.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

       TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

  Khoa học & Môi trường >Giữ thân cho mẹ

 Vegan và mật ong

  • PSN - 8.1.2011 | Đỗ Trúc Thanh

Khi các Vegan quyết định ngừng tiêu thụ mật ong thì một số người cho rằng như thế là cực đoan, phóng đại vấn đề, hoặc là lựa chọn ngớ ngẩn. Nhưng các Vegan thì biết rằng chẳng có gì là cực đoan, phóng đại hay ngớ ngẩn cả, khi chúng ta từ chối chiếm đoạt tài sản, lương thực và nơi ở của kẻ khác. Rất nhiều người không ý thức được những hậu quả tiêu cực nghiêm trọng có thể xảy đến nếu chúng ta không biết tôn trọng đời sống của loài ong. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số thông tin cơ bản về đặc điểm của loài ong mật và sự can thiệp của con người vào đời sống của ong.

 

1. Tại sao ong làm mật?

Từ muôn đời nay, ong làm mật không phải để chơi. Tất cả công việc chúng làm trong suốt quãng đời ngắn ngủi (trung bình ong đực sống khoảng 1 đến 2 tháng, ong thợ khoảng 2 đến 6 tháng, ong chúa sống khoảng 3 đến 5 năm) là để nuôi sống cả gia đình. Mật là yếu tố chính trong thực phẩm của ong, đặc biệt là trong mùa đông (vì ong nghỉ đông, cần ở trong tổ để trú rét). Ong đực chỉ có nhiệm vụ giao phối với ong chúa; ong thợ thì làm nhiều việc như lấy mật, nuôi ấu trùng và bảo vệ tổ; ong chúa đóng vai trò quan trọng là sinh nở và điều khiển bầy ong thợ.

 

2. Vai trò của ong đối với sự sống

Các loài ong đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Chúng hỗ trợ cho sự thụ phấn của các loại cây. Ong mật Apis là loài duy nhất mà con người sử dụng trong ngành công nghiệp mật ong. Trong quãng đời rất ngắn của chúng (vài tháng – như đã đề cập bên trên), mỗi con ong thợ phải bay đi bay lại trong tổng quãng đường dài hàng trăm km, để kiếm mật chỉ với một mục đích là xây dựng và bảo vệ sự sống cho đồng loại, cho đại gia đình mình. Sự chăm chỉ của chúng trong những giai đoạn thời tiết ấm áp (cũng là khi cây cối phát triển) vô tình góp phần duy trì sự sống cho nhiều loài thực vật, là một điều vô cùng quan trọng cho sự cân bằng sinh thái.

 

Ong là một loài bị đe dọa trên Trái Đất. Trong mấy thập kỉ gần đây, số lượng ong ở mọi miền trên Trái Đất bị giảm đáng kể (từ 50% đến 90% tùy từng vùng). Các nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả này hiện vẫn chưa được kết luận rõ ràng, nhưng các nhà nuôi ong cho rằng điều đó bắt nguồn từ những sản phẩm độc hại trong nông nghiệp, hoặc từ những loài thực vật do con người biến đổi gen…

 

Tuổi thọ trung bình của ong chúa trước kia là từ  3 đến 5 năm, nhưng hiện nay ong chúa thường chỉ sống được chưa tới 2 năm (có thể do thức ăn bị ô nhiễm). Sự biến mất của loài ong sẽ gây ra sự xáo trộn nghiêm trọng đối với môi trường sinh thái trên hành tinh của chúng ta.

 

3. Công việc của ngành “nuôi ong”

Ngành nuôi ong không xuất hiện với nhiệm vụ nuôi dưỡng và bảo vệ ong mật, mà là để bóc lột, tước đoạt thành quả lao động của đại gia đình ong mật (mật ong, sáp ong, keo ong…). Quả thật, ong chỉ có thể sống với mật do chính chúng tạo ra, con người không thể làm ra loại thực phẩm nào ngon và bổ dưỡng cho ong hơn mật mà chúng mang về.

