Bài
đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm. |
Thiền sư Thích Nhất Hạnh chưa bao giờ
lập
ra dòng tu nào cho phép tăng ni lập gia đình
(Thư gửi Đan Tâm,
tác giả bài: “Sư ông Thích Nhất
Hạnh: Đạo và Đời“)
“Ý thức được rằng lý tưởng xuất gia chỉ có thể thực hiện được với sự
cắt bỏ hoàn toàn những ràng buộc đối với ái dục, con nguyện giữ mình
thật tinh khiết, tự bảo vệ nếp sống phạm hạnh của con và hết lòng
bảo vệ tiết hạnh của kẻ khác. Con biết rằng cô đơn và khổ đau không
thể nào được giải tỏa bằng dục tình mà chỉ có thể được chuyển hóa
bằng sự thực tập hiểu biết và thương yêu đích thực.
Con biết rằng hành động dâm dục sẽ làm tan vỡ cuộc đời xuất gia của
con, làm hại đến cuộc đời của kẻ khác và không cho con thực hiện được
lý tưởng cứu độ chúng sanh của mình...“
(Giới thứ 14 của dòng tu Tiếp Hiện dành cho giới Xuất gia).
Kính gửi BBT,
Nhận thấy gần đây
trên một số trang web tiếng Việt có những bài viết đánh phá, triệt hạ
uy tín cá nhân một số chư Tôn Đức của đạo Phật Việt Nam. Thầy Nhất
Hạnh là một trong những đối tượng của họ. Vì Thầy đã có những
thành công trên đường quảng bá Thương yêu và Hạnh phúc cho hàng triệu
người khắp thế giới. Nhất là những chuyến hoằng pháp đem lại nhiều lợi
lạc cho đồng bào quốc nội không phân biệt khuynh hướng chính trị hay
thành phần tôn giáo ở Việt Nam sau 39 năm Thầy bị các chính quyền
Nam - Bắc Việt Nam, cũng như nhà nước Việt Nam thống nhất sau 1975 lưu
đày, không cho về nước... Những điều đó khiến cho nhiều thế lực đen
tối lo ngại. Họ tìm đủ mọi cách để chống đối, đánh phá, bôi nhọ. Những bài viết
của Lê Hùng Bruxelles trên website Ba Cây Trúc, của Đan Tâm vừa trên
Tâm Thức Việt Nam, vừa trên Ba Cây Trúc là những bài thuộc loại đó.
Để trả lại sự thật
khách quan của sự kiện, kính xin BBT phổ biến Lá thư gửi Đan Tâm,
tác giả bài: “Sư ông Thích Nhất Hạnh: Đạo và Đời“. Rất cám ơn BBT,
và kính chúc quý vị luôn thăng tiến trong lĩnh vực truyền thông.
Nay kính,
Lê Đông Lâm
6.02.2009
Thư gởi Đan Tâm, tác giả bài:
“Sư ông Thích Nhất Hạnh: Đạo và Đời“
(http://www.tamthucviet.com/articleview.aspx?src=&artId=%c5%93D%1e%5e
;
http://www.bacaytruc.com/index.php?option=com_content&task=view&id=2084&Itemid=37)
Có người bạn gởi cho tôi bài viết của ông tựa đề: Sư ông Thích
Nhất Hạnh: Đạo và Đời đăng trên Tâm Thức Việt Nam
và Ba Cây Trúc. Đọc xong bài báo, tôi thấy bài viết của ông cho
người đọc cảm tưởng, ông biết thầy Nhất Hạnh nhiều, ông hiểu Phật pháp
rõ lắm. Nhưng đọng lại trong người đọc sau khi theo kỹ những gì ông
viết, thì trừ những thông tin trên các báo, phần nêu dẫn của ông để có
cớ chỉ trích Thầy, mà hầu hết lại không đúng với sự thật. Ông pha trộn
giữa thực và hư, thậm chí tự đặt điều để phỉ báng. Cuối bài viết, ông
để lộ cho người đọc hiểu rõ thâm ý của ông: không phải chỉ muốn chỉ
trích thầy Nhất Hạnh mà còn muốn đi xa hơn nữa…
1.
Ông nói rằng: “Ở VN, vào thập niên 60-70, không ai là không biết
thầy Thích Nhất Hạnh“, (Ông khen Thầy hơi quá!). Ông biết
thầy ấy qua Nhật, gặp người ta tặng hoa cẩm chướng. Về Sài gòn thầy ấy
chế tác Ngày của Mẹ… Ông biết Thiền sư Nhất Hạnh luôn tự xưng là
“Sư ông” và gọi Phật là “Bụt” và ông nhấn mạnh đó là
điều đặc biệt về Thầy.
Thầy Nhất Hạnh sử dụng từ Bụt, điều đó ông nói đúng. Chuyện đó không
mới mẻ gì, tưởng cũng không đặc biệt gì. Thầy Nhất Hạnh đã giải thích
rõ việc này:
Sở dĩ chúng tôi dùng chữ đạo Bụt mà không dùng chữ đạo Phật, vì
chúng tôi nghĩ rằng chữ Bụt có tính dân tộc hơn chữ Phật. Các
nước chung quanh chúng ta (như Nhật Bản, Thái Lan, Đai Hàn...) đều còn
gọi Buddha là Bụt. Dân Việt Nam cho đến thế kỷ thứ XIII- XIV vẫn còn
gọi Buddha là Bụt. Chỉ từ khi quân Minh sang chiếm nước ta, chúng ta
mới bắt đầu bắt chước họ gọi là Phật thôi.[1]
Nhưng khi ông nhấn mạnh “thầy luôn tự xưng là Sư ông...“ có lẽ
ông muốn người đọc nghĩ xấu về Thầy!
