.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

             TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

  Khoa học & Môi trường >Giữ thân cho mẹ

Từ tai hoạ bùn đỏ ở Hungary,
nghĩ tới bôxít Tây Nguyên

  • PSN - 8.10.2010 | Nguyễn Quang A
    Theo: SGTT

SGTT.VN - Ngày 4.10.2010, đập hồ chứa bùn đỏ tại mỏ khai thác và chế biến bôxít ở Ajka, Hungary đã bị vỡ. Gần 1 triệu m3 bùn đỏ đã tràn xuống phủ một diện tích 40km2 và làm tan hoang nhiều khu dân cư.

Có nơi lũ bùn đỏ với độ dày tới 2m đã nhấn chìm mọi thứ. Báo chí Hungary cho biết, đến ngày 7.10, đã có bốn người chết, 123 người bị thương và còn năm người được coi là mất tích. Ba tỉnh của Hungary đã bị đặt trong tình trạng báo động môi trường, ba con sông bị đe doạ, bùn đỏ đã lan xuống sông Rába và đe doạ sông Duna. Đây là thảm hoạ môi trường lớn nhất ở Hungary.

Nhà máy bôxít Ajka thuộc công ty cổ phần Nhôm Hungary (MAL). Báo chí Hungary cũng đưa tin cựu Thủ tướng Gyurcsány Ferenc có lợi ích trong MAL trước khi lên làm thủ tướng và công ty này ngày nay vẫn do các bạn đầu tư của ông vận hành.

MAL đã rất tự hào về tính an toàn của hệ thống chứa bùn đỏ của mình. Họ nói “các hồ chứa bùn đỏ được cách ly, được xây dựng rất hiện đại với hệ thống giám sát tiên tiến đảm bảo chắc chắn việc chứa bùn đỏ”. MAL cũng rất lưu ý đến việc “hoàn thổ”, khôi phục lại mặt bằng liên tục bằng san lấp và trồng cây tạo ra thảm thực vật phong phú. Nhưng khi xảy ra tai hoạ, họ nói đấy là tai hoạ thiên nhiên và từ chối trách nhiệm. Họ còn nói, mới gần hai tuần trước cơ quan Thuỷ lợi đã kiểm tra đập và không thấy có vấn đề gì. Khi tai hoạ xảy ra họ nói bùn đỏ không độc hại, trong khi nhiều người bị bỏng đến 70% do bị ngập trong bùn đỏ có tính kiềm nặng!

Nhà cửa của người dân phủ đầy bùn đỏ. Ảnh: Reuters

Lập luận của MAL nghe rất quen với người Việt Nam. Trong các tranh luận về khai thác bôxít ở Tây Nguyên, tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng đưa ra các lời hứa tương tự về hệ thống chứa bùn đỏ của mình sẽ và đang được xây dựng. Thực ra, ở đâu cũng vậy, những người vận hành hồ chứa bùn (bùn đỏ của nhà máy bôxít hay bùn đen của các mỏ than hay các loại mỏ khác, thậm chí cả với các hồ nước sạch cho thuỷ điện) luôn tìm cách thoái thác trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.

Các tổ chức bảo vệ môi trường, người dân và Chính phủ Hungary (mới thắng cử đầu năm nay và kình địch với chính phủ của cựu thủ tướng), thì cho rằng không phải do các nguyên nhân tự nhiên, tức là ám chỉ đến các sự xao lãng con người đã gây ra tai hoạ. Theo Thủ tướng Orbán Viktor, “Chúng ta không biết dấu hiệu cho thấy các nguyên nhân tự nhiên gây tai hoạ. Chúng ta có thể nghi rằng có sự xao lãng của con người ở đây. Cả nước đang muốn biết, ai chịu trách nhiệm về tai hoạ này”.

Lấy mẫu bùn đỏ gần thị trấn Ajkai. Ảnh: Reuters

Các nhà khoa học thì thận trọng hơn và chỉ có thể đưa ra kết luận về nguyên nhân của tai hoạ sau khi khảo sát và nghiên cứu kỹ lưỡng. Có thể đập đã được xây thấp hơn mức bùn được đưa vào hồ; có thể đập đã già và bị nước kiềm mạnh làm yếu đi.

Ba ngày sau tai hoạ, chưa ai có thể đưa ra kết luận thoả đáng về nguyên nhân của tai hoạ. Nguyên nhân là gì? Những ai phải chịu trách nhiệm? Chắc còn cần thời gian để làm rõ. Nhưng có thể học được nhiều điều từ tai hoạ này (và các tai hoạ tương tự khác, như vụ vỡ đập, Buffalo creek, làm tràn bùn xám ở mỏ than tại Mỹ ngày 26.2.1972 làm 124 người thiệt mạng, phá huỷ hàng ngàn xe cộ và gần cả ngàn ngôi nhà, hay các vụ vỡ đập khác,...) Đấy là các tai nạn xảy ra ở các nước phát triển hơn ta rất nhiều và có kinh nghiệm khai thác và quản lý nhiều hơn chúng ta rất nhiều.

Đã có rất nhiều ý kiến về các dự án khai thác bôxít ở Tây Nguyên. Người ta cũng nói đến sự chắc chắn, vững chãi của các hồ chứa bùn đỏ. Từ trên nóc nhà của Đông Dương nếu có sự cố vỡ đập như ở Hungary, thì tai hoạ sẽ rất thảm khốc.

Vấn đề chuyên chở không những là vấn đề khó khăn về kinh tế mà cũng hàm chứa những rủi ro môi trường khó lường. TKV lập dự án nhưng bỏ chuyện làm đường chuyên chở ra ngoài (và yêu cầu Nhà nước phát triển đường sắt cho TKV), tính kiểu ấy là ăn bớt chi phí đầu tư để cho dự án có vẻ khả thi hơn về kinh tế. Nếu tính hết (kể cả đầu tư cho chuyên chở) và nhất là phải có chi phí thoả đáng cho khắc phục môi trường (trong hoạt động bình thường của các nhà máy cũng như trong trường hợp có tai hoạ) thì dự án khai thác bôxít không khả thi về mặt kinh tế. Tác hại về môi trường khó có thể lường.

Nguyễn Quang A


 GIỮ THÂN CHO MẸ

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN=  |   GỬI BÀI   |   LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiou Biết và Thương Yêu đo bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.