.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

                          TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

 

 Điểm tin thời sự ngày 6.4.2014

Thời sự 2013: 10 | 9 | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1     

Tân học thuyết
Đại Đông Á của Nhật Bản

  • PSN 23.08.2014 | Nguyễn Vĩnh Long Hồ

Trong Thế chiến II cách đây khoảng 70 năm. Nhật Bản phát động hàng loạt cuộc tấn công thôn tính các nước trong khu vực Đông Á. Sau khi thống trị Trung Hoa, Tokyo còn bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng của Mỹ, tất cả nhằm mục đích thực thi học thuyết “ĐẠI ĐÔNG Á” của Nhật Bản.


Hoc thuyết “ĐẠI ĐÔNG Á” trong quá khứ

“KHỐI THỊNH VƯỢNG CHUNG ĐẠI ĐÔNG Á” là khẩu hiệu được Tokyo và quân đội Nhật đề xướng trong thời kỳ Chiêu Hòa để thực hiện tham vọng tạo ra một khối các quốc gia Châu Á do Nhật Bản lãnh đạo mà không phụ thuộc vào Phương Tây. Khẩu hiệu nầy được Thủ tướng Fumimaro Konoe trong nổ lực nhằm tạo ra một “Đại Đông Á” bao gồm các quốc gia: Nhật Bản, Mãn Châu Quốc và Trung Hoa và một phần các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Với mục đích trên, theo bộ máy tuyên truyền của chính quyền Tokyo là thiết lập một “TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI” nhằm tìm kiếm sự “thịnh vượng chung” cho các quốc gia Châu Á, cùng chia sẻ sự thịnh vượng và hòa bình và hoàn toàn không lệ thuộc vào chủ nghĩa thực dân và sự thống trị của Phương Tây.


Tướng Tôjô Hideki và các đại biểu tham dự Hội Nghị Đại Đông Á năm 1943

Tuy nhiên, khái niệm nầy được Tokyo chỉ dùng để biện minh cho chính sách xâm lược của Nhật Bản tại Đông Á từ thập niên 1930 cho đến khi chấm dứt Thế chiến II và thuật ngữ “Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á” chỉ là tấm bình phong cho sự thống trị của Đế quốc Nhật Bản tại các quốc gia chiếm đóng trong Thế chiến II.

Cũng như Đức Quốc Xã, học thuyết “Đại Đông Á” phát xuất từ quan niệm dân tộc Phù Tang là dân tộc thượng đẳng, so với các dân tộc Châu Á khác. Nó đã được thành hình vào khoảng thế kỷ 19. Học giả Fukuzawa Yukichi trong tác phẩm “Vai Trò nước Nhật ở Châu Á” được công bố vào năm 1882 ủng hộ mạnh mẽ cách nhìn về Đế quốc Nhật Bản và vai trò hiển nhiên là nước lãnh đạo của toàn Châu Á. Bước vào thế kỷ 20, một học giả “dân tộc cực đoan khác” là Kita Ikki đã thu hút được nhiều sự chú ý của độc giả Nhật, khi ông đưa ra nhận định về sứ mạng của nước Nhật với vai trò đưa Châu Á thoát khỏi ách đô hộ của Đế quốc Thực dân Phương Tây, thậm chí bằng khả năng gây chiến tranh nếu cần. Vì vậy, vào năm 1905, Đế quốc Nhật gây chiến đánh thắng Đế quốc Nga trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905). Cuộc chiến tranh được lưu danh vào lịch sử thế giới là một quốc gia Châu Á đầu tiên đã đánh bại một Đế quốc Phương Tây, góp phần định hướng cho một vai trò lớn hơn của nước Nhật sau nầy.

Kinh tế cũng là yếu tố quan trọng trong quyết định đưa ra tuyên bố học thuyết “Đại Đông Á” lần đầu tiên vào năm 1940. Nhật Bản có nhu cầu rất lớn về các nguyên liệu thô như dầu ở Đông Ấn hay cao su của Đông Dương nhằm duy trì sản xuất và nhu cầu cho quân đội đang chiếm đóng Trung Hoa. Hành động nghiêm cấm chuyên chở dầu, nguyên liệu thô và sắt thép đến Nhật Bản của Hoa Kỳ và các quốc gia Phương Tây đã thúc đẩy Tokyo tìm các nguồn cung ứng khác ở các quốc gia Châu Á để thay thế, và đây cũng là nguyên do Nhật vận động các nước trong khu vực Đông Á tham gia vào khối thịnh vượng chung “Đại Đông Á” thì Nhật Bản mới có thể duy trì được việc sản xuất hàng hóa cho các thị trường xuất cảng.

