PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

n Học

Ký sự

Giáo Dục

Diễn Đàn

Chính Luận

Môi Trường

Văn minh - Văn hóa

Viễn tượng Việt Nam

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

  Ký sự Xã hội

Tô phở Berlin

 

  • PSN 24.02.2008 - Phan Thanh Tâm

Mùa Giáng Sinh 2007 vừa rồi, khi thăm lại miền Đông nước Mỹ, tôi đã la cà ăn uống với bạn bè, trước là hàn huyên đấu láo, sau là có dịp tìm về kỹ niệm của một thời đã qua bằng cách thưởng thức các món ăn đậm đà hương quê, trong đó có phở. Ở Houston, phở được rao ra rã: “Phở! Phở! Phở ngon đây!” trên làn sóng điện của một đài phát thanh tiếng Việt. Còn Hoa Thạnh Đốn và vùng phụ cận, các tiệm phở chỉ quảng cáo ngắn gọn trên báo: thơm ngon, bổ dưỡng, chính thống, danh bất hư truyền, tinh khiết. Hồi tháng 5/1995 tờ Washington Post cho biết vùng này suýt xảy ra một cuộc chiến tranh vì tiệm nào cũng  xưng mình là vua phở.  

Tôi thấy phở vào lời ra chớ không phải chỉ có rượu vào lời ra mà thôi. Thực khách sau chầu phở đều thích nói chuyện nước, chuyện non, chuyện văn, chuyện báo. Ở đâu có người mình là ở đó có mùi phở, như bóng với hình và đều có bàn ra tán vào. Khởi từ Bắc vô Nam, món ăn quốc hồn quốc túy này theo chân người tị nạn đi cùng khắp thế giới, chinh phục bao tử nhân loại. Nó đi vào văn học từ thời Tự Lực Văn Đoàn. “Nếu là gánh phở ngon thì nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu dòn chứ không dai, chanh, ớt với hành tây đủ cả.”

Câu văn từ hồi tiền chiến của Thạch Lam còn đúng với tô phở ngày nay hay không? Cuôc sống đổi thay, tâm người thay đổi thì tô phở cũng phải khác. Xuôi dòng thời gian và địa lý, nó mọc ra giá sống, ngò gai, húng quế, tương đen, tươmg đỏ. Bá nhơn bá bao tử. Sáng tạo là bản chất con người. Nội dung tùy thích nhưng bản sắc tức cái mùi vẫn phải giữ và được xác định bởi hai chức năng mủi và lưỡi. Phở mà vô hương thì vô duyên tân mạng. Việt gian có thể lầm chớ phở gian thì biết liền. Mùi phở rất độc đáo, bất biến, vượt không gian, thời gian, xuyên mọi biên giới, qua đường thực quản thấm đậm lòng người.

Theo tôi, rất khó mô tả mùi phở. Cái mùi làm thế giới phải lụy. Dò sông, dò biển dễ dò, chớ bàn về mùi này chữ nghĩa đâu mà viết? Định nghĩa được Mùì Phở cũng khó như định nghĩa TìnhYêu; nhất là với một tô phở ngon. Nhà báo Ngô Nhân Dụng đề nghị người Việt chúng ta cần có một sử gia về Phở Học để giữ bản quyền. Phở cách đây 100 năm giống và khác Phở bây giờ như thế nào? Phở di cư từ Bắc vô Nam so với Phở Bắc Kỳ cũ vào Nam làm đồn điền cao su và nhất là cuộc di cư vĩ đại của hai giòng Phở từ hai miền Nam và Bắc khắp thế giới khác ra làm sao? Còn Phở trong nước và Phở hải ngoại nữa. 

Ngoài ra, phở đã được toàn cầu hóa; đã có nhiều phó bản: Phở Đại Hàn, Phở Nam Dưong, Phở Thái, Phở Lào, phở Hmong. Anh bạn người Hmong Mouhfu cho biết họ ăn kèm với lòng heo nướng. Trên đường University Saint Paul Minnesota, có đôi ba tiệm ăn treo chữ Fawm. Chủ yếu nhằm vào 60 chục ngàn sắc dân Hmong. Họ ăn theo lối tổng hợp. Trên bàn có thứ gì tương, ớt, đường, xì dầu, nước mắm, muối, rau, chanh, dấm họ đều trộn lẫn vào. Khách Mỹ thì phân tích; vắt chanh vaò diã rau, nhẫn nha thưởng thức từ cọng quế, cọng giá. Hết sạch rau mới tới phở. Có người đòi cho thêm vaì con tôm và bông cải broccoli.

