.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

 TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

Giữ thân cho mẹ - Giữ nước cho cha

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

Bài đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.

Lời nói với việc làm

  • PSN 6.10.2013 | Hoài Việt

« Gừng càng già càng cay », còn người già thì sao nhỉ, tôi tự hỏi ? Nghe nhiều, thấy nhiều, kinh nghiệm nhiều hay là lặp đi lặp một kinh nghiệm chăng ?


Tôi đã trải nghiệm qua nhiều cuộc bể dâu, di tản nhiều lần, từ thành thị về thôn quê, từ Bắc vào Nam, từ trong nước ra ngoài nước, nay đã vượt quá cái tuổi « thất thập cổ lai hy », với hơn nửa chục năm bonus nữa, kể ra đã có nhiều may mắn, thọ hưởng nhiều phúc đức của ông bà!


Tôi nhận thấy trong nhiều lãnh vực, chính trị, kinh tế, xã hội, trong đạo cũng như ngoài đời, lời nói với việc làm, thường không đi đôi với nhau mà còn có khoảng cách khá dài. Ngay ở thế kỷ 17, nhà văn hào Pháp Molière cũng có nhận xét tương tự : « Le chemin est long du projet à la chose » (Có một chặng đường dài từ dự tính đến việc làm)


Định cư tại Pháp gần 35 năm , tôi đã chứng kiến bốn kỳ tranh cử tổng thống, Mitterand, Chirac, Sarkozy, Hollande. Tôi thường nghe radio, đọc báo và theo dõi tin tức hàng ngày vì tôi làm chủ một địa điểm bán sách báo. Tôi thấy rõ những lời hứa trong khi tranh cử và sau khi đắc cử , luôn luôn có một sự khác biệt khá lớn ! Hứa nhiều nhưng thực hiện ít vì thế lòng tin của người dân cũng giảm dần theo thời gian, điển hình là đương kim tổng thống Hollande, khi mới đắc cử thì điểm tín nhiệm của dân chúng trên 60% nay tuột xuống dưới 30% .
Đó là hậu quả của lời nói với việc làm không đi đôi với nhau !


Nếu để tâm tìm hiểu các cuộc chiến đang xảy ra và đã xảy ra trên thế giới, chúng ta sẽ nhận thấy rất nhiều lý do đã được ngụy tạo nào là vì dân chủ tự do, nào là để chống chế độ độc tài áp bức, nào là vì nhân loại ngăn chặn việc sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt…nhưng khi nhìn sâu, chúng ta sẽ khám phá ra mặt trái của mề đay (le revers de la médaille), thấy rõ những mưu đồ thầm kín.


Cựu tổng thống Pháp Sarkozy, đã giúp phe cách mạng năm 2011lật đổ Kadhafi, chẳng phải vì dân chúng Lybie, mà trước hết là vì quyền lợi chính trị của mình. Ông ta đã mất tín nhiệm của dân chúng trong nước, muốn lấy lại uy tín bằng phương diện đối ngoại nhưng quá muộn nên bị thất cử sau đó. Ngoài ra còn vì quyền lợi kinh tế, Libye là một nước xuất cảng dầu hỏa và có trữ lượng dầu khá lớn, do đó sau khi dành được chính quyền, Hội Đồng Quốc Gia Chuyển Tiếp CNT (conseil national de transmission) vội vàng tuyên bố sẽ gia tăng quota bán dầu cho Pháp từ dưới 5% lên gần 30%.


Năm sau 2012, tổng thống Hollande can thiệp vào Mali, nào chỉ theo lời yêu cầu của vị nguyên thủ nước này mà cũng vì quyền lợi của 6000 kiều bào Pháp ở đây. Hơn nữa dân chúng Pháp trong nước bất bình vì chính phủ không vực dậy được nền kinh tế đang bị trì trệ nên tổng thống Pháp cũng muốn lấy lại tín nhiệm dân chúng qua phương diện đối ngoại.


