PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

n Học

Ký sự

Giáo Dục

Diễn Đàn

Chính Luận

Môi Trường

Văn minh - Văn hóa

Viễn tượng Việt Nam

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

  Ký sự Xã hội

Dấu đầu lòi đuôi

 

  • PSN 29.03.2008 - Cố Nhân

Sau hai tuần lễ hỗn loạn ở Tây Tạng, làm nổi lên những lời đe dọa tẩy chay Thế Vận Hội 2008 từ cộng đồng phương Tây, Bắc Kinh tổ chức một cuộc "tham quan", mời một số nhà báo, mà Trung Nam Hải cho là "gà nhà", đi thăm Lhassa và Jokhang để thấy tận mắt, cho biết sự tình. Chủ tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc là để nói với thế giới bên ngoài là chuyện đã qua "đâu có gì đâu", chỉ là chuyện nội bộ của nước Tàu, cũng giống như "biến cố Villiers-le-Bel" của Pháp thôi. Làm gì phải "đao to búa lớn". Nay thì đâu đã vào đấy, ta cứ bình tỉnh lo chuyện Thế Vận Hội.

Thế nhưng, ban tổ chức chuyến đi của báo chí cứ chủ quan, đâu học được chữ ngờ. Trong cuộc họp báo bỏ túi được nhà cầm quyền tổ chức tại đền Jokhang, những nhà sư Tây Tạng, nước mắt, nước mũi ràn rụa, kể lể, tự sự, thực chất của tình hình. Những đấng tu hành kia tố giác nhà cầm quyền đã nói dối về những biến động trong hai tuần qua và quả quyết rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của nhân dân Tây Tạng, không có dây mơ rễ má gì với biến cố vừa qua.

Trục trặc đó làm cho chánh phủ Tàu đâm ra bối rối vô cùng vì nó đã xảy ra trong một chuyến đi đã được tổ chức chu đáo, với những ký giả được lựa lọc, sàng sảy cẩn thận. Chuyến đi dự trù kéo dài ba ngày cốt để cho báo chí – và do đó cho dư luận toàn thế giới - thấy rằng mọi chuyện đã trở lại bình thường. Hơn nữa người nhà nước Trung Quốc còn muốn kêu gọi lòng "thương hại" của dư luận bằng cách nhấn mạnh ở điểm công an và người Hán bị người biểu tình hành hạ, đánh đập bị thương, bị tích.

Ngoài ra, Bắc Kinh còn quả quyết là lực lượng an ninh đã ra tay với nhiều tự chế để phản bác lại dư luận chỉ trích của quốc tế và để trấn an thiên hạ khi Thế Vận Hội mùa hè ở Bắc Kinh đã gần kề. Các tu sĩ Tây Tạng đột nhiên xen vào cuộc họp báo bỏ túi của người quản lý đền Kokhang, một trong những địa điểm linh thiêng nhứt của Tây Tạng mà cũng là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhiều nhứt. Khoảng ba mươi nhà sư trẻ tuổi thình lình xuất hiện trong cuộc họp báo và la lớn: "Đừng tin họ. Họ lừa quý vị đó. Toàn là láo khoét."

Kinh truyền hình TVB của Hương Cảng có phát hình biến cố đó, cho thấy những người tu hành mặc áo cà sà màu vàng nghệ, vừa khóc vừa lấy tay quẹt nước mắt để nói cho ký giả ngoại quốc được mời đến Lhassa, sau hai tuần lễ trấn áp biểu tình. Các ông sư cho biết rằng từ ngày 10.3.2008 - ngày bắt đầu biểu tình ở Lhassa để đánh dấu kỷ niệm lần thứ 49 cuộc vùng lên - rủi thay không thành công - chống lại sự chiếm đóng của Trung Quốc, khiến Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, phải bỏ xứ lưu vong bên Ấn Độ - chánh quyền đã giam hảm họ trong đền. Một nhà sư kể lể: "Họ đâu có tin chúng tôi. Họ nghĩ rằng chúng tôi sẽ ra ngoài để gây rối, để đập phá, để hủy diệt, để cướp của, để đốt nhà. Chúng tôi đời nào làm như vậy, họ đã buộc tội chúng tôi một cách oan ức. Chúng tôi chỉ muốn được tự do, muốn gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, muốn được lưu đày sang Ấn."