 

Lên vút tận trời

Mặt khác, một tô phở ngon có chắc sẽ cho ta một bửa ăn ngon? Không, cho dù phở được nấu bởi một vua phở chính thống. Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu rất chí lý khi nói, ”Đồ ăn ngon, giờ ăn không ngon, ăn không ngon. Đồ ăn ngon, giờ ăn ngon, chỗ ngồi ăn không ngon, ăn không ngon. Đồ ăn ngon, giờ ăn ngon, chỗ ngồi ăn ngon, người cùng ăn không ngon, ăn không ngon”. Vậy, để có một bửa phở ngon, ngoài phần cốt lõi có phở hợp khẩu vị, phở cần phải được ăn hợp lúc, ngồi nơi hợp chỗ và với người hợp ý thì bửa ăn phở mới cho ta “bay lên vút tận trời”, để thấy lại “đường lối cũ”. Mấy ai có được một bửa ăn “phê” như vậy?

Dạo về Việt Nam cuối năm 2006, tôi đã ăn phở từ cái quán lá xập xệ bên đường ở Phù Mỹ, Bình Định, bụi bay mù trời mỗi khi xe chạy qua; cho đến tiệm ông Clinton ăn ở Saigon hay ở Hà nội với ve bột ngọt trên bàn. Mùa hè rồi, tôi có dịp ăn phở ở Berlin, Paris, Houston, Austin trong các tiệm đông khách vào ra cho đến phở nhà bạn bè. Tôi thấy Phở thiệt là đa dạng. Nơi nào cũng có cái ngon riêng là nhờ có vị phở. Không ngon thì làm sao lập được cơ nghiệp? Hợp khẩu hay không còn tùy bụng người. Ăn nhiều nơi, giờ nghĩ lại, tô phở ở Berlin là cho tôi nhiều dư vị nhất, “đạt” nhất vì nó thoả được điều mà tác giả bài Tống Biệt nêu ra ở trên. 

Thật vậy, chưa bao giờ tôi thấy tình đồng hương nơi xứ người thắm thiết và câu nói “Chúng Ta Đi Mang Theo Quê Hương” lại hiện thưc bằng bửa ăn phở vào lúc nửa đêm về sáng ở thành phố Berlin, thủ đô của Cọng Hòa Liên Bang Đức hồi tháng sáu năm ngoái. Sau khi xe chạy lạc loanh quanh cả giờ trong thành phố, dù có điện thoại lưu động của anh Vũ Thư Hiên liên lạc với gia chủ chỉ dẫn đường hướng, mà vẫn trở lại chốn cũ nhiều lần; chúng tôi đành phải đứng lóng ngóng ở lề đường, đợi người quen đến đưa về, giữa lúc cả thành phố còn đang ngủ kỹ trong một đêm hè Âu Châu mát lạnh. 

Hương vị phở thơm phưng phức trong căn phòng ấm cúng, cùng với tính hiếu khách của anh chị Huỳnh Kim Thiên - Mỹ Lâm, tuy mới gặp lần đầu nhưng giọng nói thân mật miền Trung xứ Quảng của anh chồng đã làm tôi tỉnh hằn, hết còn mệt mỏi sau chuyến hành trình ta ba lô dài trên 1100 cây số, trên chiến xe minivan chở sáu người của anh Phan Văn Song. Không ngờ, khi tựa cột đèn chờ, lẩn thẩn nhìn các vì sao trên trời, mong ước bâng quơ “giá có một tô phở”, đã trở thành sự thật. Ngoài việc tá túc qua đêm, khách phương xa còn được anh chị chủ nhà đải cho một nồi phở nóng hổi, đầy đủ gia vị, rau, tương, hành ngò.

Nhất ẩm nhất thực giai do tiền định. Năm 1974 tôi đã đến Tây Bá Linh theo học một lớp tu nghiệp về báo chí trong gần bốn tháng; nhớ nước mắm và phở vô kể. Nay thì hai thứ này chẳng còn lạ gì với thế giới năm châu. Phở gắn bó với lịch sử cận đại như hai mặt của đồng tiền. Ông Hồ Chí Minh về ngự ở khu Ba Đình thì phở bị thất truyền vì chế độ bao cấp và sự xuất hiện của “phở không người lái” kể từ Geneve 54. Nó chỉ được phục  hưng sau ngày bộ đội cụ Hồ tiến vô Sài gòn. Viếng Hà Nội năm 2006, hai lần ăn tôi thấy nó không bằng phở miền Nam hay ở hải ngoại. Có lẽ họ quen dùng quá nhiều bột ngọt.

