.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

 TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

Bài đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.

Lời "tuyên chiến" nhẹ nhàng

  • 31.01.2009 | Hoàng Long Hải

Di sản của dân tộc:

Trong bài diễn văn nhậm chức của Obama, không ít lần ông nhắc tới “di sản” của người Mỹ. Điều đó không lạ nếu nhìn lại tiểu sử cua ông, một người da màu thành công ở Mỹ. Nếu dân tộc Mỹ không đấu tranh và tạo ra được di sản đó, thì không cò sự vinh quang của ông Obama ngày hôm nay.

Sau phần mở đầu, Obama nói ngay rằng: “vì nhân dân chúng ta tiếp tục trung thành với những lý tưởng của các bậc tiền bối, và trung thành với các văn kiện lập quốc.”

Không những dân tộc Mỹ trung thành mà họ còn “tiếp tục phát huy tặng phẩm quí giá đó, tư tưởng cao cả đó, đã được truyền lại cho chúng ta từ thế hệ này sang thế hệ khác: Đó là lời hứa được Thượng Đế mặc khải là mọi người đều bình đẵng, mọi người đều tự do, đều xứng đáng có cơ hội mưu cầu hạnh phúc đầy đủ.”

Tổng thống Obama “tái khẳng định tính chất vĩ đại của đất nước chúng ta, chúng ta hiểu rằng sự vĩ đại đó không bao giờ là một điều đương nhiên mà có được. Phải có công phu mới xây dựng được sự vĩ đại đó.”

Di sản của dân tộc Mỹ, theo Obama là do “những người nổi tiếng nhưng thường hơn đó những người, nam cũng như nữ, mà việc làm không được ai biết đến, những người đã đưa chúng ta tiến lên con đường dài, gập gềnh tiến đến phồn vinh và tự do.” 

Đối với chúng ta, chính họ là những người, như các thế hệ di dân về sau “đã gói ghém một ít của cải trần thế và vượt qua những đại dương để đi tìm một cuộc sống mới.”

Trong suốt quá trình xây dựng Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ,  “họ đã lao động cực nhọc trong những cơ xưởng tối tăm và chinh phục miền Tây; chịu đựng roi vọt và cầy xới đất đai khô cứng.”

Trong suốt quá trình chiều dài của lịch sử Mỹ, dân tộc nầy gánh chịu không biết bao nhiêu gian khổ, ngay trên lục địa Mỹ họ đã chiến đấu và hy sinh, “ở những nơi như Concord và Gettysburg;” và ở ngoài lãnh thổ nước Mỹ để bảo vệ cho lý tưởng của nhân dân Hoa Kỳ, “ở Normandy và Khe Sanh.”

Chính nhờ những người đó, tổng thống Obama khẳng định: họ “cho chúng ta có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.”

Không ai có thể quên, chính những người Mỹ lập quốc “đã soạn thảo một hiến chương để bảo đảm cho pháp trị và quyền của con người, một hiến chương được nới rộng bằng máu của nhiều thế hệ. Lý tưởng đó không chỉ làm nước Mỹ sáng lên mà còn soi sáng thế giới.”

Trong ý nghĩa đó, Obama khẳng định một lần nữa rằng “Chúng ta là những người canh giữ di sản này.” “Vì chúng ta biết rằng di sản đa dạng của mình là một sức mạnh chứ không phải là một nhược điểm.

Sự hình thành nước Mỹ, được xây dựng trên một “quốc gia của người Cơ đốc giáo và Hồi giáo, của Do thái giáo và Ấn độ giáo và của cả những người không tin theo đạo nào.” bằng “mọi ngôn ngữ và văn hóa bắt nguồn từ khắp nơi trên trái đất; và bởi vì chúng ta đã nếm mùi cay đắng của nội chiến và chia cách chủng tộc và đã vượt qua chương sử đen tối đó và trở nên mạnh hơn và đoàn kết hơn.”

