PSN
BỘ MỚI 2008
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

Nghệ thuật sống thiền


Zen and the art of saving the planet
Thiền tập và nghệ thuật cứu vãn hành tinh

  • PSN - 28.8.2010
    Nick Harding - The Independent 10.8.2010

Người đã thiết lập một ngôi làng có nếp sống thân thương hài hòa với đất mẹ và cũng là nhà văn có sách bán chạy nhất. Ngày mai 10 tháng 08 năm 2010, cả hội trường nhạc rock lớn của Luân Đôn Hammersmith Apollo sẽ chật ních hàng ngàn dân ngưỡng mộ con người dẫn đoàn hành hương đi về hướng an lành này cho đất mẹ. Nhưng TS Thích Nhất Hạnh không phải là một ngôi sao nhạc rock- người chỉ là một ông thầy tu thiền, một thiền sư người Việt. Ký giả Nick Harding có dịp gặp một ông thầy tu đang mang sứ mạng lớn này...

Thứ ba, 10 August 2010

Nếu đem cái nhìn thấu đáo hơn về tương lai, thì Cộng đồng tu học Làng Mai ở Pháp nằm ngay giữa vùng những đồi nho sản xuất toàn rượu vang hảo hạng của nước này, hình như đã tọa lạc không đúng chỗ của nó. Nó không hạp với kỹ thuật hiện đại, những tân tiến khoa học, những đổi mới của thời đại. Nó mộc mạc, bình an, có những tiện nghi tri túc căn bản và nó được cai quản bởi những ông thầy tu mặc áo nâu.

Thế đấy, ba xóm (Thượng, Hạ và xóm Mới) của Làng Mai có vườn cây ăn trái, vườn rau, phòng ngủ, chùa, tháp chuông, thiền đường... đang là trụ sở trung ương của một nhóm thầy tu đi tiền phong từ hạ tầng cơ sở của phong trào xanh, thu hút con số ngày càng tăng những ai đã chán ngán với đời sống vật chất, thao thức đi tìm một tương lai xanh cho địa cầu, hầu có một tương lai lâu bền cho thế hệ mai sau…

Làng Mai là Trụ sở Trung Ương của Dòng Thiền Tiếp Hiện, một phong trào Phật giáo đi thẳng vào cuộc khủng hoảng tâm linh lớn nhất sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhờ thế, mỗi năm Làng Mai đã cuốn hút hằng trăm tín hữu mới. Trong thời điểm mà phần lớn các tu sĩ của nhiều dòng tu, nhiều tôn giáo đang khủng hoảng niềm tin và đang tàn lụn dần mòn thì dòng Thiền Tiếp Hiện đã tràn lan trên khắp toàn cầu, tuyên dương ý thức hệ đang lên, làm nền tảng cho một xã hột biết tiêu thụ trong chánh niệm và bền vững. Và dù rằng con số những thầy tu – sống thanh bạch trong các tu viện Làng Mai - gia tăng đủ nhanh rồi, mà các ông thầy tu áo nâu tu trên lại có thêm những chương trình vói tay tới hàng ngàn người trẻ, nhờ hệ mạng lưới toàn cầu và những khóa tu liên tục.

Trên đỉnh của phong trào này là vị thầy già kính yêu, người Việt Nam, 84 tuổi, Thích Nhất Hạnh, một trong những lão sư có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới. Học thuyết đạo Bụt đương đại của người chứa đựng một mạng lưới vững chãi che chở môi sinh, đã khiến cho ông thầy tu này trở nên hình ảnh biểu trương đứng hàng đầu, hùng biện nhất trong phong trào tranh đấu làm xanh hành tinh. Ông có một tiểu sử mà nhiều vị lãnh đạo thế giới rất thèm có được. Người giữ vai trò then chốt làm hứng khởi phong trào kêu gọi hòa bình, chống chiến tranh tại Việt Nam và đã là niềm cảm hứng cho những danh nhân bảo vệ môi trường như Joanna Macy và Alan Weisman. Những lời thuyết giảng của người về bảo vệ môi sinh đã ảnh hưởng Thái Tử của vương quốc Wales. Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng như nữ sĩ ký giả nổi tiếng Hoa Kỳ Oprah Winfrey cũng là người ái mộ người. Cuốn sách của người về bảo vệ môi sinh như quyển Thế giới mà chúng ta đang còn (The World we have) đang là quyển sách bán chạy nhất hiện tại. Và ngày mai ông sẽ viếng thăm đặc biệt Anh quốc, thuyết pháp tại Hammersmith Apollo ở Luân Đôn.

