.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

 TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

Bài đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.

Việt Nam không chống Trung quốc

  • PSN - 27.11.2010 | Nguyễn Thanh Giang

Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ hai do Việt Nam tổ chức tại Sài Gòn vào hai ngày 11 và 12 tháng 11 năm 2010 đã đạt kết quả nhất định qua nhận xét của ngài Nazery Khalid, thuộc Học viện Hàng hải của Malaysia cho rằng phía Trung Quốc đã bớt hung hăng hơn năm ngoái, năm nay họ đang trở nên " thận trọng và rón rén ’’.


Tuy nhiên, theo giáo sư Nga Lokshin G. Mikhailovich thì “ Các nước đã rất nỗ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông, thế nhưng tiến trình đã bị ngưng trệ, bởi Trung Quốc áp dụng chính sách 3 không: nói không với quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, nói không với đối thoại đa phương, nói không với bất kì cơ quan thứ 3 nào can dự giải quyết vấn đề Biển Đông. Chính sách đối ngoại ba không này khiến cho xung đột Biển Đông không có hướng giải quyết ”.


Vấn đề Biển Đông sẽ còn bế tắc khi Trung Quốc chưa chịu xóa bỏ hoặc điều chỉnh tấm bản đồ hình lưỡi bò tham lam ngang ngược của họ. Cùng với tướng Daniel Shaeffer - Trung tâm Nghiên cứu Châu Á 21 ( Pháp ), giáo sư Erik Francks - Trưởng khoa Luật Quốc tế và Châu Âu, Đại học Brussel ( Bỉ ) đã phân tích rất rõ rằng đường đứt đoạn 9 khúc này của Trung Quốc đưa ra là hoàn toàn phi lý.


Dư luận xã hội càng hết sức sôi sục khi nghe những câu trả lời phỏng vấn “ Tuần Việt Nam ” của tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh đến dự Hội thảo từ Viện Luật pháp Quốc tế, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc.
Nhiều ý kiến phản ứng rất quyết liệt:


«Phải vận động dân chúng Sài Gòn và cả nước tẩy chay và đuổi thằng này về nước ngay»
«Một thằng Tàu vắt mũi chưa sạch mà dám hỗn láo ngay trên đất Việt, thật là nhục nhã cho người Việt»
«Phải xẻo mũi thằng này và đuổi ngay nó về nước, không tham luận gì hết. Còn để nó công khai dạy bảo người Việt ngay trên đất Việt hay sao? Mấy ông học giả Việt biến đi đâu cả rồi, không biết nhục à. Dân Việt chết hết cả rồi hay sao?»
«Hãy để cho giới xe ôm Sài Gòn dạy cho nó bài học về sự hỗn xược vô học này. Hãy cho những thằng Tàu tham lam và ngu dốt mở mắt ra. Không được để nó về Tàu còn nguyên vẹn. Đó là mệnh lệnh »
Cơn phẫn nộ có lý này được gây nên bởi những câu trả lời vừa sai, vừa xấc xược của tiến sỹ Vương Hàn Lĩnh khi anh ta nói : “Nên nhớ rằng cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc”.


Học giả Đinh Kim Phúc đã phải giảng lại về lịch sử cho chàng tiến sỹ này như sau: “ Cần nhắc lại cho ông nhớ rằng Hiệp ước Hòa bình, Hữu nghị và Thương mại ( Hiệp ước Thiên Tân ) được ký kết ngày 9/6/1885 giữa Lý Hồng Chương và Patenôtre, được quốc hội Pháp thông qua ngày 20 tháng 11 năm 1885 nhấn mạnh những gì đã ký ngày ngày 11 tháng 3 năm 1884 là đảm bảo Pháp sẽ rút khỏi Đài Loan để có thương quyền ưu đãi và nhà Thanh phải từ bỏ bá quyền lịch sử ở Việt Nam. Trung Quốc phải lập tức rút quân về biên giới Trung Quốc và phải tôn trọng hiện tại và tương lai các hiệp ước đã ký và sẽ ký giữa Pháp và triều đình Huế. Hay nói một cách khác, quan trọng hơn là kết quả Hiệp ước Thiên Tân 1885 và Hoà ước Pháp-Thanh năm 1887 đã xóa bỏ vĩnh viễn cái bánh vẽ “thượng quốc – thuộc quốc” giữa Việt Nam và Trung Hoa ”.


