoát bước chân vào chính trị, ông mạnh bạo lên tiếng phản đối chính quyền Gustav Husak. Chính quyền này được ra đời sau khi Liên Xô mang xe tăng vào chiếm đóng đất nước ông. Ông bị cấm viết kịch và bị tù 3 lần tổng cộng là 50 tháng vì cái tội là người đề xướng "Hiến chương 77" (Charta 77). Trong thời gian bị giam, ông có cho ra một tác phẩm được nhiều người biết đến "Lá thư gởi Olga" (Letters to Olga). Đây là những bức thư viết từ ngục tù gởi ra cho vợ ông, bà Olga Splichalova. Ông và bà kết hôn năm 1964 và sống với nhau cho đến lúc bà mất năm 1996. Những bức thư này viết về những triết lý sâu xa gồm những lời khuyến cáo mà ông đã gom góp được trong những ngày dài bị giam hãm tù đầy và đã trở thành những kinh điển của nền văn học chống độc tài.

 

Năm 1977, ông với hơn 200 người đứng ra ký vào "Hiến chương 77" (Charta 77). Hiến chương 77 là một bản cáo trạng buộc tội chính quyền Czechoslovakia đã vi phạm và đàn áp nhân quyền. Đây là phong trào tập hợp những người có cùng chung một mục đích là tranh đấu cho dân chủ và tự do nhưng không nhất thiết là phải đồng chính kiến. Phong trào đã nhanh chóng gây được tiếng vang trong cũng như ngoài nước và trở thành một lực lượng đối kháng mạnh mẽ. Ông là một trong ba phát ngôn viên của phong trào này. Hiến chương 77 do ông khởi xướng đã là nguồn tác động sau này vào sự ra đời của các hiến chương khác và đặc biệt nhất là ở Á Châu.

 

Năm 1989, ông trở thành nhân vật hàng đầu của cuộc đấu tranh dành tự do, dân chủ ở Czechoslovakia. Những cuộc biểu tình bất bạo động và những cuộc đình công ôn hòa mang tên "Cuộc Cách Mạng Nhung" (velvet revolution) bùng nổ và cuối cùng thắng thế, chính quyền cộng sản phải tự giải thể. Vào ngày 29.12.1989 ông được bầu làm Tổng thống đầu tiên của nước Czechoslovakia tự do, chấm dứt chế độ độc tài đảng trị kéo dài 40 năm. Cũng cần nên nhắc lại là năm 1989 cũng là năm có nhiều biến động chính trị ở Đông Âu, tháng 11 bức tường Bá Linh bị sụp đổ và cũng vào tháng 6 năm đó người dân Ba Lan lần đầu tiên được đi bầu Quốc hội trong tinh thần tự do và dân chủ. Chính phủ Cộng sản Ba Lan đã phải nhượng bộ trước phong trào đấu tranh do nghiệp đoàn Solidamosc hướng dẫn dưới sự lãnh đạo của Lech Walesa và tháng 12 năm 1990 con người phản kháng Lech Walesa được bầu làm Tổng thống Ba Lan.

 

Vaclav Havel đã thành công khi biến một chuyện không tưởng thành sự thật: một người tù thành Tổng thống. Nhưng khi ở cương vị Tổng thống, ông lại thất bại trước những chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi ích kỷ vì không ngăn cản được sự chia đôi của đất nước. Slovakia đã tách ra thành một quốc gia tự trị. Có điều ông có thể tự an ủi là cuộc chia tay của 2 quốc gia này đã không đổ máu như người ta thường thấy ở những các quốc gia khác. Ông từ chức và vào tháng giêng năm 1993 ông được bầu lại làm Tổng thống của Cộng hòa Czech (Tiệp). Ông đã dẫn dắt nước Cộng hòa Czech son trẻ đi từ chủ nghĩa cộng sản qua chủ nghĩa tư bản trong nỗi đau đớn đắng cay của sự chuyển hóa.

 

Có lẽ ông không phải là một nhà chính trị chuyên nghiệp, đúng hơn ông là con người sống và tranh đấu cho lý tưởng dựa trên những quan điểm về công bằng xã hội và được xây dựng trên những nền tảng đạo đức. Ông hành động theo lương tri với những tập quán chân thật, ngay thẳng và đứng đắn. Ngay khi còn làm Tổng thống, ông vẫn mạnh dạn phê phán hệ thống tư bản trong quá trình chuyển hoá của Czech mà ông gọi là "Tư bản Mafia" và chỉ trích thậm tệ nạn tham nhũng đang cản trở bước tiến của dân tộc. Đối thủ của ông cho đó là thứ đạo đức ngây thơ, nhưng thật ra những nhà chính trị hiện nay hoạt động dựa trên lương tâm đạo đức như ông hình như không còn mấy ai nữa. Chính điều đó đã làm thế giới kính trọng và ngưỡng mộ ông, ông đã trở thành biểu tượng mẫu mục mới của nền văn hóa và tư tưởng ở Âu Châu.