Thầy Nhất Hạnh không luôn tự xưng là Sư ông,
dầu Thầy đích thực là Sư ông. Mà có hằng trăm Sư ông trong Phật giáo
Việt nam hiện nay, không riêng gì Thầy. Họ là những vị Hòa Thượng, hay
Đại Lão Hòa Thượng với trên bốn chục tuổi đạo và hơn sáu chục tuổi
đời.
Sư ông là tiếng người phật tử dùng để xưng hô, thưa gởi với quý Hòa
thượng đó. Các vị đó có thể xưng Sư ông với đệ tử của mình và chỉ giới
hạn trong giới đệ tử tại gia hay xuất gia mà thôi. Thầy Nhất Hạnh cũng
vậy. Nếu thầy có xưng sư ông, thì cũng chỉ xưng với đệ tử của mình như
ông cháu trong gia đình tâm linh. Ông có thể cho biết trong số tám
chục cuốn sách của Thầy đã xuất bản, những băng giảng của Thầy đang
lưu hành, có chỗ nào Thầy đã tự xưng là Sư ông vời thính chúng không
phải là học trò của Thầy? Nếu ông có thể nêu lên một trường hợp (chứ
không cần phải luôn tự xưng như ông viết) thì tôi sẽ xin lỗi
ông. Nếu ông không tìm ra được một trường hợp nào, xin ông đính chính
lại nhận xét của mình với bạn đọc. Đó thiết nghĩ là thái độ tôn trọng
độc giả của người viết báo.
2.
Ông muốn tô vẽ hình ảnh thầy Nhất Hạnh như một nhà tu cao mạn (để giảm
đi lòng kính trọng Thầy!) Ý đó trải dài từ đầu đến cuối bài viết của
ông, khi ông dẫn thêm chi tiết Thầy về nước được các thầy trong nước
“đem lọng vàng đón tiếp như một vị Hoàng đế!“ hoặc hơn nữa,
theo lời ông:
“Cái tệ hại nhất là thầy ngạo nghễ, định phát triển ở VN “Dòng
Tiếp Hiện của Sư Ông” cho phép tăng ni lập gia đình. Như vậy là đã
phạm vào 2 chữ “Ái Dục” mà Phật Pháp tuyệt đối nghiêm cấm“.
Thật đáng tiếc là ông đã bỏ công sưu tầm, trích dẫn, rồi phê bình, chỉ
trích lên án thầy Nhất Hạnh những điều chẳng liên quan gì đến Thầy
cũng như Dòng Tu Tiếp Hiện do Thầy sáng lập.
Không hiểu ông đã dựa vào đâu khi viết rằng “Dòng Tu Tiếp Hiện cho
phép tăng ni lập gia đình“ và lên án “Thầy là ngạo nghễ, tệ
hại?“ Nếu Dòng Tu Tiếp Hiện của Thầy không chủ trương, không chấp
nhận việc tăng ni lập gia đình thì sẽ không có chuyện ông viết bài đả
kích Thầy, có phải vậy không, thưa ông?
Mời ông đọc kỹ Giới Mười Bốn trong Mười bốn giới của Dòng Tu
Tiếp Hiện, phần dành cho người xuất gia để ông cũng như độc giả
được rõ vấn đề mà ông lên án “là tệ hại nhất!“
“Ý thức được rằng lý tưởng xuất gia chỉ có thể thực hiện được với sự
cắt bỏ hoàn toàn những ràng buộc đối với ái dục, con nguyện giữ mình
thật tinh khiết, tự bảo vệ nếp sống phạm hạnh của con và hết lòng bảo
vệ tiết hạnh của kẻ khác. Con biết rằng cô đơn và khổ đau không thể
nào được giải tỏa bằng dục tình mà chỉ có thể được chuyển hóa bằng sự
thực tập hiểu biết và thương yêu đích thực.
Con biết rằng hành động dâm dục sẽ làm tan vỡ cuộc đời xuất gia của
con, làm hại đến cuộc đời của kẻ khác và không cho con thực hiện được
lý tưởng cứu độ chúng sanh của mình.
Con nguyện không ép uổng thân thể con, không đối xử với thân thể con
một cách khinh xuất, không xem thân thể chỉ như một dụng cụ. Con
nguyện bảo trọng thân thể con, xem thân thể mình là đền thờ của tâm
linh, là chiếc thuyền vượt biển và thường xuyên học hỏi bảo tồn tinh,
khí và thần để có đủ năng lực hành đạo.“
(trích Nghi thức Tụng niệm Đại Toàn trang 196-197 Lá Bối Xuất bản
1999.)
Sự thật rành rành như thế mà ông có thể viết ngược lại, để rồi chính
ông lên án “đó là điều tệ hại nhất!“ Ông thấy có cần xin lỗi
độc giả về những điều ông đã vô tình hay cố ý đặt điều để bôi nhọ, nói
xấu Thầy trong bài viết của ông không, bởi lẽ đối với độc giả,
điều tệ hại nhất của một người cầm bút, một người viết báo là sự
nói dối, là đặt điều để lừa phỉnh người đọc!
Ông phê bình các thầy trong nước đón thầy Nhất Hạnh bằng lộng vàng như
vị Hoàng đế. Hình thức nghi lễ đón tiếp đó biểu lộ tình cảm của quý
thầy và cả đông đảo phật tử trong nước đối với Thầy. Hình ảnh chiếc
lộng vàng để đón tiếp các bậc cao tăng thạc đức là một hình ảnh quen
thuộc trong nhà chùa cũng như ngoài dân gian chứ không có gì ghê gớm
như ông nghĩ là giống như vị Hoàng đế, nhất là đối với đồng bào phật
tử miền Trung, đặc biệt ở kinh đô Huế. Và cũng không riêng gì phật tử
mà giáo dân Công giáo ở Huế ngày trước cũng thường dùng lộng để đón
rước các vị Tổng giám mục, Giám mục khi có các lễ lớn. Vậy thì điều
này cũng có gì đặc biệt lắm đâu mà ông phải phê bình, chỉ trích?