 Từ quan điểm đó, tổng thống Obma “tin rằng thế giới đang thu hẹp, và sự liên đới của loài người sẽ được thể hiện.”

Để củng cố quan điểm của mình,  tân tổng thống Mỹ xác định “di sản” của dân chúng Mỹ “là những giá trị tự ngàn xưa, đó là siêng năng, cần cù trong công việc, lương thiện, can đảm, tinh thần thượng võ, khoan dung, thích tìm hiểu, học hỏi, trung thành và yêu nước. Đó là những chuyện có thật.” Và đó cũng là “món quà tự do quý giá nhất chuyển giao lại một cách an toàn cho các thế hệ mai sau.”

Câu vừa trích là ở trong đoạn cuối của bài diễn văn, rất cảm động.

 

Nhìn lại mình

Không ai có thể phủ nhận lý tưởng cao cả về tự do, bình đẵng và quyền được mưu cầu hạnh phúc là nền tảng của nước Mỹ. Từ căn bản đó, tổng thống Obama bày tỏ thái độ chống đối những chế độ xấu xa bất nhân, tàn ác, đi ngược lại với lý tưởng cao cả của người Mỹ.

Trước hết, ông Obama biết tự nhìn lại mình, dân tộc mình, và đất nước mình, đúng như câu “tiên trách kỷ, hậu trách bỉ” của người Á châu.

Tại sao nước Mỹ lâm vào một tình trạng bi đát như ngày nay, một tình trạng trong nước thì suy yếu kinh tế, ngoài nước thì người Mỹ đã mất đi hình ảnh đẹp đẽ, biểu tương cho sự tự do, bình đẵng và giàu có, trở thành những người xấu xí, đem lại chiến tranh cho các dân tộc khác, “xui nguyên giục bị” để “lộ diệc tương trì, ngư ông đắc lợi” bằng cách bán vũ khí cho cả hai phe lâm chiến.

Chính những người đó là, như trong diễn văn của ông nhắc lại lần thứ hai, sau khi ông đã đề cập trong một bài diễn văn tranh cử trước đây:

“Nền kinh tế của chúng ta bị suy yếu trầm trọng, do hậu quả của lòng tham và sự thiếu trách nhiệm của một số người,”

Ông Obama nói tới những người “có lòng tham và sự thiếu trách nhiệm” là ai?

Ai tham?

Ai thiếu trách nhiệm?

Người có trách nhiệm. Khi ai không chu toàn nhiệm vụ mình là người thiếu trách nhiệm. Họ ở đâu? Trong tòa Bạch Ốc, điện Capitol, ở Tối Cao Pháp Viện hay những tay đại tư bản ở Manhattan? Quyền lợi nước Mỹ, nhân dân Mỹ là nằm ở hành pháp, lập pháp, tư pháp, hay ở trong các tập đoàn tài chánh Mỹ. Cái nằm ở trong tòa Bạch ốc không quan trọng. Sự quan trọng, nắm vận mệnh nước Mỹ, như người ta thường nói là ở đằng sau tòa Bạch Ốc. Cái ở sau đó là ai? Một cá nhân, một tập thể hay một tập đoàn. Tập đoàn quyền lực nào? Chính trị hay tài chánh?

Chính những tập đoàn nầy có lòng tham nên mới sinh chuyện!