 

Không hàn gắn được

Ở Sài gòn phở đang ngon lành thì bị xuống cấp. Hương vị như trước chỉ còn là vang bóng một thời. Nghệ thuật nấu phở chính thống đã vượt biên rồi. Khi họ Mao toàn thắng hồi sau thập niên 40, muốn tìm thức ăn ngon của Tàu thì qua Hồng Kông, New York… Muốn thưởng thức mùi vị Sài gòn của VNCH thì viếng các khu phố người Việt ở Mỹ, Pháp, Canada. Vì thấy nhiều ông tây bà đầm xì xụp húp phở, các ông thầy bàn bèn tán loạn lên về nguồn gốc của phở: tây ”pot au feu” hay tàu “ngầu pín”? May là các sử gia Hà nôi chưa xí phần nói rằng nó có được là nhờ óc sáng tạo của ông Hồ khi nằm đọc sách Marx trong hang Pac Pó.

Sau màn phở, anh chị Thiện còn chu đáo pha cho trà và cà phê nữa. Một bửa ăn đậm đà màu sắc dân tộc! Trên xe đi Ba Lan có sáu người. Giáo sư Trương Bổn Tài, mới gặp trong chuyến đi này và tôi ở Mỹ. Còn lại bốn người ở Pháp; anh Phan văn Song tôi quen năm 2004 khi anh qua Mỹ họp ở vùng Maryland và anh Nguyễn văn Trần, Vũ Thư Hiên, chị Ca Dao. Chúng tôi nói đủ thứ đề tài; sôi nổi nhất là nhắc chuyện con cháu họ Lạc đi lạc. Giờ vui qua mau. Nằm thao thức chờ sáng. Nước Đức chia hai; cũng có quân Mỹ đóng. Họ thống nhất không tốn một viên đạn. Còn mình đánh nhau sặc máu. Bom đạn tơi bời. Dân mình thiệt là hết thuốc chữa. 

Để xóa lằn ranh, dân Đức chỉ cần đập bể mấy viên gạch. Ngày 9/11/1989 bức tường Berlin, được chính quyền Cọng Sản dựng lên 28 năm trước, nhằm chặn những người muốn chạy bỏ thiên đường của mình, bị giật sập. Sau đó dân Đông Đức sống nhờ vào sự trợ giúp hào phóng của kẻ thắng ở phía Tây; đã được viện trợ đến 2.100 tỷ đô la tính từ năm tái thống nhất. Đã thế, việc xây dựng lại phần đất phía Ðông vẫn là ưu tiên hàng đầu, khiến nhiều người dân phía Tây thường nói đùa với nhau rằng Ðông Ðức là “một gánh nặng không thể chối bỏ được”.

Còn ở Việt Nam, miền Bắc là “một gánh nặng không thể chối bỏ được” cho dân thua trận. “Miền Nam là con ở để bọn chủ miền Bắc nắm đầu” hay “Bất cứ thằng dốt nào vào Nam hay từ trong khu chui ra cũng đều làm quan hết. Chúng cướp nhà của dân để ở, vơ vét của cải dân Nam và chở ra Bắc cho gia đình, họ hàng”. Đó là những đoạn trích trong X-café VN. Năm 1976 tôi thấy từng đoàn quân xa trên quốc lộ 1, chở chiến lợi phẩm về Bắc. Ác nhất là xét lý lịch. Rất nhiều mầm non bị thất học. Thay vì “Người trong một nước phải thương nhau cùng”, thực dân Cọng Sản lại chủ trương “Người trong một nước đì nhau tới cùng” hơn cả thời Pháp thuộc.

Nói cuộc chiến là vì “Độc Lập, Thống Nhất, Chống Mỹ Cưú Nước, Giải phóng miền Nam”, nhưng thực chất họ Hồ chỉ nhằm đưa cả nước vào quỷ đạo Cọng Sản. Khẩu hiệu đầy tính Việt gian: “Yêu Nước Là Yêu Xã Hội Chũ Nghiã” từ đó mà ra. Họ xử dụng phương pháp đấu tranh bằng bạo lực cách mạng, không từ nan bất cứ phương tiện khủng bố nào để đạt được cứu cánh. Nhà văn Dương Thu Hương, từng “xẻ dọc Trường Sơn đi cưú nước” hiện sinh sống ở Pháp gọi “cuộc chiến tranh này là cuộc chiến ngu xuẩn nhất trong lịch sử dân tộc”. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm 1976, quê vùng Mũi Cà Mau thì cho rằng nó đã gây ra “những vết thương mãi mãi không hàn gắn được”.