Bằng những nguyên tắc về sinh thái học vững chãi, Thiền Sư đã thuyết phục mọi người nên tôn trọng và có lòng từ bi đối với môi sinh qua một hệ thống tu luyện gọi là năm phép tu tập chánh niệm. Các phép chánh niệm này, có gốc rễ nơi đạo Bụt, thể hiện một cái thấy sâu sắc về con đường tâm linh và đạo đức toàn cầu. Tín đồ được khuyến khích tiếp nhận năm cách tu tập chánh niệm này và thực hiện áp dụng trong đời sống hằng ngày. Cách sống này khuyến khích tín hữu nhận trách nhiệm về hành động của mình và xem xét kỹ lưỡng hậu quả của sự tiêu thụ của mình, không những về thức ăn hay các thứ khác mà còn bao gồm luôn những gì thuộc về văn hóa phẩm kích thích giác quan. TS. Thích Nhất Hạnh nói rằng thông tin, báo chí, truyền thanh, truyền hình thiếu chánh niệm cũng có thể gây độc hại và đôn đốc việc tiêu thụ sai lệch, tàn phá con người và địa cầu. Trong sách Thế giới mà chúng ta đang có Thiền Sư viết: “Tình trạng Trái Đất ngày nay là kết quả của sự sản xuất và tiêu thụ thiếu chánh niệm. Chúng ta tiêu thụ để quên đi những lo âu, những thắc thỏm trong ta. Tiêu thụ thật nhiều, quá sức nhiều, đó không phải là con đường nên theo.”

Đồng ý với thuyết rất phổ thông về Gaia của Lames Lovelock, người Phật tử tin rằng địa cầu là một sinh vật mà tất cả chúng ta đều thuộc về và nhân loại có liên hệ thâm sâu với trái đất. TS. Thích Nhất Hạnh dạy rằng nếu ta tàn hại sinh thái tức là ta đang tàn hại chính chúng ta. Thông điệp thật đơn giản nhưng hữu hiệu: “tiêu thụ với lòng từ bi ”… Để thực hiện điều đó, người tín hữu được khuyến khích thực tập im lặng quán chiếu thường xuyêndừng lại nhiều lần trong ngày để nhìn sâu hơn. Dừng lại và đem tâm trở về có mặt với phút giây hiện tại, để nhìn rõ sự sống và quán chiếu đến những liên can thâm sâu của hành động đó. Tất cả các bữa ăn tại Làng Mai đều im lặng, người ăn được khuyến khích nhai cẩn thận từng muỗng thức ăn, quán chiếu xem mình nên lấy bao nhiêu thức ăn, ăn bao nhiêu cho vừa đủ, các thức ăn này đến từ đâu, và tiêu thụ như vậy có tổn thương đến đạo đức của mình không. Kết quả của cách thực tập này rất thâm sâu, thực thi trong sự tin tưởng rằng mỗi vật là một phần của tổng thể chung toàn cầu và vì thế các tu sĩ ở Làng Mai không ăn thịt cá, không ăn những thức có chất sữa bò, phô mai, trứng… và những thực phẩm liên quan đến sữa bò, bơ, trứng vì hệ thống chăn nuôi bò heo gà quá tiến bộ hiện tại đang tàn phá môi sinh quá mức.

Trong một cuộc phỏng vấn, rất khó xin được, TS. Thích Nhất Hạnh nói với chúng tôi “Unesco báo cáo rằng mỗi ngày có 40 000 trẻ em chết vì thiếu ăn, trong khi đó thì nhiều người trong chúng ta ăn thật nhiều thịt và uống nhiều rượu. Để làm nên một miếng thịt bò người ta phải dùng rất nhiều ngũ cốc và ngũ cốc ấy có thể đem sử dụng để nuôi các cháu đang chết đói. Thành ra ăn như thế giống như ta đang ăn thịt con của chúng ta”.

