.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

 Điểm tin thời sự ngày 6.4.2014

Thời sự 2013: 10 | 9 | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1     

Việt Nam đã sẵn sàng trước mọi
mưu toan của Trung quốc

  • PSN 1.7.2014 | Lê nguyên (tổng hợp)

Hôm nay ngày đầu tháng Bảy, không hẹn mà gặp cả ba nhân vật đứng đầu Bộ chính trị đảng CSVN gồm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đều đồng loạt, kẻ tố cáo - người khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia trước mọi âm mưu thôn tính biển đảo của Việt Nam. Cả ba đều đã thống nhứt ý chí kiên định lập trường bảo vệ tổ quốc dù phải đóng cửa biên giới, cắt đứt quan hệ ngoại giao và chấp nhận chiến tranh trong hoàn cảnh nhiều khó khăn chênh lệch trong tương quan lực lượng giữa đôi bên.

Cảnh sát biển VN không chỉ đấu tranh với TQ
còn phải bảo vệ ngư dân bám biển...

Ngày 1/7, tại Hà Nội, đến thăm và tặng quà lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã động viên và biểu dương những hoạt động thực thi pháp luật trên biển của cán bộ chiến sỹ, nhân viên Kiểm ngư trong suốt hai tháng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trái phép trên vùng biển Việt Nam.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)

Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam báo cáo những diễn biến mới về việc thực thi pháp luật trên biển, đấu tranh với việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép trên vùng biển Việt Nam.

Đánh giá cao những hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển, Chủ tịch Trương Tấn Sang biểu dương những nỗ lực của các cán bộ chiến sỹ đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, ngày đêm làm tốt nhiệm vụ chấp pháp, và căn dặn: là "lực lượng thực thi pháp luật trên biển, lực lượng Cảnh sát biển không chỉ kiên quyết đấu tranh buộc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 để bảo vệ chủ quyền, mà cần làm tốt nhiệm vụ bảo vệ bà con ngư dân bám biển, bảo vệ hoạt động kinh tế thăm dò dầu khí, chống buôn lậu trên biển".

Về công tác trên thực địa, ông Trương Tấn Sang cho rằng, điều quan trọng là tập trung tuyên truyền để cho các lực lượng trên biển từ phía Trung Quốc hiểu rõ các hành vi sai trái đã gây ra; đồng thời làm sáng tỏ chính nghĩa, tinh thần khoan dung hòa hiếu của người Việt Nam. Có như vậy công tác đấu tranh trên biển mới mang lại kết quả.

Tới thăm và nói chuyện với lực lượng Kiểm ngư Việt Nam tại Cục Kiểm ngư, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ông Trương Tấn Sang đã lắng nghe những chia sẻ từ đại diện các thuyền trưởng, thuyền phó các tàu kiểm ngư 951, 956, 799 từ thực địa trở về báo cáo về những thành tích, trở ngại khó khăn của lực lượng sau hai tháng đấu tranh trên thực địa.

Đại diện Cục Kiểm ngư cũng cho biết, do tàu kiểm ngư của Việt Nam còn nhiều hạn chế về công suất, thiếu thốn trang thiết bị, nên gặp nhiều nguy hiểm trước các hành động hung hăng đang ngày càng gia tăng của tàu Trung Quốc. Dù thiệt hại về phương tiện, các kiểm ngư viên bị thương nhưng công tác chỉ đạo, tuần tra kiểm soát thực địa của các lực lượng Kiểm ngư vẫn đảm bảo thường xuyên, liên tục, ngăn chặn hiệu quả các hành vi xâm phạm chủ quyền.

Biểu dương lực lượng với tinh thần kiên định, quả cảm đã bám trụ địa bàn, bảo vệ ngư dân trên vùng biển ngàn đời của tổ tiên để lại, Chủ tịch Trương Tấn Sang cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục xem xét để hỗ trợ cho các lực lượng này đủ các trang thiết bị cần thiết và hiện đại.“
 

Nhất định không nhân nhượng với Trung Quốc

Sáng 1/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ – Hà Nội. Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri đã bày tỏ rất nhiều suy nghĩ và quan điểm xung quanh việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cử tri quận Hoàn Kiếm. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Theo ông Nguyễn Phú Trọng, trước việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của VN, các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước đã lên tiếng thể hiện rõ lập trường của Việt Nam tại các diễn đàn khác nhau. “Chúng ta đã tuyên bố rất rõ rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của chúng ta là vi phạm pháp luật quốc tế, vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm thỏa thuận cấp cao giữa hai đảng, hai nhà nước…”. Ông nói thêm: “Chúng ta nói thẳng thắn, công khai giữa diễn đàn Quốc hội, cả thế giới đều biết. Chúng ta có nhân nhượng gì đâu. Chúng ta phản đối, kịch liệt lên án, yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan cùng tàu bè hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam, đi vào đàm phán, đối thoại”.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Vấn đề giải quyết tình hình căng thẳng trên Biển Đông là một vấn đề phức tạp và lâu dài. Chúng ta phải chủ trương chung sống hòa bình, hữu nghị, thân thiện, hợp tác cùng phát triển với người láng giềng Trung Quốc nhưng chúng ta kiên quyết giữ vững chủ quyền dân tộc. Chúng ta kịch liệt lên án hành động sai trái của Trung Quốc, nhất định không nhân nhượng”.

Có cử tri hỏi: Nhỡ xảy ra chiến tranh thì sao? - "Thì chúng ta phải chuẩn bị tất cả mọi khả năng. Chúng ta không mong chiến tranh xảy ra, và cố gắng làm cho nó đừng xảy ra, nhưng nếu có chiến tranh, chúng ta luôn sẵn sàng chuẩn bị mọi phản ứng”. Tổng Bí thư trả lời.