Mỹ đem quân sang đánh Irak, năm 2003, phải chăng vì muốn giúp nhân loại tránh khỏi nạn vũ khí hủy diệt hàng loạt mà Mỹ đã nắm được bằng cớ là nước Irak có sản xuất loại này? Thời gian đã chứng minh đó là tài liệu ngụy tạo nêu ra để có lý do gây chiến tranh, muốn giết chó thì đổi thừa là nó bị bịnh dại (Qui veut tuer son chien, l’accuse de rage), chẳng qua cũng có ý đồ dòm ngó tiềm lực dầu hỏa của nước này ?


Đức Đạt Lai Lạt Ma, giải thưởng Nobel, đi đâu cũng được tiếp đón long trọng, nhưng trên thực tế các nước đã làm được gì cụ thể giúp Tây Tạng mấy chục năm nay vẫn chịu đựng sự kìm kẹp của Trung Quốc, phải chi là nước này có mỏ dầu hỏa hay mỏ uranium…thì cục diện đã thay đổi rồi ?


Hơn nữa đồng tiền là huyết mạch của chiến tranh ( l’argent est le nerf de la guerre), đồng tiền ấy từ đâu mà ra ? Phần lớn, ở các nước tự do như Anh, Mỹ, Pháp …là do tiền thuế của người dân đóng góp. Nếu một chính phủ xài tiền không chính đáng, làm thâm thủng ngân sách quốc gia như ở nước Hy Lạp mặc dầu sử dụng vào công cuộc có lợi ích chung là xây cất cơ sở dùng cho việc tổ chức thế vận hội (Jeux olympiques), người dân vẫn tỏ thái độ phản đối qua các cuộc biểu tình rầm rộ …Nói chung là khi can thiệp hoặc giúp đất nước khác, chính phủ nước đó luôn luôn có dụng ý nào đó, không hề có sự hy sinh, giúp đỡ hoàn toàn bất vụ lợi.


Nhiều kỹ nghệ ngày nay, vì khủng hoảng kinh tế, xuống dốc trầm trọng, như kỹ nghệ làm xe hơi đã khiến tiểu bang Detroit ở Mỹ phải phá sản… nhưng kỹ nghệ sản xuất vũ khí vẫn tăng gia hoạt động đều đều, vậy vũ khí được sản xuất tiêu thụ ở đâu nhỉ ? chủ yếu ở các nước có chiến tranh hoặc bị đe dọa sẽ có chiến tranh, dưới dạng viện trợ hoặc bán buôn.


Trong sự giúp đỡ của các nước giàu đều ẩn tàng mục đích vụ lợi, làm sao có sự giúp đỡ vô tư , ngay cả anh em cùng cha, cùng mẹ, khi cha mẹ qua đời cũng có cảnh huynh đệ húych tường tranh giành gia tài.


Hầu hết các nước Cộng sản trước đây đều nghèo trong đó có Trung Quốc, vậy khi Trung Quốc giúp Việt Nam, không thể nào nói là bất vụ lợi, cuộc tranh chấp các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, ở ngoài khơi đất nước chúng ta, đã nói lên một điều gì đó mà sau này thời gian, lịch sử sẽ giải mã, vạch rõ lý do thầm kín !


Chúng ta có thể đi đến kết luận là ý định, lời nói đúng, hành động không hẳn đã đúng, so với thực tại còn cách biệt rất xa !


Xưa kia, khi còn ở trong nước, mỗi lần đi Đà Lạt, đi ngang qua Hố Nai-Gia Kiệm, tôi tự hỏi tại sao có quá nhiều nhà thờ, khoảng vài cây số lại có một nhà thờ trong khi dân chúng nghèo khổ ? Bây giờ thì chùa chiền cũng mọc lên rất nhiều, không kém gì các nhà thờ xưa kia, mà có vẻ đồ sộ hơn, còn dân chúng nghèo thì vẫn nghèo, cớ sao các vị tu sĩ không nhớ lại là mình chỉ xin Đức Chúa cho được hằng ngày dùng đủ, mình cũng từng nghe Đức Phật dạy phải biết tri túc. Khi đủ sống rồi thì mình phải làm gì giúp đỡ người nghèo khổ, thế mới thể hiện được lời dạy của các Đấng Tối Cao về lòng bác ái, từ bi, thương người như thể thương thân !


