.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

 TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

Giữ thân cho mẹ - Giữ nước cho cha

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

Bài đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.

Trung quốc - Nhật bản
ai mắc cạn ở Senkaku?

  • PSN - 17.2.2013 | Lê Ngọc Thống

Chiến lược của Mỹ trên khu vực châu Á-TBD được công bố rõ ràng, nhưng của Trung Quốc thì không được công bố dù biểu hiện của nó như “đường lưỡi bò” hay “chuỗi đảo thứ nhất, thứ hai…” lại rất công khai. Tuy nhiên dù có hay không chiến lược đó thì trên khu vực biển Đông, biển Hoa Đông của châu Á-TBD, dư luận đã không khó để thấy Trung Quốc đang bế tắc, lúng túng và có dấu hiệu mất bình tĩnh. “Mắc cạn” tại Senkaku/Điếu Ngư là Trung Quốc hay Nhật Bản? Senkaku/Điếu Ngư có lẽ sẽ được nổi tiếng, lưu danh vào lịch sử chiến tranh thế giới nếu như đó là nơi khởi đầu cho một cuộc đại chiến cấp châu lục của Trung Quốc đối đầu với Nhật và Mỹ. Đương nhiên, với 3 thế lực đó thì đã quá đủ để không nghi ngờ phạm vi cuộc chiến sẽ không dừng lại tại đó và hậu quả khủng khiếp sẽ xảy ra cho thế giới đương đại như thế nào. Do tính chất nghiêm trọng của nó cho nên, thành thật mà nói, trong 3 thế lực trên không ai thích và muốn bùng nổ một cuộc chiến này, dù cho phần thắng được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ thuộc về Nhật-Mỹ. Trung Quốc, trước mắt không thể thắng được Mỹ-Nhật nên càng không muốn làm điều gì khiến cuộc chiến xảy ra. Nhưng hiện tại đã quá muộn để điều chỉnh, thay đổi, vì nếu Trung Quốc “giảm nhiệt”, “để thế hệ sau giải quyết”… thì “chủ nghĩa dân tộc” được các thế lực cực đoan trong thời gian qua, sẽ lại được thổi bùng. Và, đáng tiếc là điều này không phải chỉ xảy ra ở Trung Quốc, Nhật Bản cũng nằm trong hoàn cảnh tương tự. Giờ đây tình hình Senkaku/Điếu Ngư diễn biến như thế nào thì đã rõ. Trong sự đối đầu Nhật Bản và Trung Quốc, Trung Quốc như một cầu thủ bóng đá thiếu tỉnh táo phải lĩnh thẻ đỏ vì tranh chấp quá rắn tại một khu vực quá nhạy cảm, tạo lợi thế cho Nhật Bản. Nhật Bản chỉ “cài số tiến” mà không có số lùi. Dù Trung Quốc đã hạ bớt giọng coi đó là khu vực “có tranh chấp” để đàm phán, nhưng Nhật Bản trước sau như một theo một quan điểm cứng rắn, “Senkaku là của Nhật, Nhật chẳng có gì mà đàm phán ở đây”. Còn Trung Quốc, tiến không được, lùi cũng không xong, Trung Quốc, mà thực ra chính là “tư tưởng nước lớn” của Trung Quốc là nguyên nhân, như một con tàu bị mắc cạn tại tọa độ Senkaku/Điếu Ngư không hơn không kém. “Mắc cạn” tại Senkaku/Điếu Ngư khiến cho chiến lược “chuỗi đảo thứ nhất” của Trung Quốc bế tắc và không những thế, một loạt hệ lụy không lường có thể xảy ra gây hậu quả nguy hiểm. Có thể nói, đến thời điểm này, thay vì “như thế nào?” thì điều khiến dư luận quan tâm là vấn đề tại sao Trung Quốc bị “mắc cạn” tại Senkaku/Điếu Ngư?

 


“Mắc cạn” tại Senkaku/Điếu Ngư khiến chiến lược “chuỗi đảo thứ nhất” của Trung Quốc bế tắc.