Ngoài các nguyên nhân trên, tham vọng về một địa chính trị quốc tế cũng đã góp phần đưa đến sự ra đời của “Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á”. Từ cuối thế kỷ thứ 19, các nhà hoạch định chính sách của Nhật tin rằng: nước Nhật cũng có quyền ngang hàng với các nước “Đế quốc Phương Tây” trong việc mở rộng và duy trì thuộc địa của họ ở Châu Á. Tin rằng, việc làm đó sẽ là điều kiện cơ bản giúp nước Nhật đạt được một vị trí quan trọng hơn trên vũ đài chính trị thế giới và được nhìn nhận Nhật Bản như một quốc gia thượng đẳng, ngang hàng với các quốc gia Phương Tây.

Vì vậy, các Đế quốc Phương Tây đã phản đối các hành động nầy của Nhật bằng hàng loạt đưa ra các điều khoản bất bình đẳng đã gây ra bất bình với người Nhật. Trong các điều khoản được ký kết tại “Hội nghị Hải quân Quôc Tế” ở Washington (1922), buộc Nhật phải duy trì một tỉ lệ lực lượng tàu chiến là 3/5 so với Hoa Kỳ & Anh Quốc. Vào năm 1924, Hoa Kỳ thông qua dự luật ngưng tiếp nhận dân Nhật nhập cư từ Nhật Bản.

Các chính trị gia Nhật dùng chủ thuyết “Châu Á phải dành cho người Á Châu” nhằm thuyết phục dân Nhật và các quốc gia Châu Á khác và phải có hành động cấp bách để giải phóng các nước Châu Á thoát khỏi ách nô lệ các Đế quốc Phương Tây. Nhưng, các quốc gia bị Đế quốc Nhật chiếm đóng sau đó đều nhận ra rằng, mọi thứ đã hoàn toàn khác hẳn với lời tuyên truyền trước kia về “Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á”. Các chính phủ do Nhật dựng lên trở thành bù nhìn. Nhân dân các nước bị Nhật chiếm đóng đã phải chịu đựng nhiều thống khổ do chính sách cai trị hà khắc của người Nhật. Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á chỉ là cái bánh vẽ, một dạng khác của chủ nghĩa đế quốc được Phương Tây đã thực hiện từ lâu. Nói tóm lại, “Khối Thinh vượng chung Đại Đông Á” đã không hoạt động vì sự phát triển của tất cả các quốc gia Đông Á mà chỉ phục vụ cho lợi ích của nước Nhật và do đó họ đã thất bại vì không tranh thủ được sự ủng hộ tại các quốc gia Đông Á.

Tóm lại, học thuyết “Đại Đông Á” (cũ) là một hệ thống các nguyên tắc về chính sách xâm lược và bành trướng của Đế quốc Nhật Bản do Thủ tướng Konoe đề ra ngày 1/8/1940 nhằm xây dựng một “khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á”. Bộ trưởng Ngoại giao Nhật lúc bấy giờ là Mashuoka đã lên tiếng giải thích những nguyên tắc cho việc xây dựng một khu vực Đại Đông Á thịnh vượng và phát triển như sau:

(1) Quân sự đồng minh.
(2) Kinh tế hợp tác.
(3) Văn hóa giao lưu.
(4) Ngoại giao liên hiệp.
(5) Chính trị độc lập.

Nhưng, thực ra Học thuyết “Đại Đông Á” trong quá khứ lợi dụng sự khác biệt về chủng tộc, kích động sự hận thù của nhân dân Châu Á đối với Thực dân da trắng Phương tây nhằm lừa bịp các dân tộc Châu Á với những luận điệu như “đồng văn”, “đồng chủng”, cùng “máu đỏ da vàng” để các thế lực Quân Phiệt Nhật muốn đặt các dân tộc Châu Á bao gồm Trung Hoa, Mãn Châu Quốc, Đông Dương, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines dưới ách thống trị của Nhật Bản, tranh giành các thuộc địa rộng lớn của các Đế quốc Phương Tây ở khu vực nầy nhằm khai thác, vơ vét tài nguyên, nhân lực để phục vụ cho các kế hoạch xâm lược…

