.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                   TRANG CHÍNH

Không có con đường nào đưa ta đến Hạnh phúc, Hạnh Phúc là con đường - There is no way to happiness - happiness is the way (Thích Nhất Hạnh)
CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 


Đau thương Bát Nhã

  • PSN - 29.9.2010 | Thích Chân Pháp Sĩ

BTV: Hồi ức của thầy Pháp Sĩ, nhân tròn một năm ngày Tăng thân Bát Nhã bị bạo lực Chính quyền đánh bật khỏi tu viện của Thầy. Thầy là một trong ba Sư anh đã bị công an Chính quyền Bảo Lộc áp tải bằng taxi đưa về cô lập nơi nguyên quán ngay trong đêm kinh hoàng 27 tháng 9 năm 2009.

 

2.

Đêm 29. 6. 2009 là đêm đã để lại những ấn tượng mạnh trong tôi. Một đêm thật kinh khủng. Chúng tôi quan sát thấy trước chánh điện xuất hiện rất nhiều người lạ kể cả những người dân tộc thiểu số. Đêm đó, chúng tôi sắp xếp cho các sư em ngủ hết trong thiền đường tăng xá, còn các sư anh lớn được bố trí để canh phòng. Chúng tôi thay phiên nhau canh các tầng, tầng một, tầng hai, tầng ba, tầng bốn. Nếu có biến cố gì, mình rút vào thiền đường tăng xá. Nếu chết mà chưa được cứu kịp thời thì các sư anh lớn chết trước, chúng tôi tính như vậy.

 

Tôi nhớ lúc đó thầy Phong Thuấn nằm ngay ở cánh cửa thiền đường Tăng xá. Thầy nói: Mình phải nằm đây. Nếu họ vào chém mình đêm nay thì thầy sẽ là người đỡ những làn dao đó cho các sư em. Thầy Pháp Tụ được phân công lên xóm Mây Đầu Núi. Còn thầy Pháp Hội thì tự nguyện nằm trước tượng Bụt. Thầy buông thư mọi căn thẳng và có mặt cho các sư em. Thầy nằm đó nhưng thầy không ngủ. Còn tôi hai bên đầu nhức dữ dội, có lẽ vì quá lo lắng, nhưng tôi phải cố gắng thực tập để có bình an. Tôi vừa tựa lưng vào vách thiền đường thì điện thoại rung liên tục (lúc đó tôi được phép sử dụng điện thoại rồi).

 

Tối hôm đó, chúng tôi không ngủ được, thức cả đêm để canh tầng 1, tầng 2, tầng 3, sợ những kẻ lạ đột nhập vào đánh đập các em thì tội nghiệp. Cho nên, chúng tôi vừa nằm vừa canh chừng. Điện đóm không có, bên ngoài thì tối đen như mực. Nhưng phía bên dãy nhà của thầy Đức Nghi thì có ánh điện. Chúng tôi tiếp tục quan sát và nghe thấy “đùng” một cái, bên ngoài họ chạy ầm ầm, họ vác hai bao trong đó có sẵn mã tấu, lưỡi hái dùng để hái chè và gậy gộc rồi chạy từ vườn chè đến tập trung tại nhà khách gần chỗ chánh điện. Họ tập trung rất đông và đội mũ bảo hiểm. Thầy Pháp Vinh ngồi dậy, nhìn qua khung cửa sổ nói thầm với tôi rằng: “chắc tối nay là anh em mình tiêu rồi. Bây giờ họ vác mã tấu, đội mũ bảo hiểm chắc là họ sẽ vào xử anh em mình tối nay”. Lúc đó tôi quay ra nhìn các sư em, thật sự thì các em giả đò nằm im chứ không ai ngủ, xung quanh có các sư anh lớn nằm chặn ở các cánh cửa. Tôi cũng chuẩn bị tâm lý rằng nếu mà mình có chạy thì cũng chết mà nằm thì cũng chết. Thế nên, mình phải chọn tư thế nào nằm chết cho nó có oai nghi.

 

Tối hôm ấy, điện thoại của tôi rung lên không biết bao nhiêu lần. Hễ có tình hình gì là tôi báo lên cho thầy PT hoặc báo lên tòa Đại Sứ Mỹ nhờ can thiệp lên Bộ Ngoại Giao, hoặc báo đến tất cả các số điện thoại mà các sư cô đưa cho (trong đó có cả số điện thoại của các anh công an cấp lớn) để liên lạc ra bên ngoài trong tình huống cấp bách nhất. Thầy Pháp Vinh thì cũng có mặt cho các sư em của mình. Ngày hôm đó, chúng tôi đói và mệt nên bao nhiêu sữa cũng như bánh trong quán đều đưa cho mấy sư em uống hết. Mấy em nhỏ uống rất dễ thương, một em hai bịch và những em U16 được ưu tiên trước, rồi tới các em khác uống sau. Mấy em cứ nhường nhau nên cuối cùng dư mấy bịch vì vậy các anh em lớn (thầy Pháp Hội, Pháp Vinh, Minh Sang) chia ra mỗi người được một ly nhỏ uống cho đỡ khát.