Trong khi thông điệp vegan - không ăn thịt cá trứng sữa - của thiền sư có lẽ như không có tiếng vang mấy cho mọi người nhưng tiếng kèn kêu gọi mọi người trở về với nếp sống đơn giản thanh lương đã đánh động nhiều người. Chỉ mới trong những năm gần đây thôi mà cộng đồng tu học Làng Mai đã tăng trưởng nhanh từ 100 đệ tử xuất gia của thầy từ Pháp đến Mỹ Châu đến hơn 600 vị xuất gia trên toàn cầu với những tu viện mọc lên từ từ ở Đức Quốc, Úc Châu, Tháiland, Indonesia và Hồng Kông. Tuổi trung bình của xuất sĩ là 22. Mỗi ngày cái thông điệp sống đời đơn sơ, thanh bạch đã gây niềm tin cho giới trẻ. Cộng đồng thiền tập này mới vươn tay ra ngoài bằng phong trào WAKE UP - gồm những Phật Tử trẻ và cả những người trẻ không phải Phật Tử nhưng hướng về một xã hội Lành mạnh và Từ bi có nhiều chương trình trong nhiều nước trên toàn cầu và những đề tài thảo luận đã được tải xuống từ mạng lưới Phong Trào bởi hơn 40 nghìn người ngưỡng mộ (40 000 fans).

Thầy Nhất Hạnh nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của tuổi trẻ trong phong trào làm xanh địa cầu. Người nói: “Tương lai thuộc về các bạn trẻ và nếu các bạn tỉnh dậy sớm, vì tương lai của mọi người trên hành tinh này, đó là điều đáng mừng. Người trẻ tự do hơn, họ không bị lệ thuộc vào nhiều thứ.” Trong khi nhiều người có thể lý luận rằng sống theo những đường hướng năm phép tu tập chánh niệm của Thiền Sư trong xã hội tân thời này quá khó và cái chủ trương mà Thiền Sư trình bày dường như chỉ là một lý tưởng khó vói tới, cái thông điệp kêu gọi mọi nguời tập vui với những niềm vui đơn giản, thoát khỏi những ham muốn vật chất ngày càng thêm hấp dẫn ngay trong khi kinh tế đang có những cựa mình tiêu cực. Từ khi kinh tế xuống dốc, Làng Mai lại có thêm nhiều người hỏi thăm về các khóa tu khắp nơi trên toàn cầu và về những nơi nào họ có thể dự được các khóa tu.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh nói: “Đúng rồi, chúng ta phải có một nghề sinh sống để nuôi thân chứ, nhưng ta vẫn có thể tìm ra một nghề nuôi thân cho đẹp, nằm trong năm phép tu tập chánh niệm, thấy và biết khá đủ. Nếu phải có lương bổng không cao bằng nơi kia, nếu có căn hộ nhỏ hơn, ngôi nhà ít tiện nghi hơn, một chiếc xe khiêm tốn hơn nhưng ta được sống đẹp trong con đường thánh thiện và ta cười luôn, ta yêu đời, yêu mọi người. Nếu cuộc sống của ta có nhiều từ bi thì ta sẽ có nhiều hạnh phúc. Sống đơn giản và từ bi ai cũng có thể làm được. Tôi có quen biết nhiều doanh thương giàu có nhưng sống đơn giản, ăn uống đơn giản và niềm vui của họ là biết rằng họ đang giúp cho nhiều người có công ăn việc làm và những việc này không tàn phá địa cầu.

Ở tuổi 84, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh vẫn giữ được tâm sáng suốt rạch ròi. Điều này đã giúp thầy cho hằng giờ pháp thoại đầy tuệ giác sâu sắc, những suy gẫm thâm uyên mà không cần có bài soạn sẵn. Người có những chú tâm rất bén nhạy về hiện tình thế giới và vẫn tiếp tục đề nghị góp ý với những vị lãnh đạo thế giới, dù có khi cũng thất bại vì sức khỏe thể xác không cho phép. Người không ngại bị tranh cãi và sau ngày 9 tháng 11, người đã mạnh dạn chỉ trích chính sách ngoại giao Hoa Kỳ đã làm gia tăng mức bạo động trên toàn cầu. Về vấn đề dầu khí tràn lan trong vịnh Mexico người nói: “Có những thương gia đã làm nhiều điều tàn hại cho địa cầu và họ muốn cảm thấy bớt mặc cảm tội lỗi nên đã cho tiền để đền bù. Điều đó không đủ. Họ phải xét lại và sửa sai hành động của họ.”

