1-12)

.

PSN
BỘ MỚI 2013
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

 Bản tin thời sự ngày 28 tháng Tư 2013

Thời sự 2013  

 

Hội thảo quốc tế chuyên đề Hoàng Sa
- Trường Sa tại Quảng Ngãi

 

  • PSN 28.4.2013

Không tòa án nào công nhận đường lưỡi bò Trung Quốc vẽ. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng, căn cứ pháp lý lịch sử khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Trung Quốc hoàn toàn không có các chứng cứ để khẳng định chủ quyền của họ đối với 2 quần đảo này.

 


Đó là khẳng định của nhiều học giả tại hội thảo quốc tế với chủ đề “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - khía cạnh lịch sử và pháp lý”, do Trường ĐH Phạm Văn Đồng tổ chức tại Quảng Ngãi ngày 27/4. Tham dự hội thảo có rất nhiều học giả đến từ Úc, Canada, Mỹ, các nhà nghiên cứu, luật gia trong nước, đại diện một số bộ, ngành T.Ư và tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó có những nhân vật tên tuổi như Giáo sư Carlyle Thayer, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Giáo sư Renato Cruz DeCastro..., nhưng không có hiện diện của các học giả Trung Quốc.

TS Nguyễn Nhã, nhà nghiên cứu lịch sử Hoàng Sa - Trường Sa phát biểu: “Chúng ta có nhiệm vụ chứng minh sự thực lịch sử mà Việt Nam đã xác lập chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa để các học giả nước ngoài cùng quan tâm, thảo luận. Bởi lẽ tìm ra được sự thật lịch sử mới đưa ra được những giải pháp tốt”.

 

Với những bằng chứng lịch sử vật thể, văn bản, tài liệu quốc nội lẫn quốc tế, và bằng một lập luận thuyết phục Tiến sĩ Nhã đã bác bỏ một cách mạnh mẽ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo này.

Tài liệu này ghi nhận Việt Nam đã "chiếm hữu thật sự mang tính nhà nước liên tục và hòa bình qua các thời đại" các quần đảo trên từ "những năm đầu thế kỷ XVII đến thủy quân đi cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền từ năm 1816".

Tập tài liệu của ông Nhã cũng trích dẫn những chứng cứ khác nhau để chứng minh rằng chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là được quốc tế công nhận, đồng thời bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc: "Nghị quyết 2625 ngày 24 tháng 10 năm 1970 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quy định bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp."

 

Tuy không được nói ra, nhưng ai cũng hiểu rằng với hành động chiếm đoạt toàn thể quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bằng vũ lực trong cuộc hải chiến đẫm máu với quận đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1974, và cuộc hải chiến thứ hai tại các đảo, đá của quần đảo Trường Sa với quân đội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam do Trung quốc tiến hành là không hợp pháp và đi ngược với Nghị quyết dẫn thượng của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc năm 1970.

Bản tham luận của ông Nhã cũng nhắc đến tuyên bố năm 1958 của Trung quốc về lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vốn đã được thủ tướng Phạm Văn Đồng chấp thuận qua công hàm, tuy nhiên ông này nhấn mạnh tuyên bố trên "xác định rõ ràng các đảo bị tách biệt với lục địa bởi biển cả, chứ không phải là vùng nước lịch sử."

GS-TS Nguyễn Quang Ngọc, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (ĐHQG Hà Nội), khẳng định: “Nghiên cứu rất nhiều tài liệu, tôi thấy Trung quốc không có cơ sở nào nói rằng chủ quyền ở Hoàng Sa - Trường Sa".