 

Đêm hôm đó, điều mà các anh em chúng tôi lo lắng nhất là họ tấn công quý sư cô. Thà những người côn đồ đó tấn công mấy thầy, đánh đập mấy thầy thì chúng tôi còn chắp tay niệm Phật, có chết cũng nằm đó chẳng sao. Nhưng nếu họ không chỉ đánh đập mà còn làm điều gì thất lễ với quý sư cô thì làm sao mấy anh em chúng tôi có thể ngồi yên chắp tay niệm Phật được, chúng tôi phải xuống ứng cứu thôi. Mà khi ấy thì tổn thương về thân thể và tình thần là điều khó có thể tránh được. Nhưng điều mầu nhiệm là họ chỉ đánh các thầy thôi, mãi sau này mới đánh tới các sư cô.

 

Chúng tôi cũng rất sợ họ hành động vào đêm hôm đó, vì trong đêm tối tăm, không đèn không đóm, thế nào cũng có người sẽ bị đánh chấn thương cho tới chết. Chính quyền địa phương có can thiệp gì đâu? Hồi chiều các vị chư tôn đức chẳng đã bị đánh te tua phải đi cấp cứu đó sao? Chúng tôi nghĩ rằng lúc này chỉ có Bụt và Bồ Tát mới cứu nổi chúng tôi thôi. Thế nên, đêm đó chúng tôi nhất tâm thầm niệm Bụt ở trong lòng. Chúng tôi thầm nhủ: nếu đức Bồ tát Quan Thế Âm mà linh ứng thì xin Ngài giúp chúng con vượt qua được đêm hôm nay. Nếu họ muốn đánh, muốn giết thì để đến sáng ngày mai, ban ngày ban mặt muốn đánh muốn giết gì cũng được. Ban ngày thì các em nhỏ còn có cơ may thấy đường mà chạy đi đâu thì chạy, miễn sao thoát thân, còn trong đêm tối biết đường đâu mà lần.

 

Quả là Bồ tát Quan Thế Âm linh thiêng thật, tối đó họ không vào. Nghe họ chạy ầm ầm bên ngoài nhưng chờ hoài không thấy động tĩnh gì. Tôi nhìn thì thấy họ vác cây chạy ra ngoài đường. Sau này kiểm chứng lại thông tin vì sao sự việc lại diễn ra như vậy thì tôi được biết là tối đó Thượng tọa Viện chủ về. Có thông tin là một nhóm thanh niên từ Bảo Lộc vào báo thù thầy Đồng Hạnh. Chẳng biết điều này có thật không? Sao nghe vô lý quá. Sau này nghe được nguồn tin khác là công an có mặt rất đông ngay đêm hôm ấy để ngăn chặn xảy ra án mạng, tổn hại tới sinh mạng chúng tôi. Điều này cũng chỉ là nguồn tin thôi. Tôi không ngờ rằng trên quê hương Việt Nam, trên đất nước mà có nền đạo Phật lâu đời như vậy lại có thể xảy ra việc bạo hành tàn nhẫn với tăng ni. Tôi thật không ngờ! Điều này làm tôi xót xa. Vừa đau lòng mà vừa tủi nhục cho quê hương của mình.

 

Chiều tối hôm ấy, anh chị em chúng tôi chỉ uống sữa và nhịn đói. Sáng hôm sau, Phật tử bên ngoài nghe tin chúng tôi bị nạn nên họ vào để tiếp cứu. Nhưng họ kể là khó khăn lắm họ mới vào được bên trong vì đường vào tu viện bị công an giao thông chặn lại. Từ tu viện Bát Nhã ra Đamb’ri chỉ có mỗi một con đường. Chúng tôi nghe Phật tử thuật lại là người ta dựng hiện trường giả cho hai xe tông nhau và công an đứng làm việc, cho nên những đoàn tiếp tế lương thực từ ngoài Bảo Lộc đưa vào đều bị chặn lại. Họ nói rằng trên đoạn đường này có tai nạn giao thông nên không đi được. Những vị Phật tử ở Đà Lạt cũng quen biết rất nhiều vị lớn trong chính quyền, họ đã tìm mọi cách xin giúp đỡ để vào tiếp cứu nhưng cũng không vào được. Nội trong ngày hôm đó chúng tôi bị đói, vì bên quý sư cô cũng không thể đem thức ăn qua cho chúng tôi. Không có thức ăn, không có nước uống nên mọi người ai cũng mệt.