Nếu người Mỹ không tham gia Thế giới Chiến tranh thứ Nhứt, Thế giới Chiến tranh thứ Hai, thì những cuộc chiến đó, không thể chấm dứt sớm như vậy. Đó là công lao của nước Mỹ đã đóng góp cho hòa bình nhân loại, được thế giới loài người ngưỡng mộ và tán thưởng. Bên cạnh đó, lý tưởng tự do bình đẵng và bác ái của người Mỹ là những tấm gương sáng cho nhân loại soi chung. Tuy nhiên, từ sau thế giới chiến tranh thứ hai trở lại đây, hình ảnh đẹp đó đã bị xóa nhòa bởi những điều mà người ta gọi là giới tài phịệt Mỹ đã gây nên những điểm chiến tranh nóng trên thế gìới để hưởng lợi. Ví dụ: Người I-ran cứ cho rằng cuộc chiến tranh giữa I-Ran và I-răq đã qua là do Mỹ xúi dục, thậm chí họ còn tố cáo vũ khí hóa học do Saddem Hussein xử dụng trong cuộc chiến tranh nầy, tàn bao giết hàng ngàn người lính I-Ran cùng một lúc là do Đức chế tạo. Mua bán vũ khí trong chiến tranh, hay xúi giục chiến tranh để bán vũ khí là một món lợi lớn. Thành thử, không ít nơi người ta lên án người Mỹ là kẻ gây chiến tranh, làm xóa nhòa hình ảnh người Mỹ cao thượng và giàu có.

Có phải, khi nói tới “lòng tham” là ông Obama muốn nói đến những tập đoàn tài phiệt nầy? Chống đối một tập đoàn, nhất là một tập đoàn tài phiệt, sản xuất vũ khí để làm giàu là ông Obama phải đối đầu với những thế lực đáng sợ và nguy hiểm. Một cái nhìn chung, khi nói lòng tham, có phải tổng thống Obama muốn nói tới tập đoàn giàu có nhờ chiến tranh hay các tập đoàn tài phiệt nay đã làm cho nước Mỹ điêu đứng. Và những người trách nhiệm là ai? Có ám chỉ đến những kẻ có quyền? Và khi ông Obama “change” thì cái ông muốn nói “change” ở trên là sự thay đổi hình ảnh nước Mỹ bị xấu đi vì tập đoàn tài phiệt quân sự? Quả thật việc đó không dễ dàng và không ít nguy hiểm cho ông ta.

 

Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó  #  I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it  #  Je désapprouve ce que vous dites, mais je défendrai à la mort votre droit de la dire (Voltaire)

Thân hữu và Đối thủ

Tuy  nhiên, đó chỉ là cách nhìn vấn đề để giải quyết nó. Vì vậy, tổng thông Mỹ nói:

Ngày hôm nay, chúng ta tề tựu ở đây bởi vì chúng ta đã chọn hy vọng thay vì sợ hãi, thống nhất về mục đích thay vì sự xung đột và bất hòa.

Tổng thống Obama nhắc lại công lao của nhân dân Mỹ đóng góp cho nhân loại bằng cách giải trừ những thế lực xấu trên địa cầu, nếu không có nước Mỹ tham chiến, chắc gì châu Âu đánh bại được chủ nghĩa phát-xít. Và cũng như vậy, nếu Mỹ không là nước cầm ngọn cờ đầu của Thế giới Tự do, làm sao Cộng Sản thế giới có thể sụp đổ?

Ngày nay, chỉ còn vài nước theo chủ nghĩa Cộng Sản, đứng đầu là Tầu, sau đó là Việt Nam, Cuba, v.v…Vì vậy, Cộng Sản Tầu chột dạ khi nghe đọc bài diễn văn nầy, vội vàng xóa mất câu đánh bại chủ nghĩa Cộng Sản để cho nhân dân Tầu cũng như Việt Nam mãi mãi ngồi im dưới đáy giếng.

Lý tưởng của dân tộc Mỹ là độc lập, bình đẵng và tự do. Vì độc lập, quân đội cách mạng Mỹ đã chiến thắng trước quân thực dân Anh ở Concord (1), đấu tranh cho bình đẵng, quân Liên Bang đã thắng lợi ở Gettysburg,(2) chế độ nô lệ bị xóa bỏ. Để cứu châu Âu thoát khỏi thảm họa Phát-xít, quân đội Mỹ đã đổ bộ lên Normandy,(3) và để bảo vệ thành trì Thế giới Tự do, quân đội Hoa Kỳ đã chiến thắng ở Khe Sanh.(4)

