PSN
BỘ MỚI 2007
HỘP THƯ

                       TRANG CHÍNH

" Không tự nâng mình lên bằng cách đạp kẻ khác xuống " (Siddhatta)
 CHUYÊN MỤC

Tư Tưởng

n Học

Ký sự

Giáo Dục

Diễn Đàn

Chính Luận

Môi Trường

Văn minh - Văn hóa

Viễn tượng Việt Nam

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

  Ký sự Chiến Tranh

Trước đèn đọc sách:

"No Peace, No Honor" by Larry Berman
Hòa bình đâu,danh dự còn lâu

----------------------------------

Bài 14
Hiệp định bình phong

Như vậy là, "Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam" đã được ký kết, cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam đã chấm dứt và "hòa bình" đã lập lại, nhưng cho ai đây? Và ở đâu? Quả thật là một hiệp định có vậy thì biết vậy, có thể chỉ Nixon và Kissinger mới hiểu được tầm vóc và ý nghĩa của nó. Còn trong đầu óc của Lê Đức Thọ và tập đoàn lãnh đạo Hà Nội, có thể hiệp định lại có ý nghĩa khác. Phải chăng vì lý do này mà Thọ không chịu nhận một nửa giải Nobel? Một hiệp định mà nhiều giải thích không giống ai hết!

Vì trên thực tế thì chẳng có chút hòa bình nào xảy ra ở Việt Nam cả. Chẳng bao lâu sau đó, Việt Cộng đã cấp thời mở chiến dịch tấn công Việt Nam Cộng Hòa, lợi dụng tình hình Mỹ không còn hoạt động nữa trên lãnh thổ Việt Nam. Với âm mưu ý đồ thiết lập một "thủ đô" chánh thức và công khai cho CPLT, cộng quân tấn công vào thị xã Tây Ninh. Thế nhưng, khi hai phái đoàn Việt Cộng trong Ủy ban Liên hiệp Quân sự Hai bên - một từ Paris và một từ Hà Nội - đến miền Nam lại phải một trận tẽn tò vì từ cửa sổ máy bay nhìn xuống Tây Ninh, đinh ninh rằng sẻ thấy cờ MTGP tung bay, nhưng tại sao chỉ thấy cờ Việt Nam Cộng Hòa phất phơ ngạo nghễ!

Sir Robert Thompson – chuyên viên chống chiến tranh khuynh đảo người Anh - tiết lộ rằng phái đoàn Việt Cộng từ Paris đến bằng Air France yêu cầu phi hành đoàn cho phi cơ bay qua Tây Ninh để có thể "tự hào" nhìn tận mắt cờ MTGP bay trên "thủ phủ phe ta", nhưng than ôi vỡ mộng! Vì thị xã vẫn còn trong vòng tay của chánh phủ Nam Việt Nam, nên cờ vàng ba sọc đỏ cứ hiên ngang tung bay trước gió.

Lúc phái đoàn này đến Tân Sơn Nhứt, khi được yêu cầu làm thủ tục nhập cảnh thông thường thì họ xửng cồ lên, đặt ra vấn đề tư cách và quyền hạn của phái đoàn, cứ tưởng miền Nam là đất nước phe ta. Đại tá Lưu Văn Lợi, người phát ngôn của phái đoàn, tố cáo Huê Kỳ vi phạm Hiệp Định Paris, cho rằng Mỹ đã bảo đảm với họ là phái đoàn được miễn thủ tục đó. Nhưng, "ngài đại tá Việt Cộng" quên rằng đây là đất nước Việt Nam Cộng Hòa.

Phái đoàn nhứt định không làm thủ tục và cứ ngồi ỳ trên máy bay để phản đối. Nhưng mà, về lâu về dài, người ta mất bình tỉnh vì giới hữu trách sân bay không cho phái đoàn rời phi cơ để đi ăn hoặc đi làm sạch sẻ. Cuối cùng, MACV – Phái bộ Quân Viện Mỹ - phải cung cấp thức ăn và sữa uống cho phái đoàn Việt Cộng. Vì không quen uống sữa nên phái đoàn gặp cơn rối loạn tiêu hóa, nhưng vẫn không được phép rời máy bay. Theo yêu cầu của ông Đại sứ Bunker, Tổng Thống Thiệu cho phép phái đoàn rời máy bay, với điều kiện là những người từ Hà Nội đến phải tuân hành thủ tục.

