.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

 Điểm tin thời sự ngày 6.4.2014

Thời sự 2013: 10 | 9 | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1     

Dương Khiết Trì đụng phải bức tường lửa tại Hà Nội trong ván cờ đầu của cuộc phản công ngoại giao che đậy dã tâm độc chiếm Biển Đông

  • PSN 18.6.2014 | Lê nguyên

Dương Khiết Trì đến Việt Nam trong lúc này để làm gì?
Đó là câu hỏi được giới quan tâm đặt ra trong bối cảnh Trung quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan tìm dầu và khí đốt trên thềm lục địa và khu vực đặc quyền kinh tế của VN. Là nguyên nhân gây xung đột trên biển Đông giữa hai quốc gia cũng như làm nóng tình hình cả khu vực Đông Á Thái Bình Dương từ đầu tháng Năm tới nay.

Câu trả lời đã được thể hiện qua hành động vào sáng nay tại Hà Nội. Có thể nói, chuyến đi này của Quốc Vụ Trung quốc là một cuộc phản công ngoại giao nhằm chứng minh với thế giới rằng Trung quốc thực tâm muốn giải quyết vấn đề, trong đó mục đích chính của ông là đẩy trái banh trách nhiệm sang phía VN trước khi mở cuộc tổng phản công ngoại giao trên trường quốc tế. Nhưng ông Dương Khiết Trì đã gặp phải một bức tường lửa chủ quyền quốc gia của giới lãnh đạo cao cấp nhất VN.

Hai ông Dương Khiết Trì (trái) và Phạm Bình Minh
Phó thủ tướng VN tiếp Quốc vụ Trung quốc tại Hà Nội

Sáng nay (18/6/2014) tại Hà Nội ông Dương Khiết Trì Ủy viên Quốc vụ Trung quốc đã được Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng bộ Ngoại giao VN tiếp đón. Cả hai ông cũng đã có cuộc gặp gỡ chung tại buổi làm việc giữa 2 đoàn Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.

Tại đây hai bên cùng nhất trí rằng cần sớm ổn định tình hình trên biển, kiềm chế không để xảy ra xung đột, không để quan hệ hai nước xấu đi. Hai bên khẳng định tiếp tục duy trì các cơ chế trao đổi, hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước, triển khai hiệu quả Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc và tổ chức phiên họp lần thứ 7 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương.

Trái ngược với những lời lẽ “ngoại giao hoa mỹ” các hãng tin lớn trên thế giới đều đưa tin với đánh giá hết sức “bi quan” về buổi hội đàm này.

AP đưa tin rằng “Hà Nội và Bắc Kinh vẫn kiên quyết bảo vệ quan điểm trái ngược nhau quanh giàn khoan”. Trong khi Reuters tường thuật rằng: “Cả hai vị quan chức đã bắt tay trước mặt các phóng viên mà không hề mỉm cười và họ cũng không nói gì nhiều” (Hình trên). Bản tin Thời sự hôm nay trên trang nhà Nguyễn Tấn Dũng gọi đó là "ánh mắt có lửa" của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh.

Tất cả đều nhìn nhận rằng: cả hai bên đều không đạt được bất kỳ thỏa thuận tích cực nào nhằm giải quyết tình hình nóng bỏng đã và đang xảy ra ở Biển Đông.

Trung quốc qua Dương Khiết Trì vẫn bám chặt tham vọng độc chiếm Biển Đông bất chấp chủ quyền của các nước trong vùng đúng theo công ước Quốc tế về Luật Biển. Lớn giọng tuyên bố quần đảo Hoàng Sa là của Trung quốc. Phớt lờ bằng chứng chủ quyền bất khả phủ bác của Việt Nam đối với Biển Đông và quần đảo này, cũng như giả đuôi giả điếc về việc cưỡng đoạt toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của VN bằng vũ lực vào các năm 1956 và 1974 khi tuyên bố rằng: “quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) là lãnh thổ cố hữu không có gì để tranh cãi của Trung Quốc. Doanh nghiệp Trung Quốc tác nghiệp tại khu vực biển gần quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), là hoạt động tiếp theo hoàn toàn bình thường trong khu vực này từ cách đây 10 năm đến nay là hoạt động hoàn toàn hợp pháp“.