Theo Vương Triết Nam, chuyên viên thu hình của kinh truyền hình Đài Loan thì vụ lộn xộn kéo dài 15 phút, sau đó công an không võ trang đến lôi các nhà sư đi đến một khu khác trong đền, khuất mắt những người hiếu kỳ. Theo ông Chhime Chhoekyapa, thơ ký của Đức Đạt Lai Lạt Ma, thì sức mạnh thô bạo, tự nó không đẩy lùi được lòng căm phẫn đã ngấm ngầm từ bao lâu nay ở Tây Tạng. Người ta lo ngại vô cùng cho sự an toàn và và sự tự do của các thày tu, chỉ còn biết cầu cứu ở cộng đồng thế giới che chở cho họ.

Hôm thứ tư, 26.3.2008, tổng thống Huê Kỳ George W. Bush đã kêu gọi Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào nên đối thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Họ Hồ cho biết là Trung Quốc sẵn sàng nói chuyện với nhà lãnh tụ lưu vong của Tây Tạng, nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma phải ngưng ủng hộ phong trào đòi độc lập cho Tây Tạng và đừng cổ võ bạo động và những hoạt động bất hợp pháp nhằm phá hoại Thế Vận Hội.

Bắc Kinh đổ lỗi cho "bè lũ cũa Đức Đạt Lai Lạt Ma" đã gây xáo trộn và cho rằng Ngài đã chủ trương ly khai. Nhà lãnh tụ tinh thần của Tây Tạng đã bác bỏ lời buộc tội này, nói rằng chỉ muốn cho Tây Tạng được tự trị mà thôi, và Ngài cũng đã chỉ trích những hành động hung bạo.

Một nhà báo thuộc hãng thông tấn Nhựt Bổn Kyodo, có mặt trong phái đoàn "tham quan" cho biết, các tu sĩ ở đền Jokhang cũng xác nhận là Đức Đạt Lai Lạt Ma chẳng liên hệ chút nào hết trong những vụ xáo trộn này. Những nhà tu hành đó la to: "Đức Đạt Lai Lạt Ma chẳng dính líu gì vào đó hết!" Qua một cuộc phỏng vấn, nhà lãnh tụ tinh thần Tây Tạng có nói là Thế Vận Hội là dịp tốt để nhắc nhở Trung Quốc nhớ lại bổn phận của mình về nhơn quyền. Đoạn phim phỏng vấn của truyền hình NDTV Ấn Độ thuật lại lời nói của Ngài: "Nếu là một nước chủ nhà tốt thì Trung Quốc phải cải tiến thành tích của mình trong lãnh vực nhơn quyền và tự do tôn giáo. Như vậy mới hợp lẽ và thuận lý."

Như đã biết, chỉ một đôi ngày thôi mà cuộc biểu tình của các tu sĩ đã biến thành những vụ hỗn loạn, trong đó những người Tàu không phải gốc Tây Tạng đã bị đánh đập và tài sản của họ bị hủy diệt, trước khi công an kiểm soát được tình hình trong thành phố. Phong trào phản kháng lây lan qua những tỉnh lân cận. Trung Quốc cho biết có 22 người chết qua những xáo trộn đó mà họ quy lỗi cho người Tây Tạng. Chánh phủ lưu vong Tây Tạng thì cho rằng đã có 140 người chết, phần đông là nạn nhơn của lực lượng an ninh. Đoàn nhà báo cũng được đưa đến một bịnh viện gần Jokhan đã bị đoàn biểu tình đập phá và chỉ cho xem một kho quần áo, nơi đó năm cô gái đã bị nhốt và bị nổi lửa đốt chết.

Các nhà sư cho biết là quân đội đã được phái đến canh giữ đền từ ngày 14.3 và đã rút đi đêm hôm trước khi phái đoàn báo chí đến. Họ cho rằng có một số người đã được đưa đến đền trước chuyến "tham quan" của báo chí. Những người này đâu phải là những người mộ đạo đến để dâng hương lễ bái mà chỉ là đảng viên cộng sản.