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã trở thành người tranh đấu cho hòa bình trong thời gian chiến tranh Việt Nam, người đã len lỏi vượt rừng giữa bom đạn để đem phẩm vật cứu trợ đến cho người dân bị nạn. Hành động chống chiến tranh này khiến cho vị thiền sư bị lưu đày 40 năm. Nhà hoạt động Martin Luther King, tranh đấu cho quyền bình đẳng những công dân sống ở Hoa Kỳ bất kể màu da, sau đó đã đề cử ban giám khảo Giải Nobel Hòa Bình tặng thiền sư giải thưởng này. Trong những năm 1970 khi làn sóng người Việt và Cambuchia ồ ạt trốn sự khủng bố trong nước đã ngồi đầy khẳm những chiếc thuyền vượt biển thật hiểm nguy, thầy Nhất Hạnh đã ở nhiều tháng trên biển Nam Hải (biển Đông) để đi cứu trợ thuyền nhân. Người lên tiếng chỉ trích hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan và ở Làng Mai thì Người và đệ tử tu sĩ áo nâu của người hằng năm vẫn tổ chức những khóa tu hỗn hợp giữa người Palestiniens và Iraeli sống chung, tập hiểu và chấp nhận nhau. Cuối cùng thì người cũng được về lại Việt Nam năm 2005, hàng ngàn người đến tham dự tu tập trong những khóa tu với người. Và vì có quá nhiều người theo pháp môn của Thiền sư nên chính quyền Cọng sản, vì sợ hải ảnh hưởng người, đã khéo léo dàn dựng ra một cuộc trấn áp. Rất nhiều đệ tử xuất gia của thiền sư bị đuổi ra khỏi tu viện ở Việt Nam, hoặc là trốn khỏi nước, hoặc đang tu ẩn náo ở nhiều nơi trong nước.

Sau buổi thuyết pháp cong cộng tại Luân Đôn, người sẽ hướng dẫn một khóa tu cuối tuần kéo dài 5 ngày ở Miền Trung Anh quốc, nơi này đã có 500 người ghi danh và sẽ có thêm. Đây là khóa tu cho gia đình và dĩ nhiên có khá nhiều trẻ em và thiếu niên đủ các lứa tuổi, đến để học kinh nghiệm sống của người về cách làm hài hòa tâm linh và sinh thái (environment spiritualism). Người nói “ Tất cả chúng ta cần xét lại những giá trị của xã hội ngày nay và gắng sống lại đời sống đơn giản hơn. Chúng ta nên xét lại tiêu chuẩn về hạnh phúc của chúng ta.

Thiên hạ cứ ngày càng bận rộn thêm. Chúng ta như những con cá sống trong nước mà nước cứ cạn dần. Chúng ta không cảm thấy tiện nghi, không đủ không gian, ta thiếu thì giờ. Ta có thể có nhiều tiền hơn trong quá khứ nhưng không gian chúng ta hẹp hơn và chúng ta ít hạnh phúc hơn, ít tình thương hơn. Thế nên chúng ta nên có một cuộc cách mạng mà bắt đầu bằng sự thức dậy tập thể. Chúng ta hãy dừng lại và tìm cho ra một hướng đi khác.”

Rốt cùng, nhà nhân bản sôi nổi và vị hiền nhân chín chắn này tin tưởng rằng chúng ta vẫn còn có thể cứu vãn địa cầu ốm yếu của chúng ta được.

