.

PSN
BỘ MỚI 2009
HỘP THƯ

 TRANG CHÍNH

Không tự do chê trách, chẳng bao giờ có lời khen mát lòng - Sans la liberté de blâmer, il n'est point d'éloge flatteur " (Beaumarchais)
 CHƯƠNG MỤC

Tư Tưởng

Văn hóa

Giáo Dục

n Học

Diễn Đàn

Chính Luận

Ký Sự - Xã Hội

Khoa Học & Môi Trường

Việt Nam trong dòng thời sự

Đạo Bụt trong dòng văn hóa Việt

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 TỦ SÁCH

Sophie Quinn-Judge: Hồ Chí Minh những năm chưa được biết đến

Vũ Hữu San: Địa lý Biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa

Lê Minh Văn: Về một NỀN DÂN CHỦ PHÁP TRỊ VIỆT NAM

Mao, câu chuyện không được biết

Gene Sharp: Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Vũ Thư Hiên: Đêm giữa ban ngày

Bài đăng trong mục này là quan điểm riêng của tác giả, Phù Sa hoàn toàn không có trách nhiệm.

Công án, hay không công án?

  • PSN - 1.3.2010 | Hoàng Phi Long
    19:10  1.3.10 - Tái cập nhựt  theo yêu cầu của tác giả.

Kính chào bác Ngọc, trong tình nghĩa đồng bào xin bác vui lòng chấp nhận cách xưng hô bác - cháu này, thay vì gọi bác là Giáo sư Tiến sĩ Trần Chung Ngọc, và xưng tôi nghe có vẻ ngăn cách, khó cảm thông nhau bằng bác - cháu như quan hệ gia đình vừa huyết thống vừa tâm linh giữa hai bác cháu mình.

Thưa bác, cháu đã để nhiều thì giờ suy nghĩ xem có nên viết cho bác hay không, trong thời gian đó, cháu cũng đã đọc ít nhất là 3 lần bài TÔI ĐỌC “BÁT NHÃ LÀ MỘT CÔNG ÁN THIỀN” CỦA THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH của bác đăng trên giaodiemonline. Cháu bị trì kéo, giằng co bởi một đằng: tác giả đã thuộc vào hàng bác, đã vậy bác còn đứng vào hàng đại trí thức, học giả trên cả hai chân đạo - đời ; đằng khác là câu bác viết: Tôi đã học được nhiều từ những tác phẩm của Thiền sư viết về Phật Giáo. Tôi nghĩ rằng những điều Thiền sư giảng về Chánh Niệm, Tỉnh thức, Hiểu và Thương, Thở vào tâm tĩnh lặng, thở ra mỉm miệng cười v.v… rất cần cho xã hội Việt Nam ngày nay.

Thưa bác Ngọc, cuối cùng sự thôi thúc của câu trên đã thắng, nó bắt cháu phải ngồi đây (  ngày Chủ Nhựt ) gõ bàn phím ( thay vì đi dạo trong vườn ) để chia sẻ cùng bác vài kinh nghiệm của thực hành Chánh Niệm, Tỉnh thức, Hiểu và Thương, Thở vào tâm tĩnh lặng, thở ra mỉm miệng cười ... nếu có gì không phải xin bác chỉ dạy thêm, cháu rất cám ơn bác.

Chắc có lẽ bác sẽ không ít ngạc nhiên nghĩ rằng: vì sao cả một bài viết dài như thế kia mà thằng nhỏ không lý tới, mà nó chỉ để ý có mấy chữ phụ thuộc là nghĩa lý gì? Thưa bác Ngọc, theo cháu thì mọi sự mọi việc bác Ngọc viết ở trên và ở dưới câu này. Cả thảy gồm 9208 từ dàn trải trên 13 trang A4 đều do 17 chữ này mà ra bác ạ. Vì cháu đã ngộ ra rằng bác Ngọc đã đọc nhiều tác phẩm của thầy Nhất Hạnh ( rất nhiều ) nhất là những điều Thầy giảng về Chánh Niệm, Tỉnh thức, Hiểu và Thương, Thở vào tâm tĩnh lặng, thở ra mỉm miệng cười nhưng bác Ngọc không có thực hành cho nên mới có 9191 ( 9208 – 17 ) chữ không cần thiết kia. Chúng nó đã làm phiền lòng, làm mất thì giờ cho bác, cho cháu, và cho nhiều người khác nữa. Một điều đáng tiếc phải không bác!