 

Con đường tình ái

Hôm sau dậy trễ. Tôi được anh chị chủ nhà cho dằn bụng với phở. Vậy mới hết sẩy. Sau đó, cả đoàn rời Berlin đi Ba Lan, dự Họp Mặt Dân Chủ năm 2007, tổ chức tại một địa điểm tĩnh mịch cạnh bờ hồ cách Varsaw khoảng 40 cây số. Tuy khác nhau trong xã hội,  nhưng chúng tôi đều có một điều chung cùng là mong muốn Việt Nam phồn thịnh, tự do, dân chủ và công bằng. Con lộ dẫn vào thủ đô xứ cựu Cọng Sản được gọi là con đường tình ái vì có nhiều kiều nữ vẫy tay xin quá giang. Dọc hai bên có nhiều căn nhà đề bảng cho thuê ngủ qua đêm. Xe chạy chao đảo, xàng qua, xàng lại thay vì nhồi xóc.

Suốt 600 cây số đường trừơng không có trạm nghỉ. Muốn thư giản thì phải chơi trò chun vô bụi. Đàn ông bên này. Đàn bà bên kia. Hồi năm 2006 tôi đi từ Moscova đến Saint Peterberg cũng vậy. Đi xa mới biết các tiện ích công cộng cầu tiêu, cầu tiểu ở Mỹ thoải mái; không mất đồng xu cắc bạc nào. Ở Âu Châu khá sạch; mỗi lần muốn trút bầu tâm sư thì phải trả tiền. Nhờ có anh Vũ Thư Hiên từng sống ở Varsaw ba năm nên xe chạy thẳng đến quán Kantyna ở Quảng Trường Hiến Pháp. Tại quán, Anh Lê Diễn Đức, một trong những cây bút trụ cốt của Đàn Chim Việt đã cho chúng tôi thưởng thức các món đặc sản Ba Lan, đặc biệt là dưa cải, xúc xích thịt heo. Dân Ba Lan uống bia với cái cốc một lít.

Quá nửa đêm mới về nơi họp mặt nằm giữa một rừng thông bên cạnh một hồ lớn. Anh Trần Ngọc Thành bị đánh thức để phân phối chỗ ngủ cho chúng tôi. Ba mươi lăm người từ Hoa kỳ, Pháp, Đức, Tiệp, Tân Tây Lan đã tham gia tĩnh hội trong ba ngày. Đây là một dịp kết thân, trao đổi về tiến trình chuyển hóa Việt Nam từ độc tài sang dân chủ chính thống. Thời gian ngắn nhưng cũng cho tôi thấy dân Ba Lan hiếu khách và thức ăn Ba Lan không khác gì ở Pháp lắm. Ngày về Paris có anh chị Đoàn Viết Hoạt, Trần thị Thức thế chỗ nhà văn Vũ Thư Hiên ở laị. Tuy còn mang thương tích tai nạn xe cách đó mấy tháng, Anh Phan văn Song vẫn tiếp tục ôm tay lái vì không ai trong chúng tôi quen xử dụng xe sang số.

Tôi định ở lại Berlin vài ngày rồi đi Dortmund gặp hai vợ chồng Minh Hằng - Thế Giang, tác giả cuốn Thằng Người Có Đuôi. Nhưng mưu sự tại nhân, trật sự tại lạc. Xe vào Berlin vì trời tối, chạy lộn bậy. Càng tìm điạ chỉ càng lạc dữ. Cả đoàn quyết định mua cái gì ăn trước khi thẳng về Paris. Đêm hôm khuya khoắc, hàng quán đều đóng. Loanh quanh rồi cũng có một tiệm còn để đèn. Khi vô toilet, tôi tình cờ nhấn một nút, vành cầu tiêu tù từ xoay tròn, méo lại. Đồng thời, một bàn chải nhỏ nhô ra, chùi chỗ ngồi. Lúc đầu tôi tưởng vì ngái ngủ trông gà hoá quốc. Thử một lần nữa, nhìn kỹ và nhớ là có đọc đâu đó về loại cầu tiêu tân thời này. Nước Đức văn minh thật.