HỌC THUYẾT KAIFU:
Do Thủ tướng Nhật Kaifu trình bày tại Singapore trong chuyến đi thăm một số nước ĐNA từ 27/4 đến 6/5/1991. Thủ tướng Kaifu chính thức xin lổi các nước về những hành vi quân sự trong chiến tranh Thế giới II của Nhật, cam kết sẽ không trở thành cường quốc quân sự và sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong các vấn đề chính trị, kinh tế ở Châu Á-TBD. Tăng cường hợp tác khu vực thông qua đầu tư, chuyển giao công nghệ, đóng vai trò thúc đẩy hợp tác giữa các nước ASEAN với Đông Dương cùng phát triển và trở thành bạn hàng tốt. Thủ tướng Kaifu đã nhắc lại những nét cơ bản của Học thuyết Fukuda (1977) nên được gọi là Học thuyết Fukuda II nhằm nâng cao địa vị chính trị và hoạt động kinh tế của Nhật Bản ở Châu Á-TBD.

HỌC THUYẾT HASHIMOTO:
Tháng 1/1997, Thủ tướng Nhật Hashimoto tiến hành chuyến công du thăm 5 nước ASEAN và tại Singapore, ông đã đọc diễn văn quan trọng tuyên bố chính sách Đông Nam Á của Nhật hay còn gọi là Học thuyết Hashimoto với chủ đề: “Biến Kỷ Nguyên Mới của Nhật và ASEAN thành quan hệ đối tác rộng rãi và mật thiết hơn”. Nội dung chính của học thuyết Hashimoto có thể tóm gọn vào 3 điểm chính sau:

(1) Tăng cường đối thoại giữa Nhật & ASEAN, cụ thể là tiến hành “Hội nghị Cấp cao ASEAN” chính thức hoặc không chính thức.
(2) Nhật tiếp tục khẳng định sự hiện diện quân sự Mỹ ở Đông Á thông qua sự dàn xếp Mỹ – Nhật, có tác dụng như một “Cơ sở hạ tầng cho sự ổn định và thịnh vượng kinh tế Châu Á – TBD”.
(3) Ủng hộ nỗ lực của Trung Quốc tham gia cộng đồng quốc tế với tư cách là một đối tác xây dựng.”

Học thuyết Hashimoto, có thể nói đây là lần đầu tiên Nhật Bản bày tỏ tham vọng nâng cao vai trò chính trị của một cường quốc trong khu vực. Đông Nam Á luôn chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược của Nhật Bản. Trong Thế chiến II, Đế quốc Nhật đã đánh chiếm một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam với mục đích thành lập một “Khu vực Kinh tế Đại Đông Á thịnh vượng” (Greater East Asian Economic Co-prosperity sphere).Tuy nhiên kế hoạch nầy của Nhật đã thất bại và Hoa Kỳ đã áp đặt Hiến Pháp Hòa Bình 1947. Điều 9 Hiến Chương 1947 cấm Nhật sở hữu các lực lượng Hải – Lục – Không quân, cấm xuất cảng vũ khí, cũng như không cho phép đưa quân ra nước ngoài dù là tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình (cho đến 1991). Không những thế, Thủ tướng Nhật Sato đã đưa ra 3 nguyên tắc phi hạt nhân. Với những hạn chế như vậy, Nhật không có cách nào tốt hơn là phải hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ và ô dù hạt nhân của Mỹ. Nhật luôn giữ chi phí quân sự ở mức dưới 1% tổng thu nhập quốc dân và dành toàn bộ cho nỗ lực vào tái thiết và phát triển nền kinh tế của mình.

Chính sách tất cả cho phát triển kinh tế của Nhật đã thành công và đưa nước Nhật lên vị trí cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới vào thập niên 1980. Đông Nam Á luôn đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Nhật. Đến thập niên 1960, Nhật trở thành bạn hàng chủ yếu của các nước Đông Nam Á và khu vực nầy là nguồn cung cấp chủ yếu nguyên vật liệu cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng của Nhật mà không cần biện pháp quân sự như trong Thế chiến II. Tuy nhiên, sự thâm nhập về kinh tế nhanh chóng và chính sách trọng thương của Nhật Bản đã gây ra sự phản đối của các nước ĐNA. Nhật bị coi là kẻ bốc lột tài nguyên thiên nhiên của các nước ĐNA vì lợi ích của mình.

