PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

n Học

Ký sự

Giáo Dục

Diễn Đàn

Chính Luận

Môi Trường

Văn minh - Văn hóa

Viễn tượng Việt Nam

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

  Ký sự Xã hội

Tây Tạng bất diệt

 

  • PSN 12.04.2008 - Cố Nhân

Trong ba chục năm qua, lãnh đạo Trung Quốc đã cho thấy có khả năng đối phó lại diễn biến của tình hình một cách trên mức trung bình. Đảng cộng sản cầm quyền của Tàu đã có một thái độ thực tiễn và linh động để duy trì quyền lực, trong lúc bức Màn Sắt của Liên Xô cũ đã bị sụp đổ nhiều mảng đáng kể dọc theo biên giới Trung Quốc. Vậy mà trong khi Đảng cộng sản Trung Quốc đã chứng minh được là có khả năng nhận diện và giải quyết được một số lớn vấn đề - từ nhu cầu cải tổ kinh tế một cách kiên quyết, chí đến nhu cầu cân bằng tăng trưởng kinh tế giữa nông thôn và thành thị - vùng đất Tây Tạng vẫn còn là nhược điểm của họ.

Sau gần hai mươi năm tình hình Tây Tạng được tương đối im lìm thì những cuộc phản kháng mới đây, xuyên suốt những phần đất Tây Tạng thuộc Trung Quốc đã làm cho Bắc Kinh bị hụt hẫng. Sau những cuộc xáo trộn hồi năm 1980, chánh sách của Đảng cộng sản Trung Quốc đối với Tây Tạng là xử sự nghiêm khắc với thành phần bất đồng chánh kiến, đồng thời tìm cách phát triển kinh tế cho khu vực. Tập đoàn lãnh đạo Trung Quốc hy vọng là khi cuộc sống được thạnh vượng thì người Tây Tạng sẽ gần với trung ương hơn và sẽ cho người Tây Tạng thấy rằng Đảng cộng sản Trung Quốc, chớ không phải Đức Đạt Lai Lạt Ma, làm cho đời sống của họ sung sướng hơn.

Trường hợp mở đường xe lửa Bắc Kinh-Lhassa chỉ là một trong các điển hình của biện pháp nói trên. Tuyến đường sắt đó cũng là một bằng chứng cho thấy Bắc Kinh tin tưởng rằng giải pháp của mình đã thành công. Ngày một ngày hai, Khu Tự Trị Tây Tạng đã được mở cửa đón du khách, và đền thờ, chùa chiền, một thời là sào huyệt của những nhóm đối kháng, nay đã được phép sinh hoạt trở lại.

Tuy vậy, những biến cố trong thời gian vừa qua chứng minh rằng nhà cầm quyền Trung Quốc đã không bắt mạch được nhân dân Tây Tạng một cách chính xác. Sự thiếu sót đó chung quy là do Trung Nam Hải không thấu hiểu được một xã hội coi trọng vấn đề tinh thần hơn điều kiện vật chất.

Dẫu cho Trung Quốc có coi Đức Đạt Lai Lạt Ma là gì đi nữa, là "kẻ hiểm độc cố tình gây chia rẻ", người Tây Tạng trung bình vẫn tin tưởng rằng nhà lãnh đạo tinh thần của họ là "Đức Phật Sống", một niềm tin tưởng sắt đá, không một bả lợi danh nào, kể cả "xe lửa lên Trời", cũng không đổi lấy được. Vấn đề của Tây Tạng, do vậy, đâu phải là chuyện độc lập hay đô hộ, như người ta thường suy diễn, nhưng là tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng. Ở Tây Tạng, một niềm tự do như vậy đồng nghĩa với tôn sùng Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Ở Tây Tạng, có một tấm lòng sùng đạo thầm kín, được thể hiện qua những cây cờ của những người cầu kinh phất phơ theo gió, qua mùi hương khói và mùi đèn mỡ bò Tây Tạng lảng vảng trong không gian và qua tiếng cầu kinh của người hành hương đi quanh những đền chùa của Lhassa, bất cứ lúc nào trong ngày. Ngoài ra, lòng sùng đạo này đã làm cho Tây Tạng khác hẳn với phần còn lại cùa đất nước Trung Quốc, vốn theo chủ nghĩa thế tục một cách khác thường.

