PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

n Học

Ký sự

Giáo Dục

Diễn Đàn

Chính Luận

Môi Trường

Văn minh - Văn hóa

Viễn tượng Việt Nam

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

  Ký sự

Tinh thần thượng võ

  • PSN 25.08.2008 - hoànglonghải

Trước 1975, không ít lần người ta nghe ông Huyền Vũ nói trên đài phát thanh hay trong tờ báo Thể Thao của ông bốn chữ “Tinh Thần Thượng Võ” khi ông bàn tới những cuộc tranh tài thể thao.

Tinh thần thhượng võ là cái gì?

Theo Từ Điển Hán Việt của Đào Duy Anh thì tinh là sao, thần là ngôi thứ của vì sao. Tinh thần là linh hồn, gọi chung những gì thuộc vô hình, trái với vật chất là hữu hình. Thượng võ là chuộng về võ, chú trọng về võ lực.

Đem cái ý nghĩa ấy mà so với tinh thần thượng võ trong thể thao thì nó không đúng hn. Vẫn biết các lực sĩ tranh tài thể thao cần có sức mạnh, vật chất, thể lực, nhưng tài năng mới là tính chất căn bản của nó. Cho nên các cuộc thi thể thao người ta không gọi là tranh chấp, tranh đấu mà gọi là tranh tài (năng). “Tranh tài cao thấp” là thành ngữ giới thể thao và yêu chuộng thể thao thường dùng.

Trong ý nghĩa đó thì việc tranh tài giữa các lực sĩ, trong các đại hội thể thao quốc gia hay quốc tế, sự tranh tài là quan trọng, được thể hiện qua “tinh thần thượng võ”, lấy cái tinh thần giữa con người và con người, giữa một nhóm, một đoàn thể thao, hay giữa các quốc gia với nhau là quan trọng. Qua những cuộc tranh tài thể thao như thế, tình thân hữu, (bè bạn) hay hữu nghị giữa con người và con người thắt chặt với nhau hơn, các dân tộc, các quốc gia gần gũi với nhau hơn, và tình nhân loại thêm sáng chói, đẹp đẽ hơn, cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Vì vậy, trong nhiều trường hợp, khi hai hay nhiều lực sĩ, đấu sĩ hoặc hai hay nhiều đội tranh tài với nhau, không kịch liệt như khi tranh huy chương, thì gọi là đấu giao hữu, hữu nghị. Hữu có nghĩa là bạn, như bằng hữu vậy.

Trong viễn tượng đó thì việc tranh tài, dù ở phạm vi lớn nhỏ như thế nào, quốc gia hay quốc tế, thì ý nghĩa của nó là làm cho cái tình người, tình dân tộc sáng tỏ lên, đẹp đẽ hơn lên, có khi làm nhẹ bớt hay xóa sạch (may mắn hơn) những gì ghét bỏ, thù hận, làm cho nhiều dân tộc, quốc gia xích lại gần nhau hơn.

Khi còn ở trại cải tạo L3-T3, Trảng Lớn, “cán bộ giáo dục” của Việt Cộng bắt buộc tù cải tạo phải xác định “Mỗi người đều có tội với cách mạng”, “đánh phá cách mạng”, cũng có nghĩa là chống lại dân tộc, tổ quốc. Ai ai cũng làm theo, răm rắp, cho xong chuyện để “mau trở về sum họp với gia đình như cách mạng mong muốn.” Nghe bùi lỗ tai dữ! Ai khôn ra thì vừa khai vừa dấu, ai dại hơn thì “Có gì khai nấy”. Dĩ nhiên cũng có người là “Con cháu Hồ Quí Ly, gốc nước Ngu bên Tầu” nên không khôn (tức là Ngu), khai hết, có cũng khai, không có cũng khai, khai cả những chuyện đi đánh Việt Minh hồi năm 1949, 50, ở ngoài Bắc, trước khi di cư 1954. Việt Cộng biết cóc gì mà cũng khai ra, không có cũng khai, bày đặt ra để khai để cho cán bộ Việt Cộng thấy mình thành khẩn, “thành thật khai báo”. Kết quả là “Cách mạng cho đi thăm lăng bác Hồ” (Câu chúng tôi thường đùa về việc tù cải tạo bị đưa ra Bắc), không biết có còn sống mà về lại miền Nam hay không!

