.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

 Điểm tin thời sự ngày 5.2.2011

Thời sự 2010: 12 | 10 | 9 | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1  

Những biến chuyển chính trị
nhẹ nhàng của đảng CSVN

Đại hội Đảng CSVN lần thứ 11 diễn ra từ 12 đến 19 tháng giêng năm 2011. Ở hệ thống chính trị mà những thay đổi mạnh mẽ trong một thời gian ngắn thường không được trông đợi, người ta lại chú ý đển tình trạng nhẹ nhàng hơn tựa như “cát lở ven sông“, cuối cùng có thể dẫn đến những đổi thay dài hạn trong bối cảnh chính trị. Với cái nhìn như vậy, một vài sự việc nổi lên tại Đại hội 11 rất đáng được lưu ý.

 

Tuy nhiên, sẽ rất hữu ích để biết những gì khó có khả năng thay đổi vào giữa nhiệm kỳ. Đầu tiên, lãnh đạo Đảng Cộng sản vẫn là nhân tố chính quyết định ai sẽ được bổ nhiệm và bầu vào để cầm đầu các cơ quan quyền lực chính trị. Điều này đã được thể hiện tại Đại hội Đảng. Bộ Chính trị thực hiện quyết định lựa chọn các nhà lãnh đạo mới. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 14 (đầu tháng giêng năm 2011) của đại hội 10 đã thông qua những chọn lựa này và Ban Chấp hành Trung ương mới được Đại hội 11 biểu quyết. Bộ Chính trị bầu ông Nguyễn Phú Trọng vào vị trí lãnh đạo cao nhất là Tổng Bí thư, các chức vụ khác được dư luận biết đến một cách khá rộng rãi là ai sẽ nắm giữ các vị trí Thủ tướng, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội. Ba vị trí này đang chờ cuộc bầu cử Quốc hội thông qua sẽ được tổ chức vào giữa tháng Năm năm 2011. Những chuẩn bị cho cuộc bầu cử này đang được tiến hành.

 

Điều thứ hai "không thay đổi" là vai trò của đảng cộng sản trong việc hoạch định hướng đi chiến lược cho đất nước. Phải mất hai năm cho quá trình soạn thảo bản dự thảo Đại hội hướng dẫn các chính sách nhà nước. Bản dự thảo trình bày quan điểm đồng thuận của hàng loạt những quan chức chính phủ, học giả, nhà ngoại giao và doanh nhân. Trong quá trình này, Bộ Chính trị đã thực hiện vai trò lãnh đạo của mình thông qua quyền bổ nhiệm các lãnh đạo dự trù sẽ là chủ chốt cũng như soạn thảo các tài liệu. Chẳng hạn, trước hết, sự thiêng liêng của Điều 4 Hiến pháp được coi là bất khả xâm phạm. Hiến pháp còn viết: "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành cho quyền lợi của giai cấp công nhân, nông dân và của cả dân tộc, hành động theo chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Bằng cách này, không có đảng chính trị thay thế nào có thể hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

 

Tuy nằm dưới chế độ độc đoán và bị kiểm soát gắt gao, đã có những trào lưu thực sự muốn hướng tới dân chủ hóa và có những yếu tố mang khả năng kiến tạo thay đổi bên  ngoài Bộ Chính trị, cho dù là cố ý hay do áp lực của các sự kiện [xã hội].

 

Cả năm trước đây và ngay trước thềm Đại hội Đảng, đã có nhiều cuộc thảo luận ghi đậm nét trên các phương tiện truyền thông về cuộc bầu cử trực tiếp chức vụ Tổng Bí thư. Điều này không xảy ra, nhưng một số quan chức cao cấp của đảng được phỏng vấn bởi báo chí nghĩ rằng đây chỉ là vấn đề thời gian trước khi nó trở thành thực tế trong tương lai. Tuy nhiên, những tranh luận hiện tại đã là trái ngược với quá khứ. Trong quá khứ, Tổng Bí thư cùng các  trợ lý thân cận quyết định mọi vấn đề. Hiện tại, việc lựa chọn các nhà lãnh đạo hàng đầu được thực hiện bằng cách bỏ phiếu kín trong Bộ Chính trị và Trung ương đảng, có nghĩa là các ứng viên cần phải giành sự chiến thắng từ phiếu bầu của các đồng viện trong Bộ Chính trị và Uỷ ban Trung ương gần 200 người. Bốn đại hội cuối cùng kể từ Đại hội Đảng lần 8 vào năm 1996 không thể dự đoán chắc chắn tên tuổi đối với các vị trí hàng đầu cho đến giờ thứ mười một trước đại hội. Đây cũng là trường hợp năm 2011, sự quyết định chọn lựa các lãnh đạo chóp bu tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 14 (trong phiên họp trước cuộc họp cuối) chỉ xảy ra ba tuần trước Đại hội Đảng.