Trong lời phát biểu trên hệ thống thông tin toàn quốc, Tổng Thống Thiệu cho biết rằng dẫu có ngưng bắn, toàn dân cũng phải đề cao cảnh giác, đề phòng kẻ thù cộng sản. Ông cảnh cáo là không nên để cho bầu không khí hòa hoãn này làm cho dân chúng tưởng rằng sống chung với cộng sản là an toàn. Theo ông Thiệu thì tình trạng ngưng bắn này chỉ có thể đem lại hòa bình thật sự nếu đáp ứng được bốn điều kiện. Thứ nhứt, phải chờ xem trong những tháng tới đây, Việt Cộng sẽ tôn trọng việc ngừng bắn ra làm sao? Thứ hai là liệu cộng sản có thành thật trong khi điều đình với Việt Nam Cộng Hòa hay không, hay chỉ là một kế hoãn binh để gây chiến trở lại? Thứ ba và thứ tư, phải chờ xem Việt Cộng có lợi dụng tình hình để bạo động và sát hại không và có chấp nhận kết quả bầu cử hay không?

Nói chung thì Hiệp Định Paris chỉ rõ ràng đối với Mỹ, là người da trắng trong cuộc quần thảo với ba thành phần Việt Nam da vàng, dưới ba nhãn hiệu chánh trị khác nhau. Nên chi Hiệp Định chỉ có lợi cho Mỹ, còn ba thành phần Việt Nam còn lại tha hồ mà đấu đá nhau. Mỹ đâu có quan tâm gì về hòa bình mà chỉ muốn chấm dứt chiến tranh để rút chưn ra. Cho nên, cuộc chiến được coi như chấm dứt nhưng tình hình giữa ba bộ phận Việt Nam của cuộc chiến lại đâm ra rối nùi như canh hẹ.

Chỉ mỗi một chuyện "cờ bay" không thôi cũng đủ điên đầu rồi. Mấy hôm trước ngày ngừng bắn, thôi thì cờ xí ngập trời, cờ MTGP và cờ VNCH. May thay, cộng sản Bắc Việt không dám lộ liễu và trơ tráo chường mặt ra nên cờ đỏ sao vàng vắng bóng. Người người cấm cờ, nhà nhà treo cờ, mái nhà, thân cây, cột đèn sơn cờ, ngọn cây gắn cờ, ô tô, mô tô đều phất cờ chạy tung tăng, cờ vàng ba sọc đỏ, cờ xanh đỏ sao vàng, đủ hết. Cứ như lễ hội, nhưng chẳng nói lên được niềm vui sướng, nỗi hân hoan trong lòng người, vì bị bắt buộc phải làm. Ủy ban Kiểm soát Đình chiến cứ hoa mắt lên chẳng biết đâu là đâu, bên nào làm chủ đất đai và ai là thành phần vi phạm.

Sáu mươi ngày sau khi Hiệp Định Paris đã được ký kết, quân Mỹ rút đi xong, vậy mà mức độ hung bạo do Việt Cộng gây ra vẫn không chút nào suy suyển đáng kể. Tường trình từ chiến trường đề ngày 4.4.1973 tập trung vào một vụ sôi động quân sự ở Tống Lê Chân, một doanh trại Biệt Động Quân ở tỉnh Tây Ninh, trên sông Sài Gòn, gần biên giới Cam Bốt. Cuộc tấn công này do Sư Đoàn 9 Bắc Việt tiến hành, có pháo binh yểm trợ. Quân Nam Việt Nam đánh trả quyết liệt, dưới hỏa lực không trợ của 97 phi xuất chiến thuật.

Vào khoảng cuối tháng 2 năm 73, thám sát không ảnh cho thấy Bắc Việt đã đưa hỏa tiễn đất đối không SA-2 đến khu vực Khe Sanh. Đúng như Nixon, Haig và Kissinger dự đoán, cộng sản có ý định vi phạm Hiệp Định Paris, không phải chỉ bằng cách giành dân lấn đất mà bằng cách tấn công ồ ạt có thể làm cho chiến tranh bùng nổ trở lại. Mỹ phản đối, nhưng phái đoàn CPLT chối bừa, mặc dầu có bằng chứng cụ thể. Nam Việt Nam đòi phải điều tra tại chỗ, nhưng vì những tù binh Mỹ cuối cùng đang được trao trả và những toán quân sau chót của Mỹ sắp lên đường về nước nên Huê Kỳ cũng lơ là.