Ra xa lộ xe phóng ào ào. Âu Châu không có giới hạn tốc độ. Hai lần đi qua chỉ thấy Berlin về đêm khi xe chạy lòng vòng. Kỳ này không có duyên, đành hẹn dịp khác. Thành phố nhiều cây, có đường dành riêng cho xe đạp. Tiến sĩ Luật Phan Văn Song, làm tài xế khỏe thiệt. Lái phon phon đi và về 4,000 cây số mà vẫn tỉnh rụi. Anh còn kể chuyện vui ở tù Việt Cọng nữa. Đến nhà luật sư Trần Thanh Hiệp thì trời đã chiều, mới hay anh chị Huỳnh Kim Thiên - Mỹ Lâm tối qua có nấu một nồi bánh canh giò heo chờ phái đoàn. Hụt ăn, tôi tiếc hùi hụi. Anh du học trước 75, kỹ sư công nghệ cho hảng Siemen; còn chị Bác sĩ vượt biên làm việc ở bệnh viện Berlin

 

Hồ Chí Minh và Unesco

Trong chuyến đi đường xa này, tôi được quen anh Nguyễn văn Trần, một trong những người tham gia vận động để Unesco tháng 5/1990 quyết định không thi hành tổ chức và không can dự bất cứ hành động nào để vinh danh Hồ Chí Minh tại trụ sở Unesco Paris. Sau này hồ sơ về Việt Nam của anh bị bác với lời phê “Đơn xin về nước của ông không được trong nước chấp thuận”. Năm 1987 khi nhà báo Trần văn Ngô báo động cho cộng đồng ở Paris biết là Hà nội đang vận động Unesco kỹ niệm “100 năm Ngày sinh Hồ Chí Minh danh nhân thế giới”. Người Việt quốc gia ở Paris liền họp để bàn cách chống lại. Ủy Ban Tố Cáo Tội Ác họ Hồ được thành lập và anh Nguyễn văn Trần làm Tồng Thư Ký.

Nổ lực tranh thủ có sự đóng góp và hành động tích cực của nhiều thành phần, nhiều cá nhân khắp nơi. Một phần cũng nhờ thời cơ thuận lợi: Tổng thư ký Unesco thân Hànội thất cử, biến động ở Đông Âu, bức tường Berlin sụp đổ, bộ mặt thưc của các lãnh tụ Staline, Mao Trạch Đông, Ceaucescu, Kim Nhật Thành, Hồ Chí Minh bị phơi trần, nên đạt được kết quả. Ông Giám Đốc Đông Nam Á Vụ Unesco xác nhận quyết định nói trên với anh Trần, có sự hiện diện của Trung Tướng Guy Simon, Chủ tịch Hội ANAI (Association Nationale des Anciens d’Indochine). Anh Trần trước 75 là nhà giáo dạy Pháp văn. Sang Pháp anh lấy được bằng Tiến Sĩ Chính Trị Học.

Ấy vậy mà chuyện Unesco suy tôn họ Hồ là Danh Nhân Văn Hoá Thế Giới vẫn được in trong sách giáo khoa cấp 2 của Bộ Giáo Dục ở Việt Nam, và Viện Văn Học trong cuốn “Suy Nghĩ Mới về Nhật Ký Trong Tù và Nhật ký trong tù - Bản dịch trọn vẹn”, nhằm phản bác lại việc “Giáo Sư Lê Hữu Mục cho công bố tài liệu Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục trung nhật ký”, cũng còn viết “Unesco tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh danh nhân văn hóa Hồ Chí  Minh”. Việt Nam có hai Viện: Viện Sử Học để cho ông anh cả Trần Huy Liệu đẻ ra Lê Văn Tám; còn Viện Văn Học thì phịa ra chuyện Unesco vinh danh Bác.

Trở lại Paris, tôi tá túc ở nhà Luật sư Hiệp và nhà anh Trần. Mãi đến sau này tôi mới biết anh Trần liên hệ nhiều trong việc “bôi nhọ hình ảnh Bác và ngăn cản Unesco tổ chức kỷ niệm ngày sinh ra Bác” như lời tố cáo của tác giả Văn Chấn trong tờ An Ninh Thế Giới xuất bản trong nước ngày 19/5/2000. Ông Hiệp tuy đã 82 tuổi nhưng giọng vẫn sang sảng. Ông là vua ta ba lô vì năm nào cũng xách cái lap top đi cùng khắp nước Mỹ để “vận động đổi mới tư duy chính trị cho Việt Nam. Và cũng là tiếp xúc, vận động, trao đổi, tìm phương thức mới cho đồng bào hải ngoại có thể làm gì cho sự dân chủ hóa tại Việt Nam”. 