Toàn bộ nhân số L3- T3 của chúng tôi là hơn 700 người, có Lê Văn Cư là khai không giống ai. Lê Văn Cư là thiếu úy Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, cầu thủ bóng đá đội Tổng Tham Mưu. Anh ta khai: Chỉ có một cái tội duy nhứt là tham gia các trận đấu quốc tế, giương cao màu cờ sắc áo, tinh thần thể thao của miền Nam. Đó là tinh thần thượng võ. Giương cao tinh thần thượng võ thì có tội gì?

Cán bộ Việt Cộng giận lắm, cứ gọi anh ta “lên làm việc” hoài, nhưng Cư vẫn cứ lý luận ấy mà tranh cãi với cán bộ Cộng Sản. Những tưởng anh ta ở tù “Mút mùa Lệ Thủy” ai ngờ chỉ một năm anh ta được về. Lý do: Anh có một người cô là y sĩ của Quân Khu 7 Việt Cộng (Nghe đồn như thế). Bấy giờ có người thấy mình ngu, khai hết cho Việt Cộng, biết thì cũng đã trễ rồi.

Tinh thần thượng võ là động cơ (hay cái áo ngoài?) khiến Trung Cộng và Hoa Kỳ xáp lại gần nhau bằng một cuộc thi đấu “bóng bàn ngoại giao” (pingpong diplomacy) xảy ra hồi năm 1971. Đang khi đoàn bóng bàn Mỹ đang thi đấu giao hữu ở Nhật Bản, bỗng có “ai đó” gợi ý mời đoàn bóng bàn Mỹ sang đấu “hữu nghị” với đoàn bóng bàn Trung Cộng ở Bắc Kinh.

Vậy là đoàn bóng bàn Mỹ đi Bắc Kinh, Trung Cộng mở cửa nghinh đón. Trận thi đấu diễn ra vào tháng Tư năm 1971. Tuyển thủ Tim Boggan của Mỹ giao đấu với đấu thủ Trung Cộng. Hồi ấy, đài BBC loan tin: Liệu đàng sau tiếng banh nhựa gõ lóc cóc trên mặt bàn gỗ, ai có thể nghe được tiếng thì thầm của đại diện Mỹ và Trung Quốc bàn bạc với nhau?

Sáng kiến ngoại giao nầy (khơi mào một cuộc đấu bóng bàn giao hữu) có phải phát xuất từ tòa Bạch Ốc, giữa sự bàn thảo của Nixon và Kissinger? Bởi vì ba tháng sau, khi Kissinger đến Nepal, giả bộ đi nghỉ sớm ở một nhà nghỉ trên núi vì mệt. Nửa đêm, Kissinger lẻn ra khỏi nhà, lên chuyến bay đặc biệt. Sau khi rời phi đạo, phi công đoàn mới được lệnh trực chỉ Bắc Kinh. Cũng từ đó, nửa năm sau, Nixon đi Bắc Kinh ngày 21 tháng 2 năm 1973. Hai nhà lãnh đạo hai cường quốc địch thủ, bây giờ bắt tay nhau, “mở ra một trang sử mới” (lời Nixon) của thế giới. Tầu Mỹ đi với nhau để chống Liên Xô. Và cũng từ hôm Nixon đi Bắc Kinh, Việt Nam Công Hòa cũng bước vào một trang sử mới: Con đường tiêu vong vì bị Mỹ bỏ rơi. Số phận lưu vong của chúng ta ngày hôm nay, có ai ngờ, bắt đầu từ trận đấu bóng bàn giao hữu giữ Mỹ và Tầu vào tháng Tư - 1971.

Với Trung Hoa và Mỹ, thể thao làm cho chính quyền và dân tộc hai nước ấy xích lại gần nhau, và đáng thương thay cho số phận những quốc gia nhược tiểu, như Việt Nam Cộng Hòa bị “đem con bỏ chợ!”

Cái gọi là tinh thần Olympic, bốn năm tổ chức một lần đã có ích hay có  lợi gì cho nhân loại?

