.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

 TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

Bài đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.

Tranh chấp biển Đông:
Thế cờ nào cho Việt Nam?

  • PSN - 16.3.2010 | Tạ Dzu

Trong những năm tháng vừa qua, biển Đông đã bắt đầu sủi bọt trắng xóa. Từng đợt sóng ngầm đang chuyển động mạnh mẽ hơn, dường như để báo hiệu một cuộc dậy sóng vũ bão trong tương lai.

 

1. Lưỡi bò Trung Quốc

Lưỡi bò Trung Quốc đã thè ra xực phàn, liếm biển, liếm đất cơ thể VN vốn đã gầy guộc ốm yếu, đảng và nhà cầm quyền Hà Nội có kế sách nào chống đỡ hay không?

 

“Lưỡi bò thè dài ra đòi liếm

Gươm thiêng một phập đánh tõm rơi”

                                               (TDLV)

 

Kể từ khi mở cửa năm 1976, Đặng Tiểu Bình với phương châm nổi tiếng, mèo đen mèo trắng gì cũng không thành vấn đề miễn là bắt được chuột, Trung Quốc (TQ), với đà tăng trưởng 9, 10% một năm trong hơn ba thập niên qua – nay đã dư khoảng 2 ngàn tỉ USD, trở thành chủ nợ kếch xù thế giới – bắt đầu tìm cách khẳng định vị thế của mình như một cường quốc mới nổi.

 

Những động thái coi trời bằng vung của các đấng thiên tử (?), bắt đầu bằng hình vẽ lưỡi bò ép sát bờ các quốc gia Đông Nam Á, cứ ngang nhiên xem biển Đông như bến bãi ao nhà, rồi khiêu khích thăm giò thăm cẳng Mỹ khiến láng giềng kinh sợ, buộc Hoa Kỳ (HK) và Tây phương phải tìm cách khống chế con khủng long vừa thức giấc.

 

Liệu VN có vướng vào một cuộc tranh bá đồ vương ở biển Đông?

 

Dù muốn hay không, chúng ta cũng buộc phải liên quan đến. Những ứng xử của đảng cs vừa qua đã tạo ra lo âu và thất vọng. Chả ai thấy yên tâm.

 

Trong tương quan giữa hai nước, VN chẳng hề có một kế sách hay ho nhất quán nào, khiến TQ coi thường và nhân dân bất mãn. Thời chiến tranh lạnh thì đu dây giữa Nga – Trung, sau đó ngả hẳn về Nga. Khi Đông Âu sụp đổ lại hốt hoảng trượt vào quỹ đạo Tàu. Bây giờ bị ép quá cũng chưa tìm được lối ra!

 

Không một chính quyền yêu nước nào lại dại dột đàn áp nhân dân khi quần chúng thể hiện tình yêu quê hương nồng nàn, biểu tình chống kẻ cướp vào nhà như CSVN. Chính vì thấy rõ sự hèn yếu phải dựa vào Tàu để tồn tại và dã man áp bức chính nhân dân mình, Trung Cộng khinh thường VN ra mặt. Họ đã ngang nhiên đâm tàu ngư dân Việt ngay trên biển ta, bắt bớ đòi tiền chuộc, gặp bão tố cũng vô nhân đạo không cho trú, nhưng lại cho tàu ngư phủ các quốc gia khác vào. Đảng và nhà nước chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt. Đã vậy, mới đầu năm, đại sứ TQ tại Hà Nội đã xấc xược lên giọng dạy bảo VN phải biết khôn hồn, hợp tác thì sống mà chống đối sẽ thất bại (?).

 

Sau đó, do áp lực quốc dân trong và ngoài nước, nhà cầm quyền cũng chẳng khéo léo tham khảo toàn dân cho kỹ lưỡng, hành xử cuống cuồng, Phùng Quang Thanh sang Mỹ và Pháp, Nguyễn Tấn Dũng qua Nga, vội vàng mua tàu chiến, máy bay, vũ khí đạn dược ở thời điểm tế nhị, càng làm TQ lồng lộn hơn lên. Vũ khí thì sắm đấy, nhưng lại yếu hèn từ chối trách nhiệm, muốn ngư phủ trang bị tự bảo vệ lấy mình!

 

Tất cả những điều đó khẳng định rằng VN đang bối rối như bị loạn chiêu, không biết đường nào mà mò.

 

Đâu là thế cờ khôn ngoan cho VN trong những ngày trước mắt?

 

Định mệnh đã đặt để VN ngồi kế bên ông hàng xóm to xác và cường bạo, sắp xếp cho nằm ở vị trí không quá quan trọng, nhưng thế giới lại cũng không thể không quan tâm, nhất là mỗi khi có chuyện liên quan đến ông hàng xóm ngạo mạn kia.