Trung Quốc ít khi để cho ký giả ngoại quốc đến Tây Tạng trong tình hình bình thường. Vậy thì chuyến đi này của báo chí cho thấy quyết tâm của lãnh đạo Trung Quốc để ngăn ngừa những thiệt hại dự kiến cho Thế Vận Hội Bắc Kinh vào tháng Tám sắp tới, được quy hoạch để nói lên một nước Trung Hoa hiện đại, một thế lực đang vươn lên.

Trong cuộc họp báo ngày thứ năm, 27.3.2008, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết rằng không có tin tức gì chính xác liên quan đến tình hình đối kháng mới nhứt. Nhưng ông nói rằng: "Tôi xin nhấn mạnh là các sắc dân khác nhau, kể cả các nhà tu ở Tây Tạng đều nhứt quyết bảo vệ tính đoàn kết dân tộc và chống lại những hành động ly khai."

Khi đoàn báo chí đến thì trong khu vực xung quanh Đền Jokhang đã thấy công an nhân dân, đầu đội nón sắt, tay cầm khiên chắn, khóa chặt các ngã đường. Chỉ có những người cư ngụ trong những con đường nhỏ hẹp bao quanh Đền mới được vãng lai. Hầu hết các cửa hàng quanh khu vực đều đóng cửa.

Ký giả không được đến bất kỳ địa điểm nào có khả năng xảy ra vấn đề, kể cả tu viện Ramoche. Nằm ở đầu đường phía Bắc Jokhang, Ramoche là nơi bạo động bắt đầu nổi lên hôm 14.3.2008. Con đường nhỏ hẹp đi đến tu viện đã bị công an dã chiến, với đồng phục màu xanh, án ngữ. Người hướng dẫn cũng không đưa đoàn đến các tu viện Drepung và Sera, nơi mà những cuộc chống đối đầu tiên nổi lên hôm 10.3.2008. Trái lại, đoàn "tham quan" được đưa đến những địa điểm đã được truyền hình quốc doanh quảng bá rần rộ vì tại đây những người nổi loạn đã bị đàn áp tận tình.

Cuộc nổi loạn và bốn ngày phản kháng trước chuyến "tham quan" là cơn xáo trộn chống Trung Quốc tệ hại nhứt ở Lhassa trong vòng gần hai mươi năm qua. Biến cố đó lôi cuốn theo những cuộc phản kháng ở những vùng Tây Tạng xuyên suốt trong một vùng rộng lớn miền Viễn Tây Trung Quốc. Chánh quyền Trung Quốc cho rằng họ đã có những phản ứng chừng mực, cũng giống như những quốc gia khác đã làm trước những biến cố nội bộ, có tính cách hỗn loạn dân sự.

Đưa một lực lượng võ trang hùng hậu đề trán áp cuộc nổi dậy của lương giáo Tây Tạng trong vòng hai tuần lễ, chánh quyền Trung Quốc coi như đã ổn định được cơn xáo trộn ở vùng đất lịch sử đó. Muốn chứng minh với dư luận toàn cầu là chuyện đó không có tầm vóc đáng lo ngại, không ảnh hưởng gì đến Thế Vận Hội mùa hè sắp tới, Bắc Kinh quyết định tổ chức một chuyến "tham quan" của truyền thông để mượn cái loa đó nhắn với hành tinh rằng "Cứ yên chí mà đi dự Thế Vận Hội".

Thế nhưng dấu đầu lại lòi đuôi. Như chừng lấy thúng úp voi. Sự thật bao giờ cũng dễ thấy, không cần giải thích, chẳng cần che đậy, thiên hạ cũng thừa hiểu rồi.

 

Cố Nhân.

 

Mượn ý:
1.- Bài "Des moines Tibétains perturbent une visite de presse à Lhassa", Le Point 28 mars 2008.
[http://www.lepoint.fr/actualites-monde/des-moines-tibetains-perturbent-une-visite-de-presse-a-lhassa/924/0/232528]

2.- Bài "Protesting Monks Interrupt State-Sponsored Press Trip in Tibet", International Herald Tribune, 27 march 2008. [http://www.iht.com/articles/2008/03/27/asia/tibet.php?WT.mc_id=newsalert]

 


SỰ
XÃ HỘI



TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.