Ông Obama lớn lên khi chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (1960-75) đã chấm dứt. Tuy nhiên, ông không thuộc hàng ngũ phản chiến như John Kerry, và khi ông Obama ca ngợi chiến thắng Khe Sanh, là ông mặc nhiên ca ngợi đối thủ tranh cử với ông là Thượng nghị sĩ John McCain, là tôn vinh công trạng của ông John McCain cũng như 58 ngàn nhân quân nhân Mỹ đã hy sinh trong trận đánh nầy. Khe Sanh là một biểu tượng cho toàn bộ cuộc chiến Hoa Kỳ đã tham gia ở Việt Nam. Đó là một cuộc chiến tiếp nối lý tưởng cao cả của Concord, Gettysburg, Normandi…Bên cạnh đó, ông Obama cũng không thể phủ nhận công lao chiến đấu của người lính Đồng Minh, của người lính Việt Nam Cộng Hòa đứng cùng chung phòng tuyến với quân đội Mỹ, đặc biệt tiểu đoàn 37 Biệt Động Quân đóng góp không nhỏ cho trận Khe Sanh nầy, và sự hy sinh của tiểu đoàn 37 Biệt Động Quân cũng quá lớn.

Xung khắc và hận thù giữa Hồi giáo và Tây phương là triền miên và giai dẵng kể từ cuộc Thập Tự Chinh lần thứ nhất.(5) Mượn danh Thiên Chúa, người Tây phương đã mở các cuộc thập tự chinh, tàn sát người Hồi giáo, dìm dân tộc các nước Hồi giáo nầy trong biển máu. Người Hồi giáo, tuy kháng cự mãnh liệt nhưng chưa bao giờ thắng lợi, chưa bao giờ rửa được mối hân máu xương đó. Hơn thế nữa, một số quốc gia Hồi giáo tuy ngồi trên đống vàng đen, nhưng họ vẫn nghèo đói vì bị các nước phương Tây, nhứt là Hoa kỳ, khai thác số vàng đen nầy để kiếm lợi. Không ít người đọc “Bí mật dầu lửa” của Nguyễn Hiến Lê, thông cảm cho nỗi đau đớn và chua xót của Gadafi. Đó cũng là nỗi đau cua các nước Hồi giáo ngồi trên đống vàng. Đó là chưa kể tới những đóng góp của văn minh Hồi giáo cho văn minh cua nhân loại. Từ nỗi đau đó, không ít những nước Hồi giáo có thái độ cực đoan, lợi dụng sự cuồng tín của người Hồi giáo để thỏa lòng thù hận.

Từ đó, sự mâu thuẫn và thù hận giữa khối người Hồi giáo với Tây phương, giữa người Palestine và Do Thái không dễ gì giải quyết được, mặc dù, chính nước Mỹ, kể từ thời Eissenhower, Kennedy đã bỏ ra không ít công lao để hàn gắn, tạo nên một nền hòa bình, thông cảm và hợp tác giữa các bên.

Tổng thống Obama, một người nguyên gốc là Hồi giáo khi còn bé, dĩ nhiên rất muốn giải quyết những xung khắc nầy. Liệu ông ta có thể “tìm ra một hướng mới”, dựa trên “lợi ích hỗ tương” và “kính trọng lẫn nhau.”

“Hướng mới” là hướng hợp tác thay vì đối địch?

“Lợi ích hỗ tương” là phân chia hợp lý trên số vàng đen?

Và có lẽ, từ trước đến nay, tuy người Mỹ khai thác tài sản của các nước Hồi giáo để kiếm lời nhưng không mấy tôn trọng họ?

Hiện nay, không ít các lãnh tụ trên địa đầu muốn tạo ra sự tranh chấp với Mỹ, đổ thừa văn minh Âu-Mỹ đã tạo ra những tệ nạn xã hội trên đất nước họ. Tổng thống Obama nhắc nhở cho họ biết rằng, việc tạo ra những tranh chấp sẽ có kết quả xấu cho đất nước họ, hủy hoại các điều hữu ích. Chính nhân dân nước họ sẽ phán xét những điều xấu xa họ đã làm.