Trong khi nhà văn Võ Phiến qua bài “Theo Chân Một Món Ăn” đề nghị “tìm về lịch sử dân tộc bằng đầu lưỡi”; còn tôi thì tìm về kỷ niệm bằng cách thưởng thức các món ăn. Do đó, để ghi nhớ sâu đậm nơi chốn mình đến, tôi thường ăn các món đặc sản những nơi đó; vì các thứ chỉ-riêng-có-ở- một-điạ-phương tích lũy văn hóa của một vùng, một dân tộc. Tới Paris mà không ăn bánh mì kẹp nách hay ngồi trầm ngâm ở các quán cà phê viả hè là một thiếu sót lớn. Ngoài ra, thành phố này không chỉ là kinh đô của ánh sáng mà còn là trung tâm văn hóa ẩm thực của thế giới.

 

Cơm Tàu trên đất Tây                                   

Các món đặc sản không những cho thấy bản sắc của một xứ mà nó còn bảo tồn và gìn giữ nguồn gốc. Cuốn sách nấu ăn Di Sản Của Các Bà Mẹ Trong Trại Tập Trung Terezin (In Memory’s Kitchen: A Legacy From The Women Of  Terezin)  bằng hai thứ tiếng Anh và Đức của nhà xuất bản Jason  Aronson, Inc là một xác tín cho điều này. Năm 1944 trong khi đói lạnh bị giam cầm nằm chờ chết, các bà mẹ Do Thái đã ghi lại các món ăn mà các bà ưu thích hầu lưu lại hậu thế. Hơn 50 năm sau con cháu các bà đã sưu tập lại và cho xuất bản có cả thủ bút của các bà nữa.          

Giáo sư Vũ Thiện Hân, trưởng một phân khoa ở Conservatoire nationale des Arts et Metiers và Luật sư Hiệp, một thành viên của nhóm Sáng Tạo, đã cho tôi một bửa ăn Tàu trên đất Tây, trong ngày đầu tiên ghé Paris kỳ này. Tôi thấy cơm Tàu ở Pháp và Mỹ chẳng có gì khác biệt. Không dầu mở lênh láng như cơm Tàu trên đất Tàu. Tô Phở ở quận 13 nhỏ hơn tô phở ở Mỹ nhưng vẫn lớn hơn tô phở ở Việt Nam. Đặc biệt, tôi được ăn một chầu phở do bạn tôi nấu ở nhà ông Trần Thanh Hiệp. Đó là phở Trần Công Sung, một cựu ký giả của Việt Tấn Xã, sống ở Paris từ năm 1968.  

Nhìn Trần Công Sung nấu phở và ông TrầnThanh Hiệp loay hoay với món bò kho thì phải nhận rằng cái bếp không còn là giang san riêng của quí bà nữa. Trong hơn một tuần ở Paris, tôi đã quen thuộc các tuyến của tàu điện ngầm nên đã thả rong cả ngày tới nhiều khu phố kinh đô ánh sáng. Một phần cũng nhờ có ông bạn Sung chở đi la cà nhiều nơi nên Paris hết còn xa lạ. Bệnh lè phè của nước Pháp thiệt khó chửa. Miệng chửi Mỹ nhưng khi bầu thì chọn ứng cử viên có cung cách bắt chước Mỹ. Hễ ông ta canh cải thì rũ nhau xuống đường ăn vạ, phản đối.

Nhân đi theo Luật sư Trần Thanh Hiệp, Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt và Kỹ sư Huỳnh Hùng cháu bốn đời của Tổng Đốc Hoàng Diệu, đến viếng trụ sở Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới ở Paris và tiếp xúc với ông Vincent Brossel, đặc trách vùng Á châu và Thái Bình Dương của Tổ chức này, tôi thấy một bích chương lớn có hình Nông Đức Mạnh trong số 36 nhà độc tài trên thế giới. Họ được gọi là kẻ thù của báo giới. Năm 2006, Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) đặt Việt Nam vào vị trí 155 trên 168 trong bảng xếp hạng hàng năm về tự do báo chí. Hà nội chỉ thị không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức.

Rời Âu Châu về Mỹ, tôi đi Houston dự lễ họp mặt của cựu hoc sinh Trung Thu (nhà tôi dạy trường này trước 75). Người Việt ở Cali hiện có khuynh hướng dọn về vùng cao bồi   vì nhà rẻ, mức sinh hoạt dễ sống. Houston cũng là nơi duy nhất tiếng “Phở, phở, phở ngon đây” vang vang trên làn sóng điện. Sinh hoạt của 160,000 người Việt trong thành phố rất sinh động và đa dạng. Chỗ nào có buôn bán là có ăn uống, có mùi phở. Khi tôi đến Houston thì trời mưa tầm tả suốt cả tuần, gây nhiều cảnh lụt lội làm hư hại nhà cửa, đường sá, cầu cống trong khi miền Tây thì bị hạn hán nặng.

