.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

 TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

Bài đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.

Về chuyện "Đã có Đảng và Nhà nước lo"

  • PSN - 26.7.2011 | Trịnh Hữu Long


Anh Trịnh Hữu Long (25 tuổi) là tác giả  của bài này trên tay là bảng tên Liệt sĩ Lê Đình Thơ hy sinh ngày 14.3.1988 tại Trường Sa. (NXD)

Đã 7 Chủ nhật trôi qua, cộng đồng mạng Việt Nam đã có một chủ đề nóng để mải miết bàn luận. Một đất nước, hay nói cho chính xác là nhiều thế hệ người Việt Nam ngày nay đang tập làm quen với biểu tình và những khái niệm cơ bản liên quan đến nó, như cha ông họ cũng đã từng làm quen trước năm 1945. Những giá trị được thừa nhận rộng rãi ở các quốc gia phát triển đang được chúng ta mổ xẻ để tìm ra câu trả lời riêng của mình, âu cũng là lẽ tự nhiên và sự thận trọng cần thiết. Từ đó, nhiều luồng ý kiến, quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau ra đời. Tôi cũng có một vài quan điểm rời rạc của mình và muốn chia sẻ quan điểm đó như góp một tiếng nói nho nhỏ vào cuộc tranh luận sôi nổi này và cũng để hoàn thiện quan điểm của mình hơn. Tuyệt nhiên tôi không dám đánh giá thấp những ai có quan điểm khác tôi và càng không dám áp đặt nó cho bất kì người nào. Hy vọng chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề một cách cởi mở và sẵn sàng chấp nhận những phản biện gay gắt có thể đến. 

 

Câu nói "Đã có Đảng và Nhà nước lo" có lẽ là câu nói quen thuộc nhất với những người biểu tình, như là lý do để các cơ quan công vụ giải tán họ. Họ được nghe câu này ở khắp nơi, từ đủ những người ở những vị trí khác nhau: từ chú công an ngồi trên xe chĩa loa ra ngoài cho đến các bác trật tự phường đã có tuổi, từ anh công an khu vực đến tận nhà, tận cơ quan nhắc nhở hay những người bạn vốn dĩ bình thường chỉ nói chuyện phiếm với nhau. 

 

Có rất nhiều người tin chắc rằng đó là lý do đúng đắn và những người biểu tình cần phải về nhà. Nhưng tôi thì lại trộm nghĩ thế này:

 

1. Xét về mặt logic, chuyện Nhà nước lo về chủ quyền quốc gia và chuyện công dân đi biểu tình là hai chuyện khác nhau, không mâu thuẫn với nhau và không triệt tiêu lẫn nhau. Vì vậy chuyện Nhà nước lo không có nghĩa là công dân không được lo, càng không có nghĩa là công dân không được biểu tình. Và chuyện công dân đi biểu tình không có nghĩa là họ không tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước như nhiều người ngụy biện. 

 

2. Xét về mặt pháp lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia là nghĩa vụ Nhà nước phải làm và biểu tình là quyền chính trị của công dân được Hiến pháp quy định. Nhà nước được nhân dân bầu lên và đóng thuế duy trì để thay mặt họ quản lý xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Nhân dân không đi xin Nhà nước lo cho họ mà cái chuyện "lo" đấy là chuyện đương nhiên Nhà nước PHẢI LÀM. Và tất cả những quy định pháp luật nào trái với quyền biểu tình được quy định tại điều 69 Hiến pháp đều không có giá trị pháp lý. 

 

3. Xét về mặt lịch sử, chưa từng có thắng lợi nào của Đảng và Nhà nước mà không phải trả giá bằng máu và nước mắt của nhân dân. Hàng trăm ngàn người đã hi sinh, hàng triệu người đã xuống đường biểu tình dưới sự lãnh đạo của Đảng trong 15 năm giành độc lập dân tộc (1930 - 1945). Tôi không biết trong những cuộc biểu tình của nhân dân suốt 15 năm đó, có khi nào Đảng nói rằng "Đã có Đảng lo" hay không? Hay là Đảng mới là người tích cực tuyên truyền và phát động nhân dân xuống đường?