Ngày xưa Đức Phật, đã từ bỏ ngôi báu, cung vàng điện ngọc, với một bát, một cà sa, đi từng nhà này qua nhà khác để khất thực :« Nhất bát thiên gia phạn. Cô thân vạn lý du »(Một bát cơm ngàn nhà. Thân chơi muôn dặm xa ) đồng thời Ngài cũng bố thí pháp để cứu độ chúng sanh. Hình ảnh Ngài đi khất thực như thế đã cho chúng ta bài pháp thâm thúy nơi thân giáo của Ngài !


Mỗi tu sĩ Phật giáo, nếu chúng ta có cái nhìn sâu, thì sẽ thấy mỗi vị là một ngôi chùa di động vì trong họ có đủ tam bảo Phật, Pháp, Tăng. Họ chỉ cần xây dựng vững chắc ngôi chùa trong bản thân thì ngôi chùa bên ngoài cũng có cơ hội hình thành. Người xưa có nói tu thân rồi mới tề gia. Một tu sĩ phải là một vị thầy chân chính, một minh sư mới có thể đem đạo vào đời, gieo tình thương, an lạc, hạnh phúc vào vườn tâm mọi giới: « Minh sư hưng đạo » Tu sĩ còn là người lèo lái con thuyền cứu khổ, độ người thoát biển trầm luân, đưa đến bờ giác !
Nếu một tu sĩ không lo tu tập mà đem lòng nghĩ đến chùa lớn, chùa nhỏ, xa vời tâm bồ đề ban đầu, chìm đắm trong dục lạc, tham vọng, giảng dạy một điều, thực hành một điều khác, thân giáo không đi đôi với lời nói, như thế chẳng hóa ra lãng phí cả cuộc đời xuất gia tu hành của mình, hành sử giống như ý nghĩa của câu châm biếm Pháp « Fais ce que je dis, pas ce que je fais » (Hãy làm những gì tôi nói, mà không làm những gì tôi làm).


Trong đạo mà lời nói không đi đôi với việc làm cũng gây rất nhiều thất vọng, hoang mang cho những người có niềm tin nơi tôn giáo của mình !


Đa số người tỵ nạn như chúng ta, bỏ nước, bỏ quê hương tổ quốc, ra đi để mong tìm tự do, lo tương lai cho con cái, thế mà khi đã được định cư rồi, một số ít đồng bào chúng ta đã quên mất cái mục tiêu ban đầu, đã biến tỵ nạn chính trị thành tỵ nạn kinh tế. Một người làm hai ba jobs, cố gắng làm nhiều tiền, để mua nhà tốt, xe đẹp, không còn thì giờ để sống cho mình, cho gia đình vợ con, luôn luôn cứ tưởng là mình lo cho tương lai những người mình thương nhưng cái mà người thương của mình cần là sự thương yêu, thông cảm giữa chồng vợ, con cái. Kết quả của sự tri giác sai lầm này là vợ bị bỏ bê nên đi theo người khác, con không được chăm sóc rơi vào nạn xì ke, ma túy bị tù tội…


Khi mình đi lạc đường, việc làm xa vời với mục tiêu ban đầu là tìm cầu hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình, sai một ly đi một dậm, hậu quả rất đỗi tai hại !


Sau 30 tháng 4 năm 1975, tôi đã từng nghe một cán bộ cao cấp Cộng sản, tuyên bố tại giảng đường trường Sư Phạm Sài Gòn, là dù phải chịu đựng bao nhiêu năm chiến tranh nhưng giá gạo tại miền Bắc vẫn không tăng và cũng cho biết là Đảng có lý tưởng cao đẹp là “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Trên thực tế là giá gạo không tăng thật nhưng người dân sắp hàng dài dài, không có gạo mà mua, ngược lại hẳn với tình trạng bây giờ, sau khi đổi mới, theo đường lối kinh tế tư bản, gạo muốn mua bao nhiêu cũng có, lại còn thặng dư để xuất cảng ra nước ngoài !


Khi đó, dân chúng quá đói khổ , túng thiếu, nghèo nàn, sinh ra ganh ghét lẫn nhau, lại được nhà nước thông qua các phường khóm ngầm khuyến khích tố cáo nhau, gia đình tôi cũng là nạn nhân, bị công an đến xét nhà một đêm nọ nhưng không tìm thấy chứng cớ gì nên sau đó ngỏ lời xin lỗi. Lý tưởng cao đẹp nói trên bị người dân cải biến lại là “Mình rình mọi người, mọi người rình mình !”


