.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

 Điểm tin thời sự ngày 6.4.2014

Thời sự 2013: 10 | 9 | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1     

Tiến sĩ Patrick M. Cronin đề nghị 5 biện pháp
Mỹ có thể giúp VN đối phó Trung quốc

  • PSN 1.7.2014 | Lê nguyên (tổng hợp)

Ký giả Anh Sơn ghi nhận trên trang Tin Nóng rằng: Tiến sĩ Patrick M. Cronin (*) chuyên về châu Á – Thái Bình Dương vừa có bài viết trên tạp chí Châu Á – Thái Bình Dương (Trung tâm Đông – Tây tại Washington) ngày 26.6, nêu 5 biện pháp Mỹ nên tiến hành giúp Việt Nam đối phó các hành vi hung hăng từ Trung Quốc.

Theo tác giả, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trên vùng biển Việt Nam, đi kèm hàng loạt tàu bảo vệ đã gây ra căng thẳng giữa hai nước và cho cả khu vực.

Giàn khoan này nằm trong khu vực mà Trung Quốc tự đưa ra là đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) để yêu sách chủ quyền đến 80% diện tích Biển Đông. Trung Quốc ngần ngại không nói lên điều này vì sự khẳng định các yêu sách lịch sử là không có cơ sở theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Bắc Kinh đang tìm kiếm cơ hội thể hiện sức mạnh của mình và làm cho đường 9 đoạn trở thành một thực tế và hợp pháp thực tế. Trung Quốc muốn biến biển Đông thành ao nhà của mình. Việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 là một phần của mô hình đáng lo ngại về hành vi hung hăng của Trung Quốc.


Tàu ngầm Hà Nội ở Cam Ranh tháng 1.2014. Ấn Độ đang hỗ trợ đào tạo hải quân Việt Nam điều hành tàu ngầm lớp Kilo - Ảnh: Nhà máy đóng tàu Admiralty (Nga)

Ngoài ra Trung Quốc còn tiến hành xây đảo nhân tạo ở khu vực Trường Sa, nơi bãi đá Gạc Ma họ đã đánh chiếm của Việt Nam, khiến làm leo thang căng thẳng. Do vậy tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore cuối tháng 5 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã lên án Trung Quốc có những hành vi đơn phương, gây bất ổn đối với các nước láng giềng trên biển.

Theo tiến sĩ Cronin, sự gây hấn của Trung Quốc không nhằm chỉ với các nước láng giềng mà còn nhắm tới Mỹ. Mặc dù vậy, Mỹ cần phải kiên trì xây dựng một hệ thống mở, dựa trên pháp luật trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nhưng trong khi chờ đợi, Mỹ cũng cần phải tìm cách để giải quyết sự hiếu chiến gia tăng của Trung Quốc. Trong cuộc khủng hoảng hiện tại ở Biển Đông, Mỹ cần thúc đẩy quan hệ với Việt Nam để gây sức ép với Trung Quốc.

Với hai mục tiêu mà Mỹ muốn là duy trì an ninh khu vực và xây dựng trật tự, và tập trung vào việc chống lại sự cưỡng bức của Trung Quốc đơn phương làm thay đổi hiện trạng, có năm ưu tiên cần được Việt Nam và Mỹ cũng như khu vực nói chung quan tâm, theo tiến sĩ Cronin.

Thứ nhất, như một phần của đối thoại an ninh Mỹ – Việt Nam đang phát triển, hai nước cần tập trung phát triển các chiến lược “chi phí áp đặt” có thể ngăn cản Trung Quốc từ những hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng hoặc xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi xấu. Chiến lược chi phí áp đặt có thể trực tiếp và gián tiếp, quân sự và phi quân sự, ngắn hạn và dài hạn. Nhưng chúng cần phải có tính khả thi, hiệu quả, và có ý nghĩa. Việt Nam cần phải cử quan chức cấp cao tới Washington để nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc đối thoại này.


Tàu khu trục USS John S.McCain (DDG-56) của Hải quân Mỹ cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) ngày 7.4.2014, trong hoạt động hợp tác hải quân (NEA) thường niên giữa Mỹ và VN - Ảnh: Nguyễn Tú

Thứ hai, cần có các cuộc diễn tập song phương và quân đội Mỹ ghé Việt Nam thường xuyên hơn qua Sáng kiến an ninh chống phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt (PSI). Thông qua PSI, Mỹ có thể cung cấp một sự hiện diện an toàn mà không tham gia vào những gánh nặng, chi phí và rủi ro của việc cố gắng khôi phục lại một căn cứ quân sự vĩnh viễn. Đồng thời, một sự hợp tác Mỹ – Việt Nam lớn hơn có thể cải thiện tính chuyên nghiệp của nền quốc phòng Việt Nam và năng lực kết hợp hành động. Nâng cao cảnh báo về lĩnh vực hàng hải là mục tiêu hỗ trợ cả PSI và sẽ có lợi ích để phát hiện sớm các hành vi sai trái ở Biển Đông.