Ý nghĩa là đã trình bày ở trên, và thực tế cũng đã chứng minh như thế. Tuy nhiên, khi Thế Vận Hội được tổ chức ở một quốc gia nào đó, có dính líu đến chính trị, hay nói rõ hơn là quốc gia của nước tổ chức muốn đưa chính trị vào thể thao thì mọi chuyện sinh ra bậy bạ.

Ví dụ:

Thế Vận Hội mùa hè năm 1936 được tổ chức ở Đức. Sau khi lên cầm quyền, Hitler muốn dùng thế vận hội làm một cơ hội để tỏ rõ sức mạnh của nước Đức đã phục hồi sau khi Thế Giới Chiến Tranh Thứ Nhất chấm dứt. Để làm chi: Thực hiện mưu đồ điên rồ trong cuốn sách ruột của y: Cuốn Mein Kampf (Cuộc chiến đấu của tôi), trong đó Hitler nói rằng chỉ có dân tộc Aryan của y là siêu việt, nhất đng thiên hạ. Các dân tộc khác không thể ngang bằng, chỉ làm tay sai cho dân tộc nầy, nhất là dân Do Thái thì phải bị tiêu  trừ.

Kết quả Thế Vận Hội lại ngược lại. Lực sĩ Jesse Owens, không phải người cùng chủng tộc với Hitler đã chiếm nhiều huy chương nhất trong thế vận nầy.

Hồi đó, nhiều nhà lãnh đạo các nước Châu Âu muốn khuyên nhủ, nhắc nhở Hitler về việc sử dụng thế vận với một mưu đồ như thế, nhưng những tay độc tài từ xưa tới nay, chẳng chịu nghe ai bao giờ!

Năm 1956, sau khi Do Thái mở cuộc xâm lăng Ai Cập, các nước Ai Cập, I-Rắq, Li Băng tẩy chay Thế Vận Hội Melbourne vì Do Thái tham gia Thế Vận Hội nầy.

Cũng năm đó, vì Liên Xô đem quân đàn áp cuộc nổi dậy của nhân dân Hungary, do Imre Nagy lãnh đạo, chống ách cai trị của Liên Xô, thì các quốc gia như Hòa Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ tẩy chay Thế Vận Hội vì sự có mặt của đoàn Liên Xô trong đó.

Cuộc xung đột chính trị và đàn áp quân sự nầy làm cho lực sĩ bơi lội của Liên Xô và Hungary choảng nhau trong khi tranh tài, khiến hai bên u đầu chảy máu. Vì vậy, cuộc tranh tài nầy được gọi là “Cuộc tranh tài đổ máu ở dưới nước.”

Thế Vận hội Olympic 1968 diễn ra ở Mexico City. Các lực sĩ da đen Mỹ đoạt huy chương vàng, đồng và bạc.

Năm nầy, ở Mỹ phong trào nhân quyền do mục su Luther King lãnh đạo lên rất cao, gây nhiều phản ứng tiêu cực từ một số người da trắng. Khi ba lực sĩ nầy lên khán đài nhận huy chương, quốc thiều Mỹ trỗi lên, làm một số người da trắng cực đoan khó chịu. Sau đó các lực sĩ bị hành hung. Sự lộn xộn đưa tới việc sinh viên tổ chức những cuộc biểu tình chống chính phủ Mexico, bị sinh viên lên án thiên vị. Chính phủ cho quân đội đàn áp, gây nên nhiều thương vong cho sinh viên.

Thế Vận Hội năm 1972 diễn ra ở Munich, Tây Đức. Bọn khủng bố Palestine thuộc nhóm Fatah của Arafat lẻn vào làng thế vận bắt cóc 11 lực sĩ Do Thái làm con tin. Cuối cùng, chúng đã giết hết những con tin nầy.

Phản ứng của Do Thái là tấn công vào lãnh thổ Palestine, nhiều tên khủng bố bị giết cùng một số dân thường.

Thế Vận Hội năm 1976 được tổ chức tại Montreal Canada cũng diễn ra dưới bầu không khí chính trị u ám. 26 nước Phi châu tẩy chay vì đoàn cầu bầu dục Tân Tây Lan ghé thăm Nam Phi. Đài Loan bị loại vì chính phủ Trung Hoa Quốc Gia với Canada không lập quan hệ ngoại giao. Kết quả, Canada “tọa họa nợ” 1 tỷ rưỡi đôla Mỹ.