 

9 năm kháng chiến chống Pháp sau đó đã có 300 nghìn người lính đã hi sinh, 500 nghìn người khác bị thương để làm nên kết cục cuối cùng là chiến thắng Điện Biên Phủ, có khi nào Đảng và Nhà nước nói "để chúng tôi lo" không? 

 

Và nếu chỉ có Đảng và Nhà nước lo, thì 1,1 triệu người lính đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là những ai? Ai là người đã kêu gọi họ ra trận và để lại tuổi thanh xuân của mình ở đấy?

 

Xét cho cùng, vị trí lãnh đạo của Đảng hiện nay đã được xây dựng và củng cố bởi sự hi sinh của hàng chục triệu người và hàng ngàn cuộc biểu tình. Do đó, nhân dân không đáng phải nghe cái câu "Đã có Đảng và Nhà nước lo" như một sự ban phát và càng không đáng bị tước mất cái quyền biểu tình mà nhờ đó Đảng có được như ngày hôm nay.

 

4. Xét về mặt quản lý xã hội, có rất nhiều thứ đáng để Đảng và Nhà nước phải lo nhưng thực tế lại không hẳn như vậy. Ai đang lo khi nhân dân các vùng sâu vùng xa phải tham gia "giao thông đường dây" để qua sông bao nhiêu năm qua? Ai đang lo khi giữa thế kỷ 21 mà 240 nghìn nông dân Thanh Hóa phải đứng trước nguy cơ chết đói? Ai đang lo khi hàng chục triệu người hàng ngày ra đường và đối mặt với nạn tắc đường? Ai đang lo khi chỉ cần một cơn mưa nhỏ là phố phường cũng hóa những con sông? 

 

Chắc nhân dân sẽ sung sướng lắm, khi mỗi lần bị cắt điện, có đại diện của Đảng và Nhà nước phát biểu "đã có Đảng và Nhà nước lo". Còn các bà nội trợ chắc cũng không thấy phiền lòng khi có Đảng và Nhà nước lo làm sao cho mỗi lần họ đi chợ mua rau không giống như huấn luyện viên đi mua cầu thủ. Tôi cũng chưa từng thấy ai nói rằng "Đã có Đảng và Nhà nước lo" khi các thế lực tội phạm hoành hành cuộc sống của nhân dân, càng không thấy ai nói điều đó khi hàng trăm công nhân Trung Quốc mang ống nước đến đập phá nhà cửa và đánh trọng thương công dân Việt Nam ngay trên đất Việt Nam.

[...]

Còn thực tế thì sao? 

 

5. Xét riêng trong vấn đề biểu tình, có rất nhiều thứ đáng để Đảng và Nhà nước phải lo. Đó là soạn thảo và ban hành Luật biểu tình, đó là đảm bảo cho công dân được thực thi quyền biểu tình đã được Hiến pháp thừa nhận, đó là đảm bảo an ninh cho đoàn biểu tình, đó là đưa tin về các cuộc biểu tình một cách đầy đủ và trung thực trên báo chí, vân vân và vân vân... Nếu có thế lực nào đó có âm mưu lợi dụng lòng yêu nước của đoàn biểu tình để gây phương hại đến lợi ích xã hội, thì việc của Đảng và Nhà nước phải lo là phát hiện và ngăn chặn bọn họ. 

 

Nhưng cho đến cuộc biểu tình ngày 17.7 vừa qua, tôi mới chỉ thấy Đảng và Nhà nước "lo" được một việc, đó là ngăn chặn công dân biểu tình bày tỏ lòng yêu nước. 

 

Đừng trách nhân dân đã không cố hiểu Đảng và Nhà nước đã lo như thế nào, bởi Bộ Ngoại giao đã từ chối lời thỉnh cầu của 18 vị nhân sĩ trí thức hàng đầu về việc công khai nội dung chuyến công du Trung Quốc của Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn. Như vậy thì nhân dân biết Đảng và Nhà nước đã lo như thế nào?

 

Tôi thực sự muốn nói rằng: đất nước này là của gần 90 triệu người Việt Nam, hàng chục triệu người đã đổ xương, đổ máu, đổ mồ hôi để có được dải đất hình chữ S này, vì vậy đừng nói rằng, chỉ có Đảng và Nhà nước mới có quyền được lo.
.