Ngay trước khi cộng sản chiếm Hoa Lục hồi năm 1949 – sau đó chuyện thờ cúng đi đạo đã bị phê phán, coi như là tin tưởng dị đoan theo kiểu phong kiến - chuyện tôn giáo của nước Trung Hoa người Hán cũng khác biệt với Phật giáo Tây Tạng. Khổng Giáo và triết thuyết nhà nước đã tạo ra lối suy nghĩ chủ đạo của Trung Quốc, chủ yếu bám chặt vào những vấn đề thường tình của hiện tại, ít khi quan tâm tới những vấn đề siêu hình hay linh thiêng.

Người Trung Hoa có một truyền thống Phật Giáo - được du nhập vào Trung Quốc từ Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ I Công Nguyên - trên bình diện thực hành nhiều hơn là trên phương diện tâm linh. Nên chi, Phật Giáo không có một địa vị ưu thế trong tín ngưỡng của Tàu. Dẫu sao đi nữa, lịch sử triết học và tôn giáo đa dạng của Trung Quốc cũng đột nhiên bị tan rã trong thời Cách Mạng Văn Hóa (1966-76), khi đền, chùa và những nơi thờ phượng trên khắp đất nước đều bị đập phá và sư sãi bị đưa đi rong và bị đánh đập ngoài đường phố. Nhân dân bị bắt phải học tập và tin tưởng vào ý thức hệ cộng sản, thay vì những ý tưởng tôn giáo.

Đã có nhiều thay đổi sau này, trong thời kỳ hậu đổi mới chạy theo kinh tế thị trường với mô hình cộng sản, "mèo trắng mèo đen gì cũng 'mấm-sốt', miễn là bắt chuột". Thiên hạ chạy theo mãnh lực của đồng nhân dân tệ, chỉ còn biết "lễ bái" ngân hàng và những máy rút tiền. Nhưng trong khi tinh thần trọng ngân có thể đã thay thế phần nào nhiệt tình cách mạng thì một niềm tin đích thực mới cũng đã xuất hiện và được Đảng tán thành. Dù trên danh nghĩa vô thần, Đảng cộng sản Trung Quốc đã chuyển hóa từ tình trạng cách mạng thành một thế lực thực tế và thực tiễn, coi những triết thuyết truyền thống, như Khổng Giáo và Phật Giáo, với những chủ trương coi trọng sự hài hòa và trật tự, là vô tích sự, chẳng ích lợi gì.

Dẫu cho vấn đề tự do tôn giáo từng bước lần hồi nẩy nở ở Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn áp đặt nhiều luật lệ khắt khe để gò bó những loại tự do đó. Những bậc giáo phẩm chùa chiền, đền thờ và thánh đường đều phải được Đảng chỉ định và bổ nhiệm. Mọi địa điểm thờ cúng, tụng niệm phải được "đăng ký" với chánh quyền. Hơn thế nữa, dân chúng chỉ được tự do đi đạo, nếu như tiếp tục nhìn nhận bộ chánh trị là thẩm quyền tối thượng, thay vì lãnh tụ của tôn giáo mình.

Ky Tô Giáo, với tư cách sùng đạo vượt ra ngoài vòng cương tỏa của nhà nước, phải bị kiểm soát gắt gao và bang giao giữa Bắc Kinh với Tòa Thánh Vatican đã có vấn đề từ năm 1951. Những tín đồ của Nhà thờ Tin Lành thường hay tập họp không chánh thức ở những tư gia hoặc những địa điểm khác hơn những thánh đường đã được "đăng ký" dễ bị giải tán. Những con chiên thuộc tín ngưỡng khác hơn năm tôn giáo đã được chánh thức công nhận như, Phật Giáo, Hồi Giáo, Lão Giáo, Tin Lành và Ky Tô Giáo đều bị nghi ngờ.

Vì Đảng cộng sản Trung Quốc không cho phép người ta sùng đạo, nếu không tiếp tục thần phục Đảng nên người dân Tây Tạng, với bản chất tôn thờ đạo giáo và tin tưởng vô biên ở Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã trở nên vấn đề phiền toái cho Trung Quốc.

Mùa hè năm 2006, một nhà báo người Ấn đi thăm Lhassa, trong phái đoàn ký giả trên chuyến tàu đầu tiên, nối liền Bắc Kinh với Lhassa. Nơi nào ông đi qua trong thành phố, ông cũng cảm thấy như râm ran một niềm hứng khởi, chỉ vì màu da và quốc tịch Ấn của ông. Những người bán hàng kỷ niệm bên đường, những nhà sư trong đền Potala, các hướng dẫn viên du lịch, những vị khách hành hương có tuổi, tất cả những người dân với áo quần màu sắc sặc sỡ của Lhassa đó đều có một ước muốn như nhau là hỏi chuyện nhà báo về Đức Đạt Lai Lạt Ma của họ.