“Chúng ta vẫn còn có thể làm cái gì đó, và làm cái đó ngay bây giờ, đừng tuyệt vọng. Vẫn còn nhiều việc ta có thể góp sức để cùng làm chung. Vẫn còn dịp tốt để thực hiện, nhưng ta phải chánh niệm nhận diện ra dịp tốt ấy là dịp nào, để thực hiện ngay và bạn sẽ có bình an. Đừng cho phép mình để tuyệt vọng kéo đi.” Càng nói, ánh mắt người càng ngời sáng mãnh liệt. Ta không thể làm gì khác hơn là tin tưởng người, và hy vọng là ông thầy tu này nói đúng.

Bài trên website The Independent:
http://www.independent.co.uk/environment/green-living/zen-and-the-art-of-saving-the-planet-2048029.html

Zen and the art of saving the planet

He has set up an eco-friendly village and is a best-selling author. Tomorrow, this green crusader will fill the Hammersmith Apollo with fans. But Thich Nhat Hanh is no rock star – he's a Zen master. Nick Harding meets a monk on a mission.

Tuesday, 10 August 2010


AP

Consume with passion: Thich Nhat Hanh, a zen master

As a vision of the future, the community of Plum Village in the French wine region of the Dordogne doesn't conform to stereotype. It doesn't bristle with technology, scientific endeavour and cutting-edge innovation. It is austere, tranquil and basic, and it is inhabited by brown-robed monks.

Yet this co-operative of three hamlets that includes fruit orchards, vegetable gardens, dormitories, temples and meditation halls is the headquarters of a monastic order that is at the forefront of a grassroots green movement, attracting increasing numbers of inquiries from people disaffected with modern living and looking for a greener, more sustainable future.

Plum Village is the headquarters of The Order of Interbeing, a Buddhist movement that is tapping into the post-financial meltdown zeitgeist and drawing hundreds of new devotees each year. At a time when most monastic orders are suffering a crisis of faith and dying out, the Order of Interbeing is expanding across the globe, broadcasting its underpinning ideology of sustainability and mindful consumption as it grows. And while the numbers of green-living monks in its monasteries increases, the order's outreach programme is connecting with tens of thousands of young people thanks to its internet presence and regular retreats.

At the helm of this movement is revered 84-year-old Vietnamese zen master, Thich Nhat Hanh, among the world's most influential Buddhist leaders. His contemporary Western Buddhist doctrine incorporates a strong environmental strand that has made him an unlikely poster boy for the green movement. He has a CV many world leaders would be envious of. He was instrumental in mobilising the peace movement against the Vietnam War and has inspired environmentalists such as Joanna Macy and Alan Weisman. His teachings on the environment have influenced the Prince of Wales, and the Dalai Lama and Oprah Winfrey are admirers. His book on ecology, The World We Have, is a best-seller and tomorrow he is making a rare visit to the UK to give a talk at London's Hammersmith Apollo.

The environmental principles of his doctrine teach respect and compassion for the environment through a code of practice called the five mindfulness trainings. Rooted in Buddhist tradition, this system of behaviour represents a vision of global spirituality and ethics. Devotees are encouraged to adopt and practise these in everyday life. The system encourages followers to take responsibility for their actions and to consider carefully the consequences of their consumption, not only of food and material goods, but also of culture and sensory stimuli. Thich Nhat Hanh says the wrong type of media is toxic and promotes wrongful consumption, which in turn is bad for the individual and the planet. In The World We Have he writes: "The situation the Earth is in today has been created by unmindful production and unmindful consumption. We consume to forget our worries and our anxieties. Tranquilising ourselves with over-consumption is not the way."

In common with James Lovelock's popular Gaia theory, Buddhists believe the Earth is a living organism of which we are all a part and are all interdependent. Thich Nhat Hanh teaches that if we harm the environment, we harm ourselves. The message is simple but effective – consume with compassion. To do this, devotees are encouraged to practice regular silent contemplation and to punctuate their day with meditation, during which they bring themselves to the present moment to contemplate life and focus on the implications of their actions. All meals at Plum Village are eaten in silence, and diners are encouraged to consider each mouthful carefully, reflecting on the amount of food they eat, the provenance of it and the ethical implications of consuming it. The effect of this exercise, when done in the belief that every organism is part of a singular whole, is profound and is the reason why Plum Village monks eat a vegan diet.