3.
Ông chỉ trích thầy Nhất Hạnh vì: “thầy quá giàu có, nhiều tiền bạc,
chủ nhân ông của Làng Mai và 3 Tu viện bên Hoa Kỳ. Thầy tham gia thế
sự, đi biểu tình theo bọn phản chiến năm 1967.“
Ông viện dẫn giới luật cho rằng nhà tu thì không sờ tới tiền bạc, điều
đó có thể khả dĩ trong môi trường xã hội của hai nghìn năm trước. Ngày
nay nếu không sử dụng tiền, những thầy ấy lấy gì để mua vé tàu điện để
đi lại, thưa ông?
Thầy Nhất Hạnh viết nhiều sách (chẳng lẽ viết nhiều sách là có tội?)
và sách của Thầy được xuất bản nhiều. Tôi không biết chính xác con số
nhưng có lẽ số lượng cũng trong khoảng mà ông vừa kể. Sách Thầy được
người đọc hâm mộ, có những cuốn như “Đường Xưa Mây Trắng“ hay
cuốn “Anger“ được dịch ra cả hằng chục thứ tiếng và tiền tác
quyền tuy chẳng phải là thu vào tới tắp như ông suy luận nhưng chắc
cũng nhiều khi so với những nhà văn nhà thơ khác. Đó là điều đáng vui,
đáng tự hào cho một nhà văn không hiểu vì sao ông lại bực mình?
Một nhà tu viết sách, xuất bản sách và nhận tác quyền từ nhà xuất bản,
chuyện đó không chỉ thầy Nhất Hạnh là người duy nhất. Đức Giáo Hoàng
cũng xuất bản sách, đức Đạt Lai Lạt Ma cũng xuất bản sách. Tiền nhuận
bút đó nếu có góp phần vào việc tạo lập các tu viện thì có gì là sai
trái một khi các tu sĩ Phật giáo không hề nhận lương bổng từ thuế nhà
thờ của người dân đóng góp như những tôn giáo khác? Hơn nữa Thầy còn
chia sẻ tiền nhuận bút đó cho hàng ngàn trẻ thơ nghèo khó ở các vùng
nông thôn xa xôi, núi non hiểm trở, cho các em có được bữa cơm no,
được manh áo lành, được có trường, có lớp có thầy cô giáo dạy cho các
em học.
Ông muốn nhấn mạnh với người đọc rằng thầy Nhất Hạnh là một thầy tu
giàu có vì Thầy là “chủ nhân ông của Làng Mai và ba tu viện khác
bên Hoa Kỳ“. Nếu vì ba bốn tu viện trong môn phái của một thầy mà
ông gọi là giàu có, thì cũng hơi quá đáng. Bởi một lẽ các thầy đó có
đông đảo đệ tử. Đệ tử của các vị đó dần dần lập thêm chùa mới và tiếp
tục nhận thêm đệ tử của mình và cứ thế tạo nên những dòng truyền thừa
riêng của một vị thầy mà về sau trở thành Tổ của dòng tu đó. Ví dụ
dòng thiền Trúc lâm của Sư ông Thanh Từ chẳng hạn. Hiện nay số chùa
chiền tự viện tu học theo pháp môn của Thiền viện Trúc Lâm ở trong
nước và các châu lục Âu, Mỹ, Úc… có cả hàng chục tu viện. Và không ai
cho rằng thầy ấy giàu như ông đang nghĩ về thầy Nhất Hạnh. Huống chi
hiện nay chỉ tính riêng số các thầy, các sư cô đang xuất gia tu học
theo thầy Nhất Hạnh gần cả nghìn vị, trong cũng như ngoài nước. Nếu
không có những tu viện đó, thì lấy đâu các vị ấy có nơi tu học? Hơn
nữa, giá trị của một nhà tu, không phải là chỗ họ có chùa to tượng lớn
mà ở chỗ họ đức độ và tài năng không.
Thầy Nhất Hạnh có thể là một thầy tu giàu có, nhưng không phải giàu có
tiền bạc hay nhà cửa, tu viện, mà giàu có về đức độ. Thầy cũng là
người giàu có về mặt trí tuệ, như ông nhận xét từ đầu bài “Thượng
tọa Nhất Hạnh là một người giỏi“ Chính đức độ và trí tuệ đó đã
khiến Thầy thu hút hằng triệu người học Phật theo pháp môn của Thầy.
Trong hàng đệ tử của Thầy có cả những người từng là Linh Mục hay Mục
Sư.[2]
Thầy Nhất Hạnh chưa hề là chủ nhân ông của những tu viện. Thầy
cũng chưa hề là trụ trì hay viện chủ của một tu viện nào trong
số những cơ sở tu học thuộc về Làng Mai như ông đã kể (dù chưa đầy
đủ). Chủ nhân ông của các tu viện đó cũng không phải là các thầy hay
các sư cô đang trụ trì (vì hằng năm tăng thân có thể đề nghị sang nhận
phần hành khác). Chủ nhân thực sự của các cơ sở đó là cả Tăng thân
gồm đủ bốn chúng: các thầy, các sư cô, cư sĩ phật tử nam và nữ (Tỳ
kheo, Tỳ Kheo Ni, nam và nữ phật tử). Điều đó có nghĩa là ông hay tôi
nếu có cơ hội về Làng Mai hay đến các tu viện đó sống một vài ngày để
tu học hay thậm chí để biết thêm về Làng Mai (mà viết bài cho hay, cho
đúng) ta cũng là những chủ nhân ông của các tu viện đó, dù chỉ trong
vài ngày (đã có nhiều ký giả của các báo, đài truyền hình phương Tây
đến sống như vậy).