Thế Vận Hội Mút-Cu năm 1980 bị M tẩy chay, kèm theo Mỹ là một cái đuôi dài gồm 61 quốc gia khác nữa. Lý do: Liên Xô đem quân xâm lăng Afghanistan.

Dĩ nhiên, bốn năm sau, khi Thế Vận Hội 1984 được tổ chức ở Los Angeles thì Liên Xô trả đũa. Liên Xô lôi kéo theo 14 nước khác cùng tẩy chay thế vận hội nầy.

Nhìn chung, người ta thấy có một điều buồn cười. Kể từ 1956, Thế Vận Hội cũng “ấm lạnh” theo chiến tranh lạnh. Việc tẩy chay cũng chấm dứt sau khi Liên Xô sụp đổ (1991), chiến tranh lạnh chấm dứt.

Từ sau Thế Vận Hội bị tẩy chay 1984, các lần sau đều bình thường, nhưng bỗng Thế Vận Hội 2008 lại nảy sinh lắm chuyện.

Trung Cộng bỏ công, bỏ của đầu tư cho thế vận từ rất lâu và khá bộn tiền (43tỷ).

Thông thường, ở các nước tự do, việc luyện tập để trở thành lực sĩ có khả năng tham gia thế vận là chuyện của từng người, từng gia đình. Ai muốn thì cứ tự tìm thầy, tìm trường và tự rèn luyện lấy. Chính quyền khuyến khích nhưng không can dự, không chỉ huy, không lãnh đạo.

Các nước Cộng Sản thì khác. Cá nhân chỉ nhận lệnh, lo luyện tập để được lòng nhà nước (quản lý). Chính phủ đứng ra lo mọi chuyện, từ tuyển chọn lực sĩ mầm non, xây dựng trường ốc và  huấn luyện với mục đích đạt cho được huy chương vàng.

Chính sách ấy đem lại nhiều khốn khổ cho lực sĩ mầm non và gia đình. Có những em bé được chuẩn bị từ khi 3 hoặc 4 tuổi, có nghĩa là từ tuổi ấy chúng đã vào ở trong trường để luyện tập hằng ngày, không được gặp cha mẹ, và cũng không ít khi cha mẹ bị cấm đến thăm.

Nói trắng ra, đó là một sự bóc lột sức khỏe và tài năng của đứa bé. Xem màn các em bé gái biểu diễn thể dục dụng cụ, có em mới 13 tuổi, nét mặt “không có mùa xuân”, thân thể gầy ốm, thái độ tác phong thiếu sự vui tươi. Các lực sĩ Trung Cộng tham gia thi đấu với một vẻ tranh đấu hơn là tranh tài nên trông gay gắt, thậm chí hung bạo.

Việc rước đuốc cũng là một sự kiện đáng nói, thiếu tính cách vận động, quảng cáo mà nặng tính chất trình diễn sức mạnh và bá quyền. Tính chất đó, tỏ lộ rõ nhất khi ngọn đuốc tới Saigon (Tp HCM). Ngọn đuốc mang ý nghĩa quyền lực của Trung Cộng đối với nước Việt Nam hơn là hữu nghị hay Tinh thần Thượng Võ như trong thể thao. Việc đàn áp các cuộc biểu tình ở Tây Tạng, Tân Cương lại xác định rõ hơn tính chất bá quyền của người Tầu.

Chính quyền Trung Quốc, tuy là một chính quyền Cng Sản, nhưng tin vào những gì huyền bí, nên đã chọn ngày giờ khai mạc vào lúc 8 giờ 8 phút ngày 8 tháng 8 năm 2008.

Trước kia, người Tầu tin vào số 9 là số may. Trước 1975, xe hơi, xe gắn máy của mấy chú Ba ở Chợ lớn thường mang số 9 hay cng các số lại là 9 như 18, 27, 36, 45,v.v… Nay họ chọn số 8 cho là số may. Số 8, phát âm là bát. Nói ngọng như người Tầu thì bát và phát (phát triển, phát tài, phát lộc) nghe giống nhau.