Quốc vụ Trung quốc còn giỡ thủ đoạn cố tâm che đậy hành động xâm lấn VN bằng cách đổ trách nhiệm về phía VN. Với giọng điệu kẻ cả, Ủy viên Quốc vụ Trung quốc nói như ra lệnh rằng : “Điều cần làm trước tiên là Việt Nam nên chấm dứt hành động can thiệp vào hoạt động tác nghiệp của Trung Quốc, chấm dứt thổi phồng vấn đề, tạo ra các tranh chấp mới, nhanh chóng khôi phục hợp tác giao lưu trên các lĩnh vực khác nhau càng sớm càng tốt. Hy vọng Việt Nam nhìn vào đại cục, cùng chung ý hướng với Trung Quốc, thúc đẩy quan hệ Việt – Trung vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển về phía trước theo đúng hướng“.

Trong khi Việt Nam qua Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã một lần nữa nhấn mạnh với Quốc Vụ Trung quốc rằng : việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Dầu khí Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải và hòa bình, ổn định của khu vực, làm tổn thương tình cảm của nhân dân Việt Nam và tác động tiêu cực đến quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Phó Thủ VN tướng khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 mà cả hai nước đều là thành viên. Đồng thời yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam, kiểm soát tình hình không để xảy ra xung đột, đàm phán giải quyết tình hình căng thẳng hiện nay cũng như các bất đồng khác giữa hai nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
 

Buổi chiều cùng ngày, Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì cũng đã có cuộc hội kiến với Tổng bí thư đảng CSVN nguyễn Phú Trọng tại trụ sở Trung ương của đảng này. Tại đây, sau vài câu xã giao khuôn sáo, ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tính nghiêm trọng và tác động rất tiêu cực của việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou-981) tại vùng biển của Việt Nam từ đầu tháng Năm đến nay đối với nhân dân Việt Nam, cục diện quan hệ Việt-Trung và tình hình khu vực.


Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tiếp Quốc vụ Trung quốc Dương Khiết Trì

Người đứng đầu đảng CSVN khẳng định lập trường về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông là không thay đổi và không thể thay đổi; đề nghị khẩn trương trao đổi để có các giải pháp sớm ổn định tình hình, tạo tiền đề cho các giải pháp cơ bản và lâu dài giải quyết các vấn đề trên biển, xuất phát từ lợi ích đại cục của hai nước, trên cơ sở các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

Tại đây, Quốc vụ Trung quốc Dương Khiết Trì đã chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Mặc dù cách đây hơn một tháng, ngay từ những ngày đầu Trung quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan dầu trái phép trên lãnh hãi VN gây tổn hại bang giao giữa hai nước Tổng bí thư đảng CSVN đã có đề nghị hội kiến cùng người tương nhiệm Trung quốc nhưng phía Trung quốc đã phớt lờ không có bất kỳ tín hiệu nào.

Dù vậy, Ông Dương Kiết Trì vẫn không ngượng miệng tiếp tục tuyên bố rằng: Đảng, Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng và luôn mong muốn phát triển quan hệ tốt đẹp, ổn định lâu dài với Việt Nam; mong muốn hai bên tiếp tục bàn bạc để làm giảm căng thẳng, giải quyết vấn đề trên biển, nhất trí cần tiếp tục duy trì các hoạt động giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước, cùng nỗ lực giữ gìn cục diện quan hệ Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định.
 

Tương tự với 2 cuộc tiếp xúc trên cũng vào chiều nay tại Văn phòng phủ Thủ tướng Chính phủ đã diễn ra cuộc hội kiến với Ủy viên Quốc vụ Trung quốc Dương Khiết Trì. Tại đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh lập trường nhất quán của Việt Nam đã được nêu trong các cuộc tiếp xúc các cấp của 2 bên thời gian qua, và ngay trong cuộc hội đàm sáng nay, giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh với Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì.


Ủy viên Quốc vụ Trung quốc và Thủ tướng VN tại Hà nội

Ông Nguyễn Tấn Dũng còn nói thêm rằng : "Hành động của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trong khu vực; gây bất bình và làm tổn thương tình cảm của nhân dân Việt Nam, tác động tiêu cực đến quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai nước; yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam; cùng đàm phán giải quyết các tranh chấp bất đồng giữa hai nước bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế và nhận thức chung giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước". Và đề nghị hai bên cần kiểm soát tình hình, không để xảy ra xung đột, tiếp tục duy trì các cuộc tiếp xúc, đàm phán để giải quyết tranh chấp bất đồng hiện nay. Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền của mình bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế.