Đấu tranh lấy lại Hoàng Sa
Cảm ơn sự tin tưởng của cử tri vào chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện các giải pháp bảo vệ chủ quyền, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Chúng ta phải xác định đây là việc còn lâu dài, phức tạp, phải rất bình tĩnh, tỉnh táo, kiên quyết, kiên trì, bằng nhiều biện pháp, phát huy sức mạnh tổng hợp. Vì đây là vấn đề cơ bản đụng chạm đến chủ quyền quốc gia.

Trung Quốc có ý đồ muốn hiện thực hóa đường “lưỡi bò”, độc chiếm biển Đông, muốn khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc. Ta nói rằng : "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Hoàng Sa thì trên thực tế Trung Quốc đang chiếm giữ, họ đã hai lần đánh chiếm Hoàng Sa và lần gần nhất là năm 1974 khi chúng ta chưa giải phóng miền Nam. Chúng ta tiếp tục khẳng định chủ quyền, đấu tranh để lấy lại Hoàng Sa” – ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định.
 

Chuẩn bị hồ sơ, cân nhắc đấu tranh pháp lý với Trung Quốc

Cũng trong ngày hôm nay, tại cuộc họp thường kỳ của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa mạnh mẽ tố cáo Bắc Kinh đã “bất chấp đạo lý, pháp lý, và quan hệ hữu nghị Việt-Trung cho hạ đặt giàn khoan trái phép để thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam".

Ông Nguyễn Tấn Dũng nói hành động của Trung Quốc từ đầu tháng 5 tới nay “không những xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, mà còn đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh của khu vực.”

Ông Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu chính phủ ra sức bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc bằng các giải pháp phù hợp với luật quốc tế song song với các giải pháp thích nghi nhằm giữ gìn hòa bình, ổn định và an ninh hầu có thể xây dựng và phát triển đất nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nỗ lực cao nhất, tiếp tục thực hiện nghiêm túc chủ trương, định hướng của T.Ư Đảng, Chính phủ, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, kiên định, kiên trì các giải pháp, biện pháp, đối sách đấu tranh bằng biện pháp hoà bình trên thực địa, bằng chính trị – ngoại giao, bằng thông tin, truyền thông trong nước và nước ngoài; kiên quyết yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các Bộ, ngành chức năng theo dõi sát, nắm chắc tình hình, chủ động xử lý và báo cáo kịp thời những tình huống mới, phức tạp. Giao các cơ quan chức năng tiếp tục củng cố, chuẩn bị hồ sơ để T.Ư Đảng xem xét, cân nhắc thực hiện việc đấu tranh pháp lý theo luật pháp quốc tế.“
 

"Tình huống xấu nhất là có thể chấm dứt quan hệ giữa hai nước”

Chiều 1/7 ngay khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa kết luận phiên họp thường kỳ tháng 6. Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên nói với báo chí rằng:

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên.
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên.

Qua 2 tháng sau thời điểm Trung Quốc hạ đặt giàn khoan, Chính phủ đưa ra kết luận về việc thống nhất, đồng thuận thực hiện các mục tiêu xác định. Việt Nam khẳng định hành động ngang nhiên hạ đặt giàn khoan trong vùng biển của Việt Nam là trái với đạo lý, trái pháp lý và quan hệ hữu nghị giữa 2 nước Việt Nam – Trung Quốc. Việc này tạo nên hệ quả không tốt không chỉ đối với Việt Nam mà đe doạ cả tình hình an ninh trong khu vực và thế giới.

Việt Nam khẳng định sự kiên trì có mặt trên vùng biển của mình để khẳng định chủ quyền đối với 2 quẩn đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Việt Nam cũng tiếp tục đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, kiên trì giải pháp hoà bình, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước quốc tế về Luật Biển. Dư luận quốc tế đến nay cơ bản ủng hộ và đánh giá rất cao sự kiên trì của Việt Nam, kiên nhẫn chấp nhận đấu tranh bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hoà bình. Bạn bè cũng nhắc nhở Việt Nam cố gắng không để dẫn đến xung đột vì bất cứ xung đột nào cũng là lọt vào “bẫy”, âm mưu của Trung Quốc. Chưa có gì xảy ra mà Trung Quốc đã vu cáo trắng trợn rằng Việt Nam có hành vi quấy phá trên biển. “Việt Nam đã hành động trên tinh thần rất thiện chí với bạn. Đến nay Việt Nam đã gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc lần thứ 3 đồng thời có những đề nghị hoà bình với Trung Quốc nhưng bạn vẫn không đáp lại”

Trả lời câu hỏi về những tình huống xấu mà Chính phủ dự kiến xảy ra trên Biển Đông, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết: “Thực ra các “kịch bản” này đã được đề ra từ lâu. Với đường lối độc lập tự chủ của Việt Nam, các cấp lãnh đạo nhà nước đã nêu yêu cầu làm sao để nền kinh tế Việt Nam không quá phụ thuộc vào thị trường nào”.

Tình huống xấu đề ra, theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, là có thể có sự hạn chế giao thương giữa biên giới 2 nước Việt – Trung, tình huống khác là đóng cửa biên giới và cao nhất có thể là chấm dứt quan hệ giữa 2 nước.

Ông Nên xác nhận, tình huống nào thì cũng gây khó khăn nhất định cho Việt Nam nhưng không phải quá khó đến mức Việt Nam không thể vượt qua được. Mức độ ảnh hưởng được xác định là không quá lớn.
 

Lê Nguyên (tổng hợp).

Điểm tin thời sự năm 1012: 12 |11 | 10 | 9 | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1

/

VIỆT NAM
TRONG
DÒNG
THỜI
SỰ

TIN THỜI SỰ VỚI :

 BBC | RFA | VOA | RFI

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.