 

Nền kinh tế của Czech càng ngày càng đi xuống, người thất nghiệp càng đông và sự bất mãn của dân chúng gia tăng, bệnh tật của ông lại có phần xấu đi, kèm theo những chuyện tai tiếng từ người vợ thứ hai của ông, bà Dagmar Havlova một nữ diễn viên điện ảnh mà ông đã kết hôn năm 1997, đã làm ông chán ngán và có những lúc ông đã phải than thở: "Người ta đã xây dựng trên tôi một thần tượng, bây giờ họ lại muốn đập thần tượng ấy đi". Năm 2003 ông từ chức Tổng thống và để hết thời gian vào sự nghiệp viết kịch của mình. Ông cho ra vở kịch "Rời bỏ" (Leaving) vào năm 2008, đây là vở kịch cuối cùng của ông và đã được quay thành phim. Qua bản kịch này, ông phê bình những ngôn ngữ mơ huyền và trống rỗng từ các nhà chính trị đương đại hay thường dùng.

 

Ông đã được rất nhiều giải quốc tế về sự nghiệp chính trị như giải Olof Palme năm 1989, giải Hòa bình của ngành kinh doanh sách Đức năm 1989, về văn học như Giải Franz Kafka năm 2010.

 

Ngày 18.12.2011, ông đã nhắm mắt ra đi vĩnh viễn để lại bao nhiêu sự thương tiếc cho mọi người đặc biệt là dân tộc ông. Người dân Czech đã nhận ra được những giá trị đạo đức mà ông để lại cho họ mặc dù khá muộn màng.

 

Quyền lực của không quyền lực (Power of Powerless):

Tiểu luận "Quyền lực của không quyền lực" (Power of Powerless) được ông viết năm 1978 vào lúc ông đang bị theo dõi và bị bắt bớ giam hãm vì tranh đấu cho nhân quyền. Tác phẩm này có thể coi là sự kết tinh tư tưởng của ông và có tầm ảnh hưởng lớn lao đến các phong trào chống độc tài ở Đông Âu, định hướng lại lý thuyết chính trị về chế độ cộng sản. Trong tiểu luận này, ông định danh thực trạng Đông Âu thời kì hậu Stalin bằng cái tên “hậu toàn trị” (Post-totalitarian). Thời kỳ Stalin ở Liên Xô, ông gọi là thời kỳ toàn trị. Ông cho hệ thống hậu toàn trị đã tạo nên một xã hội bị tha hóa trong đó con người bị kiểm soát và bị chỉ đạo như là một là một sinh vật nô lệ và từ trên xuống dưới không ai được thoát ra khỏi hệ thống đó: "Mỗi người vừa là nạn nhân vừa là tòng phạm hay nói đúng hơn vừa là tù nhân vừa là cai ngục của hệ thống". Để được sống yên thân, họ phải phục tùng hệ thống đó bởi vì nó là lá bùa hộ mệnh cho họ, nó cho phép họ được yên sống: "Tôi sợ, vì thế tôi phải phục tùng vô điều kiện". Bời muốn sống trong hệ thống đó, con người phải sống đời sống dối trá (living a lie) để không bị phiền nhiễu, không bị nhòm ngó, không bị bắt bớ. Cái hay ở trong tác phẩm này, không phải chỉ là sự phân tích sâu sắc về hệ thống hậu toàn trị, mà ông còn chỉ ra được cái mâu thẫu của hệ thống và tiên đoán được sự đổ vỡ của nó, bởi vì dối trá không thể tồn tại bên cạnh sự thật. Muốn thoát khỏi sợi dây xích của hệ thống đó, ông kêu gọi mọi người phải sống trong sự thật, tức là hãy nói những gì mình nghĩ, làm những gì mình cho là đúng, chứ không làm theo hệ thống "dối trá" đó cho phép. Nếu chúng ta, ai cũng làm và sống trong sự thật thì hệ thống đó sẽ tự nó phải bị hủy diệt.

 

Người lữ hành không đơn độc:

Mặc dù là một chính trị gia, nhưng người ta vẫn nhận thấy ở ông có một sự thành thật. Ông sống rất "người" với tất cả ưu điểm và cả nhược điểm của mình. Người dân Czech mến thương ông, cũng bởi cái tính đó, ông trung thành với những nguyên tắc đưa ra và sống theo nó. Trước sức mạnh của Trung Quốc, nhiều người tìm cách ve vãn để xích lại gần, nhưng với ông, nguyên tắc là nguyên tắc. Đức Đạt Lai Lạt Ma là một nguyên thủ được ông tiếp đón đầu tiên khi ông lên làm Tổng thống và cũng là người khách đến thăm trong những ngày cuối đời của ông. Người ta nói trên giường bệnh, ông đã cố gắng đợi chờ người bạn tâm giao của ông đến và may mắn thay Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kịp thời tới đúng lúc, mấy ngày trước khi ông nhắm mắt ra đi.