 

Yêu cầu thiết yếu đó buộc VN phải có một đường lối ngoại giao ôn hoà, thẳng thắn và minh bạch, giữ tình hữu hảo với tất cả những nước có liên quan trực tiếp lẫn gián tiếp đến biển Đông. Đặc biệt đối với Trung Cộng, không bao giờ nên khiêu khích làm tổn hại nền hoà bình và an ninh lâu dài cho VN. Tuy nhiên, cũng không thể tỏ ra nhu nhược khiếp sợ để họ lợi dụng mà đàn áp, ép uổng chúng ta.

 

Các quốc gia có quyền lợi trực tiếp trên biển Đông là Trung Quốc và khối ASEAN ở Đông Nam Á, Nhật và Nam Hàn, những đồng minh cật ruột của Mỹ ở Đông Bắc Á. Riêng Hoa Kỳ, đường hàng hải huyết mạch tại đây rất quan trọng với họ, được sử dụng để vận chuyển và phối hợp các hoạt động quân sự từ Á Châu, qua Ấn Độ Dương và vùng Trung Đông.

 

Trung Quốc đang trên đà gia tăng quân sự và ngày càng tỏ ra hung hãn hơn, một vài lần trực tiếp đụng độ và khiêu khích Mỹ dù ở cường độ thấp, buộc HK phải quan tâm, rõ nhất là lời tuyên bố của ngoại trưởng Hillary Clinton, “HK đã trở lại Á Châu.” Lời tuyên bố đó tới đúng lúc nhằm trấn an dư luận các quốc gia trong vùng, đồng thời là một sự cảnh cáo gián tiếp rằng Trung Cộng không thể đơn phương hống hách múa gậy vườn hoang được. Tích cực hơn nữa, gần đây Mỹ cố gắng thắt chặt an ninh với Nhật và Ấn, tạo ra vòng đai an toàn cho Trung Á và vùng Á Châu Thái Bình Dương.

 

Thực ra, giải pháp tối ưu Mỹ luôn mong muốn là nhìn thấy TQ dân chủ hoá chế độ để trở thành cường-quốc-có-trách-nhiệm, tiếp tay giải quyết các xung đột trên thế giới – những nơi có thể trở thành chiến tranh nóng - và là nguy cơ khủng bố nhắm vào HK.

 

Vị thế VN ở biển Đông ra sao?

 

Chúng ta có thể hình dung VN như một cô gái con nhà nghèo mà lại duyên dáng có nhan sắc nhất làng, luôn là đóa hoa thơm ngát khiến các chàng trai đeo theo chòng ghẹo đòi hái. Ở vào thế đó, VN lại càng phải khôn khéo giữ mình, giao hảo hữu nghị với tất cả các bên, tuyệt đối không được đi đêm với chỉ một chàng, dù đó là “công tử Bạc Liêu” lắm tiền nhiều của hay anh khố rách áo ôm mà bảnh trai mồm mép, trong khi các chàng khác luôn rình rập đòi chiếm hữu hưởng trọn một mình.

 

Biết rằng mình đẹp ai cũng mê thì phải khéo léo khai thác, không nên ngạo mạn kênh kiệu. Đã nghèo mà còn chanh chua xỏ lá, đá giò lái như đã đối xử với Trung Cộng (quay mặt bỏ Tàu  theo Liên Xô, trong khi TC viện trợ vũ khí đạn dược, thuốc men quần áo, thực phẩm lẫn cố vấn trong cuộc chiến) hỏi sao không khiến chúng ngứa mắt đòi bề hội đồng? Nghèo mà chẳng có ai bênh vực lại hay lừa đảo thiên hạ, trong nhà cả cha mẹ lẫn em út cũng không về phe với mình, cách gì giữ nổi “tiết trinh?”

 

Chính vì cái thế chông chênh dễ nghiêng ngả đó, VN phải đưa tay cho tất cả các bên cầm chắc hầu giữ thăng bằng. Buông bất cứ tay nào ra là đều bị ngã dập mặt, nằm dài sóng xoài dưới đất.

 

Đây là vị trí mà ta có thể nôm na tượng hình cho dễ thấy, tạm gọi một cách bình dân là thế cờ “đuôi bò,” để khắc chế với thế “lưỡi bò” Trung Cộng đã giăng ra hiện nay.

 

2. Xương thơm Việt Nam

Thế “đuôi bò” là gì?

“Tranh hùng xưng bá xương bò béo

Gầm gừ chảy dãi chẳng dám vô”

                                            (TDLV)

 

Thưa, một lần nữa để dễ hình dung, là biến mình thành khúc xương (đuôi bò) thơm ngon, khiến những chú “chó-quốc-tế” (nghiêm túc chứ không mỉa mai) nào cũng thèm thuồng, muốn gặm mà không dám nhào vô độc hưởng. Bất kỳ con nào tham lam dại dột đòi táp khúc xương này liền bị các con khác sẵn sàng nhảy vào ác chiến, không cho hưởng một mình! Đây không phải là kiểu ngoại giao “đu dây” trong cuộc tranh chấp giữa Liên Xô và Trung Quốc trước kia. Đó là một sự giao hảo bình đẳng, ngang hàng và trong sáng, cùng sống giúp tiến, chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi với tất cả các quốc gia liên can trực tiếp và gián tiếp tới vùng biển Đông.