Thưa bác, cháu không biết nói lý thuyết, hay biện luận bác học như bác, cháu chỉ muốn chia sẻ với bác một kinh nghiệm trong vấn đề thực tập chánh niệm. Vì năm năm trở về trước cháu cũng có suy nghĩ tương tự như bác, bởi vì hồi đó cháu chỉ có đọc mà không có thực hành nên cháu đã rất tự hào về đạo Bụt của mình về những giáo lý tuyệt vời về biện chứng và khoa học, không mù quáng, không có mê tín như nhiều tôn giáo khác,... với những nhận thức phiếm diện ấy cháu đã từng vận dụng giáo lý ( đúng hơn là lý thuyết của giáo lý ) để tranh luận với những người bạn khác tôn giáo về nhiều vấn đề trong sự tín mộ của họ. Cháu đã từng dõng dạc bác bỏ sự hiện hữu của Thượng Đế trong các tôn giáo hữu thần. Cháu đã từng giận hờn, trách móc, chống đối thái độ cực đoan không được dễ thương cho lắm của những người anh em Kito. Cố nhiên, những hành vi ấy đã gây cho cháu nhiều bất an trong lòng cho dù chưa bao giờ cháu bị bại trong những cuộc tranh luận ấy, và phía đối tác đã có thể xem cháu như một kẻ thù, một tên tội đồ đáng ghét của của họ, nhiều khi cũng đáng thương ( hại ) không chừng. Tóm lại, cháu đã đóng góp vào việc củng cố những ác cảm vốn có của một số nhất định nào đó trong đại khối tín đồ của các tôn giáo hữu thần lên người Phật tử. Vô tình cháu đã làm cho họ có một ấn tượng không tốt về đạo Bụt, hoặc ít nhất họ cũng đã nghĩ cháu là một Phật tử không dễ thương.

Nhưng bắt đầu từ năm năm trở lại đây, cháu lại tự cảm thấy có lỗi với Bụt với chư Tổ về những hành vi hẹp hòi cố chấp đó của mình. Lòng cháu bổng mềm ra và thương được những người mà trước đây cháu cho là cực đoan, cuồng tín, ... Sự đổi chiều nhận thức bằng 1 góc 180° ấy không phải tình cờ mà do một cơ duyên đưa đến, và một thời gian dài thực tập.

Chuyện xảy ra vào một mùa hè của năm năm trước. Thay vì đi nghỉ ở những trung tâm thư giản trong hay ngoài nước. Năm ấy cháu đã dễ dàng nhận lời đề nghị của vài người bạn Pháp. Họ đã rủ cháu về Làng Mai ở miền Nam nước Pháp tham dự một khóa tu thiền. Họ nói với cháu là ở đó có nhiều điều hay lắm, diệu kỳ lắm, v.v...

Như đã thưa với bác ở trên là cháu cũng đã từng được đọc một số tác phẩm của thầy Nhất Hạnh, cháu cũng đã từng nghe về Làng Mai, nhưng tuy cùng ở nước Pháp nhưng cháu chưa từng đặt chân tới Làng Mai bao giờ vậy mà không biết tại sao năm đó cháu lại chấp nhận về Làng Mai một cách dễ dàng như thế, có lẽ do tự ái mà ra, bởi vì họ là người Pháp mà đã biết thực hành một pháp môn đạo Bụt của người Việt Nam, trong khi mình là người Việt Nam mà chỉ biết qua sách vở thôi thì mắc cỡ quá phải không bác!

Thế là tại cái Làng Mai ở miền Nam nước Pháp đó, và chỉ có ở đó, lần đầu chính mắt cháu đã thấy, chính tai cháu đã nghe, chính thân cháu đã hành, và chính tâm cháu đã cảm được mùi vị và lợi lạc của chánh nệm, tỉnh thức, hiểu thương, thở vào tâm tĩnh lặng, thở ra mỉm miệng cười, ăn cơm im lặng, thiền trà, thiền hành, thiền ôm trong lễ Bông hồng cài áo v.v...

Bác Ngọc có biết không, khoảng 95% thiền sinh tu tập tại Làng Mai là người có gốc đạo Chúa, kế đến là các truyền thống khác như Do Thái giáo, Hồi giáo, Anh giáo,... và Phật giáo thì rất ít bác ạ. Họ là những ông Cha, những bà Sơ, những ông Mục sư, những giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, luật sư, kiến trúc sư, văn nghệ sĩ, chuyên gia, trí thức, người làm việc tay chân, doanh gia, vọng tộc, cho chí những em sinh viên, học sinh, và có cả các em bé nữa, ... đến từ nhiều quốc gia, đủ mọi màu da, sắc tộc ( như năm rồi có đến 53 quốc tịch khác nhau ), đủ mọi khuynh hướng chính trị, xã hội. Điều kỳ diệu là họ đã sống chung với nhau một cách hài hòa như anh chị em ruột thịt cùng cha, cùng mẹ. Họ cùng nhau học Phật, thực hành theo Bụt một cách tinh chuyên miên mật trong 24 giờ mỗi ngày và suốt cả khóa tu 4 tuần lễ như thế.

Ở đó, họ không được học lý thuyết về bất sanh, bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng, bất giảm, thị cố không trung ... Nhưng họ được huấn luyện cách quán chiếu về đời sống của một chiếc lá từ khi còn là 1 nụ non trên thân cây cho đến khi bụ bẩm xanh tươi rồi úa vàng và rơi xuống đất... cứ như thế mà quán chiếu, và cháu nghĩ nhờ đó họ đã chứng thực được bản chất của sinh diệt, luân hồi, thường, vô thường... Chỉ với những cách thức rất đơn giản như: thở vào tâm tĩnh lặng, thở ra mỉm miệng cười, đã về đã tới, ăn cơm im lặng, thiền trà, thiền hành, thiền ôm, ... vậy mà đã giúp họ làm chủ được những cảm thọ, nhận biết được những tâm hành biểu hiện trong từng sát na ( ksana ) nơi thân và tâm của họ. Và cũng nhờ đó mà thình thương trong họ ngày càng lớn ra bác ạ, rất đúng với lời dạy của thầy Nhất Hạnh là có Hiểu mới có Thương, Hiểu càng sâu thì Thương càng rộng, Hiểu biết sâu bao nhiêu thì tình Thương sẽ lớn lên bấy nhiêu, và cháu thấy chỉ có như thế mình mới buông bỏ được những tâm hành tiêu cực do định kiến, khái niệm thô thiển gây ra. Có nhiều thiền sinh chia sẻ với cháu rằng, đôi khi chúng nó ( tâm hành tiêu cực ) âm thầm rủ nhau ra đi lúc nào mình cũng không hay, và chỉ biết được khi mình chạm phải một sự kiện nào đó mà trước đây có thể làm cho mình nóng giận mà nay thì chẳng những không nóng, không giận mà còn nở được nụ cười với đối tượng, khi đó mình mới biết là chúng nó đã ra đi. Nhiệm mầu quá phải không bác!