In a rare interview, Thich Nhat Hanh says: "Unesco reports that every day 40,000 children die because they do not have enough food. Meanwhile many of us eat a lot of meat and drink a lot of alcohol. In order to make a piece of meat you have to use a lot of cereal and grain and that grain could be used to feed dying children. So eating that meat is akin to eating the flesh of your own son. We should eat in such a way that conserves our compassion."

While his vegan dietary advice may not resound with everyone, his clarion call for a return to a more simplistic way of life has struck a chord with many. In the last few years the Plum Village community has grown from 100 monastic disciples in France and America to more than 600 across the world, with monasteries in Germany, Australia, Thailand, Indonesia and Hong Kong. The average age of new recruits is 22. Increasingly the message of simple living is being accessed by the young. The order's outreach programme for young people, Wake Up – Young Buddhists and non-Buddhists for a Healthy and Compassionate Society, runs programmes around the globe and its theme tune has been downloaded from the internet by more than 40,000 fans.

Thich Nhat Hanh acknowledges the increasingly important role young people play in the green movement. He says: "The future belongs to the young and if they wake up early, for the sake of everyone on the planet, that is a good thing. Young people are more free, they are not bound by so many things." While some may argue that living according to his trainings is difficult in modern society and that his doctrine presents an unattainable idealism, the message of appreciating simple pleasures and freedom from attachment to material goods has become increasingly relevant during the credit crunch. Since the economic downturn, Plum Village has received more inquiries about the retreats it hosts.

Thich Nhat Hanh says: "Yes, we have to earn a living, but it is possible to earn a living according to the five trainings and to be content. If you have a salary that is not as high as others, if you have to live in a smaller house and have a more humble car, you can live according to the noble path and you can laugh, you can love. If you live with compassion then your life is a happy life. Simple living is possible. I know of many rich businessmen who live simply, they eat simply and their joy comes from knowing they are allowing many people to have jobs and that they are not damaging the planet by conducting their business."

At 84, Thich Nhat Hanh maintains a sharpness of mind that allows him to deliver many hours of insightful theological musing without notes. He takes a keen interest in the contemporary and has continued to engage with world leaders despite sometimes failing physical health. He does not shy from controversy and, during an address to Congress soon after 9/11, he criticised US foreign policy for a rise in the level of global violence. About the oil spill in the Gulf of Mexico he says: "There are businessmen who have been doing destructive things to the planet and they want to feel less guilty so they donate money for compensation. That is not enough. They have to reconsider and examine their actions."

Thich Nhat Hanh became an activist when he opposed the South Vietnamese government during the Vietnam War and dodged bullets in the jungle to bring aid to bombed villagers. His opposition to that conflict led to him being exiled from his homeland for 40 years. His peace work influenced civil rights leader Martin Luther King, who subsequently nominated him for the Nobel Peace prize. In the Seventies, when a tide of Vietnamese and Cambodian refugees took to dangerously overcrowded boats to flee persecution, Thich Nhat Hanh spent months traversing the South China Sea saving lives. He is a vocal critic of the wars in Iraq and Afghanistan and his monks hold reconciliation retreats for Israelis and Palestinians at Plum Village. When he was finally allowed back into Vietnam in 2005, thousands attended the retreats he held there and so many followers joined his order, the communist government instituted a crackdown, fearful of his influence. Many of those persecuted monks fled the country or now live in hiding.

After his London appearance he will hold a week-long retreat in the Midlands, where 500 people, including children and families, will be able to experience his blend of environmental spiritualism.

He says: "We all have to reconsider our values in society and live a simpler life. We have to reconsider our version of happiness.

"People are getting busier and busier. We are like fishes living in a place where water is lacking. We don't feel comfortable, we don't have space, we lack time. We may have more money than in the past but we have less space and less happiness and less love. So we should have a revolution which must start with a collective awakening. We have to stop and look for another direction."

Ultimately, the impassioned humanist and wise sage believes we can still salvage our ailing planet.

"It is possible for us to be something and to do something now, don't despair. There is something we can all do. There is still is a chance. Recognise that and do it and you will find peace. Don't allow yourself to be carried away by despair." His eyes flash with passion as he speaks and you can't help but believe and hope that maybe he is right.