Về ý kiến của Ủy viên Quốc vụ của Trung quốc liên quan đến tình hình an ninh an toàn đối với các doanh nghiệp và công dân Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Vừa qua tại một số địa phương của Việt Nam, lợi dụng các cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam, một số người đã có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc. Khẳng định đây là sự việc đáng tiếc ngoài mong muốn, Chính phủ Việt Nam đã kiên quyết ngăn chặn, nhanh chóng ổn định tình hình, xử lý nghiêm những người vi phạm pháp luật và có các biện pháp hỗ trợ giúp đỡ kịp thời. Tất cả các doanh nghiệp đã trở lại sản xuất kinh doanh bình thường.
 

Qua sự 3 sự kiện xảy ra như vừa nêu trong 12 giờ qua người ta có thể giải mả được chuyến đi này của Quốc Vụ Trung quốc là một cuộc phản công ngoại giao nhằm chứng minh với thế giới rằng Trung quốc thực tâm muốn giải quyết vấn đề, trong đó mục đích chính là đẩy trái banh trách nhiệm sang phía VN trước khi mở cuộc tổng phản công ngoại giao trên trường quốc tế. Nhưng ông Dương Khiết Trì đã gặp phải một bức tường lửa chủ quyền quốc gia của giới lãnh đạo cao cấp nhất VN.
 

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh sẽ thăm Mỹ
& Mỹ sẽ dỡ bỏ toàn phần cấm vận vũ khí đối với VN

Liệu VN có ngồi yên để Trung quốc muốn làm gì thì làm trong cuộc tranh chấp biển đảo này không không? Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết: Đáp lời mời của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong cuộc điện đàm ngày 21.5. Chuyến công du Hoa Kỳ do Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cầm đầu đang được xúc tiến và thực hiện trong thời gian phù hợp với lịch trình của hai bên.

Vì sao Trung Quốc gây hấn với Việt Nam ở Biển Đông? - Ảnh 1
Tàu Cảnh sát biển Việt Nam đối mặt với tàu cảnh sát biển TQ ở gần khu vực
hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương sâu trong vùng biển Việt Nam

Ông Lê Hải Bình cũng cho biết thêm rằng, nội dung cuộc thảo luận cũng giống như nội dung của điện đàm giữa ông Phạm Bình Minh và ông John Kerry ngày 21.5 vừa qua. Nghĩa là  Hai Bộ trưởng Ngoại giao sẽ thảo luận về các vấn đề hợp tác song phương, về các vấn đề trong khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. “Đặc biệt, về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) trái phép trong thềm lục địa của Việt Nam, hành động mà thế giới đang lên án, cũng sẽ được thảo luận trong cuộc gặp sắp tới giữa Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng John Kerry”, ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.

Mặt khác, đang có tin Mỹ sẽ xem xét khả năng dỡ bỏ toàn phần lệnh cấm vận vũ khí đối với VN. Trả lời chất vấn của Thượng Nghị sĩ John McCain, người ủng hộ dỡ bỏ lệnh cấm. Trong phiên điều trần tại Thượng viện trước khi nhận quyết định có phê chuẩn cho vị trí Đại sứ Hoa Kỳ tại VN, ông Ted Osius nhận định: "đã đến lúc xem xét khả năng dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí đối với VN” vì nước này (VN) đã đạt được 3 hoăc 4 trong 9 lĩnh vực mà Mỹ muốn Việt Nam cải thiện, trong đó có quyền lao động, đối xử với người khuyết tật, tạo không gian nhiều hơn cho xã hội dân sự và cho phép các giáo hội tôn giáo hoạt động. Tuy nhiên ông Ted Osius (Đại sứ tương lai) nhấn mạnh rằng tốc độ thực hiện công việc này tùy thuộc vào Ủy ban Đối ngoại Thượng viện.

Bất cứ động thái dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí nào đối với Việt Nam có thể sẽ làm cho Trung Quốc, vốn đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam trên Biển Đông, tức giận. Hồi năm 2007, Mỹ đã mở đường cho việc buôn bán vũ khí phòng vệ không sát thương cho Việt Nam tùy từng trường hợp nhưng vẫn cấm bán hay chuyển giao vũ khi sát thương cho Việt Nam.

Lê Nguyên.

 

Điểm tin thời sự năm 1012: 12 |11 | 10 | 9 | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1

/

VIỆT NAM
TRONG
DÒNG
THỜI
SỰ

TIN THỜI SỰ VỚI :

 BBC | RFA | VOA | RFI

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.