Ý tuởng sau đây, trước hết làm cho các chú Ba ở Bắc Kinh và đám đệ tử của họ ở Hà Nội chột dạ, lo lắng, và cả những tay lãnh đạo độc tài hay có khuynh hướng độc tài cũng vậy:

“Đối với những ai bám víu quyền lực bằng tham nhũng, gian lận, và bằng cách bịt miệng những người bất đồng, hãy biết rằng quí vị đang đứng ở phía trái của lịch sử; nhưng chúng tôi sẵn sàng đưa tay giúp đỡ nếu quí vị sẵn sàng thay đổi lề lối của quí vị.”

Tham nhũng là phương cách bảo vệ chế độ. Những tên độc tài thường dung túng, che chở cho thuộc hạ và cán bộ tham nhũng để, vì quyền lợi, đám thuộc hạ và cán bộ đó bằng mọi cách làm cho chế độ được vững chắc và tồn tại lâu dài. Các chế độ độc tài đó thường ngăn cấm báo chí, các phương tiện truyền thông nên người ta thường gọi đó là hành vi bịt miệng những người bất đồng. Tuy nhiên, khi nói tới hai chữ bịt miệng, người Việt Nam khó lòng mà không nhớ tới hình ảnh linh mục Nguyễn văn Lý bị tên công an bịt miệng khi linh lục bị đưa ra tòa. Bức hình nay được phổ biến rộng rãi, người Việt hải ngoại có lẽ ai cũng từng nhìn thấy.

Tân tổng thống Mỹ nhắc nhở họ “đang đứng phía trái của lịch sử”. Ông không tuyên chiến với họ nhưng “sẵng sàng đưa tay giúp đỡ” để họ thay đổi đường lối cai trị cho phù hợp với xu thế dân chủ tự do của nhân loại ngày nay.

Đối với bọn khủng bố, sự lên án của tân tổng thống Mỹ gay gắt và mạnh mẽ hơn, rằng “tinh thần của chúng tôi đã trở nên vững mạnh hơn và không thể bị khuất phục; quí vị không thể thắng được chúng tôi – chúng tôi sẽ đánh bại quí vị.”

Trong viễn tượng nầy, chúng ta thấy tân tổng thống Mỹ không có giọng điệu nhẹ nhàng như với các đối thủ nói ở phần trước mà quyết định chọn con đường chiến thắng, rằng “Chúng tôi sẽ đánh bại quí vị” Ngoài con đường chiến thắng đó, nước Mỹ không có con đường nào khác.

1.Mặc dù tân tổng thống Mỹ xác định con đường đánh bại kẻ thù và chiến thắng, nhưng muốn sửa đổi lại bộ mặt của mình với thế giới, việc bải bỏ nhà tù Guantanamo làm cho không ít người lo ngại. Những phần tử quá khích ở nhà tù nầy, hầu hết đều trở lại với bọn al queda tiếp tục chống phá nước Mỹ.

2.Xin nhớ rằng, dù bị phê phán như thế nào, nước Mỹ vẫn được an toàn trong suốt hai nhiệm kỳ của ông Bush sau vụ 11 tháng 9 năm 2001, là một công trạng to lớn của ông Bush vậy. Muốn rửa mặt nước Mỹ mà làm cho tình hình an ninh nước Mỹ kém đi, thì đó là một thất bại. Tân tổng thống Mỹ đừng quên điều ấy.

Các tổng thống Mỹ trước đây thường hay xử dụng ưu thế quân sự của mình để răn đe hoặc trừng phạt những quốc gia nào muốn chống lại Mỹ. Quả thật nước Mỹ có một quân đội mạnh, có vũ khí vô cùng tối tân mà không nước nào có được, khiến nhiều nước sợ hãi. Tuy nhiên, việc xử dụng ưu thế quân sự không làm cho bộ mặt nước Mỹ đẹp hơn với thế giới bên ngoài.