Cặp mắt long lanh đầy tính hiếu kỳ, những người đó vồn vã hỏi nhà báo đã đến Dharamsala chưa, vì đó là nơi tạm dung của Đức Đạt Lai Lạt Ma và chánh phủ Tây Tạng lưu vong. Có người hỏi nhà báo có gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma không? Nhiều người còn đưa cho ông ký giả xem ảnh của nhà lãnh đạo tinh thần, dẫu cho Bắc Kinh cấm dân chúng mang trong người "thánh tượng" đó.

Điều hiển nhiên là cho tự do tôn giáo ở Tây Tạng mà lại không cho giáo dân tự do tin tưởng ở Đức Đạt Lai Lạt Ma là chuyện phi lý. Đối với hàng trăm nhà sư ở Tây Tạng bị ép buộc phải tố giác Đức Đạt Lai Lạt Ma, Đức Phật Sống của họ, là điều bắt buộc phải làm thường ngày. Đảng cộng sản Trung Quốc cũng tìm cách xâm nhập vào những nghi thức tôn giáo Tây Tạng bằng phương cách riêng của mình.

Hồi gần đây, Bắc Kinh có tuyên bố là chỉ có Đảng mới có thẩm quyền chấp nhận chuyện hiện thân, một tiến trình chọn lựa "Đức Phật Sống" từ tuổi ấu thơ. Qua bài diễn văn đọc hồi năm ngoái, Bí Thơ Đảng Ủy Khu Tự Trị Tây Tạng, còn lớn tiếng, mạnh miệng cho rằng "Ủy ban trung ương Đảng là Đức Phật thật sự của Tây Tạng"! Nhưng, dường như Bắc Kinh không nắm bắt được cơn phẫn nộ tột cùng mà lời nói báng bổ như vậy đã tạo nên trong lòng của những người tràn đầy tín ngưỡng.

Ở Ấn Độ, chỉ mổ thịt một con bò không thôi cũng có thể gây nên một cuộc xáo trộn, trong khi hàng trăm con bò bị bỏ chết ngoài thiên nhiên. Mới đây, báo chí đăng biếm họa xiên xỏ Giáo chủ Mahomet đã làm nổi lên làn sóng phản đối trên khắp thế giới. Nhiều người nghĩ rằng chuyện phỉ báng và cố tình chỉ trích vị lãnh đạo tinh thần Tây Tạng cũng phải được xử sự như vậy.

Chiến lược của Bắc Kinh về vấn đề Tây Tạng là chờ cho Đức Đạt Lai Lạt Ma viên tịch, vì Trung Nam Hải tin tưởng rằng khi Ngài không còn nữa thì người Tây Tạng sẽ nghĩ đến phồn vinh vật chất mà nhà nước Tàu hứa hẹn đem lại, rồi ít quan tâm đến việc sùng bái vị "vương thánh", một nhơn vật chẳng đem đến cho họ bao nhiêu lợi ích cụ thể. Vậy mà, đâu có bao nhiêu chỉ dấu cho thấy là tình hình đó sẽ xảy ra. Một cư dân Tây Tạng sinh sống ở Bắc Kinh nói rằng: "Chúng tôi, người Tây Tạng, sẽ không bao giờ tự bán mình. Linh hồn chúng tôi đâu phải là một món hàng."

Cung cách theo đó người dân Tây Tạng phản ứng lại đường lối mở cữa của Bắc Kinh trong vòng ba mươi năm qua cho thấy rằng Đảng cộng sản Trung Quốc phải biết nhận thức đời sống tâm linh của dân Tây Tạng. Người dân trên đỉnh cao của "nóc nhà thế giới" sống vì tín ngưỡng và tâm linh nhiều hơn, chớ không phải như những người Hán cộng sản, chỉ biết có vật chất.

 

Cố Nhân

Viết phỏng theo bài "Why Beijing just can't grasp Tibet" của Pallavi Aiyar, Asia Times, ngày 10.4.2008.
[http://www.atimes.com/atimes/China/JD10Ad01.html]

 

 


SỰ
XÃ HỘI



TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.