Thái độ bất bình của các nước ASEAN đã cảnh tỉnh Tokyo và khiến Nhật Bản chú trọng đến các khía cạnh khác trong quan hệ Nhật – ASEAN và sẵn sàng đóng vai trò hòa giải giữa ASEAN & Đông Dương (đặc biệt VN), đồng thời Nhật chủ trương thúc đẩy chung sống hòa bình thay vì xung đột. Trong thời gian đó, ODA của Nhật dành cho các nước ASEAN tăng lên một cách đáng kể: Năm 1980 là 703 triệu USD đến năm 1984 tăng lên 2,132 triệu USD. Nói tóm lại, đến cuối những năm 1980 đến đầu năm 1990, Nhật đã có một nền kinh tế áp đảo ở ĐNA, trong khi vai trò chính trị vẫn còn hạn chế và phải phụ thuộc vào chính sách của Mỹ. Cột trụ của Châu Á – TBD của Nhật vẫn là liên minh an ninh Mỹ – Nhật. Việc duy trì liên minh an ninh Mỹ – Nhật tiếp tục phục vụ lợi ích của hai nước trong giai đoạn hiện nay và mục tiêu là sự trỗi dậy hung hăng, ngang ngược của Trung Cộng. Vì vậy, có thể nói chính sách của Nhật Bản đối với Trung Cộng vừa đối thoại, vừa kềm chế thông qua Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật.

Sự ra đời của Học thuyết Hashimoto do những yếu tố tác động đến chính sách an ninh đối với Nhật Bản. ĐNA trước sau vẫn chiếm một vị trí trung tâm trong việc điều chỉnh chiến lược Châu Á – TBD của Nhật. Song song với những cố gắng cải thiện quan trọng với các cường quốc như Nga, Ấn, Úc…Nhật cũng theo đuổi việc tăng cường quan hệ với ASEAN đặc biệt với Philippines và Việt Nam. Trên thực tế, Nhật Bản có lợi ích đặc biệt không chỉ về kinh tế mà còn về mặt an ninh và chính trị trong việc tăng cường quan hệ với các nước ĐNA. Các nước thuộc khu vực ĐNA có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng đối với Nhật. Hơn 85% nguồn nhiên liệu nhập cảng của Nhật đi qua khu vực eo biển Malacca và Biển Đông, nơi mà các nước ASEAN đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Cộng. Nhật Bản có lợi ích sống còn trong việc duy trì hòa bình và ổn định trên những tuyến đường hàng hải nầy. Ngoài ra, sự ủng hộ của ASEAN rất quan trọng để Nhật có thể đóng một vai trò chính trị đang được mở rộng lớn hơn tại khu vực nầy sẽ góp phần cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho tất các nước ĐNA.


Học thuyết  “TÂN ĐẠI ĐÔNG Á”

Học thuyết “Tân Đại Đông Á” hoàn toàn khác khác hẳn với học thuyết “Đại Đông Á” trong quá khứ của Nhật Bản. Trong bối cảnh mới với sự trỗi dậy “không hòa bình” của Trung Cộng tại Châu Á – TBD. Học thuyết “Tân Đại Đông Á” giờ đây của Nhật Bản là mở rộng liên minh với các nước trong khu vực để chống lại “HÀNH ĐỘNG CƯỚP BIỂN” của Trung Cộng. Điều nầy được khẳng định trong bài viết của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe được đăng tải vào ngày 27/12/2013 trên trang phân tách chính trị & kinh tế Project Syndicate.