Luật sư Nguyễn Trọng Quyết còn thấu đáo hơn trong thư gửi đại sứ Trung Quốc: “ Ngay từ hồi học lớp 5 (10 tuổi), tôi đã biết rằng vào năm 1885, chẳng có đất nước nào được gọi là Trung Quốc ở phía bắc của Việt Nam ngày nay (bấy giờ gọi là vương quốc An Nam). Ở thời điểm đó, chỉ có một thuộc địa rộng lớn nằm dưới quyền cai trị của người Mãn Châu (một dân tộc thiểu số tại Trung Quốc) từ năm 1644.
Thậm chí, chủ quyền đầy đủ của người Mãn Châu đối với vùng lãnh thổ này vào nửa cuối của thế kỷ XIX cũng bị đặt một dấu hỏi lớn. Tôi đã được xem một bức tranh miêu tả đất nước của Ngài khi đó giống như một chiếc bánh ngọt để trên bàn, xung quanh là các ông lớn đến từ Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Italia…


Suốt từ năm 1644 đến năm 1911, không có một ông vua người Hán nào cai trị đất nước Trung Quốc ngày nay của Ngài.


Không rõ ông TS Vương Hàn Lĩnh có đọc sử không nhưng như Ngài đã biết: vào năm 1789, Hoàng đế Quang Trung của đất nước chúng tôi đã đánh bại 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh (những người cai trị dân tộc Hán của Ngài khi đó); và nếu đất nước của Ngài có những nhà ngoại cảm giỏi thì chắc chắn sẽ tìm thấy hài cốt của tướng Sầm Nghi Đống ngay tại Gò Đống Đa Hà Nội (cách trụ sở Đại sứ quán của Ngài không xa).


Thế nên tôi mới muốn nói với Ngài rằng, việc ông TS Vương Hàn Lĩnh bảo chúng tôi phải “nên nhớ rằng” “cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc” đã cho thấy cái ông Vương Hàn Lĩnh có học vị tiến sĩ này chẳng có lấy một chút hiểu biết về lịch sử ”.


Đến câu nói: “ Tôi muốn nhắc lại nếu không chọn cách giải quyết như tôi vừa nêu ( chỉ đàm phán song phương, không chấp nhận đa phương ), các anh sẽ phải hứng chịu các xung đột bằng vũ lực, hoặc thậm chí chiến tranh. Điều này không hề tốt cho tương lai ” thì Vương Hàn Lĩnh đã làm cho bác Hai Xe Ôm trong blog của nhà văn Phạm Viết Đào phải quắc mắt quát lớn: “ Tôi đề nghị Bộ Ngoại giao yêu cầu ông ta phải cải chính những ý kiến trên, xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam; nếu ông ta không thừa nhận mình lỡ lời, lập tức thu hồi thị thực nhập cảnh, yêu cầu ông ta rời Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Song với việc này, tuyên bố cấm cửa không bao giờ cấp visa cho Vương Hàn Lĩnh thêm một lần thứ 2 vào Việt Nam dưới bất kỳ hình thức gì. …Xin lưu ý, thời Trần đã có lúc vua Trần cho bắt giam sứ thần nhà Nguyên vì thái độ hỗn láo, ngang ngược của chúng.


Trục xuất ngay Vương Hàn Lĩnh ra khỏi Việt Nam để xem y có giỏi về mách với bố nó, xui ông Hồ Cầm Đào xua quân sang đây, bố mày đang máu đây! Chọi con mà láo! ”.

Không phải chỉ Vương Hàn Lĩnh, ngày 7 tháng giêng năm nay, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Trung Quốc tại Việt Nam Tôn Quốc Tường cũng đã từng hống hách răn đe: “Hợp tác (với Trung Quốc) sẽ phát triển, (Việt Nam) đấu tranh sẽ thất bại”.


Cho nên, giáo sư Carl Thayer - Học viện Quốc phòng Úc, chuyên gia hàng đầu về hồ sơ Biển Đông tỏ ra bi quan cho rằmg “ vấn đề đòi hỏi chủ quyền sẽ tiếp tục khó giải quyết ” và “ tính chất thiếu minh bạch của Trung Quốc đã tạo ra những nghi vấn chính đáng về ý đồ chiến lược của họ ”.


Ông nói Trung Quốc “ đã tìm cách ngăn chận những nỗ lực của Việt Nam, là nước đang giữ chức chủ tịch của khối ASEAN, nhằm hình thành một mặt trận thống nhất đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông ”.
Câu nói này của giáo sư Carl Thayer ở bản tin khác lại được dịch là: Trung Quốc “ đã tìm cách ngăn chận những nỗ lực của Việt Nam, là nước đang giữ chức chủ tịch của khối ASEAN, nhằm hình thành một mặt trận thống nhất chống Trung Quốc ở Biển Đông ”.