 

Trong mọi tương quan quốc tế, phải hiểu là không có kẻ thù muôn năm và cũng chẳng có bạn bè muôn đời. Tất cả chỉ vì quyền lợi mà thôi.

 

Biết, thì dân nhờ. Dại, nhân dân phải chịu những thiệt thòi tai hại vô lý và không đáng có của nhà cầm quyền thiếu viễn kiến chính trị.

 

Lịch sử cận đại đã chứng minh cho chúng ta thấy rõ rằng, khi nào VN hoàn toàn nghiêng về một phe là đều bị các phe khác ra tay chống trả.

 

Dưới chế độ phong kiến, VN đã từng dựa vào Tàu, không biết kịp thời mở cửa canh tân đất nước như Nhật thời Minh Trị Thiên Hoàng mà bế quan tỏa cảng, liền bị Pháp xâm lăng. Diệt Pháp xong, không biết trung lập hóa giao hảo với các phe, lại liên minh với Tàu nhằm nhuộm đỏ thế giới khiến HK phải giúp miền Nam chống lại, gây ra một cuộc chiến huynh đệ tương tàn khốc liệt nhất trong lịch sử VN. Và ngay trong liên minh giữa CS quốc tế với nhau, mặc dù đã cố đu dây, có lúc nghiêng hẳn về Liên Xô khiến đàn anh Trung Cộng tức giận, đem quân dậy cho bài học nhớ đời. Dù thắng hay bại cũng đều đem đến những hậu quả bất lợi nghiêm trọng cho dân tộc. Đu dây không phải là một nền ngoại giao lành mạnh và chênh vênh rất dễ đổ.

 

Tất cả những kinh nghiệm đó dạy cho ta bài học khôn ngoan rằng: Nên giao hảo bình đẳng với tất cả các bên liên quan và không được ngả hẳn về bất kỳ một quốc gia/phe phái nào.

 

Muốn kiến tạo thế đứng vững chãi (xương-đuôi-bò-quốc-tế) này, trước hết và quan trọng hơn hết, là nhà cầm quyền phải quy tụ, thống nhất được lòng người quanh lãnh đạo, đồng thời mọi vấn đề trọng đại của đất nước đều cần đưa ra tham khảo ý dân công khai, thông qua một quốc hội độc lập với hành pháp và có thực quyền.

 

Thứ hai, VN phải giữ tình hữu hảo với tất cả các quốc gia, dựa vào ASEAN làm điểm tựa, kết thân với Hàn, Nhật, Úc, Ấn ở gần, xa hơn là khối Trung Đông, Tây phương và Hoa Kỳ để đối trọng với TQ, chớ để Tàu Cộng chiếm giữ một mình; đồng thời khéo léo quốc tế hóa vấn đề biển Đông và không được dại dột thỏa hiệp tay đôi với chúng, như đã từng hành xử mà chẳng thèm tìm hiểu ý dân trong vấn đề phân chia biên giới và vùng vịnh Bắc Bộ, nhân dân phải chịu những thiệt thòi vô cùng to lớn.

 

Thứ ba, cũng quan trọng không kém, là không nên liên minh quân sự với bất kỳ một nước riêng biệt nào, đều có khả năng tạo nghi ngờ với các quốc gia khác.

 

Từ khoảng nửa thế kỷ nay, thế giới đã và đang đi vào chiều hướng kết khối, bắt đầu bằng Thị Trường Chung Âu Châu, tiền thân của khối Liên Hiệp Âu Châu và đồng Euro hiện nay, đến khối các quốc gia Đông Nam Á, khối Bắc Mỹ (HK, Canada và Mexico) v.v… Chính vì vậy, VN phải triển khai và góp sức cho ASEAN bền vững hơn, cảm thấy an tâm hơn khi đối mặt với Trung Cộng.

 

Năm nay, đến phiên VN làm chủ tịch ASEAN, hãy đưa ra những chương trình nhằm thắt chặt mối giao hảo đó (thương mại, đầu tư, giáo dục và văn hoá), củng cố thêm sức mạnh của mình trong khối.