Sau đó, còn có nhiều dấu hiệu cho thấy Bắc Việt cho xâm nhập lén lút chiến cụ qua ngã đường mòn, Hoa Thạnh Đốn dự tính sẽ cho ném bom trừng phạt nhưng vì bị vụ tai tiếng Watergate bó tay. Tòa Bạch Ốc có lưu ý Hà Nội về những vụ vi phạm đó, nhưng chẳng có dấu hiệu gì cho thấy Hà Nội giảm bớt. Mỹ định khiếu nại qua phương thức hành chánh ngoại giao, nhưng Ủy ban Liên hiệp Quân sự hay Ủy ban Kiểm soát Đình chiến chỉ là những hình nộm trang trí thôi, chớ làm gì được! Hà Nội lợi dụng chuyện thả tù binh Mỹ để cho xâm nhậm trang thiết bị quân sự vì họ biết rằng Mỹ không dám đưa máy bay bắn phá hay ném bom khi tù binh Mỹ chưa được trao trả hết. Kissinger đề nghị Nixon nên cho vài ba ngày ném bom đường mòn ở Hạ Lào, ngay sau khi Hà Nội thả đợt tù binh cuối cùng vào ngày 16.3.73. Nhưng đến phút chót Hà Nội hoãn lại nên đợt hoạt động của không quân cũng bị đình chỉ.

Một trớ trêu nữa của lịch sử là chuyện trừng phạt Bắc Việt tội vi phạm Hiệp Định Paris lại bị đình hoãn vì chuyến đi Mỹ của Tổng Thống Thiệu. Số là, khi giằn co với dinh Độc Lập về chuyện ký hay không ký dự thảo hiệp định Paris, Bạch Ốc có hứa với Tổng Thống Thiệu sẽ mời ông sang Huê Kỳ nếu ông thuận lòng. Nên chi, nay chuyện đã xong, Tổng Thống Thiệu làm một chuyến công du. Vì vậy cho nên Kissinger nghĩ rằng nếu mở trận oanh kích khi ông Thiệu đang ở Mỹ thì dư luận sẽ nói rằng bị áp lực và coi như bị lệ thuộc vào đường lối của Việt Nam Cộng Hòa.

Chuyện xưa nhắc lại cho thấy có nhiều điều "chẳng giống ai", làm cho người ta liên tưởng đến "cái gọi là phản bội Việt Nam". Để chứng tỏ rằng Việt Nam độc lập và có chủ quyền, dinh Độc Lập thuê một chiếc Boeing 707 của hãng hàng không Mỹ Pan American, rồi cho sơn quốc kỳ Việt Nam lên phi cơ. Thế nhưng, nói là quốc khách mà lại tiếp ở San Clemente - một thành phố tỉnh lẻ ở California, bờ biển phía Tây nước Mỹ - chớ không phải ở thủ đô Washington DC nên Tổng Thống Thiệu không mấy vui. Cho nên ông cũng cố đòi cho được một vài sinh hoạt ở thủ đô Hiệp Chúng Quốc Huê Kỳ, như xuất hiện ở Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia (National Press Club), như họp ở Đồi Capitol (Capitol Hill, Thượng Viện Huê Kỳ).

Khi đến San Clemente, Tổng Thống Thiệu được thông báo là sẽ không có thông cáo chung, như đã dự trù, mà cũng theo thông lệ tiếp đón quốc khách. Sở dĩ như vậy là vì Tổng Thống Nixon đang bị chuyện tai tiếng Watergate đe dọa nên không muốn thêm chuyện đưa lưng cho thiên hạ đánh. Được biết chuyện đó, Tổng Thống Thiệu ra lịnh cho máy bay sẵn sàng để trở về Việt Nam ngay. Để làm đẹp lòng khách đến, Nixon đành phải có thông cáo chung chỉ để nói chung chung về tài trợ kinh tế và giúp đỡ Việt Nam, chớ chẳng nói gì về vụ cộng sản Bắc Việt vi phạm Hiệp Định Paris.

Kể chuyện bên lề của cuộc tiếp tân Nixon khoản đãi ông Thiệu tại Casa Pacifica, tòa Bạch Ốc miền Tây, Hoàng Đức Nhã cho biết là Kissinger bắt tay chào hỏi Nhã rất niềm nở và tâm sự:"Chuyện cũ xin bỏ qua. Tôi thấy rằng tôi hơi hấp tấp cho nên biến cố hồi tháng Mười là một sai lầm." Hoàng Đức Nhã chốp ngay lời tự thú đó của Kissinger để đùa rằng:"Tôi mà đưa tin này ngay cho báo chí là hốt bạc." Còn John Negroponte thì yêu cầu ông Nhã thông cảm cho chuyện đã qua vì "thú thật chúng tôi đã bắt ép các ông hơi nhiều".