Có một lần, tôi được một anh bạn mời tham dự một buổi họp của nhóm người thân với anh này để nghe bàn bạc, thảo luận về những dự tính lớn lao cho tương lai đất nước, dân tộc. Trong khi tranh luận, bàn cãi thao thao bất tuyệt, có vài người than là vì đeo đuổi lý tưởng chính trị, không có thì giờ lo cho con cái nên con cái họ không biết tiếng mẹ đẻ, không hiểu văn hóaViệt Nam, đã trở thành trẻ ngoại quốc da vàng, mũi tẹt ! Tự nhiên tôi thất vọng vì việc nhỏ trong gia đình mà lo không tròn thì khó mà lo tròn việc lớn nên khi ra về rồi, tôi không còn muốn trở lại nữa !


Tôi cảm thấy có một khoảng cách nào đó giữa lời nói và việc làm của họ, nói hay chưa thể bảo đảm là sẽ làm hay !


Tôi cũng có dịp đàm đạo, qua điện thoại viễn thông, với một Cựu Học Sinh trong BBT Đặc San ở Úc. CHS này cũng than thở là nhiều lần muốn bỏ, không muốn tham gia tổ chức Đại Hội nữa vì mình đã bỏ công, bỏ của, bỏ thì giờ, tiền bạc, làm nhiều dĩ nhiên cũng có chỗ vụng về, sơ sót, tạo cơ hội cho người khác chỉ nhìn thấy chỗ vụng về, sơ sót đó mà chỉ trích, chê bai, phán xét.


Tôi đã an ủi CHS này, cho đó là cái nhìn cục bộ của một thầy bói mù, chỉ rờ được cái đuôi, cái tai hay cái vòi của voi mà đã cho là mình thấy con voi toàn diện. Đúng là có khoảng cách giữa công sức và thành quả, làm vì nhiều người nhưng người hiểu mình không có bao nhiêu !


Tuy nhiên, đường mình đi mà thấy đúng, việc mình làm mà mình cảm thấy mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mình và cho nhiều người thì nó nuôi dưỡng mình, được khen cũng tốt, bị chê không phiền, chó sủa mặc chó, đoàn lữ hành cứ đi. (Le chien aboie, la caravane passe).


Tôi rất mến thương và thông cảm CHS này cũng như các bạn khác trong BBT Đặc San và trong ban tổ chức Đại Hội nên tôi xin ghi tặng hai câu thơ của Trụ Vũ :


« Bởi vì mắt thấy trời xanh, cho nên mắt cũng long lanh màu trời.
Bởi vì mắt thấy biển khơi, cho nên mắt cũng xa vời đại dương »


Hai câu thơ trên đây cho thấy có mối tương quan giữa mình với vũ trụ cũng như có mối tương quan giữa mình với của người kia. Cũng bởi vì việc mình làm có kết quả, thành tựu nào đó, nên người kia mới ganh tỵ, chê bai, nói xấu : hiểu rõ như thế mình dễ đi đến tha thứ, hỷ xả !


Tôi xin chia sẻ với các bạn nhất là với thế hệ trẻ tiếp nối chúng ta, một số điều tôi mắt thấy tai nghe, để con cháu chúng ta lưu ý, thận trọng biết tránh những cạm bẫy trên đường đời mà một số ít người trong thế hệ đi trước như chúng tôi đã vấp ngã nên mới hiểu là:“Đoạn trường ai có qua cầu mới hay!”(ND).
 

Rất trân quý

Pháp quốc, hè 2013
Hoài Việt
 

Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó  #  I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it  #  Je désapprouve ce que vous dites, mais je défendrai à la mort votre droit de la dire (Voltaire)

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006 :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà-nội.

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006 :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006 :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006 :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006 :
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006 :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006 :
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006 :
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006 :
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà-nội.

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006 :
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái họat động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006 :
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006 :
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006 :
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006 :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.

 
vResolution1481.2006.Nghị quyến 1481.2006
 

LÊN TRÊN=  | GỬI BÀI  | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.