.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

 TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

Bài đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.

Nhu nhưng không nhược

  • PSN - 17.9.2011 |  Trần Ngọc Kha

“Với láng giềng Trung Quốc phải cương kết hợp với nhu, nhưng không nhược!”. Đó là khẳng định của nhà văn Hoàng Quốc Hải với báo Người Cao Tuổi trong bối cảnh Bá quyền Trung quốc từng bước xâm thực biên cương lãnh hải của nước nhà. Nhà văn Hoàng Quốc Hải là tác giả hai bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ Bão táp triều Trần và Tám triều Vua Lý.

  

PV: - Là một người viết tiểu thuyết lịch sử, lại từng chạm vào những vỉa trầm tích nhạy cảm nhất trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, nhà văn nhận định thế nào về mối quan hệ này?

 

Nhà văn Hoàng Quốc Hải: - Trung Quốc là nước lớn, nước ta là nước nhỏ nhưng trong lịch sử, chưa bao giờ họ thôn tính được Việt Nam một cách dễ dàng. Cũng hoàn toàn không có chuyện nước ta phải cắt đất để cầu hoà với Trung Quốc. Nói về cái họa của đất nước, thì từ ngàn xưa hầu hết đều từ phương Bắc đưa tới. Đó không chỉ là câu nói cửa miệng, mà còn là di ngôn, di chúc, thậm chí cả di chiếu của tiền nhân để lại. Ngay trong thời kì nước ta hữu hảo với Trung Quốc, “núi liền núi, sông liền sông” cùng nhau gắn bó như “môi với răng”. Ấy vậy mà đã có lúc (tháng 2 năm 1979) “răng” đã cắn vào “môi”.

 

PV: - Cái cách để họ thực hiện sự bành trướng ấy với láng giềng?

 

Nhà văn Hoàng Quốc Hải: - Họ đã làm theo kiểu “tằm ăn dâu”. Trên đất liền, nhất là ở những vùng biên giới núi rừng hẻo lánh, họ âm thầm đưa người sang khai phá đất đai trồng trọt; nếu phía ta không phát hiện ra thì họ dựng nhà cửa làm nơi cư trú. Tiếp đến có người chết họ lập nghĩa trang mai táng. Đến lúc ta phát hiện ra, thì họ bảo là đã cư trú ở đây từ lâu đời. Cái vòng xâm lấn đất đai của họ thường trải qua ba giai đoạn: xâm canh, xâm cư, xâm táng. Có thể nói đây là một quốc sách chiến lược của họ từ xưa tới nay.

 

Còn trên biển, thì từ những năm 1956-1957 của thế kỉ trước, để phục vụ âm mưu đánh chiếm Hoàng Sa, họ cho người mang những cổ vật, tiền đồng có từ thời nhà Hán, nhà Đường… đem chôn trên quần đảo này. Để rồi đến đầu thập niên 80, họ làm một cuộc “khai quật khảo cổ”, rồi trưng bày hiện vật, thậm chí in lên các hoạ báo rồi tuồn vào nước ta “lu loa” rằng Hoàng Sa từ cổ xưa đã thuộc về họ, nhằm biện bạch cho hành vi đã đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Với Trường Sa thì năm 1988, họ đánh chiếm nhiều hòn đảo… Gần đây, họ gây hấn trên nhiều vùng biển, đảo nước ta nhằm biến vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp để thực hiện chiến lược bành trướng “ngoạm dần” từng miếng.

 

PV: - Thực tế họ đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân và dân ta…?

 

Nhà văn Hoàng Quốc Hải: - Năm 1285, Nhà Nguyên (vào thời điểm này nước Trung Hoa nằm dưới sự thống trị của đế quốc Mông Cổ, do hoàng đế Hốt Tất Liệt trị vì. Sau này nhà nước Trung Hoa thừa nhận Nhà Nguyên cũng như Nhà Thanh là những triều đại chính thống của họ) cử Thoát Hoan đem 50 vạn quân sang đánh chiếm nước ta. Chúng tưởng sẽ nuốt sống nước ta nhưng cuối cùng đã phải đại bại. Thoát Hoan suýt bị bắt sống. Năm 1288 chúng đem quân sang đánh chiếm nước ta một lần nữa. Trận này chúng lại thua đau. Chỉ một số trong cánh quân rút theo đường bộ mới có thể thoát thân, còn 10 vạn quân rút theo đường thủy với hơn 600 chiến thuyền thì đều bị tiêu diệt và bắt sống.