Thủ thướng Nhật Shinzo Abe tác giả học thuyết "TÂN ĐẠI ĐÔNG Ả

Trong đó, Thủ thướng Shinzo Abe nêu rõ: “Tôi đã phát biểu tại Ấn Độ về sự cần thiết đối với việc Ấn Độ và Nhật Bản cùng nhau gánh vác trách nhiệm nhiều hơn để đảm bảo an ninh hàng hải xuyên suốt từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương,” Thủ tướng Abe không chỉ muốn kiên kết với Ấn Độ mà còn với Australia. Ngoài ra, đối với Hoa Kỳ, ông khẳng định. “Đối với Nhật Bản, không có gì quan trọng hơn việc tái đầu tư cho liên minh với Mỹ.” Dựa vào liên minh như thế, Shinzo Abe vạch ra một chiến liên minh như sau: “Australia, Ấn Độ, Nhật Bản cùng tiểu bang Hawaii của Mỹ tạo thành một “LIÊN MINH KIM CƯƠNG” (vững chắc như kim cương) để bảo vệ cho cộng đồng hàng hải trải dài từ Ấn Độ Dương đến Tây Thái Bình Dương. Tôi chuẩn bị đầu tư với mức tối đa cho khả năng của Nhật Bản trong “liên minh kim cương” này (Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương hiện có 9 căn cứ quan trọng từ Alaska, Hawaii đến Guam, Okinawa và Hàn Quốc).

Ngoài ra, Thủ tướng Nhật còn nhấn mạnh sẽ tăng cường quan hệ với các nước Anh, Pháp cùng các nước ĐNA. Ông viết: “Tôi sẽ cùng mời Anh và Pháp trở lại tham gia tăng cường hoạt động an ninh cho Châu Á. Anh Quốc vẫn còn tìm thấy giá trị trong thỏa thuận quốc phòng với 4 nước: Malaysia, Singapore, Australia và New Zealand. Tôi muốn Nhật Bản tham gia nhóm nầy, tham gia tập trận chung. Trong khi đó, Hạm đội Thái Bình Dương của Pháp đóng tại Tahiti,” ông khẳng định. “Sẽ tăng cường an ninh hàng hải với khu vực ĐNA dựa theo quy tắc của “LUẬT PHÁP QUỐC TẾ”. Hãng tin Jiji Press dẫn lời Thủ tướng Abe phát biểu khi thăm Indonesia vào ngày 18/1/2014, cam kết Tokyo trong quan hệ đối tác với ASEAN sẽ nổ lực đảm bảo quản lý các đại dương bằng luật lệ chứ không bằng vũ lực.

Nổ lực liên minh của Nhật Bản, bắt đầu đẩy mạnh các liên minh trên biển từ trước khi đảng Dân chủ Tự Do (LDP) của ông Shinzo Abe trở lại nắm chính quyền. Về vấn đề nầy, tờ The New York Times cuối tháng 11/2012 đăng bài nhận định mang tựa đề: “Nhật Bản đang khẳng định sức mạnh quân sự để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Cộng” (Japan is Flexing Its Military Muscle to Counter a Rising China).

Cũng trong tháng 11/12, tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 4, Phó Đô đốc về hưu Hideaki Kaneda, Giám đốc Viện Okazaki của Nhật, đã trình bày tham luận đề cập việc Tokyo tăng cường “LIÊN MINH AN NINH HÀNG HẢI”. Theo đó, Nhật bản đang thúc đẩy 2 hợp tác đa phương hẹp là: “NHẬT – MỸ – ÚC” và “NHẬT – MỸ- ẤN” lần lượt đóng vai trò như trục “Bắc – Nam” và trục “Đông – Tây” để bảo đảm an ninh hàng hải. Theo giới chuyên gia nhận định, Nhật Bản sẽ không dừng lại ở những nỗ lực trên, Chính phủ của Shinzo Abe trong thời gian tới, chắc chắn sẽ thực hiện nhiều hành động mới đáp ứng học thuyết “Tân Đại Đông Á”.

Thủ tướng Shinzo Abe lập “LIÊN MINH KIM CƯƠNG”:

1. LIÊN MINH VỚI AUSTRALIA: Ông Kerry Brown, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Cộng thuộc Đại học Sydney (Úc), nhận định Nhật Bản muốn thiết lập một “LIÊN MINH CHIẾN LƯỢC” với Úc và các nước trong khu vực để chống lại sự bành trướng của Trung Cộng.

Chỉ vài ngày sau khi Nhật Bản gỡ bỏ lệnh cấm kéo dài 60 năm qua, cho phép thực thi quyền “phòng vệ tập thể”. Thủ tướng Australia là Tony Abbott mô tả mối quan hệ Nhật – Úc là “mối quan hệ rất đặc biệt” trong bối cảnh Châu Á đang đánh giá sự lớn mạnh của Trung Cộng trong khu vực. Theo AFP, nguyên thủ hai quốc gia sẽ hoàn tất thỏa thuận chuyển giao một tàu ngầm và cho phép quân đội Úc tiếp cận kỷ thuật công nghệ quốc gia bí mật của Nhật Bản. Thủ tướng Shinzo Abe cũng có lịch trình dự cuộc họp của Ủy Ban An ninh quốc gia Úc.