 

Trong quan hệ quốc tế này, cần luôn công khai và ngay thẳng, không thể để xảy ra những

vụ bê bối như PCI với Nhật, tiền giấy polymer với Úc. Nó nguy hại đến uy tín không những với đối tác trực tiếp mà còn toàn thế giới, làm trò hề cho mọi người chê cười, đến nỗi Nhật nổi giận đòi bỏ không cấp viện cho VN nữa. Đất nước và nhân dân rồi sẽ chịu những thiệt thòi to lớn chỉ vì những tham lam lợi lộc của một số quan tham trong đảng.

 

Khi VN góp phần gây dựng uy thế cho liên minh ASEAN qua ưu thế của từng thành viên, nâng cao uy tín của khối với các đối tác quốc tế, sẽ tạo ra thế và lực cho chính mình.

 

Riêng việc thiết lập quan hệ lành mạnh với HK, cần tỏ thái độ tin tưởng và thẳng thắn. Không thể vừa muốn làm hài lòng Bắc Kinh, lại vừa muốn kết thân với Mỹ mà cứ e dè thậm thụt rằng HK đừng để TQ biết tôi muốn chơi với bạn nhé! Điều này sẽ tạo những rào cản bất lợi chẳng nên có trong tương quan ngoại giao với Mỹ.

 

2010 là năm hai quốc gia sẽ kỷ niệm 15 năm bình thường hoá bang giao (1995-2010), cũng là năm chuẩn bị Đại hội đảng, VN phải tỏ ra cởi mở và tự tin hơn, tháo bỏ hoàn toàn tâm lý thù địch trước kia, tôn trọng nhân quyền để không biến thành vấn đề nổi cộm trong quan hệ đôi bên. Khi Tây phương thấy chính quyền VN thực tâm hoà hợp với nhân dân, dựa vào quốc dân mà vững chãi đi tới, tiến gần đến những tiêu chuẩn dân chủ tự do của trào lưu chung trên thế giới, sẽ dễ dàng lôi kéo được sự ủng hộ của quốc hội HK và Âu Châu. Gần đây nhất, ngày 10 tháng 3, Hoa Kỳ, qua Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Á Châu Thái Bình Dương, ông Kurt Campbell, trình bày tại cuộc họp báo ở Malaysia rằng Mỹ bày tỏ hậu thuẫn cho việc thông qua một diễn đàn đa phương để tìm kiếm giải pháp cho tranh chấp ở biển Đông. VN phải khai thác cơ hội hiếm hoi này vì từ lâu nay, HK luôn đứng ngoài, không muốn dính líu tới những tương tranh trong vùng.

 

Thiết lập được quan hệ ngoại giao bình đẳng và trong sáng nêu trên sẽ cho quần chúng niềm tin rằng, chính quyền đã có tầm nhìn toàn cầu nhằm hoá giải áp lực Trung Cộng, làm nhân dân tin tưởng mà hợp tác phát triển quê hương. Sự trỗi dậy của cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ cũng như tranh chấp trên biển Đông là cơ hội cho nhà nước biết cách hoàn thiện quan hệ ngoại giao với các quốc gia lớn mạnh, tạo một thế đứng vững chắc cho chính mình.

 

Muốn vậy, yêu cầu bắt buộc là phải trở về thành thật hoà giải cùng nhân dân, dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa cs ngoại lai, không gốc rễ gì trên mảnh đất ông cha.

 

Ngày 9 tháng 3 vừa qua, theo tin của hãng thông tấn Bernama cho biết, VN sẽ cho in “Tổng tập Địa dư chí Việt Nam” do nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành, có 4 tập gồm 40 tác phẩm nổi tiếng về địa dư chí VN, đầy những tư liệu và chứng cứ lịch sử quan trọng từ thời nhà Trần tới năm 1954, để xác định chủ quyền VN đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là một cố gắng đáng ghi nhận của chính quyền, rất nên thực hiện vì hợp ý nguyện toàn dân.

 

Những ngày đen tối của dân tộc dần dần được sang trang. Mọi con dân Việt tràn trề hy vọng ước mong một sự hợp nhất lòng người, cởi bỏ triệt để những khúc mắc và nhiễu nhương của lịch sử.

 

Với viễn kiến chính trị thời đại như thế, biết thuận theo và tin tưởng vào nhân dân thì lo gì chẳng được quốc dân thương mến và ủng hộ? Nhân dân luôn là người thầy khôn ngoan, hiền từ và vĩ đại nhất, sẽ chỉ ra hướng đi tối ưu cho sự trường tồn và phát triển đất nước mai sau.

 

Tạ Dzu

  

Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó  #  I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it  #  Je désapprouve ce que vous dites, mais je défendrai à la mort votre droit de la dire (Voltaire)

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006 :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà-nội.

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006 :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006 :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006 :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006 :
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006 :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006 :
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006 :
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006 :
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà-nội.

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006 :
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái họat động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006 :
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006 :
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006 :
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006 :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.

 
vResolution1481.2006.Nghị quyến 1481.2006
 

LÊN TRÊN=  | GỬI BÀI  | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.