Bắt đầu từ đó, năm nào cháu cũng để ra ít nhất là 2 tuần lễ cho khóa tu mùa hè, ấy là không kể những lần khác trong năm mỗi khi có cơ hội cháu đều dong về nhập vào trường năng lượng tỉnh thức của đại chúng, cùng nương vào nhau thực tập chánh niệm. Chính nhờ những thực tập học được ở Làng Mai ấy mà giờ đây trong cháu đã có một đạo Bụt rất mới, nó khác hơn khi chưa thực tập rất nhiều, cũng nhờ đó mà cháu đã ngộ được bài học ăn chim trĩ * mà khi xưa cháu cho đó là một thí dụ tầm thường. Trong đời sống thực làm sao có người ngu ngốc đến như cái anh chàng bịnh kia. Nhưng một khi tiếp xúc, thực tập, tu hành theo pháp môn chánh niệm, tỉnh thức, ... mới thấy mình cũng đã từng ngốc như cái anh chàng ngốc ấy. Cháu thấy rằng trước đây mình đã từng tụng ăn chi trĩ, ăn chim trĩ, ... như tụng thần chú, chứ chưa bao giờ được ăn chim trĩ thực sự.

Thành ra, bác Ngọc đừng có lo như bác đã từng lo là bài viết của bác: có thể làm cho một số người không hài lòng, phật ý. Không, cháu không có giận bác một chút nào khi đọc những gì bác viết rất sai lầm về bài BÁT NHÃ LÀ MỘT CÔNG ÁN THIỀN của Sư ông Nhất Hạnh. Chẳng hạn như bác viết rằng: tôi thật tình không dám tin đó là sản phẩm trí tuệ của Thiền sư Nhất Hạnh. Tôi có cảm tưởng là tên tuổi và uy tín của Thiền sư ở ngoại quốc đã được sử dụng cho những mục đích có thể nằm ngoài vòng kiểm soát của Thiền sư. Nếu cháu hiểu không lầm, ở đây bác muốn ám chỉ thầy Nhất Hạnh đã bị ai đó, hoặc một thế lực ngoại quốc nào đó lợi dụng. Cháu nghĩ là sẽ có không ít người giận bác về câu này, vì trước khi bắt đầu bác đã có sẵn một định kiến không tốt về thầy Nhất Hạnh mặc dù trước đó bác đã từng rào giậu rất kỹ về lý do bác phải viết bài này. Cũng vì có sẵn chủ ý trước nên bác đã đánh mất các tiêu chuẩn về trung thực, khách quan, ... mà các nhà khoa học nói chung, một giáo sư tiến sĩ khoa học tự nhiên như bác nói riêng bị bắt buộc phải tuân thủ khi quan sát, nhận định, phân tích một bài viết, một hiện tượng, một sự kiện nào đó, ở đây là bài BÁT NHÃ LÀ MỘT CÔNG ÁN THIỀN của Sư ông Nhất Hạnh. Nhưng riêng cháu, cháu đã không giận bác tí nào cả. Ai mà đi giận người chưa từng thực sự ăn chim trĩ phải không bác.

Thưa bác Ngọc, đúng ra cháu chỉ cần viết tới đây thôi cũng đã đủ để bác cháu mình thông cảm nhau rồi. Nhưng cháu đang ngại một điều khác là sẽ làm cho nhiều người thất vọng về cháu nếu cháu không chỉ hết ra những bất cập trong bài của bác. Vậy cháu xin phép được nói thêm đôi điều, chỉ một đôi điều thôi, chứ mà chỉ hết ra e làm mất nhiều thì giờ của bác.

