.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

             TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

  Khoa học & Môi trường

Giảm thiểu hóa chất trong nông nghiệp

  • PSN - 29.01.2009 | Dr. Mai Thanh Truyết

Trong tiến trính phát triển nông nghiệp đặc biệt tập trung cho việc xuất cảng gạo ở Việt Nam đã tạo nên một tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng cho vùng vựa lúa của Đồng bằng song Cửu Long (ĐBSCL). Cho đến nay, tình trạng trên ngày càng nghiêm trọng hơn và  hiện tại là một vấn nạn cho vựa lúa của cả nước.


Với trên 39 triệu hecta đất nông nghiệp, chiếm 12% diện tích trồng trọt của Việt Nam, gấp ba lần diện tích của châu thổ sông Hồng miền Bắc. Thách thức của Việt Nam hiện tại là tận dụng và khai thác triệt để nguồn đất nầy trong phát triển nông nghiệp và ngư nghiệp như chăn nuôi tôn và cá… để tăng gia sản xuất cho nhu cầu gia tăng dân số và xuất khẩu.


Từ đó, diện tích trồng trọt cần phải phải tăng thêm thời vụ từ hai vụ mùa lên đến 3 vụ thậm chí thêm một vụ trồng hoa màu… Đất không được nghĩ ngơi để có thời gian tự tái tạo và đất cũng bị phủ chập quá tải phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật, để rồi ngày càng cằn cổi và có nhiều nguy cơ trở thành hoang hoá hay sa mạc hoá trong tương lai.


Đó là viễn tượng không mấy tốt đẹp của một miền đất phì nhiêu của miền Nam Kỳ ngày xưa. Do đó, chuyển hướng về sự phát triển nông nghiệp hiện tại phải là một việc làm cấp bách và dứt khoát cho những ngày sắp tới. Bài viết có mục đích gợi ý về các phương cách giảm thiểu việc sử dụng phân bón và hoá chất bảo vệ môi trường trong nông nghiệp. 


Công nghệ phi-hoá học (non chemical technology)
Giống cây trồng: Căn cứ vào luật di truyền, ngày nay khoa học gia có thể lai tạo những giống cây đặc biệt là lúa, lúa mì và bắp có nhiều khả năng kháng cự bịnh tật cao, chống lại côn trùng và cỏ dại, cùng cho ra năng suất cao trong lúc giảm thiểu được việc sử dụng phân bón và hoá chất bảo vệ môi trường. Đây là một tiến trình đúng đắn phù hợp với công nghệ xanh nhất là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam vừa bảo vệ hệ sinh thái và vừa tăng gia sản xuất.


Nhân tố kiểm soát sinh học: Trong thiên nhiên, có nhiều loại côn trùng “chiến sĩ” (predator) có khả năng ăn các côn trùng khác, do đó cân bằng được hệ sinh thái trong khu vực trồng trọt. Khuynh hướng để giải quyết vần đề là mang các côn trùng “chiến sĩ” cấy vào vùng khai thác có nhiều côn trùng thích “khẩu” của côn trùng chiến sĩ.


Trước tiến trình toàn cầu hóa, mọi trao đổi thực phẩm trên thế giới đầu có nguy cơ mang một mầm bịnh hay côn trùng từ một nơi nầy qua nơi khác. Do đó, kiểm soát sinh học cũng là một biện pháp phòng vệ hữu hiệu.


Công nghệ sinh học:

Trong vòng 20 năm cuối của thế kỷ 20, một cuộc cách mạng nông nghiệp đã mang lại rất nhiều thành tựu hôm nay. Đó là công nghệ sinh học. Đây là một kỹ thuật dùng cơ thể sống (livings organisms) hay các chất trong cơ thể để biến chế thành một sản phẩm có khả năng làm tăng trưởng cây trồng hay động vật, hoặc khai triển các siêu sinh vật để áp dụng vào công nghệ chăn nuôi va trồng trọt.


Thành tựu của công nghệ nầy đem lại nhiều lợi ích cho việc quản lý cây trồng và thú vật nuôi:


• Tạo ra cây kháng bịnh qua việc cấy mô và kỹ thuật vi truyền (micropropagation);
• Khai triển việc chẩn đoán bịnh cũng như theo dõi dân số của côn trùng trong vùng khai thác;
• Sử dụng côn trùng chiến sĩ để diệt côn trùng phá hoại mùa màng;
• Lai tạo được nhiều giống có khả năng chống bịnh, chống côn trùng cao.


Côn trùng sinh học (bio pesticides) :

Côn trùng sinh học được dùng cho các loại côn trùng chiến sĩ, nấm mốc, côn trùng ký sinh, hay vi khuẩn… đã được cấy thêm hoá chất thích hợp cho từng hệ sinh thái trồng trọt hay chăn nuối khác nhau. Một lợi điểm cho việc sử dụng nấm móc (fungi) chẳng hạn là để chữa trị rễ cây bị côn trùng xâm nhập, nơi mà việc dùng thuốc sát trùng thông thường không có khả năng đến tận nơi được vì nằn sâu trong đất.


Côn trùng sinh học được dùng nhiều nhất hiện nay là Bacillus thuringienses (Bt). Đây là một loại vi khuẩn có khả năng sản xuất ra một protein đặc biệt chống lại rất nhiều côn trùng thường thấy trong nông nghiệp. Một số chủng loại khác của Bt có khả năng tiêu diệt rầy lá (caterpillars) được áp dụng thành công ở Cuba và Ấn Độ.


Công nghệ di truyền: Công nghệ nầy tạo dựng ra các thế hệ thứ hai, ba… của cây trồng và thú vật. Nguyên lý nầy dực theo kỹ thuật ghép DNA di truyền vào một DNA khác giống khác để cho ra hiệu năng tối đa. Ngoài khả năng về năng suất, công nghệ nầy còn làm cho các thề hệ sau có khả năng chống côn trùng và bịnh tật rất cao... Do đó việc dùng phân  bón và hoá chất bảo vệ thực vật được giảm thiểu rất nhiều. Công nghệ nầy sẽ là một lối thoát về mặt phát triển lương thực cho các quốc gia đang phát triển.


Mai Thanh Truyết


 GIỮ THÂN CHO MẸ

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN=  |   GỬI BÀI   |   LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiou Biết và Thương Yêu đo bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.