 

Còn nhớ trước đây người ta đập vỡ đường ống dẫn nước nối xuống xóm của các sư cô. khi chúng tôi ra nối lại thì bị đánh. Cho nên, tối đến các sư cô, các thầy mới phối hợp với nhau để nối ống nước. Chúng tôi làm việc ấy lén lút hệt như thời xưa các cụ nhà ta đào hầm bí mật vậy. Nước của xóm quý sư cô phụ thuộc vào xóm quý thầy nhưng tới khi điện cũng bị cắt thì không tài nào bơm nước tới cho các sư cô được. Mà đường ống nước cũng bị đập tiếp nên các sư cô đành phải dùng nước suối. Trong dòng suối này có rất nhiều hóa chất do thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, thuốc dưỡng lá trà từ các đồi trà thải xuống. Thế nên dùng nguồn nước này tuy mình không ăn mà chỉ tắm rửa cũng bị vấn đề về da.

 

Ngày hôm sau, các vị Phật tử cũng tìm mọi cách đem thức ăn tới tiếp tế. Bao nhiêu đồ ăn các sư cô bỏ hết vào ba lô, rồi cử ra khoảng ba bốn sư cô lén lút lẻn qua vườn café đem lên cho quý thầy. Mà lúc đó vui lắm! Có mấy sư chú khi đói, đi lên trên lầu ba, nhìn xuống hướng xóm quý sư cô, quấn miếng vải lên cây rồi phất phất làm hiệu cho quý sư cô biết là quý sư chú bị đói. Thấy tín hiệu, quý sư cô vội đem nước, đem cơm lên cho quý thầy. Mỗi lần mang được đồ ăn lên tới nơi là mừng mừng tủi tủi như thể cách xa nhau ngàn trùng cây số vậy, mặc dù ở ngay sát gần nhau. Mừng ghê lắm! Có những sư cô đem được thức ăn lên rồi cứ đứng đó nhìn quý thầy mà khóc ròng. Còn quý thầy, quý sư chú nhận được thức ăn thì mừng lắm, nhưng trong lòng cũng rất lo không biết trên đoạn đường các sư cô đi có chuyện gì bất chắc xảy ra hay không? Bởi người tham gia đánh phá chúng tôi rất đông, họ luôn rình rập và sẵn sàng đánh mình bất cứ lúc nào. Họ cứ đi ở phía dưới cư xá của các thầy, tay cầm mã tấu, cầm gậy khiêu khích.

 

Tôi thường đi xung quanh coi ngó, canh chừng, vì chúng tôi cũng rất ngại những thầy và những sư em nóng tính, sợ rằng khi bị khiêu khích mình cũng bạo động lên thì hỏng hết. Cho nên, chúng tôi vừa phải đối ngoại mà cũng vừa phải đối nội, quên cả ăn uống. Tôi chỉ mong sao cho các sư em được ăn no, ngủ yên, tinh thần được an ổn, có niềm tin vào con đường mình đang đi là chúng tôi cảm thấy mình được giúp đỡ đến 90% rồi.

 

Bị đánh, chúng tôi không sợ gì mấy, cùng lắm thì chết mà thôi. Chúng tôi chỉ sợ không quản lý được năng lượng thực tập của các sư em. Nhưng nhờ ơn Tam Bảo gia hộ, các em rất ngoan, rất nghe lời, thường ngày mình nói chắc gì các em đã nghe răm rắp như vậy. Nhờ có khó khăn mà tình anh em lên cao vời vợi. Mặc dù có cái đói, có cái khổ nhưng bù lại có cả cái tình, cái nghĩa và ai cũng quên đi lợi ích bản thân để sống hết lòng cho nhau. Bởi vì chúng tôi biết giây phút này mà mình không sống hết lòng cho nhau thì sẽ không có giây phút nào khác nữa cả. Cho nên trong cái khó, cái khổ, trong cái đau thương tủi nhục thì mình được bù đắp lại bằng tình anh chị em vô cùng cao quý, thiêng liêng. Tình nghĩa giữa quý thầy và quý sư cô cũng đậm đà hơn. Ngày xưa đã đậm đà rồi mà bây giờ lại càng đậm đà hơn xưa. Có nhiều các sư cô bắt đầu hiểu quý thầy, hiểu được cách làm việc của quý thầy nhiều hơn. Các thầy cũng thương và hiểu các sư chị, sư em nhiều hơn và ai cũng dễ dàng thông cảm bỏ qua những khuyết điểm li ti cho nhau vì chuyện lớn.