Cũng theo GS-TS Ngọc, các ý kiến tại hội thảo đều khẳng định và ủng hộ mạnh mẽ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa, đồng thời lên án quyết liệt các hành động của Trung quốc không tôn trọng quy định của luật pháp quốc tế, thể hiện chủ trương bành trướng một cách cực đoan đến các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

GS Jonathan D.London (Trường ĐH University of Hongkong) cho rằng: quan điểm của Việt Nam về chủ quyền đối với Hoàng Sa - Trường Sa là "hoàn toàn hợp lý."  Theo ông, “Vấn đề hiện nay là Việt Nam nêu rõ cơ sở pháp luật, pháp lý để huy động sự hợp tác của quốc tế nhằm giúp Việt Nam cũng như cả khu vực ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông”. Tuy nhiên ông London cũng đặt vấn đề Việt Nam cần cải thiện pháp quyền và quyền con người nếu như muốn có sự trợ giúp của quốc tế.

Trung Quốc là đưa ra những yêu sách phi lý ở biển Đông
Ngoài việc phê phán yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở biển Đông, nhiều học giả chỉ ra việc Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động nhằm thực thi yêu sách “đường lưỡi bò” và ráo riết triển khai các hoạt động củng cố cái gọi là “TP.Tam Sa”, nhất là thiết lập cơ quan chỉ huy quân sự ở “TP.Tam Sa”... là nguyên nhân chính gây tình hình biển Đông căng thẳng, đe dọa hòa bình, ổn định và an ninh an toàn hàng hải.

Ngày 22/1, Cộng hòa Philippines đã chuyển cho Đại sứ quán nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Philippines công hàm kèm theo Thông báo và Tuyên bố về việc Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Phụ lục VII Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Ngày 24/4 Chánh án Tòa án quốc tế về Luật Biển đã chỉ định xong các Trọng tài viên cho Tòa Trọng tài nói trên. Một quan chức ngoại giao Philippines tuyên bố sẽ theo kiện Trung Quốc đến cùng bất chấp Bắc Kinh muốn coi đây là vấn đề song phương.

Liên quan đến việc Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc, GS-TS Ngọc khẳng định: “Tôi chắc chắn rằng không có tòa án nào công nhận đường lưỡi bò của Trung Quốc. Quốc tế có đủ tỉnh táo để thấy rằng không có một cơ sở lịch sử, pháp lý nào cả. Đó chỉ là sự vô căn cứ”.

Đây là cuộc đấu tranh còn lâu dài, gian khổ nhưng Việt Nam phải có tiếng nói để bảo vệ chủ quyền trên biển Đông. Theo GS, Viện sĩ, TS Trần Văn Đoàn (ĐH Quốc gia Đài Loan), giải pháp đưa ra là Việt Nam phải hợp tác chặt chẽ với các nước Đông Nam Á và các nước trong khu vực châu Á để hạn chế sự lấn tới của Trung Quốc.
 

Việt Nam đưa chiến đấu cơ tuần tra vùng biển Trường Sa

Trang tin Tiền Phong Online đưa tin ảnh thời sự cho biết: Khoảng 8 giờ 30 ngày 28/4, một phi đội gồm hai chiếc máy bay SU30 của Không quân Nhân dân Việt Nam xuất hiện trên bầu trời đảo Song Tử Tây, xã Song Tử Tây (Trường Sa, Khánh Hòa). Sau khoảng 15 phút bay trên bầu trời đảo Song Tử Tây, hai chiếc SU30 nghiêng cánh chào quân dân trên đảo, bay trở về đất liền.

 


Hai chiến đấu cơ SU30 hiện đại nhứt của Không quân VN bay trên đả Song Tử Tây
quần đảo Trường Sa vào 8:30 sáng ngày 28/4/13.

 

Chưa thấy Trung quốc lên tiếng về động thái bình thường này. Trong khi trước đây vào hạ tuần tháng Sáu 2012 Trung quốc đã nhanh chóng phản đối khi Việt Nam điều chiến đấu cơ tuần tra trên vùng biển chủ quyền của mình.


Lê Nguyên
(tổng hợp theo BBC, TNO, VNE)
 

Điểm tin thời sự năm 1012: 12 |11 | 10 | 9 | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1

/

VIỆT NAM
TRONG
DÒNG
THỜI
SỰ

TIN THỜI SỰ VỚI :

 BBC | RFA | VOA | RFI

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.