.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

             TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

  Khoa học & Môi trường

Hàng chục ngàn người
ký đơn Vì Mekong

  • PSN - 21.06.2009 | BBC

Mekong, đại trường giang chảy qua 6 nước.

Bài liên quan: Nguy cơ từ các con đập trên sông Mekong

Hơn 15.000 người đã ký tên vào lá đơn gửi tới lãnh đạo các nước trong khu vực yêu cầu ngừng các dự án thủy điện để cứu sông Mekong.

Lá đơn do tổ chức Liên minh Save the Mekong khởi xướng đã được gửi tới thủ tướng các nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, yêu cầu dừng ngay 11 dự án thủy điện tại vùng hạ Mekong.

Trong đó có 7 đập thủy điện sẽ được xây tại Lào, hai tại vùng biên giới Lào-Thái Lan và hai tại Campuchia.

Lý do là tuy các công trình thủy điện này sẽ cung cấp điện cho phát triển kinh tế, chúng có thể gây hại trầm trọng cho môi trường và đa dạng sinh vật sông Mekong, đồng thời ảnh hưởng xấu tới cuộc sống của những người sinh sống nhờ dòng sông vĩ đại này.

Mới đây, đã có cảnh báo từ các nhà bảo vệ môi trường về nguy cơ tuyệt chủng của loài cá heo Mekong.

Tuy nhiên, lá đơn không được gửi tới lãnh đạo Trung Quốc, nước nằm ở thượng nguồn dòng sông này và cũng là quốc gia xây nhiều đập trên dòng sông này nhất.

Bốn nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam có mặt trong Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission) nhằm mục đích bảo tồn dòng sông, nhưng Trung Quốc cùng Miến Điện đã từ chối không gia nhập ủy hội.

Đơn do Liên minh Save the Mekong chấp bút viết bằng bảy thứ tiếng đã được chuyển tới Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejajiva hồi cuối tuần.

Sông Mekong chảy qua sáu nước là Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Sông bắt nguồn trên vùng núi cao nguyên Tây Tạng và hạ lưu sông thuộc bốn nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nhất

Là nước nằm ở hạ nguồn, nơi dòng Mekong đổ ra biển, Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất.

17 triệu người Việt, tương đương khoảng 1/3 số người sống dọc dòng Mekong, sẽ phải trực tiếp chịu các hệ quả môi trường mà các dự án năng lượng khi triển khai gây ra.

Tiến sỹ Ngô Xuân Quảng từ Viện Sinh học nhiệt đới Việt Nam được báo chí trích lời nói quan ngại chính của Việt Nam là hệ thống môi sinh bị phá vỡ, tình trạng xói lở, thay đổi dòng chảy và nguy cơ thiếu nước.

Theo ông Quảng, hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp đang phải chịu tình trạng xói lở nặng nhất, trong khi Tiền Giang là nơi bị khô hạn nhất.

Không chỉ nông dân Việt Nam, nông dân các nước ở hạ nguồn như Lào và Campuchia cũng đang chịu nhiều thiệt hại của tác động môi trường liên quan tới dòng Mekong.

Website của Liên minh Save the Mekong nói dòng sông này là một trong những vựa cá nước ngọt giàu có nhất thế giới đang nuôi sống hơn 60 triệu người.

Liên minh này cũng phân tích về ảnh hưởng của các công trình thượng nguồn: "Các công trình xây đập trên vùng thượng nguồn sông Mê kông (Lancang) của Trung quốc đã gây nên những vấn đề nghiêm trọng về môi trường cho những nước hạ lưu như Miến Điện, bắc Thái Lan, và bắc Lào".

"Trữ lượng cá giảm sút và mực nước sông biến đổi không dự đoán được đã làm cuộc sống của những cộng đồng dưới hạ lưu dòng sông thêm khó khăn, điều này cho thấy rằng các con đập trên dòng chảy chính của sông sẽ gây ra sự tàn phá.

Giới chuyên gia nói rằng Việt Nam và các nước ở hạ lưu cần chú tâm vận động quốc tế, mà trước tiên là có thể đưa Trung Quốc ra trước diễn đàn LHQ về thái độ độc quyền khai thác sông Mekong mà bất kể tới hậu quả nơi các quốc gia hạ nguồn.

(Theo BBC) 


 GIỮ THÂN CHO MẸ

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN=  |   GỬI BÀI   |   LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiou Biết và Thương Yêu đo bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.