Nếu ông biết rằng thầy Nhất Hạnh đã sống trong những căn phòng đơn
giản (có phòng ngày xưa là chuồng bò!) và ngay cả các thầy các sư cô
Làng Mai đều an vui trong cuộc sống đạm bạc để tu học thì chắc ông sẽ
không có những ngộ nhận mang tính truy chụp như thế! Họ không có xe
riêng, không có điện thoại riêng, không có máy tính riêng, không có
trương mục riêng. Sư ông Làng Mai bốn mùa cũng đơn giản trong chiếc áo
tràng màu nâu, chiếc nón lá, chiếc áo khoác rẻ tiền! Điều đó để hiểu
vì sao đã có hằng triệu người kính trọng thầy Nhất Hạnh, tìm đến tu
học với Thầy.
[Có một lần thầy Nhất Hạnh hướng dẫn tăng đoàn khoảng ba chục thầy, sư
cô (trong đó có nhiều Thượng tọa) đi tham dự đại hội Công giáo ở Đức.
Sau khi thuyết trình ở đó xong Thầy nhận lời về thọ trai ở nhà một
Phật tử. Gia đình nọ chuẩn bị chu đáo lắm để tỏ lòng tôn kính Thầy và
Tăng đoàn. Từ bàn ăn, chén dĩa, chưng bày sạch đẹp, đến món ăn ngon,
chỗ nghỉ trưa phòng dành cho khách sang trọng của chủ nhân, sạch sẽ...
Nhưng thật bất ngờ. Sau khi gia đình đảnh lễ Thầy xong, Thầy đề nghị
với gia đình nên để các thầy cô tự lấy thức ăn ra ngồi ngoài sân cỏ để
thọ thực. Bản thân Thầy cũng dùng trưa bên chiếc bàn gỗ tạp trong góc
vườn và giấc nghỉ trưa, Thầy nằm nghỉ trên chiếc ghế xa lông mà chủ
nhà dẹp tạm ngoài nhà xe để lấy chỗ bày tiệc thay vì vào phòng. Khi
gia chủ thỉnh cầu, Thầy vẫn từ chối và cười bảo: đây là cung điện
mùa Hè rồi, đâu cần đi đâu nữa! Đấy, người thầy tu mà ông tưởng
rằng ngạo nghễ như một Hoàng đế, quá nhiều tiền bạc,… đã sống như vậy
đó!]
Tôi không biết có bao nhiêu tu viện các tu sĩ đã sống đời sống khiêm
hạ như vậy. Nhưng tôi biết chắc một điều, các thầy cô ở Làng Mai đang
sống đời sống khiêm hạ, thiểu dục tri túc của một người tu, theo đúng
chính pháp. Bởi Thầy của họ đang sống như thế và đang trao truyền cho
các học trò của Thầy, xuất gia và cả tại gia, bằng một đời sống đơn
giản như thế!
|
Chuyến về Việt Nam lập Trai đàn chẩn tế năm 2007, Thầy Nhất Hạnh có
đến thăm ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước. Trong buổi gặp ấy,
Thầy đã trao cho ông Triết một thỉnh nguyện thư 10 điểm về những vấn
đề liên quan đến dân tộc, đất nước[3]
Đó là một buổi tiếp kiến để đưa thỉnh nguyện thư, chứ không thể gọi là
họp hành... như ông có ác ý xuyên tạc. Những chính khách, những chức
sắc của các tôn giáo khác, kể cả đại diện của tòa thánh La mã khi đến
Việt Nam cũng có những buổi tiếp xúc xã giao với chính quyền như vậy.
Riêng thầy Nhất Hạnh chỉ gặp Chủ tịch nước để đưa thỉnh nguyện chân
thật của dân đen chứ Thầy không đi thăm xã giao như các Tổng Giám Mục
khác.
Thầy Nhất Hạnh đã có những thành công trên đường quảng bá thương yêu
và hạnh phúc cho hằng triệu người khắp thế giới. Phật tử Việt nam, dân
chúng trong nước mong mỏi được thực tập pháp môn của Thầy. Thầy về
nước và chỉ trong vòng hai năm đã có bốn trăm người xin xuất gia tu
học với Thầy, đã có hằng trăm ngàn phật tử và không phật tử dự những
khóa tu học, nghe những buổi pháp thoại của Thầy. Nhiều thế lực lo
ngại và họ tìm cách chống đối, đánh phá, hay gây khó dễ Thầy hoặc với
các đệ tử của Thầy, kể cả người Cộng sản. Không phải thầy Nhất Hạnh
không biết trước những điều đó. Nhưng với tình thương lớn, Thầy đã về
và Thầy chấp nhận những bất trắc có thể xảy đến nhưng cũng hy vọng
chính quyền trong nước thấy được nhu yếu xây dựng lại nền tảng đạo đức
của xã hội mà ai cũng đang lo lắng. Chắc ông còn nhớ rõ câu chuyện
Chúa Jésus ngồi dùng bữa với những kẻ thu thuế và những người tội lỗi
và bị các Biệt phái lên án? Câu trả lời của ngài: “có cần đến lương
y, hẳn không phải người lành mạnh, mà là kẻ đau ốm!“ Hay ông nghĩ
Cộng sản là những con người lành mạnh?