 

Thời gian ấy chúng tôi bị bỏ đói suốt một tuần, các sư cô đem được cái gì thì ăn cái đó, còn không thì nhịn đói. Cho nên, mỗi khi đói bụng thì các sư chú hay lên lầu ba nhìn xuống xóm quý sư cô. Ở xóm Mây Đầu Núi, sau này người ta cũng đưa được thức ăn vào. Các Phật tử họ rất thương quý thầy, quý sư cô, trong đó có cả những người bạn Thiên Chúa giáo hàng xóm của chúng tôi. Họ cũng chấp nhận đón những gói quà từ Bảo Lộc đưa vào rồi chuyển cho chúng tôi. Những chuyến tắc xi chở khách từ Bảo Lộc vào Đamb’ri thường được Phật tử dấu thức ăn gởi tới. Họ đi ngang qua rồi thảy thức ăn vào qua cổng sắt và bỏ chạy. Có lần thấy có người lạ ném mấy bịch nilon màu đen qua cửa, các sư cô tưởng là họ ném phân, lại gần thì thấy nóng nóng, mở ra té ra là bánh ướt, mừng quá các sư cô mang vào chia nhau ăn. Mọi người tiếp tế thức ăn cho chúng tôi bằng cách đó, họ đưa vội vàng rồi chạy chứ không dám đưa trực tiếp. Thỉnh thoảng có chuyến xe từ Đà Lạt và Sài Gòn đi vào lúc nửa đêm thì đến được cư xá Mây Đầu Núi và đổ thức ăn xuống đó, rồi lập tức chạy ra ngoài liền, vì ở lâu thì sợ công an vào bắt.

 

Tuy lâm vào tình trạng khó khăn nhưng chúng tôi được Tam Bảo gia hộ, được những người lương thiện cưu mang nên dù đói khát cũng không chết. Sau đêm 29.6.2009, ngày hôm sau tất cả những đồ bổ dưỡng tại xóm quý sư cô được âm thầm chuyển hết lên cho quý thầy. Các sư cô nói: thấy mấy thầy chịu cực khổ nên các sư cô nhịn ăn để dành cho quý thầy. Quý thầy ăn cho có sức mà bảo vệ tăng thân.

 

Chúng tôi bị bao vây như vậy trong suốt một tuần, thức ăn và nước uống được Phật tử tiếp tế, các vị cho gì thì ăn đấy. Các vị gửi cho đèn pin để ban đêm chúng tôi canh phòng. Gạo thì chúng tôi vẫn còn, chúng tôi cố gắng dựng cái lều ở bên ngoài tăng xá để nấu ăn. Những ngày đầu mưa bão tơi tả, nấu nồi cơm nào cũng bị sống. Anh em phải ăn cơm sống với nhau, có khi nấu nước cũng không sôi, chế mì gói thấy hơi mềm mềm là ăn chứ không cần chín lắm. Anh em đắp đổi qua ngày như vậy sống bên nhau mà vẫn giữ được năng lượng tu tập, vẫn giữ được thời khóa.

 

Thêm một lo lắng nữa của chúng tôi là họ quăng những tài liệu xấu và chụp mũ chúng tôi, vì vậy chúng tôi càng đề phòng cẩn mật hơn.

 

Xem tiếp...

 

Từng bước thảnh thơi, từng bước nở hoa sen!

ăng s
 

PHÁP NẠN CHÙA BÁT NHÃ

PHÁP NẠN BÁT NHÃ
HỒI TRỐNG BÁT NHÃ
Các sự kiện tại Bát Nhã
Help Bat Nha Monastery

Ký thỉnh nguyện thư giúp tu sinh Bát Nhã:
 Religious Freedom in Viet Nam
Liberté Religieuse au Vietnam

Xem phần tiếng Việt

Vidéos: Sự kiện Phước Huệ

  Lửa thiêng nung nóng trời Đông
(Để tri ân Ôn Phước Huệ) nhạc và lời Pháp Cẩn - Ngọc Mai trình bày.

Pháp Cẩn
Gửi anh | Tình yêu | Tuyên ngôn

Tiếng nói của TT Đức Nghi:
"Tướng CA Trần Tư đuổi LM ra khỏi VN

LÊN TRÊN= | GỬI BÀI | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.