Như vậy là chuyện tai tiếng Watergate làm tiêu tan sự nghiệp của Nixon, đồng thời phá hại sự sống còn của Nam Việt Nam. Với bằng chứng rành rành cộng sản Bắc Việt lén lút đưa chiến cụ vào Nam qua đường mòn, Hoa Thạnh Đốn đã có ý định cho ném bom trở lại mấy phen, nhưng lần nào cũng gặp khó khăn, trở ngại.

Mùa thu năm 1973, Kissinger - bấy giờ là Ngoại Trưởng của Nixon - gặp Nguyễn Phú Đức ở Nữu Ước và tâm sự rằng:"Nếu không vì những khó khăn nội bộ thì chúng tôi đã ném bom Bắc Việt rồi. Bây giờ thì không thể được nữa." Qua đối thoại, Kissinger cũng xác nhận một điểm thật bất ngờ:"Tôi rời khỏi cuộc hội đàm hồi tháng Giêng với cảm nghĩ là chúng tôi sẽ phải ném bom Bắc Việt trở lại vào tháng Tư hay tháng Năm gì đó. Theo Kissinger thì Mỹ thừa biết rằng đó là một nền hòa bình xấu hổ đi cùng với một kế hoạch để đánh lừa quần chúng Huê Kỳ bằng luận điệu coi đó là danh dự cho nước Mỹ." Kissinger cũng biết rằng Bắc Việt sẽ chơi trò gian lận và Mỹ có kế hoạch ném bom trở lại.

Khi Kissinger nâng ly chào mừng Lê Đức Thọ với những lời lẽ hòa bình hồi tháng Giêng 1973 và khi Richard Nixon loan báo cho toàn thể dân chúng Huê Kỳ tin tức về một nền hòa bình trong danh dự ở Việt Nam, cả hai đều thấy rằng ngay khi người tù binh sau cùng của Mỹ về đến quê nhà thì chiến dịch ném bom có thể lại phải tái tục. Đối với Nixon, Mỹ sẽ ném bom trở lại cho đến hết năm 1976, còn đối với Kissinger thì cho tới chừng nào ông lãnh được giải thưởng Nobel hòa bình.

Sau này, Kissinger nhìn nhận rằng ông đã đánh giá sai quyết tâm bảo vệ Hiệp Định Paris của nhân dân Mỹ. "Tôi đã sai lầm. Sai lầm trầm trọng nhứt là chúng tôi nghĩ rằng một khi đã có được hòa bình trong danh dự thì chúng tôi đoàn kết được nhơn dân Huê Kỳ để cùng nhau bảo vệ một hiệp định phải mất nhiều công khó để đạt được. Đó là điểm sai lầm cơ bản nhứt của chúng tôi. Tổng Thống Nixon cũng như tôi đều nhứt quyết tin tưởng rằng một hiệp định chẳng có hiệu lực chẳng khác nào một văn kiện đầu hàng."

Hai mươi lăm năm sau, người ta tổ chức một buổi hội thảo dưới tiêu đề "Hiệp Định Paris về Việt Nam: 25 năm sau". Tiếc thay, những nhơn vật liên hệ đến cái "hòa bình trong danh dự" không thấy đến dự. Riêng Kissinger có tham dự và nêu lên vấn đề những bức thơ riêng và những cam kết riêng tư giữa hai ông Nixon và Thiệu. Kissinger cho đó không thể được coi như là những cam kết của quốc gia mà chỉ là những ý định của một tổng thống.

Ngoài ra, còn nhiều văn kiện mà Nixon cũng như Kissinger không muốn đưa vào hồi ký hoặc nhựt ký, chính là những tài liệu có khả năng giải thích được dài dòng hơn. Theo cách nói của Hoàng Đức Nhã thì với Kissinger, chúng ta chẳng khác gì những "con ếch ngồi đáy giếng", không tài nào biết được động cơ và ý định của ông ấy. Nên chi, từ khi Hiệp Định Paris được ký kết đến nay đã mấy mươi năm trôi qua, Kissinger cứ muốn cho chúng ta đều mù tịt, cũng như Nam Việt Nam. Một Hiệp Định chỉ làm bình phong che đậy những vi phạm của cộng sản miền Bắc và những âm mưu ý đồ khó hiểu của Kissinger, ông tiến sĩ một nửa giải Nobel hòa bình.

Xem tiếp

Cố Nhân
 


SỰ
XÃ HỘI



TỦ SÁCH

Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp : Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên : Đêm giữa ban ngày

TRANG NGOÀI PHÙ SA

Việt nam Chiến tranh và Lịch sử

 

LÊN TRÊN=  |     GỬI BÀI     |     LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.