Cháu xin hỏi bác một câu: Công án thiền mà cũng có công thức sao bác? Xin lỗi bác, cháu có câu hỏi này bởi vì bác viết rằng: trong “ công án Bát Nhã ” này tôi thấy cả một tu viện, mấy trăm Tăng thân Làng Mai và Pháp Nạn của Phật Giáo Việt Nam, trái ngược hẳn với sự hiểu biết của tôi về những “ công án ” mà tôi đã đọc, thường chỉ là một mẫu đối thoại, một đoản văn, một câu chuyện ngắn ngắn thuộc về Thiền Đạo. Sau đó bác lại tầm chương trích cú ( việc bình thường của học giả ) ở những sách vở của các thầy Chơn Thiện, Tuệ Sỹ, Đức Thắng, v.v... ( trong số các tác giả ấy có những thầy thuộc hàng học trò của Thiền sư Nhất Hạnh họ đã từng dự các lớp học do Thiền Sư trực tiếp giảng dạy trước đây ) chỉ để phản bác rằng BÁT NHÃ KHÔNG LÀ MỘT CÔNG ÁN THIỀN và chứng minh ( cũng là việc bình thường của khoa học gia ) cho chủ ý có sẵn ( tới đây thì đã mất bình thường ) của bác, như cháu đã nêu ở trên. Thưa bác, cháu không thấy công án BÁT NHÃ nó dài nhiều chữ như bác thấy. Có thể bị định kiến trấn ngự cho nên bác đã lầm những lời giải thích của Sư Ông là công án. Nguyên câu mà bác đã trích: Bát Nhã đây là Tu Viện Bát Nhã ở Bảo Lộc, là Tăng thân Bát Nhã đang gặp khó khăn và đang là một mối băn khoăn cho chính quyền, là Pháp nạn của Phật giáo Việt Nam trong những thập niên đầu của thế kỷ thứ hăm mốt. đây chỉ là lời giải thích ( có chữ đây là ), nó không phải là công án. Công án BÁT NHÃ chỉ có 2 chữ BÁT NHÃ trơ trụi mà thôi. Thành ra công trình tầm chương trích cú, quy nạp chứng minh đủ điều tốn mất mấy trang giấy của bác chỉ để mất thì giờ, gây rối, hỏa mù trí thức cho nhiều người, nó không có ích lợi gì cho ai cả, trong đó có bác lẫn các ông Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng công an, Trưởng, Phó ban tôn giáo, các vị học giả, giáo sư, tiến sĩ đang làm việc trong Ban tuyên giáo Trung ương Đảng..., và có thể ( chỉ có thể thôi ) cả Đức Pháp chủ của Giáo Hội nữa. Thật là tiếc cho bác, phải chi bác chịu theo chân cô Chân Huyền một lần về Làng Hồng ăn chim trĩ thiệt thì đâu đến nổi này bác nhỉ!

Tới đây, cháu xin phép miễn bàn về số lượng công án mà bác đã trích dẫn một cách không đáng trích vì nó có thể ( cháu nhấn mạnh 2 chữ : có thể ) làm cho người ta hiểu lầm rằng đó là những hằng số không thay đổi, trái ngược với giáo lý vô thường đang tác động trong từng sát na ( ksana ) của sự sống. Dễ hiểu hơn nữa, xin bác cho phép cháu tạm ví vô thường tác động lên sự sống như là hình ảnh của một dòng sông đang trôi chảy, vì thế cho nên không có một hằng số nào có thể ngăn cản được nó, mà dù có ngăn cản được đi nữa thì dòng sống sẽ không còn là chính nó nữa, khi đó công án cũng sẽ không còn.

Thưa bác Ngọc, bắt đầu phần chính của bài, bác đã tự tiện thêm chữ công án vào lời giải thích ban đầu của Sư ông Nhất Hạnh, bác viết rằng: Theo Thiền sư thì Công án Bát Nhã là Công án Tu Viện Bát Nhã ở Bảo Lộc, là Công án Tăng thân Bát Nhã đang gặp khó khăn và đang là một mối băn khoăn cho chính quyền, là Công án Pháp nạn của Phật giáo Việt Nam trong những thập niên đầu của thế kỷ thứ hăm mốt. Trong khi câu viết của Sư Ông lại như vầy, cháu xin trích dẫn thêm lần nữa: Bát Nhã đây là Tu Viện Bát Nhã ở Bảo Lộc, là Tăng thân Bát Nhã đang gặp khó khăn và đang là một mối băn khoăn cho chính quyền, là Pháp nạn của Phật giáo Việt Nam trong những thập niên đầu của thế kỷ thứ hăm mốt. Vì sao, và vì ai mà bác lại làm một việc thiếu đạo đức như vậy hả bác Ngọc? Bác đã vô tình, hay cố ý đánh lừa thiên hạ, có phải bác muốn cho người ta hiểu lầm rồi sinh tâm oán ghét Sư Ông, và từ đó có thể ghét lây một tập thể, một tăng thân thánh thiện có hàng chục vạn con người trên thế giới? Viết như thế bác có biết bác đã phạm vào bao nhiêu trọng giới, và ác nghiệp bác phải mang, phải trả như thế nào không? Là Phật tử, là nhà nghiên cứu, đọc nhiều kinh Phật cháu trộm nghĩ bác đã biết nhiều, hiểu sâu giáo lý về nghiệp báo luân hồi, nhưng có thể vì một phút thiếu chánh niệm nào đó nên bác vô tình phạm phải, cháu mong là như vậy và xin nguyện cho bác được thoát khỏi ác nghiệp này. Tội tùng tâm khởi, tùng tâm sám, cháu hy vọng bác sẽ thành tâm sám hối chuyển hóa ác thành lành.

Cháu biết rồi, bác phải thêm hai chữ ấy vào câu của Sư Ông như thế bác mới có đủ cơ sở biến lời hướng dẫn thành ra 3 thoại đầu đúng theo ý muốn của bác: 1. Tu Viện Bát Nhã ; 2. Tăng Thân Bát Nhã ; 3. Pháp Nạn Của Phật Giáo Việt Nam. Để từ đó bác mới đủ chứng lý phủ nhận công án BÁT NHÃ, làm loạn cả tâm thần của chính bác.