 

Bế tắc chiến lược vì “tư tưởng nước lớn”. Thế giới luôn tồn tại các nước lớn (diện tích rộng, dân số đông và có thể là hùng mạnh) và các nước nhỏ (diện tích nhỏ, dân số ít và có thể không hùng mạnh). Nhưng, cậy nước lớn thôn tính nước nhỏ, hoặc đe dọa, bắt nạt, bất chấp, ngang ngược, chèn ép nước nhỏ…trong quan hệ đối ngoại, lại thuộc về ý thức hệ được gọi là “tư tưởng nước lớn”. Không thể phủ nhận rằng, trên con đường đi tới bá chủ thế giới, Trung Quốc không có chiến lược lớn của mình ở khu vực châu Á-TBD. Thâu tóm biển Đông, Hoa Đông tạo ra chuỗi đảo thứ nhất, thứ hai…đều nằm trong chiến lước lớn đó. Và tất yếu chiến lược này, không sớm thì muộn sẽ đụng phải đối tượng chính là Mỹ. Năm 2010, cuốn sách “Giấc mơ Trung Quốc – Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ" của đại tá Lưu Minh Phúc là tác phẩm đầu tiên của Trung Quốc công khai tuyên bố nước này đặt mục tiêu trong thế kỷ XXI sẽ trở thành quốc gia lớn mạnh nhất thế giới, thay Mỹ lãnh đạo thế giới. Sách được đón nhận hồ hởi và bán chạy, “đắt như tôm tươi”. Đến đây, coi như thông qua thế lực “diều hâu”, Trung Quốc đã hoàn tất công việc trang bị “Tư duy nước lớn” cho toàn thể công dân Trung Hoa vĩ đại. Ngoại trưởng Trung Quốc khi bị chất vấn hành động gây hấn trên biển Đông năm 2010 tại Hà Nội, đã nói thẳng mặt ngoại trưởng Singapo rằng, “nên nhớ anh chỉ là nước nhỏ”, đã khẳng định “cấp quốc gia” cái “tư tưởng nước lớn” của Trung Quốc công khai, rõ ràng. Chính vì thế mà từ năm 2010 trở lại đây thì tất cả, từ chiến lược cho đến các sách lược của Trung Quốc trên biển Đông, Hoa Đông…luôn bị “tư tưởng nước lớn” chi phối. Các hành động, tuyên bố của Trung Quốc chỉ luôn luôn dò xét thái độ, phản ứng của Mỹ, kiểm chứng sự hiện diện của Mỹ mà bất chấp các quốc gia khác có khi đến mức ngang ngược. Ý tưởng “chỉ cần khuất phục một nước nào đó là các nước khác trong khu vực phải đầu hàng” không những chỉ ăn sâu vào đầu óc của thế lực “diều hâu” hiếu chiến mà còn tác động, chi phối không ít đến giới lãnh đạo Trung Quốc, kết hợp với “tư tưởng nước lớn” đã khiến cho chiến lược đề ra của họ trên một cơ sở cực kỳ chủ quan coi thường, ngoài yếu tố Mỹ. Senkaku/Điếu Ngư, vì thế, Trung Quốc ra đòn rất mạnh tay chỉ là để kiểm chứng sự hiện diện của Mỹ, nên đã phạm 2 sai lầm nghiêm trọng khi hành động và phán đoán. Một là, hành động chủ quan khinh địch, coi thường yếu tố Nhật Bản. Trung Quốc coi Nhật Bản chỉ là một chi nhánh của Mỹ, chính sách đối ngoại của Nhật Bản chỉ để thực hiện chiến lược châu Á-TBD của Mỹ nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc mà thôi. Vì thế, Trung Quốc không coi trọng và quan tâm nhiều đến mối quan hệ với Nhật Bản trong chiến lược lớn của mình, đánh giá thấp “chủ nghĩa dân tộc” Nhật Bản, năng lực quốc phòng Nhật Bản… Đặc biệt, khi Trung Quốc vượt Nhật Bản về GDP, chiếm vị trí thứ 2, sau Mỹ vào năm 2010 thì Trung Quốc coi Nhật Bản chỉ là “con gà” có thể giết để “dọa khỉ” (con khỉ là Mỹ) và thậm chí coi như cái cây để “rung, nhát bầy khỉ” là các nước có tranh chấp trên biển. Ý tưởng “giết gà dọa khỉ” hay “rung cây dọa khỉ”…không thể áp dụng được với dân châu Á (Nếu thế thì Đại Việt phải đầu hàng quân Nguyên Mông tức khắc ngay sau khi chúng đã làm cỏ Đại Tống ư?). Trung