Thứ ba, Mỹ cần phải hỗ trợ đối thoại ba bên và hợp tác thiết thực giữa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam, Malaysia và Philippines. Mỹ có thể hỗ trợ đối thoại thông qua các diễn đàn đa phương khu vực như Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.

Washington cũng có thể khuyến khích các đồng minh và các đối tác của Mỹ (Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Ấn Độ và các thành viên khác của ASEAN) để cung cấp việc hỗ trợ đào tạo và giáo dục, trang thiết bị và chia sẻ thông tin. Mỹ nên khuyến khích Nhật Bản, nước hứa cung cấp tàu tuần duyên cho Việt Nam bắt đầu vào năm tới, và Ấn Độ – đang sử dụng tàu ngầm của Nga, để hỗ trợ hải quân Việt Nam điều hành và triển khai tàu ngầm lớp Kilo. Khi Việt Nam bổ sung sáu tàu ngầm vào lực lượng hải quân nhỏ bé của mình, các nước khác cần phải giúp Việt Nam thiết lập hoạt động điều hành độc lập.

Thứ tư, Mỹ nên chấm dứt lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Phạm vi và hình thức hỗ trợ quân sự trực tiếp vẫn có thể bị gắn với những yêu cầu “nhạy cảm”, nhưng bây giờ là lúc để bắt đầu bán vũ khí hạn chế rất hữu ích cho việc chống lại sự bức hiếp bên ngoài. Những hệ thống như vậy có thể nâng cao năng lực bảo vệ bờ biển và tăng cường phòng thủ nếu có các phương tiện có khả năng gây sát thương đồng nghĩa với việc trừng phạt bất kỳ kẻ tấn công nào. Ngư lôi và tên lửa hành trình tầm ngắn sẽ tăng cường sức răn đe, và một kẻ xâm lược tiềm năng sẽ suy nghĩ hai lần trước khi sử dụng biện pháp ép buộc công khai hay sức mạnh hạn chế để thực hiện yêu sách của mình.

Thứ năm, Mỹ cần phải thúc giục Việt Nam và các thành viên ASEAN khác ủng hộ những quy định cụ thể cho việc duy trì trật tự trên biển và bảo vệ sự tự do chung trên biển Đông. Các bước cụ thể mà cuối cùng có thể là một phần của một Quy tắc ứng xử trên biển (CoC) cần được thúc đẩy và đưa vào thực hiện càng sớm càng tốt. Cần chấp nhận trọng tài quốc tế dựa trên quy định của UNCLOS.

Những bước này là minh họa của một bộ công cụ rộng lớn hơn ở cấp độ xử lý của các quan chức Việt Nam, Mỹ và khu vực để áp đặt cái giá phải trả của những hành vi xấu và cung cấp biện pháp bảo vệ cho việc tuân thủ các quy tắc thoả thuận song phương. Điều này là cần thiết vì Trung Quốc ngày càng gia tăng sự áp chế.
 

Máy bay Mỹ 2 lần bay qua khu vực giàn khoan Trung Quốc

Trong khi đó, tin từ TTXVN cho biết : Trong khoảng thời gian từ khoảng 8 giờ 30 đến gần 13 giờ ngày 30/6, tại khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981,) đã xuất hiện 2 máy bay của Mỹ bay qua.

Theo thông tin từ Bộ Tư Lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, từ 8 giờ 35 phút đến 10 giờ 34 phút ngày 30/6, các tàu Cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ tại Hoàng Sa đã phát hiện máy bay EP3 của Mỹ bay qua khu vực giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou) ở độ cao khoảng 200m.

Sau đó, từ 10 giờ 46 phút tới 12 giờ 56 phút cùng ngày, Cảnh sát biển tiếp tục phát hiện máy bay RC135 của Mỹ bay ở độ cao 3.000m.

Ngoài ra, lực lượng chấp pháp trên biển Việt Nam cũng phát hiện một máy bay cánh bằng không rõ số hiệu khác bay ở độ cao 200m.

Cũng theo thông tin tổng hợp từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, trong ngày 30/6, Trung Quốc đã sử dụng 118 tàu bảo vệ, 5 tàu chiến, 41 tàu hải cảnh, 3 tàu hải giám, 18 tàu kéo, 15 tàu vận tải và 33 tàu cá hoạt động xung quanh giàn khoan Hải Dương-981.

--------------------

(*) Tiến sĩ Patrick M. Cronin là giám đốc cao cấp Chương trình An ninh châu Á – Thái Bình Dương (Trung tâm an ninh nước Mỹ mới).

Điểm tin thời sự năm 1012: 12 |11 | 10 | 9 | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1

/

VIỆT NAM
TRONG
DÒNG
THỜI
SỰ

TIN THỜI SỰ VỚI :

 BBC | RFA | VOA | RFI

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.