Hạnh nguyện của Thầy là muốn xây dựng lại tình đồng bào, tình huynh
đệ, làm vơi bớt phần nào nỗi oan khiên, đau khổ của người dân. Với
tình thương lớn, trước những trở ngại, của lòng nghi ngờ, sợ hãi hay
những đố kỵ ghét ghen, những đánh phá từ phía này, phía khác, Thầy
hiểu và im lặng chấp nhận. Lòng Thầy vẫn chưa hề thù hận hay trách
móc, không phải đến bây giờ khi Thầy là một thiền sư mà đã từ năm mươi
năm về trước! Năm mươi năm trước, Thầy đã sống theo lý tưởng đó mà còn
trao cho học trò của Thầy cách sống đó:
Xin hứa với tôi hôm nay
Trên đầu chúng ta có mặt trời
Và buổi trưa đứng bóng
Rằng không bao giờ em thù hận con người
Dù con người
Có đổ chụp lên đầu em cả núi hận thù tàn bạo
Dù con người giết em
Dù con người dẫm lên mạng sống em như là dẫm lên giun dế
Dù con người móc mật moi gan em, đầy ải vào hang sâu tủi nhục,
Em vẫn phải nhớ lời tôi căn dặn:
Kẻ thù chúng ta không phải con người.
Xứng đáng chỉ có tình xót thương
……
(Dặn dò -
Thơ từng ôm và mặt trời từng hạt. Lá Bối, tr. 110.)
Thầy đã về Việt nam để trao truyền những phương pháp thực tập mà Thầy
đã giúp người Tây phương thành công trong việc chuyển hóa cuộc sống từ
khổ đau sang hạnh phúc. Thầy mong mỏi về Việt Nam trong hoàn cảnh ấy
cũng tương tự như trường hợp Đại đức Punna xin Phật được về quê ngài
để hành đạo hồi Phật còn tại thế.[4]
Nhiều người không đồng tình với Thầy.
Họ lên án Thầy và cho rằng Thầy thiên Cộng, hoặc là Cộng sản. Thầy nói
đại ý: có cả triệu người nói tôi là CIA và triệu người khác cho tôi
là Cộng sản. Các bậc vĩ nhân ngày trước bị hiểu lầm nhiều lắm, mình là
ai mà đòi khác họ.
Ông nêu sự kiện tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng đang gặp khó khăn bởi chính
quyền trong nước và kết luận: “Nhưng khi đối chiếu tình trạng thầy
về VN, có lọng vàng ra đón tận sân bay với ngày ra đi thì “cum cúp như
mèo cụt đuôi”, bỏ của chạy lấy người, thì quả tình rằng là không biết
kết luận ra sao cho đúng về thầy. Chắc chỉ có thể nói rằng: từng đã
dậy nhiều người rồi, thì chuyện bị VC đuổi âu cũng là bài học cuối đời
cho… Sư Ông“.
Thật đáng ngạc nhiên về những từ ngữ và hình ảnh mà ông đã viết. Những
cụm từ “cum cúp như mèo cụt đuôi, bỏ của chạy lấy người“ khiến
người đọc nhớ lại thời gian sau tháng Tư, 1975, đồng bào Miền Nam tìm
cách trốn chạy Cộng sản. Họ đã bỏ tất cả của cải chạy lấy người (không
biết có ông trong trường hợp ấy không?) dù rằng có bỏ của, nhiều người
cũng không giữ được mạng sống. Và báo chí Cộng sản ngày ấy cũng ví
những công chức, sĩ quan, những thương gia của Miền Nam trốn chạy đúng
như những hình ảnh và từ ngữ mà ngày nay ông dùng lại để chế nhạo thầy
Nhất Hạnh, “cum cúp như mèo cụt đuôi!“
Điều đó khiến người đọc tự hỏi, thực sự ông muốn đánh phá ai qua bài
viết? Ông muốn chế nhạo thầy Nhất Hạnh hay ông mượn Thầy để chế nhạo
cả Chúa lẫn Phật, chế nhạo cả những người Miền Nam từng trốn chạy Cộng
sản?
4.
Ông đã khôn khéo giới thiệu Thầy với những thành tích để người đọc
nghĩ là ông khách quan, nhưng rồi ông tìm cách đánh ngay. Hoặc bằng
cách thêm bớt một từ để kích động người đọc, thiếu dữ kiện thì ông tự
bày ra và gán cho Thầy. Rồi mượn cớ Thầy để đánh phá Phật giáo, gọi
xách mé các thầy trong nước là bọn Phật giáo quốc doanh, mặt
khác ông chê bai các chùa chiền ở ngoại quốc ngày nay vẫn còn
tổ chức lễ Bông Hồng Cài Áo, dù ông dư biết mục đích và ý nghĩa của lễ
hội đó. Chưa vừa ý, ông còn muốn chế nhạo cả những người tỵ nạn khi
ông nhắc lại những hình ảnh, từ ngữ mà báo chí Cộng sản đã sử dụng để
sỉ nhục công chức và quân đội Miền Nam sau bảy lăm. Thật sự ông khiến
cho người đọc thắc mắc, ông là ai và đang nhắm vào mục tiêu nào?
Ông không dừng tại đó. Kết thúc bài, ông bảo: “Chắc chỉ có thể nói
rằng: từng đã dậy nhiều người rồi, thì chuyện bị VC đuổi âu cũng là
bài học cuối đời cho… Sư Ông“.
Tiếc cho ông đã bộc lộ hết tâm địa của mình lên giấy. Có ai lại hý
hửng mừng vui khi thấy kẻ khác gặp hoạn nạn như ông? Đồng bào mình gọi
đó là sự NHẪN TÂM, ông ĐAN TÂM ạ. Một người bình thường, họ cũng hiểu
thái độ như thế là không nên, không phải. Huống chi ông là người học
nhiều hiểu rộng? Khi ông lên án Cộng sản, tức là ông đã hiểu họ. Và
hơn thế nữa, có lẽ ông cũng nhớ rõ, không phải chỉ thầy Nhất Hạnh,
từng dạy nhiều người gặp khó khăn trong bước đường truyền
đạo của mình mà cả những vị đạo sư lớn của nhân loại như đức Phật, đức
Khổng tử, Chúa Jésus cũng bị những kẻ ngông cuồng tìm cách bôi nhọ,
chống đối hay hãm hại. Đức Khổng tử được người đời tôn xưng là Vạn thế
sư biểu cũng bị vua quan các nước thời chiến quốc ganh ghét giam lỏng
giữa núi rừng của hai nước Trần, Thái. Chúa Jésus bị dân Do Thái xua
đuổi, ném đá, và đóng đinh trên giá thập tự! Có phải đó là những bài
học cuối đời cho những vị ấy bởi vì họ từng dạy nhiều người rồi
như ông nghĩ? Những gì ông viết làm cho độc giả nhớ lại câu nói nổi
tiếng trong Thánh Kinh: “Làm sao ngươi có thể nói ra điều lành khi
các ngươi ác. Người lành tự kho lành mà kéo ra điều lành, người ác tự
kho ác mà kéo ra điều ác. Mà ta bảo các ngươi, mọi lời hư từ ngươi ta
nói ra, ngươi ta phải trả lẽ ngày phán xét“.