 

Và rồi có những chỉnh sửa từ ngữ quan trọng trong bản dự thảo Tuyên ngôn đại hội. Tại Đại hội 10, theo đề nghị của Bộ Chính trị mô tả trong bản dự thảo thì bản chất của hệ thống kinh tế là "quyền công hữu các tư liệu sản xuất". Cụm từ đã gây nhiều phản ứng của giới trí thức: nhà nước có thể nào quốc hữu hóa phần mềm vi tính, hoặc vốn được tạo ra bởi người nước ngoài? Ai muốn đầu tư vào Việt Nam nếu nguy cơ bị quốc hữu hóa nằm ngay trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản "lãnh đạo Nhà nước và xã hội"?

 

Hệ quả là khi thảo luận về Tuyên Ngôn để được thông qua, các đại biểu nghi ngờ tính hợp lý của cụm từ và trên 65% bầu chọn để tìm một câu mang trung tính hơn hầu tránh hình ảnh công hữu. Tổng Bí thư mới, Nguyễn Phú Trọng, người hỗ trợ cho việc bảo lưu các tư tưởng truyền thống được hỏi đã nghĩ gì về quyết định của đại hội. Ông nói rằng Đại hội là cơ quan có thẩm quyền cuối cùng về vấn đề này và bất cứ điều gì Đại hội quyết định, Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị sẽ tuân theo. Sau khi bỏ phiếu thông qua, cả đại hội thở phào nhẹ nhõm.

 

Trở lại cuộc bầu cử, ngoài các ứng cử viên được chính thức đề nghị để bầu vào Uỷ ban Trung ương khóa kế tiếp, đoàn đại biểu Đại hội cũng được phép đề cử ứng viên đại biểu nhiều hơn và cá nhân đại biểu có thể tự ứng cử mà không cần thông qua đoàn đại biểu tỉnh. Có một trường hợp tự ứng cử, đồng thời số lượng các ứng viên bổ sung được đại biểu tỉnh đề cử đạt kỷ lục, cao hơn 15%. Tuy nhiên, cuối cùng thì đại đa số những người được bầu là ứng viên do đề nghị của Uỷ ban Trung ương khóa trước. Nhưng, mặt khác theo một nguồn tin, mười bộ trưởng chính phủ từng là thành viên của Uỷ ban Trung ương cũ không được tái cử, mặc dù họ cũng được Uỷ ban Trung ương khóa trước đề cử. Nói cách khác, những gì viết sẵn trên văn bản có nhiều khả năng bị thay đổi hơn trước.

 

Cho đến nay, một sự kiện không được nêu lên nhiều bởi các phương tiện truyền thông là sự rút lui của ông Hồ Đức Việt, người đứng đầu Ủy ban Tổ chức Trung ương. Sự tái tranh cử vào Bộ Chính trị của ông đã bị xét nét và chỉ trích nghiêm trọng vì một nhiệm kỳ mờ nhạt mà ông không xóa được rào cản này. Tại Đại hội 11, ông đã bị mất ghế trong Bộ Chính trị cũng như tại Ban Chấp hành Trung ương, đó là xử lý hiếm khi xảy ra đối với một lãnh đạo cao cấp. Trong khi đó, cho đến khoảng giữa năm 2010, chỉ sáu tháng trước Đại hội Đảng toàn quốc, Hồ Đức Việt được xem như một ứng viên cho các vị trí Tổng Bí thư hay Chủ tịch Quốc hội.

 

Tổng kết lại về tình hình chính trị của Đại hội Đảng, dưới vỏ bọc kiểm soát độc đoán là một lõi mềm. Trong lõi này, cạnh tranh chức vụ và ảnh hưởng đã được cho phép nhưng với một giới hạn để bảo vệ các lãnh đạo đảng chóp bu bởi những thách thức xuất phát từ bên ngoài Bộ Chính trị. Hiện tại, các thành viên Uỷ ban Trung ương, thậm chí của Bộ Chính trị không còn miễn nhiễm với sự thất cử. Trong tương lai, có lẽ họ phải làm việc chăm chỉ nghiêm túc hơn nữa để giành được sự ủng hộ của các đồng viện ở Bộ Chính trị cũng như trong Trung ương đảng.

 

 

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)

/

VIỆT NAM
TRONG
DÒNG
THỜI
SỰ

TIN THỜI SỰ VỚI :

 BBC | RFA | VOA | RFI

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.