 

Người Đàn Bà Ngoại Hạng

Viếng Texas lần này, tôi không còn được ăn phở và các món ăn mà chị Trần thị Ngọc Loan nấu nữa vì chị đã qua đời năm 2002, thọ 62 tuổi vì bệnh nhưng phần lớn vì các vết thương hồi còn là sinh viên tái phát. Năm 1963 chị bị lựu đạn của Việt Cọng liệng trúng đầu trước khi nổ trong rạp hát Vĩnh Lợi gần chợ Bến Thành, cạnh nhà thương Đô Thành Saigon. Khủng bố Al-Quada chỉ là học mót của CSVN. Giật mìn xe đò, ám sát, pháo kích vào trường học, thành phố, liệng chất nổ vào chỗ đông người, chợ búa, rạp hát đều đã xảy ra ở miền Nam trong cuộc nội chiến vừa qua. Chị là một người đàn bà ngoại hạng. Tuy thương tích đầy người, điếc và bị cưa hẳn một chân chị vẫn là trụ cột của gia đình.

Bạn tôi Lê Thái Hưng, cưu phóng viên Việt Tấn Xã và sĩ quan VNCH thường nói một cách tự hào với bạn bè “moa là thân cư thê”. Không có chị Ngọc Loan thì làm sao anh ra khỏi tù rồi vượt biên sang Mỹ, gầy dựng cơ nghiệp, con cái thành đạt được? Nhìn chị di chuyển tôi không hiểu làm sao chị có thể lặn lội vào tận trại tập trung, tìm cách hối lộ tên trại trưởng để “cỏng” ông bạn tôi ra? Rồi còn lo cuộc sống hằng ngày, móc nối đường dây. Trăm công ngàn việc đều do chị nghĩ ra. Bạn tôi chỉ là ông dám làm thôi. Hằng ngày, anh bạn Hưng đều ngồi cạnh bàn thờ, nói chuyện với chị như khi chị còn sống vậy. 

Trong một bửa ăn trưa tại quán Café Bistro Houston, tôi găp lại em của một bạn đồng nghiệp Bình Minh. Jane Nga Dung Nguyễn, dược sĩ trước 1975, hiện là một chuyên viên tài chánh, thuế vụ, và đia ốc, cho biết rõ về cái chết của hai nhà báo Trần  Đại - Vũ thị Bình Minh và cháu nhỏ trên đường vượt biên. Chiếc thuyền bị dạt vào một đảo san hô và bị vở. Một người đi cùng liều chết ôm mảnh gỗ cho trôi giạt; may được một thương thuyền vớt, mới kể lại cho gia đình biết rõ sự việc. Cô Nga Dung hiện có một chương trình trên đài phát thanh giải đáp thắc mắc về tài chánh cho thính gỉa. Rất ăn khách.

Dự buổi “Kỷ niệm 50 năm một thuở học trò” của cựu học sinh Trung Thu, tổ chức tại Houston, được đọc Đặc San Trung Thu, “có phấn trắng bảng đen, có những giờ ra chơi rộn rã tiếng cười, có những hàng Phương Vĩ nở đỏ rực trong sân trường, có những hàng quà thật quyến rũ mời gọi ngoài cổng trường” và nghe bản nhạc Ngày Xưa Hoàng Thị, thơ của Phạm Thiên Thư, Phạm Duy phổ nhạc “Em tan trường về, Ðường mưa nho nhỏ” tôi không khỏi chùng lòng nhớ đến một thời đã qua, một thời đã hết và nghĩ đến Saigon, tuy xa mà thật gần.

Du lịch với Voyage Saigon viếng Bắc Âu, hè năm 2006, sau khi dạo mấy phố chính của Saint Peterburg ở Nga, thay vì theo các bạn vào một tiệm phở, tôi tới quán Literaturnoe Kafé (Cà phê Văn Học), nơi Pushkin ngày xưa thường đến đọc thơ, và cũng là nơi gặp gỡ của giới văn nghệ sĩ trước và sau cuộc Cách Mạng Bolshevik năm 1917. Lặng nghe tiếng dương cầm và vĩ cầm của hai nghệ sĩ, tôi nghĩ đến việc thành phố Leningrad đã lấy lại tên Saint Peterburg thì tên Saigon cũng phải trả lại cho dân miền Nam; vì “tục” nhất tên người. Khi đó, tô phở ở Givral đường Tự Do chắc sẽ ngon nhiều. Và “Saigon đẹp lắm! Saigòn ơi! Saigon ơi!” sẽ vang vang cùng khắp.