Quốc hay Mỹ…cũng vậy thôi, có thể bắt một chế độ quỳ gối nhưng một dân tộc thì không bao giờ. Sự chủ quan khinh thường địch, trọng sức mạnh, trong một hành động quả quyết mà vấp phải một trở ngại, thách thức bất ngờ không thể vượt qua sẽ sinh ra lúng túng, hoảng hốt đến bế tắc là diễn tiến logic, tất yếu khách quan. Hai là, Mỹ là đương kim bá chủ thế giới nên không “ngố”, đơn giản như Trung Quốc tưởng. Mỹ có rất nhiều lựa chọn chiến lược chứ không chỉ một cách là hiện diện “đối đầu quân sự” để cho các nhà chiến lược Trung Quốc “nắn gân” xem Mỹ dám hay không dám. Trung Quốc không tính đến bài của Mỹ là xóa bỏ hoàn toàn sự khống chế Nhật Bản, khuyến khích, ủng hộ Nhật Bản tái vũ trang. Thật không may, điều này đã, đang xảy ra khiến Trung Quốc hoảng hốt, mất bình tĩnh. Tư thế của Mỹ “hiện diện” cho Trung Quốc “kiểm chứng” trong vụ Senkaku/Điếu Ngư là: Mỹ như vừa làm trọng tài trên sân, bất chấp kết quả trận đấu Trung-Nhật, vẫn luôn được lợi; đồng thời như vừa đá bóng cùng Nhật Bản. Rõ ràng, kết quả này ngoài phán đoán của Trung Quốc. Sự ‘đụng chạm” của Trung Quốc vào Senkaku/Điếu Ngư quá mạnh khiến con hổ Nhật Bản đã thức giấc và đang nhe răng, vuốt móng. Với Trung Quốc, chắc chắn, đây không phải là con “hổ giấy”. Rốt cuộc Trung Quốc sẽ tiếp tục như thế nào? Nhắm mắt cũng biết Trung Quốc sẽ tăng cường hiện diện để khẳng định chủ quyền, đặc biệt tăng cường tổ chức các cuộc tập trận đánh chiếm đảo, rồi kéo cả vũ khí tên lửa đạn đạo vào các bài tập, rồi một loạt các “hỏa lực mồm” chi viện, cảnh báo các nước khác chớ can thiệp vào khi Trung Quốc tấn công Senkaku/Điếu Ngư…rồi đến lúc sẽ phải dùng đến đòn kinh tế với Nhật Bản… Khi một chiến lược bị bế tắc thì dễ xảy ra ”hành động trước, suy nghĩ sau” và đây mới chính là điều nguy hiểm khó lường: Xảy ra “ẩu đả”

 

Lê Ngọc Thống

Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó  #  I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it  #  Je désapprouve ce que vous dites, mais je défendrai à la mort votre droit de la dire (Voltaire)

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006 :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà-nội.

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006 :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006 :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006 :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006 :
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006 :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006 :
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006 :
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006 :
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà-nội.

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006 :
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái họat động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006 :
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006 :
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006 :
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006 :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.

 
vResolution1481.2006.Nghị quyến 1481.2006
 

LÊN TRÊN=  | GỬI BÀI  | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.