 

Cũng để yểm trợ cho cuộc đấu tranh bất bạo động ở Miến Điện, ông đã đề cử bà Aung San Suu Kyi được lãnh giải "Nobel hòa bình" năm 1991. Bà Suu Kyi vì đấu tranh cho tự do, dân chủ đã bị giam cầm 15 năm. Bà thường nói ông là một người bạn thật sự của Miến Điện.

 

Cũng như khi nghe tin ông mất, nhiều người Việt ở Czech đã bàng hoàng và đau đớn. Họ đã rủ nhau đến thắp nến tại Trung Tâm Praha để tưởng niệm ông, có người đã đứng xếp hàng chờ ở hai bên đường để được cúi đầu, nghiêng mình khi quan tài ông đi qua trong ngày tang lễ…Cộng đồng người Việt tại Praha và Brno đã lập bàn thờ để thắp hương và nến tưởng nhớ đến ông. Từ lâu ông đã thành ân nhân của người Việt tại đây, nhờ ông họ có được đời sống ấm no, ổn định, hạnh phúc và tự do dân chủ là những thứ mà trước đây họ không có. Rất cảm động, khi nghe một người Việt đã nói với con mình: "Các con hãy nhớ, ông là ân nhân của gia đình mình" [5].

 

Trên cương vị Tổng thống, ông để lại được hai sự nghiệp lớn lao là hòa giải với dân tộc Đức mà nhiều người nghĩ rằng sau Đệ nhị Thế chiến không thể làm được và giải tán Hiệp ước Warsaw, đây là một liên minh quân sự do Liên Xô lãnh đạo. Nhờ đó, nước Czech đã có cơ hội để trở thành một thành viên của Cộng đồng Âu châu. Ông đã đưa Czech trở lại về cội nguồn Âu Châu của nó như ngày xưa ông đã từng đứng lên hô hào đòi hỏi dưới thời nước ông bị khống chế bởi xe tăng ngoại ban.

 

Những năm tháng cuối cùng của đời ông, mặc dù ông đã rút ra khỏi chính trường, nhưng ông vẫn quan tâm và ủng hộ những phong trào bất bạo động chống độc tài, toàn trị và quân phiệt trên thế giới. Tiếng nói của ông trở lên là tiếng nói của những người dân "không quyền lực" bị đàn áp và tước mất nhân quyền.

 

Ông không đơn thuần chỉ là một nhà bất đồng chính kiến hay một nhà chính trị gia lớn mà ông còn tượng trưng cho mẫu người trí thức ở Đông Âu: yêu tự do và công bằng xã hội. Ông là sự tổng hợp của ba dạng người: Nhà văn, Tổng thống và trên hết là nhà đạo đức.

 

Ngoại trưởng Karel Schwarzenberg của Czech, người bạn chiến đấu thuở nào, nghiêng mình trước quan tài ông và nói: "Thưa Tổng thống Havel, chúng tôi sẽ chiến đấu tiếp tục cho sự chiến thắng của sự thật và tình yêu. Tổng thống có thể tin tưởng vào điều đó". Đó là tôn chỉ mà ông đã đưa ra đlàm hành trang mang theo suốt đời cho đến lúc nhắm mắt: "Sự thật và tình yêu sẽ chiến thắng giả dối và hận thù". Ông không còn là một lữ hành đơn độc đi trên con đường sỏi đá của mình, sau ông còn có rất nhiều người đang nối tiếp đi trên con đường lắm chôn gai đó.

 

 

Mùa xuân 2012

 

Tài liệu tham khảo:

1) Tuần báo Spiegel 52/2011 : "Nachruf Vaclav Havel 1936-2011", Erich Follath

2) Tuần báo Spiegel 16/1999 : "Tschechien-Der Dichter und die Henker", Erich Follath

3) Sách "Quyền lực của Không Quyền lực" (Power of Powerless), Vaclav Havel, Khải Minh dịch

4) Focus Online 18.12.2011: "Dissident und Dichter-Präsident Tschechiens Ex-Präsident Vaclav Havel ist tot"

4) Wikipedia

5) Vietinfo: "Cộng đồng người Việt tại Séc tưởng nhớ cựu tổng thống Havel", Thanh Thảo

 

Không có con đường đưa tới hạnh phúc, hạnh phúc là con đường.


SỰ
XÃ HỘI


TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kíCộng Hòa động hận thù, và bạo lực. Không Cộng Hòaủ trương lật đổ một Cộng Hòaế độ, hay bất kỳ một Chính phủ nào.