- Có lẽ vì bị loạn tâm cho nên bác Ngọc đã không thấy được toàn bộ cơ sở vật chất Tu Viện Bát Nhã gồm thiền đường, nhà bếp, cầu tiêu v.v… đã làm dấy lên lòng tham vô đạo của nhiều người, trong đó ngoài một vài kẻ " xuất gia " ra còn có một vị tướng của ngành công an vừa mới nghỉ hưu, ấy là chưa kể đến những thành phần khác trong Chính quyền các cấp nhảy vô xí phần san đoạt, ( người bình dân gọi hành động ấy là cướp ngày ) ngả giá bán cho Hoa kiều, Hàn kiều làm resort, vấn đề chỉ còn là thời gian thôi ( xem bài GIẤC MƠ CÒN ĐÓ BAO LÂU? ). Nếu thấy được như thế thì tu viện Bát Nhã cũng xứng đáng là một thoại đầu lắm phải không bác, nhờ những cơ sở vật chất nguy nga tráng lệ ấy cộng với những cáo buộc dựng đứng như lời chứng: Muốn giết chó thì phải nói con chó đó bị điên ( xem bài ĐẰNG SAU ÁNH HÀO QUANG ) đã giúp người khán ( thoại đầu ) nhìn ra được những giá trị đạo đức cách mạng của các quan chức Đảng, Chính quyền, Giáo hội nó xuống cấp như thế nào rồi. Ở vị trí lãnh đạo mà còn như thế thử hỏi tương lại đất nước sẽ đi về đâu? Ai còn tin được ở những ông quan “ cướp ngày ” ấy, cướp được tu viện để bán thì việc bán hải đảo, bán đất vùng biên giới đi tới việc bán nước chắc cũng không xa lắm!

- Cũng vì loạn tâm nên bác Ngọc đã không thấy được kiến giải: Bát Nhã ngày xưa, nay đã thành mưa, rơi xuống mặt đất, nẩy hạt Bồ đề. của một Sư Cô khoảng 18 tuổi và chỉ tu được chừng 2 năm. Bác cũng không lý tới lời khai thị của Thiền Sư rằng: ở trong một tình trạng bị đàn áp và khủng bố thường xuyên như thế mà có những người trong số họ vẫn cười dòn được, vẫn tươi như hoa, vẫn chế tác được bình an và tình thương, vẫn không bị lo lắng sợ hãi và hận thù lôi kéo một cách rõ ràng như thế mà bác Ngọc vẫn cố tình không muốn hiểu, phải chăng bác đã được ai đó đặt hàng trước nên bác phải tránh né đề cập tới những giá trị thực hữu như thế? Nếu không, xin bác Ngọc hãy tự đặt bác vào hoàn cảnh đó thử xem bác có thể cười dòn và cười tươi được như hoa giống như các thầy các sư cô trẻ đáng con, đáng cháu ấy của bác không? Bác có giữ được bình an, không thù hận người gây nên khổ cho mình không? Bác có thể nào không lo lắng cho tương lai của bác không? Bác có tránh được sự lôi kéo bởi bên này hay bên kia được không? Với một Sư Cô mới 18 tuổi và tu chưa được hai năm ấy mà những bạo động, đàn áp, khủng bố, cắt điện, cắt nước, đánh đập, xua đuổi, bắt loa réo gọi ngày đêm, bắt rắn bỏ vào túi đựng bình bát, chọi đá, lấp đường, xịt thuốc diệt trùng vào thức ăn, đổ phân gà xuống suối hủy diệt nguồn nước dùng cuối cùng, mưa đá, mưa gậy, mưa phân người, phân thú lên thân thể bậc xuất gia, phụ nữ thò tay bóp bộ phận sinh dục của thầy tu, phun nước miếng vào đầu, vào mặt tu sĩ đang trì chú, niệm Phật, đi guốc đi dép vào chính điện, leo lên bàn Phật căng biểu ngữ hoan hô đả đảo lên tôn tượng Phật và Bồ tát, v.v... và v.v... tất cả bao nhiêu bạo hành ác nghiệt ấy đối với Sư Cô là nước cam lộ, là mưa: mưa xuống đất để hạt Bồ đề nảy mầm. Cháu xin hỏi bác, ngoài Tăng thân Bát Nhã như hiện thời ai có thể có được thái độ ung dung tự tại, một mực thương người hại mình được như thế không? Nếu không có chứng nghiệm bằng tự thân, bằng năng lượng của Niệm và Định ấy liệu có ai có thể có được kiến giải như Sư Cô đó không? Và vậy thì Pháp môn Làng Mai có đáng được áp dụng cho Phật giáo Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung không? Đáng lắm chứ bác!