2. LIÊN MINH VỚI ẤN ĐỘ: G2 mới trên mặt trận chống chủ nghĩa bành trướng Trung Cộng. Do việc Bắc Kinh hành động, ngang ngược, hiếu chiến trên Biển Đông & Hoa Đông khiến Nhật – Ấn tạo thành thế gọng kềm đối đầu với Trung Cộng. Theo Thời Báo Hoàn Cầu, việc New Dehli và Tokyo có những hành động tăng cường bang giao, tập trận hải quân chung ở Đông Hải, nơi đang có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku / Điếu Ngư với Trung Cộng. Trong một tuyên bố chung vào cuối tháng 1/2014 giữa cựu Thủ tướng Ấn Manmohan Singh và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe nhất trí thông qua. Trong tương lai, sẽ tổ chức nhiều hơn những cuộc tập trận hải quân để giải quyết những vấn đề hai bên cùng quan tâm. Kế đó, việc tranh chấp Trung Cộng và Ấn Độ tại khu vực thung lũng LADAKH cũng khiến quan hệ song phương rơi vào thế đối đầu quyết liệt.

Giữa tháng 6/2013, Bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ lần đầu tiên sang thăm Australia. Bộ Trưởng Quốc Phòng hai nước đã đồng thuận nhất trí tăng cường hợp tác quân sự giữa 2 nước. Hai bên lên kế hoạch sẽ tổ chức tập trận chung vào năm 2015 nhằm thúc đẩy giao lưu quân sự giữa hai nước, từ đó nâng sự hợp tác phòng ngự giữa hai nước lên tầm cao: “quan hệ đối tác chiến lược”. Tập trận chung là cơ hội để hải quân Ấn Độ thể hiện sức mạnh của mình. Như vậy, với sự gia nhập của Ấn Độ vào quan hệ chiến lược 4 bên với Australia, Nhật Bản và Mỹ đã giúp Thủ tướng Shinzo Abe hoàn thành một “LIÊN MINH KIM CƯƠNG”.

3. MỸ – ẤN – NHẬT RẦM RỘ TẬP TRẬN CHUNG:
Mỹ đang điều chỉnh chiến lược toàn cầu và đặt trọng tâm ở khu vực Châu Á-TBD, chiến lược tái cân bằng cán cân quân sự Châu Á của Mỹ nhằm thẳng vào quốc gia trỗi dậy “không hòa bình” là Trung Cộng. Các tàu chiến từ 3 nước sẽ bắt đầu cuộc tập trận chung vào ngày 25/7/2014 sau lễ khai mạc chính thức tại căn cứ hải quân SASEBO ở miền Nam Nhật Bản. Được biết đến với tên gọi cuộc tập trận “MALABAR” là một biểu tượng về sự hợp tác an ninh 3 bên đang ngày một phát triển giữa Ấn Độ, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Tờ Diplomat dẫn báoTimes Of India cho biết, tập trận sẽ diễn ra trước cuộc diễn tập chống khủng bố mang tên Yudh Abhyas giữa Ấn Độ và Mỹ ở Uttarakhand vào tháng 9. Malabar và Yudh Abhyas là 2 cuộc tập trận lớn nhất mà quân đội Ấn tham gia kể từ khi ông Narendra Modi và đảng Bharatiya Janata thắng cử. Theo dự kiến, Hải quân Ấn Độ sẽ đưa 4-5 tàu chiến, bao gồm cả tàu khu trục lớp Rajput và tàu tàng hình lớp Shivalik tham gia diễn tập.

Theo kế hoạch: “Đầu tiên, các tàu chiến sẽ hướng tới cuộc tập trận Indra với Nga ở ngoài khơi Vladivostock và sau đó tới vùng biển bắc Thái Bình Dương vào cuối tháng 7/2014 để tham dự Malibar. Cũng theo tờ Diplomat, cuộc tập trận Malibar bị Trung Cộng coi là nổ lực nhằm kềm chế nước nầy của Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ, vì Malibar vẫn được xem là biểu tượng cho sự hợp tác ngày càng lớn mạnh giữa các nền dân chủ lớn nhất và là quốc gia ở Châu Á – TBD.