Nhưng số 8 cũng là dạng cái còng. Cái còng police hay dùng còng tay người phạm tội được gọi là còng số 8. Vậy thì chính quyền Trung Cộng chọn cái còng số 8 với ý nghĩa gì? Người Tầu sẽ còng đầu những ai chống lại họ như nhóm Pháp Luân Công hay những tên đầu sỏ ở Hà Nội nghiêng về Mỹ mà không nghiêng theo Tầu.

Nhưng biết đâu, “gậy ông đập lưng ông”, những cái còng ấy lại còng ngay đám Cộng Sản Tầu Hồ Cẩm Đào.

Những việc làm của chính quyền Trung Cộng bây giờ khiến người ta nhớ lại và so sánh với Thế Vậi Hội ở Đức năm 1936, thời kỳ Hitler. Cả hai đều có âm mưu và tham vọng như nhau.

Tham vọng đó đã khiến Hitler châm ngòi lửa Thế Giới Chiến Tranh Thứ Hai và nước Đức đại bại! Liệu các tay lãnh đạo ở Bắc Kinh có thành công hay chăng?

Nếu người ta thông cảm người Tầu một chút thì thấy rằng họ phải lấy lại những gì Hán tộc đã tạo dựng nên. Sau khi Tần Thủy Hoàng tóm thâu lục quốc, dựng nên nước Tần vĩ đại, cũng chính là dựng nên một “Đế Quốc Tầu” đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Bao nhiêu đế quốc đã hình thành rồi tiêu vong, như đế quốc La Mã, Ai Cập, Ottoman, v.v… Đế Quốc Tầu suy bại từ cuối đời nhà Thanh, nước Tầu trở thành miếng mồi cho Bát Quốc Liên Minh. Kể từ đó, người Anh gọi nước Tầu là “con sư tử ngủ”. Nay nó phải vươn vai đứng dy, nhe răng bên nầy, gầm gừ bên kia, để cho thiên hạ nhớ rằng hậu duệ của Tần Thủy Hoàng vẫn còn đây, chưa chết hn.

Sư Tử là chúa sơn lâm, không ai đánh bại nó được. Tuy nhiên, không phải là nó không chết. nó sẽ chết đấy chính vì những con vi trùng đang đục khoét thân mình nó. Vì vậy, ….

Khi thế vận hội qua rồi, mọi sự lắng xuống và kinh tế phát triển chạy vòng quanh theo cái dạng còng số 8. Bấy giờ người Tầu nhận ra rằng thế vận hội đã nổ ra như một cái bong bóng. Thiên hạ thấy rằng Trung Cộng xài nhiều đồ giả, không như tinh thần thế vận. Họ đã cháy 43 tỷ một cách vô ích. Bấy giờ, đối diện với những khó khăn kinh tế vẫn còn tồn tại đó, không giải quyết được, giá dầu vẫn gia tăng, lương thực càng ngày càng thiếu trầm trọng, không đủ ăn cho 1 tỷ 300 triệu dân. Con cóc cố rán bụng cho thật to và nổ một cái bình như trong truyện ngụ ngôn của La Fontaine. Tới lúc đó, một thời kỳ tan rã nước Tầu lại bắt đầu. Thiên hạ ai là người sẽ vui mừng?   

Một điều đáng nói nữa, xin nhắc lại quí độc giả nhớ lại. Dị đoan hay không dị đoan, người Tầu chẳng cần lưu tâm. Đặng Tiểu Bình đã nói lên cái bá đạo ấy của mấy chú Ba ở Bắc Kinh: “Mèo trắng mèo đen miễn là bắt được chuột.” Vậy thì dị đoan hay không dị đoan, chủ nghĩa Cộng Sản hay không, không cần thiết, miễn là có lợi cho nước Tầu, dân Tầu. Điều ấy làm cho chúng ta nhớ lại một câu nói thâm thúy của Nixon: “Người Tầu dùng chủ nghĩa xã hội để xây dựng đất nước; người Việt Nam đem đất nước để xây dựng chủ nghĩa xã hội.”

Theo đuôi Cộng Sản Tầu, chính phủ Bắc Bộ Phủ cũng bày trò mánh mung. Không thế, tại sao họ cho cô bé Ngân Thương 19 tuổi xài doping?

 

hoànglonghải


SỰ
XÃ HỘI



TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.