 

Đại gia đình ong không muốn bất kì kẻ nào đến gần và ăn cắp thành quả lao động của chúng cả, chúng có tính đoàn kết rất cao và sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đoàn thể của mình. Vì thế, để thực hiện việc lấy mật, thông thường những người nuôi ong cần dùng phương pháp cổ điển là xông khói thùng ong.

 

Điều này khiến cho bầy ong tưởng rằng có cháy rừng, nên khi bị xông khói, chúng cố gắng hết sức nhồi nhét mật vào mình để mang đi, vì chúng sẽ không bao giờ chịu bỏ nhà ra đi với cái bụng rỗng; ngoài ra chúng còn phải cố gắng mang đi những cái trứng của ong chúa hoặc ấu trùng. Trong thời gian đó, vì quá tập trung vào việc thu hồi mật và cứu các quả trứng, chúng trở nên bớt đề phòng và bớt nguy hiểm với con người. Người ta tận dụng hoàn cảnh ấy để mở nắp tổ ong nhân tạo, thực hiện công việc lấy mật ong. Không chỉ thế, nhiều khi người ta còn tận dụng thời điểm bầy ong thợ không chú ý để thay vào một ong chúa mới (nếu ong chúa cũ hoạt động kém, điều khiển đại gia đình không hiệu quả, tạo năng xuất thấp). Đây là một sự xâm phạm nghiêm trọng đối với đoàn thể ong!

Khi rút những cầu ong ra khỏi thùng ong để lấy mật, người ta thay vào đó là những cầu ong trống hoặc được quệt một lớp chất lỏng đặc có vị ngọt. Hãy tưởng tượng rằng bạn làm việc mệt nhọc trong suốt cuộc đời mình để trồng những cây to, hái những quả chín ngọt ngào, mà chỉ trong phút chốc những gì bạn làm ra bị người khác lấy hết hoặc thay bằng những quả thối, quả dập, bạn có chấp nhận được không?

 

Ngành nuôi ong không chỉ lấy mật, mà còn chiếm đoạt những tài sản khác của đại gia đình ong như sáp ong (dùng để xây tổ), keo ong (để tăng cường sự vững chắc cho kết cấu tổ ong, và cũng để chống lại bệnh tật), phấn hoa (được dùng làm thực phẩm và cũng là nhân tố tối quan trọng trong sự sinh tồn của bầy ong), sữa chúa (nguồn thức ăn duy nhất của ong chúa), và nọc ong (vũ khí tự vệ của ong).

 

Trong trường hợp con người thực hiện công việc lấy mật không cẩn thận, ong chúa có thể cảm thấy căng thẳng, dẫn đến sự căng thẳng của cả bầy ong. Khi đó bầy ong trở nên rất nguy hiểm đối với những người nuôi ong, và người ta thường phải giết chết ong chúa để kết thúc sự nổi giận của bầy ong. Những đại gia đình ong trong hoàn cảnh đó thường có nguy cơ tan rã hoặc ít nhất là bị suy sụp cho tới khi có một ong chúa khác xuất hiện. Điều này làm xáo trộn cuộc sống của bầy ong.

 

4. Nên ngừng sử dụng các sản phẩm từ ong

Những người nuôi ong và các nhà sản xuất sản phẩm từ ong thường quảng cáo rằng nghề nuôi ong là nghề gần gũi với thiên nhiên và rất tôn trọng cuộc sống của ong. Nhưng giờ đây chúng ta đều đã biết rằng, ong không sinh ra để được con người nuôi dưỡng và bảo vệ, ong không cần sự bảo vệ của con người, và cũng không chấp nhận hành động chiếm đoạt tài sản mà con người làm đối với chúng.

 

Chúng ta hãy vì sự tôn trọng đối với đại gia đình ong mà để lại mật cùng các tài sản khác cho chúng, vì chỉ chúng mới xứng đáng được sử dụng những thành quả tuyệt vời từ quá trình làm việc cần mẫn vì lợi ích chung đó!

Nguồn: http://dotructhanh.songanlanh.net/2010/07/28/vegan-va-mat-ong/


 GIỮ THÂN CHO MẸ

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

 

LÊN TRÊN=  |  GỬI BÀI  |    LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiou Biết và Thương Yêu đo bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.