Ông có tin là sẽ có ngày phán xét không, ông Đan Tâm?
Lê Đông Lâm
31.01.2009
--------------------------------------
Chú thích:
[1]
Nhất hạnh - Cho đất nước đi lên. Lá Bối. tr.15
[]
Tin Mừng, Chân Pháp Đệ
http://langmai.tantrithuc.com/images/stories/lathulangmai/pdf/ltlm_32_A4Size_part01.pdf
[
Những điểm Thỉnh cầu và Đề nghị của phái đoàn Đạo Tràng Mai Thôn
gởi cho ngài Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết ngày 05.05.2007
1. Xin chính phủ ra lệnh lập một đài tưởng niệm Thuyền nhân thiệt mạng
trên biển cả tại Vũng Tàu.
2. Xin cho các thân nhân của những người được chôn trong các
nghĩa trang quân đội VNCH cũ được dễ dàng viếng thăm, cúng lễ và bốc
mộ.
3. Xin chính phủ yểm trợ việc xây dựng tháp kỷ niệm Bồ tát Thích Quảng
Đức tại TP HCM.
4. Xin cho những người gốc Việt cư trú ở nước ngoài được về nước thăm
viếng, làm việc, đầu tư, giảng dạy, hoằng pháp mà không cần Visa.
5. Xin bắt đầu cho phép một số những người gốc Việt cư trú ở nước
ngoài được có song tịch (quốc tịch đôi) để họ có dịp bày tỏ niềm trung
hành của họ với tổ quốc và quê hương.
6. Xin đừng xem các thầy và các sư cô gốc Việt về nước để yểm trợ Phật
giáo là những giáo sĩ ngoại quốc và xin cấp phát dễ dàng cho các vị ấy
loại Visa làm việc tôn giáo nhiều lần trong 5 năm một cách dễ dàng mau
chóng. Xin chính phủ cho phép các vị ấy chia sẻ sự tu học của mình đến
mọi tầng lớp nhân dân trong cũng như ngoài các cơ sở của giáo hội cũng
như tại các cơ sở công cộng khác của đất nước mà không có sự phân biệt
kỳ thị.
7. Xin có một chính sách đặc biệt đối với Phật giáo, bởi vì đạo Phật
đã là nền móng dựng nước và giữ nước trong gần hai ngàn năm, và là yếu
tố chính của nền văn hóa Việt Nam.
8. Để Phật giáo theo kịp đà hội nhập vào đời sống mới, chấm dứt tình
trạng ủng trệ hiện nay và đóng góp tích cực phần mình vào công trình
văn minh hóa nếp sống gia đình, cộng đồng và xã hội, xin cho phép Phật
tử Việt Nam tự do thành lập nhiều hội đoàn Phật giáo với những nét đặc
thù của mình. Những hội đoàn này chỉ cần đăng ký hợp pháp là có thể
hoạt động được ngay như ở bất cứ một nước văn minh nào trên thế giới.
Phật tử Việt Nam có quyền chọn lựa một hoặc nhiều hội đoàn thích hợp
để có cơ hội đóng góp công phu và tài năng của mình. Những hội đoàn
này có quyền truyền bá tư tưởng và pháp tu tập của mình ra các nước
ngoài (tương tự như phương thức W.T.O trong lãnh vực kinh tế). Các hội
đoàn đó có thể bao gồm:
Giáo Hội Phật Giáo Nguyên Thỉ, Giáo Hội Phật Giáo Thiền Tông,Giáo Hội
Phật Giáo Tịnh độ Tông, Giáo Hội Phật Giáo Khất Sĩ, Hội Phật Giáo
Thiên Thai Giáo Quán Tông, Giáo Hội Phật Giáo Thiền Tịnh Đạo Tràng,
Giáo Hội Phật Giáo Sư Sãi Tây Nam Bộ, Giáo Hội Phật Giáo Nam Tông
K'mer, Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất,Giáo Hội Đạo Bụt Nhất Quán, Giáo
Hội Phật Giáo Hiện Đại Hóa, Gia Đình Phật Tử, Hội Sinh Viên Phật Tử,
Hội Học Sinh Phật Tử, Hội các nhà Khoa Học Phật Tử, Hội các nhà Giáo
Phật Tử, Hội Y Sĩ Phật Tử, Hội các nhà Văn Phật Tử, Hội Phật Học Nam
Việt, Giáo Hội Tăng Già Chỉnh Lý, v.v...