Năm 2012, Nhật và Ấn Độ cũng đã tổ chức cuộc diễn tập hải quân chung giữa hai nước lần đầu tiên và rõ ràng là cả Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Thủ tướng Ấn Narendra Modi đều muốn tiếp tục xu hướng hợp tác nầy. Thủ tướng Narendra Modi dự định sẽ tới thăm Thủ tướng Shinzo Abe ở Tokyo vào tháng 7 để tăng cường sự quan hệ đối tác chiến lược song phương.

TẠI SAO MỸ BẬT ĐÈN XANH CHO NHẬT DIỄN GIẢI LẠI HIẾN PHÁP?
Sau khi Nhật Bản thông qua chính sách xuất khẩu vũ khí và tháng 6 vừa qua là quyền phòng vệ tập thể, cũng như diễn giải lại Hiến pháp của quốc gia này, cho phép Nhật Bản được sử dụng sức mạnh quân sự và nâng cao sức mạnh này, Washington tỏ ra hoan nghênh nhiệt liệt. Qua kênh ngoại giao, Washington còn bày tỏ đây là một bước đi thông minh và cần thiết của chính quyền Shinzo Abe, nhằm bảo vệ an ninh Nhật Bản cũng như góp phần bảo vệ an ninh chung khu vực. Vậy, vì đâu Mỹ bật đèn xanh cho Nhật Bản tham gia vào thị trường màu mỡ nầy?

Thực tế, Nhật Bản tham gia thị trường vũ khí và tìm lại sự chủ động của quân đội, đây không phải là điều mới được nhắc đến dưới thời kỳ của ông Shinzo Abe mà những Thủ tướng tiền nhiệm đã nhiều lần ấp ủ mục tiêu nầy. Nhưng, chỉ đến khi Shinzo Abe nắm quyền nó mới được thông qua, bởi đảm bảo được hai yếu tố:

1. Trước hết về nội bộ, chính quyền của ông Shinzo Abe nắm giữ đa số ghế trong Quốc hội lưỡng viện và không khó để những đề nghị của ông được chấp thuận. Nhật Bản mới thoát được sự đấu đá chính trị kéo dài nhiều thập kỷ của các đảng phái.

2. Về khách quan, Nhật Bản cảm thấy bị Trung Cộng đe dọa an ninh quốc gia nghiêm trọng và Nhật cần chủ động bảo vệ lãnh thổ của mình. Và trên hết, Nhật được Mỹ đồng minh truyền thống và cũng là kẻ chiến thắng họ trong Thế chiến II. Mỹ đã áp đặt Hiến Pháp cho Nhật từ năm 1945 đến nay đã đồng chấp thuận. Trong đó, Mỹ cũng đạt được nhiều quyền lợi.

Theo ông John Thomas Didymus phân tích trên trang Allvoices của Mỹ, việc Hoa Kỳ không thừa nhận “Khu nhận diện Phòng không ADIZ” của Trung Cộng trên biển Hoa Đông, khiến nhiều chuyên gia Trung Cộng cho rằng, Washington đang xúi bẫy một cuộc “xung đột hạn chế” giữa Bắc Kinh và Tokyo trong nổ lực làm tê liệt ảnh hưởng đang trỗi dậy của Trung Cộng trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Một chuyên gia Tàu Ma Shikun tin rằng, Washington muốn phát động một cuộc “Chiến tranh Ủy Nhiệm” giữa Trung Cộng và Nhật Bản, muốn dùng sức mạnh của Nhật để kềm chế Trung Cộng.