Tân tổng thống Mỹ nhìn vấn đề khác hơn, bằng quan hệ với các nước khác, đánh bại họ hay lôi cuốn họ bằng con đường hòa bình, bằng hình ảnh một nước Mỹ có tự do và bình đẵng hạng nhứt trên thế giới. Và đó chính là vũ khí hòa bình mà ông Obama muốn xử dụng để đánh bại các thế lực phản động đó “không phải chỉ bằng phi đạn và xe tăng, nhưng bằng những mối quan hệ đồng minh vững chãi và những sự tin tưởng mạnh mẽ.”

Không dùng võ lực, dùng “di sản” nước Mỹ làm một thứ võ khí để xoay chuyển thế gìới, để các dân tộc trên thế giới chọn con đường hòa bình, hợp tác thay vì đối đầu, liệu việc ấy có dễ dàng cho tân tổng thống Mỹ hay cho cả nước Mỹ hay không? Ngày nay, không ít các lãnh tụ trên thế giới vẫn còn cuồng tín, tin tưởng ở ưu thế của chủng tộc mình, của đảng mình, không dễ thấy di sản tốt đẹp của dân tộc Mỹ. Chính nhờ cái di sản đó mà ông Obama có địa vị như ngày hôm nay.  Niềm tin của ông Obama cần có thời gian mới có câu trả lời./

hoànglonghải


(1) Trận đánh Lexington và Concord thuộc quận Middlesex, gần Boston, Massachusetts là chiến thắng của chiến tranh cách mạng Mỹ xảy ra ngày 9 tháng Tư năm 1775, là trận mở đầu cho chiến tranh vũ trang giữa quân đội thuộc đia Anh và quân cách mạng 13 tiểu bang đầu tiên ở Bắc Mỹ. Quân cách mạng đã thắng lợi trong trân đánh nầy.

(2) Trận Gettysburg kéo dài 3 ngày, từ 1 đến 3 tháng Bảy năm 1863, diễn ra tại Gettysburg, thuộc tiểu bang Pennsylvania với rất nhiều thương vong  (khoảng trên dưới 5 ngàn người) trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ, được coi là một bước ngoặc của cuộc nội chiến nầy, chấm dứt cuộc tiến công lên miền Bắc của tướng Lee.

(3) Trận đánh Normandy xảy ra vào D-Day, còn gọi là The Longest Day, tức ngày 6 tháng 6 năm 1944, khi quân Đồng Minh, chính yếu là quân Mỹ, Anh, Canada và Pháp đổ bộ lên Normandy, bờ biển phía Tây nước Pháp, gần với nước Anh. Đây là vùng bờ biển khó khăn và nguy hiểm nhất cho quân đổ bộ, nơi quân Phát-xít không ngờ tới. Trận dánh nầy do tướng Mỹ Eishenower chỉ huy (Sau nầy làm tổng thống Mỹ). Từ đầu cầu nầy, quân Đồng Minh tiến về Paris và giải phóng nước Pháp thoát khỏi ách cai trị của Phát-xít Đức. 

(4) Trận Khe Sanh, là một trận chiến giữa Quân đội Bắc Việt với Quân đội Hoa Kỳ và Đồng Minh tham chiến tại Việt Nam, bắt đầu từ 21 tháng 1 đến 8 tháng 4 năm 1968. Đây là một trong những trận chiến ác liệt được ghi lại trong sử sách.