- Và vì loạn tâm nên bác Ngọc đã không thấy được Pháp nạn của Phật giáo Việt Nam, bác Ngọc chỉ thấy một việc rất sai trái ( tà kiến ) rằng gần 400 tăng thân ấy không phải là con, là cháu của Tổ quốc, của chư tôn đức trong Giáo Hội, cho nên bác mới có sự phân biệt Bát Nhã - Làng Mai với đạo Phật Việt Nam mặc dù đại bộ phận của gần 400 con người ấy chưa từng được đặt chân đến Làng Mai ở Pháp bao giờ. Bác đã nhắm mắt không muốn thấy tờ Thông cáo Chiêu sinh do ai ký tên, tờ Nội quy, và những Nguyên tắc, Tiêu chuẩn để được trở thành Tu sinh của Tu viện Bát Nhã như thế nào. Vì không muốn thấy, cho nên bác cũng không muốn điều tra tìm hiểu xem những thông tin mà bác nghe từ quý ngài Trưởng, Phó ban Tôn giáo Chính phủ, Vụ trưởng Phật giáo vụ, Phát ngôn viên Bộ ngoại giao, Trưởng, Phó Chủ tịch UBND Lâm Đồng, Công an, Mặt trận, Báo đài của Đảng, v.v... Những con người có khả năng nay nói thế này mai nói thế khác, khi thì Trụ trì ngưng bảo lãnh thì không được ở, phải giải tán về nguyên quán. Mốt thì: nếu có 1 tu viện nào bảo lãnh thì được về đó tiếp tục tu tập theo pháp môn chọn lựa, đến khi có nơi đứng ra bảo lãnh thì viện cớ: không được tập trung đông người. Ngày kia thì bảo vi phạm pháp luật, vị thành niên xuất gia không có sự đồng ý của cha mẹ... Nếu có vi phạm pháp luật tại sao không đưa họ ra tòa, nếu ai vi phạm nguyên tắc xuất gia dành cho vị thành niên sao Giáo hội không có biện pháp đối với cá nhân đó? Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là một nhà nước pháp quyền thì ai vi phạm pháp luật đã có tòa án, tại sao Viện công tố ( kiểm sát nhân dân ) không truy tố họ ra tòa mà phải áp dụng đến biện pháp thuê " côn đồ " giả danh Phật tử ; cán bộ, sĩ quan, nhân viên an ninh cảnh sát thì giả dạng thường dân để chỉ huy đánh phá, giải tán bằng còi hiệu??? Bao nhiêu câu hỏi, bao nhiêu nghi vấn như vậy mà bác Ngọc đã không xem xét tới, một nguyên tắc mà người nghiên cứu như bác không được phép bỏ qua. Vậy mà bác đã bỏ qua tất cả, nhắm mắt tin vào lời nói điêu ngoa giả trá của họ hơn là sự thật trước mắt có hình, có phim ảnh, có người chứng, vật chứng đầy đủ cả trong lẫn ngoài nước, cả người Việt Nam lẫn người ngoại quốc, cả thường dân lẫn viên chức ngoại giao Âu - Mỹ. Bác Ngọc cũng không muốn thấy những công văn, kiến nghị, đề xuất bảo lãnh cho Tăng thân tiếp tục ở lại Tu viện Bát Nhã của Ban Trị Sự Phật giáo tỉnh Hội Lâm Đồng ; giấy bảo lãnh Tăng thân của quý Hòa thượng viện chủ tu viện Toàn Giác và thiền viện Trúc Lâm. Bác cũng quên luôn các công văn số 500/CV.HĐTS và 505/CV.HĐTS ngày 09 tháng 11 năm 2009 của HĐTS-GHPGVN do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó chủ tịch Hội đồng Trị sư kiêm Tổng thư ký GHPGVN phê duyệt 2 Đơn Bảo Lãnh trên, ... Tất cả những thứ đó không phải là ước muốn che chở, bảo lãnh của các bậc tôn túc trong GHPGVN từ địa phương, tới trung ương thì là gì? Vì sao mà ước nguyện của quý ngài không thành? Có phải chăng quý ngài đã không có thực quyền, chỉ muốn chở che cho con cháu mình mà cũng không được nếu đó không phải là Pháp nạn của Phật giáo Việt Nam trong thập niên đầu của thế kỷ này thì là gì thưa bác Trần Chung Ngọc? Đó là cháu chưa nói tới Huyết Thư, Lệ Thư của Tăng Ni trẻ trong Giáo Hội, nếu tính hết đơn thư, kiến nghị của đồng bào các giới, các thành phần trí thức, công nông, nghệ sĩ, văn sĩ, doanh thương, giáo sĩ tín đồ các tôn giáo bạn v.v... có lẽ phải gọi đó là Quốc nạn mới đúng thưa bác Ngọc!

Trong phần giải thích thế nào là công án trước khi sang phần khai thị Thiền Sư đã cảnh cáo với chúng ta một cách rõ ràng rằng:

Công án không thể được giải quyết bằng lý luận, bằng biện chứng pháp, dù là biện chứng pháp duy tâm hay duy vật, mà phải được giải quyết bằng niệm lực và định lực, nghĩa là bằng năng lượng của chánh niệm và chánh định. Giải được công án thì ta thấy khỏe, không còn lo sợ thắc mắc gì nữa, là thấy được con đường đi, là đạt được sự an tâm.

Nếu nghĩ rằng con chó có Phật tính hay không là một vấn đề của riêng con chó, hoặc nghĩ đó là một vấn đề triết học cần phải giải quyết, thì đó chưa phải là một công án.

Nếu nghĩ rằng cái một đi về đâu là một vấn đề chỉ liên hệ tới sự vận hành của thế giới khách quan bên ngoài thì đó cũng không phải là một công án.

Nếu nghĩ rằng Bát Nhã là vấn đề của 400 tu sinh đang gặp khó khăn, đang cần một giải pháp “ hợp tình hợp lý " thì đó cũng không phải là một công án.