Hà Nội, ngày 22.7.2011

Đã đăng trên blog Nguyễn Xuân Diện

 

----------------------------

 

 

Viết thêm về câu chuyện
"Đã có Đảng và Nhà nước lo"

  • Bùi Công Tự

Trong 2 tháng qua, để giải thích, khuyên nhủ những người yêu nước đi biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, gây hấn lấn chiếm biển đảo, bắn giết, đánh đập, cướp bóc ngư dân Việt Nam, nhiều cán bộ thường nói câu: “Đã có Đảng và nhà nước lo”.

 

Đây là một câu nói rất thiếu trách nhiệm. Những người nhân danh Đảng và nhà nước nói câu ấy lại càng thiếu trách nhiệm. Nói như thế, hóa ra Đảng và nhà nước không cần có nhân dân nữa, trong cả những việc hệ trọng của quốc gia à?.

 

Tôi xin kể 2 mẩu chuyện về việc năm xưa Đảng đã cần đến nhân dân như thế nào?

 

Bố vợ tôi, cụ Lương Thuần Hòa (đã mất) người dân tộc Tày ở xóm Quyên, xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Trong bảng kê khai thành tích hoạt động cách mạng cụ đã viết là cuối năm 1944 gia đình ủng hộ cách mạng 1 nồi gạo. Một nồi gạo là 10 đấu gạo, mỗi đấu là 1,5kg, nếu đong bằng ống bơ sữa bò (như sữa ông thọ) thì 5 bơ bò bằng 1 đấu. Một nồi gạo là 50 bơ gạo ấy, làm 15kg.

 

Bây giờ thì 15kg gạo chả đáng kể gì. Nhưng vào năm 1944-1945, cả vùng Bắc Bộ với số dân khoảng 10 triệu người mà có đến 2 triệu người chết đói, thì mới thấy cái giá của 15kg gạo là bao nhiêu? Để có 15kg gạo đóng góp nuôi cán bộ ở ATK (An toàn khu), ông bố vợ tôi kể, cả nhà đã phải ăn củ mài, củ đao, rau rừng.

 

Mẩu chuyện thứ 2. Chị gái ruột của tôi là bà Bùi Thị Roàn ở thôn Hoài Hữu, xã Thái Sơn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Khoảng năm 1950, trong một trận giặc Pháp đi “càn quét”, một cán bộ bị giặc pháp đuổi đã chạy vào nhà chị gái tôi. Chị tôi đã giấu người cán bộ đó trong hầm bí mật đào dưới gầm giường. Lính Pháp đuổi theo không tìm thấy người cán bộ, chúng đã đánh đập chị gái tôi dã man đến nỗi sau này sinh bệnh mà mất sớm. Nhưng chị gái tôi đã chịu đựng, không khai báo, bảo vệ được người cán bộ đó.

 

Hai mẩu chuyện trên cho thấy khi Đảng bị đói, bị nguy hiểm thì Đảng cần đến sự giúp đỡ của nhân dân. “Đã có Đảng và nhà nước lo”? Thế ra bây giờ Đảng giàu có, quân hùng tướng mạnh nên Đảng không cần nhân dân đóng góp vào việc nước nữa?.

 

Có rất nhiều câu chuyện cảm động về đóng góp của nhân dân cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Nhưng tôi kể lại chuyện của ông bố vợ tôi và bà chị gái ruột tôi với  đầy đủ tên tuổi, địa chỉ như trên là để đảm bảo đó là sự thật.

 

 

TP Hồ Chí Minh, 24/7/2011.
Đã đăng trên blog Nguyễn Xuân Diện

 

Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó  #  I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it  #  Je désapprouve ce que vous dites, mais je défendrai à la mort votre droit de la dire (Voltaire)

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006 :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà-nội.

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006 :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006 :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006 :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006 :
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006 :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006 :
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006 :
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006 :
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà-nội.

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006 :
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái họat động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006 :
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006 :
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006 :
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006 :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.

 
vResolution1481.2006.Nghị quyến 1481.2006
 

LÊN TRÊN=  | GỬI BÀI  | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.