9. Xin cho Tăng Ni được phép hành đạo khắp nơi trên lãnh thổ quê hương
(như Hòa thượng đệ nhất Pháp chủ Thích Đức Nhuận tuyên bố) không bị
hạn chế bởi vấn đề hộ khẩu, có quyền dựng chùa viện bất cứ ở đâu không
kể nơi đó có nền chùa cũ hay không – các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Lào Cai, Thái Nguyên, v.v…
Các
bạn có ý kiến về bài này xin gửi về địa chỉ:
phusaonline@gmail.com |
10 février 2009 16:15 - Tâm Minh Quang, Melbourne, Úc châu
Kính thưa anh Lê Đông Lâm,
Xin cảm ơn anh đã nói lên những điều mà nhiều người không muốn
nói, hoặc chưa nói. Người đời thì thích như vậy đó, họ thích đập
ai nổi tiếng hơn họ, ai hay hơn họ thì họ ghét. Đập không được
thì chửi cho bỏ ghét. Chửi chưa đủ, họ còn chụp hết cái mủ nầy
đến cái mủ khác lên đầu người ta. Làm như chỉ có họ là chống
cộng giỏi nhất! Chỉ có họ là biết chống cộng! Ai làm khác với họ
thì người ấy không biết chống cộng, người ấy đồng lõa với cộng,
người ấy bị cộng sản giựt dây! Ai chống cộng khác với họ thì
không được, không đúng! Làm như chỉ có họ là biết yêu nước, ai
không làm theo, không la theo, không hét theo, không cùng quan
điểm thì người đó bị cộng sản giựt dây! Đó là lý luận theo
tam-đoạn-luận: Chống cộng thì phải làm thế này, la thế này. Ai
không làm giống, không la giống, không nghĩ giống thì người đó
không chống cộng, người đó không yêu nước! Chao ôi cái lối độc
quyền chống cộng của cụ Ngô, đã từng giết Ba Cụt, Bảy Viễn, đã
từng đem quốc gia đến chỗ mất nước, cái bài học ngàn vàng đó vẫn
còn nhiều người chưa thuộc!!! Thầy Nhất Hạnh bị lưu đày 40 năm,
khi về nước Thầy phải chấp nhận điều kiện giảng dạy tại các chùa
mà thôi, (không được phép giảng tại Cung Văn Hoá hay Nhà Hát Lớn
hay các thính đường Đại học,…) và thính chúng phải dưới 300
người! Bản thân Thầy và Tăng đoàn phải ở trong khách sạn!!! Các
đệ tử của Thầy khi về Việt Nam trong những năm từ 1998 cho đến
2004 bị làm khó dễ đủ điều, bị bắt buộc phải ngủ ở khách sạn, bị
theo dỏi từng bước chân… Tại sao những sự kiện đó Ông Đan Tâm
không kể ra nhỉ? Có lẽ Cộng đồng Người Việt Tự Do hải ngoại nên
bầu Ông Đan Tâm là đệ nhất yêu nước, đệ nhất chống cộng!!! Ai
bắt tay với Chủ tịch nước hay với Thủ Tướng đều là thân cộng.
Vậy khi Tổng Thống Bush bắt tay với Thủ Tướng Dũng tại tòa Bạch
Ốc, ông có viết bài tẩy chay Ông Bush chưa?
Tâm Minh Quang, Melbourne, Úc châu
|
10 février 2009 01:59 - Hoa Quy`nh.
Ki'nh gu*?i tac gia Le Dong Lam,
Ca'ch dda^y ma^'y na(m, to^i co' ngu*o*i` ba.n no'i vo*'i to^i
ra(`ng Tha^`y Nhat Hanh cho phe'p tu si~ la^.p gia ddi`nh, ba.n
to^i no'i mo^.t ca'ch tu*. nhie^n, kho^ng co' mo^.t chu't a'c y',
thi` to^i he^'t su*'c nga.c nhie^n. Nga.c nhie^n vi` ma(.c du`
kho^ng pha?i la` ho.c tro` theo thie^`n pha'i cu?a Tha^`y, to^i
va^~n thu*o*`ng le^n tu vie^.n Lo^.c Uye^?n o*? Nam Cali tham du*.
tu ho.c. To^i chu*a bao gio*` tha^'y co' vi. tu si~ na`o, tha^`y
na`o hay su* co^ na`o co' gia ddi`nh, co' nghi~a co' ngu*o*i`
pho^'i nga^~u hay con ca'i cu?a ho. o*? dda^y. Ne^'u ngu*o*i`
ba.n to^i no'i ddie^`u ddo' dda^`y a'c y' thi` co' le~ to^i se~
bo? qua ddi nhu* to^i dda~ tu*`ng nhu* va^.y ddo^'i vo*'i nhu*~ng
ngu*o*i` dda~ tu*`ng co' a'c y' ddo^'i vo*'i Tha^`y. To^i nha^'t
ddi.nh ti`m cuo^'n "Ba?n Gio*'i Kha^'t Si~ Ta^n Tu" lu'c ddo'
mo*'i ra ddo*i` va` cu~ng ti`m ddo.c ca'c gio*'i cua? Do`ng Tie^'p
Hie^.n, co^.ng vo*'i nhu*~ng gi` to^i dda~ ma('t tha^'y tai nghe
ve^` sinh hoa.t cu?a tu*' chu'ng ta.i ca'c tu vien thuo^.c do`ng
Thie^n La`ng Mai dde^? chu*'ng minh ra(`ng Tha^`y dda~ kho^ng bao
gio*` la^.p ra do`ng tu cho phe'p ta(ng si~ la^.p gia ddi`nh. Vi`
do`ng Tie^'p Hie^.n la^.p ra cho ca? ta(ng si~ xua^'t gia va` cu*
si~ ta.i gia ne^n ngu*o*i` ta dda~ vi` kho^ng hie^?u hoa(.c co^'
y' nha^.p nha(`ng ddie^`u na`y dde^? tuye^n truye^`n sai la.c.