 

Ta đánh thắng như vậy nhưng để giữ hoà khí, Vua Trần Nhân Tông vẫn dâng Biểu “Cáo lỗi” lên Hốt Tất Liệt. Tờ Biểu viết: Việc “biên hấn” vừa qua thần rất lấy làm tiếc vì quân “Thiên triều” sang tàn sát lương dân của thần, cướp của, giết người, đốt nhà khiến dân chúng uất ức không chịu được nên chống lại, có gây thiệt hại đến sinh mạng của binh lính “Thiên triều”… Hốt Tất Liệt đã xuống Biểu “quở” như sau: Việc “biên hấn” nếu xảy ra tại sao không tâu về Thiên triều để ta kịp xử lí mà Khanh lại để cho quan quân của Khanh ra tay như vậy? Từ nay, nếu việc đó xảy ra Khanh phải tâu báo ngay cho Trẫm biết.

 

Lời lẽ của ta khiêm nhường như thế vì cha ông ta chủ trương cương kết hợp với nhu. Nhu nhưng không nhược.

 

PV: - Phải chăng bài học đó còn giá trị đến bây giờ, thưa nhà văn?

 

Nhà văn Hoàng Quốc Hải: - Đó là cách hành xử khôn ngoan. Phụ thuộc về mặt chính trị - không bao giờ! Nhân nhượng về đất đai - không bao giờ! Nếu ta càng nhân nhượng, họ càng lấn tới. Từ lấn biển sẽ đến lúc chúng biến nước ta thành bãi rác, biến dân ta thành tôi tớ.

 

PV: -Vì sao từ trước đến nay ta không sợ Trung Quốc mặc dù đó là một nước lớn?

 

Nhà văn Hoàng Quốc Hải: -Trong các thời nhà Trần, nhà Lý, sở dĩ chúng ta đánh thắng được các cuộc “biên hấn” là vì khi đó Triều đình là của nhân dân, trên - dưới đồng lòng. Trái lại cũng có thời kì chúng ta mất nước, ví dụ như thời nhà Hồ (Hồ Quý Ly). Mặc dù thời kì này có Hồ Nguyên Trừng là một chuyên gia chế tạo vũ khí vào hàng kiệt xuất không chỉ đối với Việt Nam, ta có nhiều binh khí mạnh hơn hẳn nhà Minh. Nhưng khi họ đem 20 vạn quân sang đánh chiếm nước ta thì chỉ trong vòng 10 tháng ba cha con Hồ Quý Ly đã bị giặc bắt. Là vì sau khi tiếm quyền nhà Trần, giành được ngôi báu, Nhà Hồ đã quay lưng lại với muôn dân, sưu cao thuế nặng, phu phen tạp dịch, nhân dân đói khát khốn cùng, vẫn phải nai lưng xây cất cung điện và thành quách cho nhà Hồ. Của cải trong dân chúng đều tập trung hết trong kho đụn nhà nước. Mặc cho dân chúng rên xiết… làm muôn nhà oán giận. Vì thế khi có giặc, đất nước lâm nguy, dân đã quay lưng lại với Nhà Hồ - Tình thế ấy, nước không còn là của dân nữa, dẫn đến mất nước. Chỉ khi Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa, muôn dân hướng về làm nên cuộc kháng chiến trường kì gian khổ đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi.

 

Thiết tưởng giữa hai triều đại Nhà Hồ và Nhà Lê đều để lại cho hậu thế những bài học sống động. Cho tới nay những bài học này vẫn còn nguyên giá trị.

 

PV: - Cảm ơn và kính chúc nhà văn mạnh khoẻ!

 

Trần Ngọc Kha thực hiện
http://nguoicaotuoi.org.vn/story.aspx?id=6449&lang=vn&zone=3&zoneparent=0

 

Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó  #  I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it  #  Je désapprouve ce que vous dites, mais je défendrai à la mort votre droit de la dire (Voltaire)

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006 :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà-nội.

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006 :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006 :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006 :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006 :
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006 :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006 :
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006 :
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006 :
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà-nội.

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006 :
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái họat động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006 :
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006 :
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006 :
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006 :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.

 
vResolution1481.2006.Nghị quyến 1481.2006
 

LÊN TRÊN=  | GỬI BÀI  | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.