Đã thế mà bác Ngọc vẫn cứ dùng lý luận, biện chứng pháp một cách cưỡng ép, thiếu trong sáng, đôi khi vô đạo để cố tình bác bỏ công án BÁT NHÃ. Cố ý hiểu sai, bóp méo những sự kiện thật trong phần khai thị của Thiền Sư để đánh lừa dư luận, mua chuộc sự đồng tình của một số ít Phật tử nhưng không có tu, không có học, bị cơ chế toàn trị mị dân tuyên truyền sai sự thật để các quan được vinh thân trường trị. Thì ra bác Ngọc có khác chi các bác, các cô, các chú, các anh, các chị, các em bị gọi là " côn đồ " được công an, chính quyền thuê tới tu viện Bát Nhã và chùa Phước Huệ để bóp cổ, đánh đập, bóp vào bộ phận sinh dục, khạc nhổ phun nước miếng vào mặt vào đầu tu sĩ, để đập phá chùa viện, tượng đài, tung phân người phân thú lên mình nhà sư, v.v... để cuối buổi được chính quyền trả vài trăm ngàn, và bác cũng không khác chi những công an, cán bộ Đảng, sĩ quan công an cấp tướng, ... đeo khẩu trang mặc thường phục giả dạng thường dân chỉ huy đám " côn đồ " nghèo khổ kia thực hiện kế hoạch của Trung ương giao phó.

Nhưng bác Ngọc ơi, cháu không có giận bác, cũng như không bao giờ giận tất cả những ai làm khổ, giải tán Tăng thân một cách bất minh, và phi luật như thế đâu. Ngay cả ông tướng công an ( mới về hưu ) đòi hối lộ 5 tỉ đồng thì tăng thân Bát Nhã sẽ được ở yên tu học tại Tu Viện, và ông sẽ tống cổ Thượng tọa Viện chủ đi chỗ khác chơi ... mà cháu còn không giận huống chi bác. Bởi vì cháu biết rằng tất cả những tâm hành tiêu cực ấy không phải là bản chất thật của bác, cũng như không phải của những con người ấy, đó chỉ là sự giả tạm nhất thời mà thôi, vì Tổ đã dạy rằng: Con chó cũng có Phật tánh, và Bụt thì lại nói: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh mà cháu thì đã có niềm tin lớn vào những lời dạy ấy, vì cháu thấy mình có rất nhiều may mắn và nhiều diễm phúc mới thấy được, nghe được, cảm được cái tánh Phật ấy thể hiện ở Tăng thân Bát Nhã rất đúng với kiến giải trên của Sư Cô 18 tuổi kia, cháu xin trích lại đây thêm một lần nữa để bác chiêm nghiệm: Bát Nhã ngày xưa, nay đã thành mưa, rơi xuống mặt đất, nẩy hạt Bồ đề.

- Nếu nghĩ rằng Bát Nhã là vấn đề của 400 tu sinh đang gặp khó khăn, đang cần một giải pháp “ hợp tình hợp lý " thì đó cũng không phải là một công án. Sư Ông đã nói rất rõ như thế mà bác Ngọc cứ vin vào những vấn đề của 400 tu sinh đang gặp khó khăn, đang cần một giải pháp “ hợp tình hợp lý " để cố trích dẫn những điều không thật, những sự kiện dựng đứng của Chính quyền để cố biện luận cho bằng được rằng BÁT NHÃ không phải là một công án, rồi dựa vào đó mà tầm chương, trích cú, lập lại những tuyên bố của các quan chức chính quyền để trách cứ Sư Ông, đôi khi bác Ngọc còn lạc đề bước sang lãnh vực giáo lý giải thích nhập nhằng pháp môn Làng Mai với Thiên Chúa giáo, chỉ trích thiền phổ BÔNG HỒNG CÀI ÁO có số tái bản đến mấy ngàn lần, được hàng triệu người Việt Nam lẫn hàng chục quốc tịch khác trên thế giới cùng áp dụng. Trách cứ Sư Ông cống cao ngã mạn, Nhà nước đã đưa tay ra, nhưng Thiền sư đã không thèm bắt tay, viện một lý do không có tính cách thuyết phục v.v... Nhưng trước sau gì bác Ngọc cũng chỉ nghe, và chỉ muốn thấy có một chiều từ đầu bài cho tới cuối bài dài 13 trang A4 của bác. Nhưng bác Ngọc đã không chứng minh được một cách khách quan rằng BÁT NHÃ không phải là MỘT CÔNG ÁN THIỀN.

Cháu nghĩ, tới đây đã đủ để bác Ngọc thấy được vấn đề một cách khách quan hơn trước nhiều rồi, xin miễn bàn đến những đối tượng ( hành giả ) cần quán chiếu Công án vì cháu sợ bàn càng nhiều cháu có thể càng bị bác lên án là vô lễ với người lớn. Vậy cháu xin phép bác cho cháu khép lại cuộc đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm tu học rất chân thành của cháu ở đây. Kính chúc bác Ngọc luôn an lạc, và tỉnh thức!

Bài liên quan: Tôi đọc “Bát Nhã là một Công án Thiền” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh - Trần Chung Ngọc.