For more information about Thich Nhat Hanh go to www.mindfulnessretreats.org.uk



 

Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

Thiền sư THÍCH NHẤT HẠNH

...  Thích Nhất Hạnh, người xướng xuất chủ thuyết triết học Engaged Buddhism (Đạo Phật dấn thân), và đã gây niềm cảm hứng cho phong trào Phật Giáo tranh đấu cho hòa bình trong những năm tháng chiến tranh.  Ở lãnh vực tôn giáo, Thầy là một trong những tư tưởng gia và hành động gia lớn nhất của thời đại chúng ta. 

Bằng kinh nghiệm bản thân của mình, Thầy đã thấy được tại sao những ý thức hệ và những tư trào thế tục và đại chúng hóa - như chủ nghĩa quốc gia quá khích, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa thực dân - đã làm tuôn ra bao nhiêu nguồn năng lượng bạo động cho thế kỉ thứ 20, những nguồn năng lượng bạo động chưa từng được tuôn ra quá nhiều như thế trong quá khứ.  Thầy đã học được bài học này từ khi còn nhỏ tuổi. (...) Tuy lớn lên và sống trong không khí thanh tịnh của thiền viện, thầy Nhất Hạnh cũng không thể nào đứng ra ngoài được cuộc tranh chấp đang xảy ra chung quanh.  Thầy thấy được nhu cầu xác định sự quan yếu cấp thiết của lòng từ bi đạo Phật trong một nền văn hóa càng ngày càng bắt buộc phải trở nên bạo động thêm lên.  Thầy tin tưởng rằng chỉ có thể chấm dứt được chiến tranh khi ta dập tắt được ngọn lửa của sợ hãi, thù hận, khinh miệt và giận dữ, những chất liệu đích thực đang nuôi dưỡng chiến tranh. 

Năm 1965, sau ngày có một vị xuất gia nữa tự thiêu cho hòa bình, thầy Nhất Hạnh đã viết cho mục sư Martin Luther King Jr, nhà lãnh đạo dân quyền Mỹ rằng: “Những vị xuất gia khi tự thiêu, không nhắm tới cái chết của những người áp bức họ, mà chỉ muốn có một sự thay đổi chính sách của những người ấy thôi.  Họ bảo kẻ thù của họ không phải là con người.  Kẻ thù của họ là sự thiếu bao dung, là cuồng tín, là độc tài, là tham lam, là hận thù và sự kỳ thị đang mằm sâu trong trái tim con người”.  Thầy Nhất Hạnh đã hướng dẫn cho mục sư King và tiếp sau đó chuyển hóa cảm nghĩ của cả dư luận Hoa Kỳ đi về hướng chống đối lại chiến tranh Việt Nam.  (...)

Thầy Nhất Hạnh năm nay đã 80 tuổi, đang hành đạo trong một tu viện bên Pháp.  Thầy đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc trao truyền một truyền thống tâm linh Á châu cho xã hội Tây phương, một xã hội tân tiến nhưng phần lớn đã hoàn toàn thế tục hóa.  Thầy dạy: “Đừng bị kẹt vào một chủ thuyết nào, một lý thuyết nào, một ý thức hệ nào, kể cả những chủ thuyết Phật giáo.  Những giáo nghĩa Phật dạy phải được nhận thức như những pháp môn hướng dẫn thực tập để phát khởi tuệ giác và từ bi mà không phải là một chân lý tuyệt đối để thờ phụng và bảo vệ”.  Trong khi các nhà lãnh đạo của thời đại ta từ Hoa Kỳ đến Iran đang lớn tiếng đốc thúc quần chúng họ tham dự vào những cuộc chiến tranh ý thức hệ mới, tạo nên những nguy cơ biến thế kỷ này thành một thế kỷ còn đẫm máu hơn cả thế kỷ vừa rồi, chúng tôi thiết nghĩ tất cả chúng ta đều nên hướng về và đi theo tuệ giác của Thiền sư Nhất Hạnh. 

Trích dịch từ : Thich Nhat Hanh
This Buddhist monk helped end the suffering of the Vietnam War

TIME ASIA - 60 YEANS OF ASIAN HEROES

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network). 
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực.  Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.