Thu*a O^ng, to^i thie^'t nghi~ ta.i sao mo^.t hie^?u la^`m lo*'n,
qua' lo*'n nhu* va^.y ma` kho^ng mo^.t ai minh oan. Cha('c cha('n
Tha^`y kho^ng ca^`n minh oan cu~ng kho^ng ca^`n ai minh oan cho
mi`nh vi` Ba?o Vu*o*ng Tam Muo^.i co' da.y ra(`ng "oan u*'c kho^ng
ca^`n bie^.n ba.ch". Su*. hie^?u la^`m na`y, to^i tin ra(`ng dda~
ba('t dda^`u tu*` nhu*~ng ngu*o*i` "muo^'n" hie^?u la^`m, "thi'ch"
hie^?u la^`m ngu*o*i` kha'c. Ban dda^`u ho. "muo^'n" ho. "thi'ch"
nhu*ng sau ddo' ho. tuye^n truye^`n cho ngu*o*i` kha'c, ngu*o*i`
kha'c vi` thie^'u tho^ng tin, vi` ca? tin, vi` kho^ng hie^?u ro~
Pha^.t pha'p ne^n tin tu*o*?ng nhu*~ng ddie^`u ho. tuye^n truye^`n
la` ddu'ng. Cuo^'i cu`ng nhu*~ng ngu*o*i` tuye^n truye^`n sai
la.c ddo' cu~ng tin ra(`ng nhu*~ng ddie^`u ma` ho. "muo^'n" ddo'
la` su*. tha^.t, ne^'u kho^ng co' ngu*o*i` "pha?n ti?nh" ho..
"Oan u*'c kho^ng ca^`n bie^.n ba.ch" la` trie^'t ly' so^'ng ra^'t
cao dde.p cu?a nhu*~ng ngu*o*i` ha`nh tri` no'. Nhu*ng ne^'u
cha'nh pha'p va` nhu*~ng ly' tu*o*?ng cao dde.p dda~ bi. nhu*~ng
ngu*o*i` thie^'u hie^?u bie^'t va` thie^'u ti`nh thu*o*ng tuye^n
truye^`n sai la.c thi` cu~ng gio^'ng nhu* a'nh sa'ng, thu*'c a(n
kho^ng the^? mang dde^'n cho^~ bo'ng to^'i, ddo'i kha't, kho^?
ddau.
Ca?m o*n o^ng.
Hoa Quy`nh. |
9 février 2009 22:01 - HVo
Kinh nho Phusa chuyen giup ddden tac gia Le Dong Lam.
Cám ơn Phù Sa, cảm ơn ông Lê Đông Lâm đã mạnh dạn nói lên sự thật
về con người của TS Nhất Hạnh và dòng tu Tiếp Hiện. Mong ông Đan
Tâm lắng lòng để nhận ra sự thật này, nó đã được hiển bày ra đó
dưới rất nhiều hình thức, từ trang web của Làng Mai, cuốn Nhật
Tụng Đại Toàn hay có thể tìm thấy trong nhiều tạp chí Phật Giáo,
chẳng hạn như tạp chí Đất Lành...Nhiều khi vì một lí do nào đó,
mình không cẩn thận truy cứu cho kỷ để nói ra một điều không đúng
sự thật, làm ảnh hưởng thanh danh của người khác là mình mang tội
đọa địa ngục mà mình không biết!
HVo |
9 février 2009 19:16 - Tam
nguyen thi.
Kinh nho Phu Sa chuyen dum den ong
Le Dong Lam. Cam on Phu Sa nhieu lam.
Ong Lam kinh!
Xin duoc cuoi dau danh le ong.
Toi vua doc bai viet tra loi cua
ong ve TS Nhat Hanh.Cam on Ong da noi dum nhung uu tu cua toi
khi doc bai viet cua ai do, de phi bang TS. Chac tai ai do khong
biet duoc nhung gi TS va cac de tu cua ngai dacung gop ban tay
Thuong Yeu cho cho Que Huong va Dong Bao ruot thit o que nha.
Toi thi rat thuong nhung nguoi da chuoi boi,phi bang, vu khong,
chup mu TS Nhat Hanh cung nhu nhung bac cao Tang Duc Do cua Phat
Giao tai que nha cung nhu hai ngoai. Ho dang thuong lam do, vi
lo chup mu chuoi boi, nen khong co thoi gian don nhan nhung gi
co loi lac cho doi song hien tai cho chinh ban than va gia dinh,
that la dang thuong phai khong? Thua Ong nhung ngon gio chuong
khong lam nga Co thu dau?
Nhung cung nhu Ong, toi cung dat
cau hoi la nhung ai do tu dau ra? Tu the luc nao? Chuyen danh
pha nhung bac ton tuc, va nhung Thay tre co tai cua Phat Giao.
Kinh chuc Ong luon Vung Chai mhu Mui Xanh va Thanh Thoi dung May
Trang.
Kinh thu,
Tam nguyen thi. |
|
|

DIỄN ĐÀN TỰ
DO
Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính
Trị
Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn
Hóa
Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền
Từ Độc Tài đến Dân Chủ
Thế Nào Là Dân Chủ ?
Các Vấn Ðề Dân Chủ
v
Ngày 9 tháng 12 năm 2006 :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà-nội.
v
Ngày 10 tháng 12 năm 2006 :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam
v
Ngày 2 tháng 11 năm 2006 :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.
v
Ngày 31 tháng 10 năm 2006 :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.
v
Ngày 20 tháng 10 năm 2006 :
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.
v
Ngày 16 tháng 10 năm 2006 :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.
v
Ngày 8 tháng 9 năm 2006 :
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.
v
Ngày 7 tháng 9 năm 2006 :
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà
ra đời tại hà Nột
v
Ngày 2 tháng 9 năm 2006 :
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà-nội.
v
Ngày 8 tháng 6 năm 2006 :
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái họat động
v
Ngày 8 tháng 5 năm 2006 :
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên
Dân Chủ
v
Ngày 15 tháng 4 năm 2006 :
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp
nước.
v
Ngày 8 tháng 4 năm 2006 :
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.
v
Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006 :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại
của các nhà nước Cộng Sản.
vResolution1481.2006.Nghị quyến 1481.2006
|
|