Phân tách bài viết của ông John Thomas Didymus nhận định rằng:

a. Nhật Bản sẽ được xem như một đối trọng được Mỹ ủy nhiệm nhằm ngăn chận, không để Trung Cộng trở thành một quyền lực hải dương toàn cầu.

b. Dùng Nhật Bản kiềm chế Trung Cộng tại khu vực Châu Á-TBD có thể làm giảm nguy cơ leo thang, bởi vì một cuộc xung đột Trung – Nhật có thể được xem như một cuộc đột hạn chế trong khu vực, nếu Mỹ không muốn trực tiếp dính líu. Bằng cách nầy, Washington có thể bảo đảm một cuộc xung đột có giới hạn, cho phép làm suy yếu nghiêm trọng sức mạnh hải quân Trung Cộng mà không lo nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc leo thang căng thẳng địa chính trị.

c. Với một cuộc chiến tranh ủy nhiệm mà Trung – Nhật đối đầu, Mỹ chỉ cần đứng sau ủng hộ. Washington sẽ thúc đẩy Nhật Bản tăng cường sức mạnh hải quân lên tới mức độ cho phép, nếu một cuộc xung đột thực sự bùng nổ, nó chỉ cần đòi hỏi sự yểm trợ giới hạn của Mỹ để bảo đảm đạt được mục tiêu chiến lược.

d. Sức mạnh hải quân Trung Cộng rất dễ tổn thương và có thể dễ bị Nhật đánh bại bằng cách Mỹ cung cấp, trợ giúp siêu công nghệ quân sự cho Nhật Bản để họ gánh vác công việc này giúp cho Mỹ kềm chế sự trỗi dậy của Trung Cộng.

Ngoài ra, Mỹ còn muốn Ấn Độ “ĐÔNG TIẾN” liên minh chặt chẽ với Nhật Bản làm thành thế “GỌNG KỀM CHIẾN LƯỢC” chống chủ nghĩa bá quyền, bành trướng của Bắc Kinh. Kể từ mùa thu năm 2011 cho tới nay, Washington luôn coi trọng sự hợp tác với Ấn Độ. Ý đồ của Mỹ là muốn dựa vào Ấn Độ để ngăn chận sự trỗi dậy của Trung Cộng, Mỹ tích cực hổ trợ Ấn Độ về mặt quận sự để phát huy vai trò “Đông Tiến” liên minh với Nhật Bản làm thành thế gọng kềm chiến lược chống Trung Cộng. Ấn Độ được Mỹ đánh giá cao là một trong những cường quốc quân sự hàng đầu tại khu vực Châu Á-TBD đang nỗ lực không ngừng cho thấy tiềm lực quân sự tương xứng với vị thế, có thể đạt ngang tầm với tham vọng biển của Trung Cộng.

Theo nhận định của Thiếu tướng (về hưu) Raja Menon: “Tàu ngầm và HKMH của Ấn Độ sẽ đánh sập “kinh tế” Trung Cộng. Theo ông, Ấn Độ chỉ cần không chế được tuyến giao thông hàng hải trên Ấn Độ Dương, Hải quân Ấn Độ có thể đánh sập nền kinh tế Trung Cộng.”

Kết luận

“Giấc Mơ Chệt” của Tập Cận Bình sẽ phá sản khi phải đối đầu với học thuyết “TÂN ĐẠI ĐÔNG Á” và “LIÊN MINH KIM CƯƠNG” của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật và Australia bủa vây, phong tỏa khắp nơi. Nếu tháo gở yếu tố Mỹ ra khỏi thế trận bao vây Trung Cộng. Chỉ riêng gọng kềm chiến lược Nhật Bản – Ấn Độ tại Châu Á-TBD đã làm cho con rồng giấy Trung Cộng khó khăn vùng vẫy. Nếu chiến tranh thực sự bùng nổ gữa Trung – Nhật, chưa cần thiết Hoa Kỳ nhập cuộc, mà chỉ cần lực lượng vũ trang của Ấn Độ mở mặt trận tấn công toàn diện dọc trên biên giới Ấn – Trung, đồng thời dùng ưu thế HKMH của mình phong tỏa eo biển Malacca thì Bắc Kinh sẽ lâm vào thế “LƯỠNG ĐẦU THỌ ĐỊCH” và chắc chắn Hải quân Trung Cộng sẽ đại bại. Rõ ràng, chủ nghĩa bành trướng, bá quyền sẽ không có lợi cho tương lai của Bắc Kinh…
 

Nguyễn Vĩnh Long Hồ
(Nguồn: Văn Tuyển)

Điểm tin thời sự năm 1012: 12 |11 | 10 | 9 | 8 | 7 | 6 | 5 | 4 | 3 | 2 | 1

/

VIỆT NAM
TRONG
DÒNG
THỜI
SỰ

TIN THỜI SỰ VỚI :

 BBC | RFA | VOA | RFI

 

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.