Mỹ đổ quân xuống lòng chão Khe Sanh là để nhằm tạo ra một mục tiêu “Điện biên phủ thứ hai” cho quân Cộng Sản tập trung bao vây. Quân Mỹ và Đồng Minh chỉ có 6 ngàn. Cộng Sản bao vây Khe Sanh với một lực lượng lớn hơn nhiều: 30 ngàn, với tỷ số 5 chống 1. Quân Cộng Sản chiếm được Lao Bảo, sát biên giới Lào Việt, tiếp đó, tấn công vào Langvei, ở khoảng giữa Khe Sanh và Lao Bao, trên quốc lộ 9, nơi trú đóng của tiểu đoàn 37 Biệt Động Quân (Có 2 cố vấn Mỹ). Trước quân số địch quá đông, tiểu đoàn 37 BĐQ bị thiệt hại nặng, phải rút về Khe Sanh, cùng quân Mỹ lập phòng tuyến chống trả quân địch. Trận Khe Sanh kéo dài 77 ngày đêm. Kết quả trận đánh, phía đồng minh có 730 hy sinh, 2642 bị thương. Phía quân Cộng Sản thương vong khoảng từ 10 đến 15 ngàn (từ 1/3 đến một nửa quân số tham chiến). Vì sự thiệt hại lớn lao nầy quân Cộng Sản không thể tiếp tục chiến đấu, buộc phải rút lui.

Nếu ông Obama ca ngợi trận đánh Khe Sanh, xem như đó là trận chiến tiếp nối truyền thống Concord, Gettysburg và Normandy, bảo tồn và phát triển di sản Tự do và Bình đẵng của dân tộc Mỹ, thì nó cũng có nghĩa là ca ngợi việc quân Mỹ tham chiến ở Việt Nam, và cả quân Đồng Minh (Úc, Tây Tây Lan, Thái Lan, Phi Luật Tân Đại Hàn và Việt Nam Cộng Hòa) là quân đội các nước đứng chung chiến tuyến với quân đội Mỹ, là cuộc chiến đấu có ý nghĩa cao cả, vì Tự Do và Bình Đẵng là di sản của dân tộc Mỹ.

(5) Cuộc “Thập Tự Chinh” kéo dài hàng trăm năm. Trận chiến thứ nhất xảy xa năm 1095 và chấm dứt năm 1101 do Giáo Hoàng La-Mã muốn chiếm thánh địa Jerusalem đã bị chiếm mất sau khi đạo Hồi phát triển ở Trung Đông. Chỉ trong vòng mấy năm chiếm đóng Thánh địa nầy, người Tây Phương đã tàn sát toàn bộ người Hồi Giáo ở đây. Từ đó cuộc thánh chiến giữa người Hồi và người theo giáo hội La-Mã kéo dài.

Lần thứ hai là từ 1145, do Louis VII chỉ huy và chấm dứt hai năm sau.

Lần thứ ba xảy ra năm 1188 do Philip Augusta và Richard Lionheart lãnh đạo. Bốn năm sau thì chấm dứt.

Trận chiến thứ tư xảy ra khi thành phố Constantinople bị chiếm đóng năm 1204.

Trận thứ năm xảy ra năm 1217, khi vùng Damietta bị xâm lăng.

Trận thứ sáu kéo dài hơn 10 năm, từ 1228 chấm dứt 1239.

Trận thứ bảy kéo dài ba năm (1249-52) và trận thứ tám xảy ra năm 1270. Cả hai trận nầy đều do Saint Louis chỉ huy.

Gọi là “Thập Tự Chinh” vì những người Âu Tây thời bấy giờ giương cao thánh giá, nhân danh chúa Giê-Su để tàn sát người Ả-Rập, theo Hồi Giáo cũng như không Hồi Giáo, mặc tình hãm hiếp phụ nữ, giết chóc, cướp bóc và tàn phá. Dĩ nhiên, những hành động đó để lại hận thù sâu sắc trong người Ả-Rập và họ luôn luôn mang ý chí phục thù, ngày xưa cũng như bây giờ.

Bài đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006 :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà-nội.

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006 :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006 :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006 :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006 :
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006 :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006 :
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006 :
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006 :
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà-nội.

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006 :
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái họat động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006 :
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006 :
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006 :
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006 :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.

 
vResolution1481.2006.Nghị quyến 1481.2006
 

LÊN TRÊN=  | GỬI BÀI  | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.