 

Văn hóa nhựt trình Saigon

Hiện nay, quán ''phở ông Mạnh' -chữ của nhà báo Bùi Tín- độc chiếm đất nước 60 năm, không bán phở mà chỉ bán đồ “xạo hết chỗ nói”. Rao giảng đạo đức ông Hồ đâu không biết mà chỉ thấy Vàng Anh và con tướng Công An trần truồng trên mạng. Ém nhẹm tin tức về Hoàng Sa, Trường Sa vì CSVN đã dâng cho Tàu trước khi xua quân lùa cả nước vào rọ đại đồng. Họ bóp mủi báoTuổi Trẻ, muốn nó thuần như nhà thơ Phùng Cung viết về con ngựa chúa Trịnh : “Tất cả những cảnh vật trước mắt nó đều nhỏ lại, và thẳng tắp. Nó nhìn cánh đồng, cánh đồng cũng chỉ là một đường thẳng. Rồi cây cỏ, núi đồi cho đến bầu trời xanh cũng chỉ thu lại là một đường thẳng..”

Báo này lớn nhất nước, ấn hành gần nửa triệu số. Tờ báo đã qui tụ một số thanh niên có thiên chức truyền thông thời VNCH, đã thể hiện một phần nền văn hóa nhựt trình Saigon; đồng thời muốn nhen nhúm lại cái hào khí Nam Bộ - thấy việc bất bình chẳng tha- đã bị thui chột sau 30/4/75, qua phong cách làm tin bén nhạy, đã khiến cho Hà Nội thấy nguy cơ cho cơ chế toàn trị; nên cất chức hai Phó Tổng biên Tập Huỳnh Sơn Phước và Trương Quang Vĩnh để dễ quản lý. Nền văn hóa nhựt trình và tính hào sản của người miền Nam, không thể nào thích hợp với văn hoá tráo trở “cứu cánh biện minh cho phương tiện” của Cọng Sản Việt Nam được.

Tuổi Trẻ bị đì chảy máu. Chẳng có tổ chức nghề nghiệp nào ở Việt Nam xót lòng; giống như chuyện chủ quán phở tên Đức ở Thanh Xuân Hànội, đầy đọa em Bình 13 năm giữa chỗ đông người; ai cũng dững dưng. Lý do là các hội nhà văn, nhà báo được nhà nước nuôi; ông chủ chưa cởi trói cho chạy lăn quăn thì làm sao mở miệng? Trung Quốc có lập huyện Tam Sa, Tứ Sa gì đó ở đảo Hoàng sa là chuyện nhỏ. Nam Quan, Bản Giốc có mất hay ngư dân có bị bắn chết thì nhằm nhò gì. Chuyện lớn của đảng là tình hưũ nghị Hoa Việt; là thực thi tốt bốn điều răn: “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

Giờ thì cháy nhà ra mặt chuột. Tam Sa lộ Việt gian; hiện rõ chân tướng của một nhóm người đã khai thác lòng yêu nước của dân Việt để phục vụ cho đế quốc đỏ. Họ Hồ thề vong mạng “đốt sạch dãy Trường Sơn” và hy sinh “cho đến người Việt Nam cuối cùng để cho chủ nghĩa xã hội toàn thắng trên đất nước ta và trên khắp thê giới”. Không có thùng nước lèo của phe Cọng; không núp dưới bóng hậu phương lớn Bắc Kinh, đảng CSVN làm sao dựng được cái quán Phở Mạnh để chuyên trị món phở  “tư tưởng Hồ Chí Minh” mà thực chất là chép từ Lenine, Staline, Mao Trạch Đông?

Mặc cho biển Đông dậy sóng; xuống đường sôi nổi, hơn 600 tờ báo ở Viet Nam vẫn im lặng. Tất cả chỉ là con ngựa kéo xe, chỉ được thấy: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai''. Bà Tòng Thị Phóng, Bí thư Trung ương ĐCSVN trong chuyến thăm Trung Quốc hồi hạ tuần 12/07 không nghe bà đề cập gì về biên giới hay hải đảo mà chỉ biết bà nói, mong được học "kinh nghiệm mở cửa, xây dựng kinh tế thị trường với định hướng XHCN của Trung Quốc". Đối với người Cọng Sản đảng trước, nước sau./.

Phan Thanh Tâm - Saint Paul 1/08. 

 


SỰ
XÃ HỘI



TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.