Không được đọc nguyên bản tiếng Anh nên không biết độ chính xác của các bản dịch. Dẫu thế nào đi nữa, tôi nghĩ, Việt Nam không nên tuyên bố chống Trung Quốc. Thế giới có thể thấy cần và phải chống Trung Quốc nhưng đối với Việt Nam, chủ trương chống Trung Quốc cũng sai lầm và dại dột như đã từng chủ trương chống Mỹ.


Nói thế không có nghĩa là vì ta sợ lời đe dọa của ông Tôn Quốc Tường: “ ( Việt Nam ) đấu tranh ( với Trung Quốc ) sẽ thất bại ”.


Hoàn toàn ngược lại với ông, không chỉ những chiến công hiển hách của cha ông chúng tôi đã trui rèn ý chí mà những phân tích hiện đại cũng cho phép chúng tôi vững tin rằng nếu lại nổ ra cuộc chiến Trung – Việt thì nhất định chúng tôi lại sẽ chiến thắng.


Xét về nội lực, so với thời cha ông hay với thời đánh Mỹ, ngày nay chúng tôi đã mạnh hơn. Trong nước, các bác Hai Xe Ôm khi cần đánh Tầu sẽ “ máu ” hơn đánh Mỹ nhiều. Ba triệu đồng bào Việt Nam ở nước ngoài cũng sẽ rất “ máu ” trên trận tuyến vận động quốc tế.


Nếu ở thời đánh Mỹ, dù đảm đương nhiệm vụ tiên phong trên tuyến đầu đấu tranh vì ý thức hệ chúng tôi cũng chỉ nhận được sự hỗ trợ chủ yếu từ Liên Xô, Trung Quốc thì nay, không cần đứng vào phe nào, mặc nhiên chúng tôi cũng có đồng minh ở hầu hết thế giới tiên tiến đứng đầu là Hoa Kỳ. Chẳng những thế, chúng tôi còn sẽ có những người bạn chí thiết cùng sẻ chia quyền lợi thiết thân không chỉ trong khối Đông Nam Á mà từ cả một vòng cung vây quanh các ông đang được thiết lập: Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Nam Hàn … Vòng cung này đang nhanh chóng hình thành do chính lòng tham cuồng nộ và sự huênh hoang quá sớm của các ông kích thích tạo tác.


Mấy dòng phân tích sơ lược trên đây mong nhắn gửi tới các ông và mấy vị lãnh đạo ĐCSVN đang muốn thần phục các ông hoặc vị sợ sệt, hay muốn cậy nhờ.


Dù không tiện công bố, nhất định trong tương lai không xa Việt Nam sẽ phải có vũ khí nguyên tử. Việt Nam sẽ có vũ khí nguyên tử để răn đe, và nếu cần, cực chẳng đã, đành quyết ra tay trừ diệt cái kiểu hống hách ngang ngược của bọn người như mấy ông tiến sỹ và đại sứ kia.


Song như tôi đã từng nói: “ Việt Nam cần vũ khí nguyên tử chắc chắn không để đối chọi với bất cứ ai. Việt Nam có vũ khí nguyên tử cũng không nhằm nã vào Trung Quốc mà để mong được nắm tay Trung Quốc thân ái, bình đẳng ( nhưng khiêm nhường ), thể theo đường lối: “ Việt Nam muốn bảo toàn lãnh thổ và lãnh hải tay phải phải nắm Hoa Kỳ, tay trái phải nắm Trung Quốc ” ( * )


Hà Nội 20 tháng 11 năm 2010

Nguyễn Thanh Giang

Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay Trung Văn – Từ Liêm - Hà Nội

Điện thoại: (04 ) 35 534 370


*************
( * ) Trích trong bài “ Việt Nam cần có vũ khí nguyên tử ”

 

Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó  #  I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it  #  Je désapprouve ce que vous dites, mais je défendrai à la mort votre droit de la dire (Voltaire)

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006 :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà-nội.

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006 :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006 :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006 :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006 :
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006 :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006 :
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006 :
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006 :
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà-nội.

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006 :
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái họat động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006 :
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006 :
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006 :
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006 :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.

 
vResolution1481.2006.Nghị quyến 1481.2006
 

LÊN TRÊN=  | GỬI BÀI  | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.