Cháu của bác,
Hoàng Phi Long
Paris, 28.2.2010

( Tác giả gửi bài này tới website giaodiemonline.com với mong muốn được Giao Điểm phổ biến trong tinh thần vô tư và khách quan của tờ điện báo. Đồng thời cũng gửi tới trang nhà phusa.info mong trang nhà Phù Sa phổ biến để rộng đường dư luận. )

--------------------------

*Trong kinh Bách dụ có một ví dụ rằng: Có một người bệnh năm này sang năm khác. Hôm đó anh gặp một ông thầy thuốc rất giỏi, khám bệnh xong ông nói như thế này: bây giờ anh đi mua vài con chim trĩ về làm thịt, nấu cháo ăn thì hết bệnh. Sau khi ông thầy thuốc đi, anh chàng này sướng quá, anh ngồi và lặp lại chữ đó: chim trĩ, chim trĩ. Anh lặp lại như vậy hoài, anh lặp lại mấy tháng mà không thấy lành bệnh gì cả. Tại vì anh đã nắm lấy ảnh tượng và đánh mất bản chất. Có một người bạn khác tới, thấy anh nói chim trĩ, chim trĩ một cách điên rồ như vậy mới hỏi: anh làm gì vậy? Anh ta trả lời: Ông thầy thuốc nói tôi phải áp dụng chim trĩ thì tôi mới có thể lành bệnh được, thành ra tôi cứ tụng niệm chữ chim trĩ. Người bạn đó mới phát khởi lòng thương, anh ta nói: anh lầm rồi, ngồi xuống đây. Anh cầm cây viết vẽ lên một con chim trĩ: đây này, con chim trĩ như vậy nè, anh phải ăn nó thì anh mới có thể lành bệnh được. Ngay khi người bạn đó đi khỏi, anh chàng này mới lấy cái kéo cắt con chim trĩ đó ra, rồi anh thuê thợ vẽ thêm nhiều chim trĩ nữa, anh cắt ra anh nuốt. Anh nuốt bao nhiêu là chim trĩ bằng giấy mà vẫn không lành bệnh. Rốt cuộc ông thầy cũ tới và nghe được câu chuyện đó. Ông thầy không nói nữa, ông dắt anh ta ra chợ mua mấy con chim trĩ về, bảo người nhà nấu cháo bắt anh ăn ngay tại chỗ, rồi anh ta lành bệnh.

Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó  #  I disapprove of what you say, but I will defend to the death your right to say it  #  Je désapprouve ce que vous dites, mais je défendrai à la mort votre droit de la dire (Voltaire)

DIỄN ĐÀN TỰ DO

 TƯ LIỆU

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị

Công Ước Quốc Tế Về Những Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền

Nguyên Tắc Của Nền Pháp Quyền

Từ Độc Tài đến Dân Chủ

Thế Nào Là Dân Chủ ?

Các Vấn Ðề Dân Chủ

 SỰ KIỆN

v Ngày 9 tháng 12 năm 2006 :
Hội Dân Oan Việt Nam ra đời tại Hà-nội.

v Ngày 10 tháng 12 năm 2006 :
Tuyên bố thành lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam

v Ngày 2 tháng 11 năm 2006 :
Tthành lập Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam.

v Ngày 31 tháng 10 năm 2006 :
Tthành lập Hiệp Hội Đoàn Kết Công - Nông VN.

v Ngày 20 tháng 10 năm 2006 :
Công Đoàn Độc Lập Việt Nam ra đời.

v Ngày 16 tháng 10 năm 2006 :
Liên Minh Dân Chủ Nhân Quyền VN ra đời.

v Ngày 8 tháng 9 năm 2006 :
Đảng Thăng Tiến Việt Nam tự công bố thành lập tại Huế.

v Ngày 7 tháng 9 năm 2006 :
Nhóm Thanh Niên Dân Chủ Sơn Hà ra đời tại hà Nột

v Ngày 2 tháng 9 năm 2006 :
Tập san Tự do Dân chủ ra đời tại Hà-nội.

v Ngày 8 tháng 6 năm 2006 :
Đảng Dân Chủ XXI tuyên bố tái họat động

v Ngày 8 tháng 5 năm 2006 :
Tập Hợp Thanh Niên Dân chủ ra đời cùng website Tiếng Nói Thanh Niên Dân Chủ

v Ngày 15 tháng 4 năm 2006 :
Bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận ra đời tại Sài Gòn và phát hành khắp nước.

v Ngày 8 tháng 4 năm 2006 :
Tuyên Ngôn Dân Chủ ra đời tại Việt Nam.

v Tối ngày 25 tháng 1 năm 2006 :
Nghị viện Âu Châu ra Nghị Quyết 1481 lên án tội ác chống nhân loại của các nhà nước Cộng Sản.

 
vResolution1481.2006.Nghị quyến 1481.2006
 

LÊN TRÊN=  | GỬI BÀI  | LÊN TRÊN=

Phù Sa được thực hiện bởi nhóm PSN (Phù Sa Network).
Là tiếng nói của người Việt Tự Do trong và ngoài nước nhằm phát huy khả năng Hiểu Biết và Thương Yêu để bảo vệ và thăng hoa sự sống.
PSN không loan tin thất thiệt, không kích động hận thù, và bạo lực. Không chủ trương lật đổ một chế độ, hay bất kỳ một chính phủ nào.